1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng cải cách đất nước của nguyễn trường tộ (cuối thế kỷ XIX)

80 2,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********* VŨ THỊ THẢO TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH ĐẤT NƢỚC CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ (CUỐI THẾ KỶ XIX) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. CHU THỊ THU THỦY HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, trước hết cho phép em bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo tham gia giảng dạy lớp K36 cử nhân lịch sử, cũng như tập thể cán bộ, giảng viên hiện đang công tác trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Chu Thị Thu Thủy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng song chắc chắn khóa luận tốt nghiệp vẫn còn những hạn chế nhất định, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Vũ Thị Thảo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dân ThS. Chu Thị Thu Thủy. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình. Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Vũ Thị Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 3 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp của khóa luận 4 6. Bố cục khóa luận 4 Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (CUỐI THẾ KỶ XIX) 5 1.1. TÌNH HÌNH VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX 5 1.1.1. Kinh tế 5 1.1.1.1. Nông nghiệp 5 1.1.1.2. Thủ công nghiệp 6 1.1.1.3. Công nghiệp 6 1.1.1.4. Thương nghiệp 7 1.1.2. Chính trị 7 1.1.3. Xã hội 9 1.1.4. Văn hóa-giáo dục 11 1.1.5. Những tư tưởng cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX 12 1.1.5.1. Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ 12 1.1.5.2. Tư tưởng cải cách của Phạm Phú Thứ 13 1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LUỒNG TƯ TƯỞNG BÊN NGOÀI ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 14 1.2.1. Ảnh hưởng từ Trung Quốc 14 1.2.2. Ảnh hưởng từ Nhật Bản 17 1.2.3. Ảnh hưởng từ Thái Lan 20 1.2.4. Ảnh hưởng từ Pháp 23 Chương 2: TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 25 (CUỐI THẾ KỶ XIX) 25 2.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 25 2.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 27 2.2.1. Quan điểm cải cách của Nguyễn Trường Tộ 27 2.2.2. Nội dung tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ 30 2.2.2.1. Kinh tế 30 2.2.2.2. Chính trị-quân sự 33 2.2.2.3. Xã hội 37 2.2.2.4. Văn hóa - giáo dục 37 2.2.2.5. Ngoại giao 40 2.3. ĐÁNH GIÁ TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 42 2.3.1. Về kinh tế 43 2.3.2. Về chính trị 47 2.3.3. Về quân sự 50 2.3.4. Về xã hội 51 2.3.5. Về ngoại giao 52 2.3.6. Văn hóa - giáo dục 53 2.3.7. Nguyên nhân thất bại trong việc thực hiện tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ 55 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 64 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm giữa thế kỷ XIX, một vấn đề nổi cộm trong chính sách đối ngoại của các nước phương Đông là làm thế nào để bảo vệ được nền độc lập dân tộc và bảo tồn được các giá trị văn hóa trước sự bành trướng và xâm lược của thực dân phương Tây. Trong giải pháp của các nước Đông Bắc Á được xây dựng trên nền tảng Nho giáo như Trung Quốc, Nhật Bản ta có thể tìm thấy một nét chung là: cố gắng hòa nhập yếu tố cũ và mới, truyền thống và hiện đại trên bước đường phát triển của đất nước. Nhưng ở nước ta, dưới triều Nguyễn, tình hình diễn ra hoàn toàn khác. Trước vận mệnh sống còn của đất nước những nho sĩ thức thời lúc đó đã trăn trở, suy ngẫm để cuối cùng bật lên những tư tưởng sáng chói trên những trang điều trần gửi tới triều đình. Những tư tưởng lớn ấy đã hợp thành dòng phái duy tân mà tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ. Vậy tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX được biểu hiện như thế nào? Có tác động gì đến tình hình xã hội lúc bấy giờ hay không? Tư tưởng canh tân đất nước của ông có được thực hiện hay không? Vấn đề này cũng được nhiều nhà sử học quan tâm và cũng có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan được thực hiện và đã thành công. Tuy nhiên để đánh giá đúng sự thật khách quan của tình hình xã hội lúc bấy giờ thì chưa ai dám khẳng định hoàn toàn. Chính vì vậy, tác giả bài nghiên cứu này quyết định chọn đề tài “Tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX” để tiếp tục nghiên cứu, với mong muốn hệ thống lại tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và có cái nhìn khách quan, chân thực về tình hình Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Qua đó đánh giá vai trò của triều Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Đồng thời đề tài 2 cũng góp phần cung cấp tài liệu học tập, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nói chung và về Nguyễn Trường Tộ nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ đã thu hút nhiều học giả trong nước tìm hiểu và nghiên cứu, tiểu biểu như một số tác phẩm sau: Tác phẩm “Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX” của Chương Thâu (1961), Nxb Giáo dục. Tác phẩm này đã khái quát nội dung tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX. Tác phẩm “Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo” của Trương Bá Cần (1988), Nxb TP. Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã đề cập tương đối đầy đủ về con người và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Tác phẩm “Tư tưởng canh tân đất nước dưới triều Nguyễn” của Đỗ Bang (1999), Nxb Thuận Hóa. Tác phẩm này đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ (1828-1871), Nguyễn Lộ Trạch (1853-1898)…những đề xuất trong tư tưởng canh tân ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Tác phẩm “Nguyễn Trường Tộ thời thế và tư duy cách tân” của Hoàng Thanh Đạm (2001), Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. Tác phẩm này đề cập về con người, cuộc đời Nguyễn Trường Tộ, thái độ của người đương thời đối với ông khi ông đang sống và sau khi ông mất. Hệ thống tư duy canh tân của Nguyễn Trường Tộ. Tác phẩm “Mười cuộc cải cách đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam” của Văn Tạo (2006), Nxb Đại học Sư phạm. Tác phẩm này đã đề cập tới mười cuộc cải cách, đổi mới của mười sĩ phu yêu nước tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trong đó có cải cách của Nguyễn Trường Tộ. 3 Tác phẩm “Minh Trị duy tân và Việt Nam” của Nguyễn Thế Lực (2010), Nxb Giáo Dục Việt Nam. Tác phẩm này đề cập đến việc cải cách Duy Tân ở Nhật Bản và cách nhìn nhận của các sĩ phu yêu nước Việt Nam về phong trào duy tân. Tác phẩm “Nguyễn Trường Tộ và vấn đề canh tân” của Bùi Kha (2011), Nxb Văn học. Tác phẩm này đã khái quát tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ qua các bản điều trần. Nêu rõ quan điểm chính trị, những đề nghị cải cách, canh tân của Nguyễn Trường Tộ. Những tác phẩm trên phần nào khái quát về công cuộc cải cách của Nguyễn Trường Tộ. Trên cơ sở đó, ở đề tài khoa học này, tôi muốn đi tìm hiểu cụ thể hơn những điều kiện tác động đến sự hình thành tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và nội dung trong tư tưởng cải cách của ông. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu những điều kiện chủ quan và khách quan dẫn đến sự hình thành tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ. Qua đó làm sáng tỏ tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ để thấy được điểm tiến bộ trong tư tưởng cải cách của ông, đồng thời lý giải nguyên nhân thất bại trong tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX. 3.2. Nhiệm vụ Phân tích những điều kiện tác động đến sự hình thành tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ (cuối thế kỷ XIX). Phân tích nội dung tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - quân sự, văn hóa - giáo dục, ngoại giao. Từ 4 đó đưa ra những nhận xét đánh giá về tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Thời gian: Cuối thế kỷ XIX. Không gian: Tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, em đã sử dụng các cuốn sách, bài báo, tạp chí có nội dung liên quan tới đề tài nghiên cứu mà em thu thập được trong quá trình thực hiện. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như: phân tích, sưu tầm và chọn lọc tài liệu có liên quan đến đề tài. 5. Đóng góp của khóa luận Làm rõ hơn tư tưởng canh tân đất nước cuối thế kỷ XIX của các sĩ phu yêu nước để thấy được những tích cực và hạn chế trong tư tưởng cải cách của từng người. Từ đó có cái nhìn khách quan về những tư tưởng cải cách đó. Phải xem xét những tư tưởng cải cách đó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, qua đó làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của các sĩ phu lúc bấy giờ. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục khóa luận tốt nghiệp được bố cục làm 2 chương: Chương 1: Những điều kiện tác động đến sự hình thành tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ (cuối thế kỷ XIX) Chương 2: Những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ (cuối thế kỷ XIX) [...]... thu tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ; hay công cuộc cải cách của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan cũng như những gì mà ông học hỏi ở phương Tây để từ đó đưa ra chương trình cải cách đất nước nhằm mục tiêu đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng, giữ vững độc lập dân tộc 24 Chƣơng 2 TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ (CUỐI THẾ KỶ XIX) 2.1 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ... hiên được Tư tưởng cải cách của Đặng Huy Trứ và Phạm Phú Thứ tuy không được thực hiện nhưng những tư tưởng đó đã khai mầm trên con đường cải cách của các sĩ phu yêu nước thức thời dưới triều Nguyễn Trong đó, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ 1.2 ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC LUỒNG TƢ TƢỞNG BÊN NGOÀI ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ 1.2.1 Ảnh hƣởng từ Trung Quốc Đó là cuộc cải cách của Khang... tháng ở Huế, do bệnh cũ tái phát, Nguyễn Trường Tộ đã xin phép trở về xã Đoài (Nghệ An) Đến tháng 11 năm 1871, Nguyễn Trường Tộ qua đời Cho đến nay đã tìm thấy gần 60 văn bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ gửi cho triều đình Huế đề nghị tiến hành cải cách 2.2 NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƢỜNG TỘ 2.2.1 Quan điểm cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ Với ý thức dân tộc sâu sắc và với tri thức khoa... đổi mới và tư tưởng đổi mới của Nguyễn Trường Tộ làm cho người đời phải kinh ngạc 2.2.2 Nội dung tƣ tƣởng cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ 2.2.2.1 Kinh tế Trong các bản Điều trần, Nguyễn Trường Tộ đã chú ý đến nhiều vấn đề “làm cho dân giàu, nước mạnh” Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị lên triều đình nhiều chương trình phát triển kinh tế  Về nông nghiệp: Nguyễn Trường Tộ đã nêu lên tầm quan trọng của ngành... Trường Tộ có kiến thức khá quảng bác về nhiều ngành khoa học, và nuôi ý định đem hiểu biết của mình ra giúp nước 23 Công cuộc cải cách ở Trung Quốc (1898), Nhật Bản (1868), Thái Lan, sự tiến bộ của nước Pháp đã mở ra hướng đi mới trên con đường phát triển, bảo vệ nền độc lập dân tộc cho vua quan triều Nguyễn Đây chính là điều kiện quan trọng dẫn đến sự hình thành tư tưởng cải cách đất nước của Nguyễn Trường. .. địa của tư bản phương tây Trước yêu cầu đó, Nguyễn Trường Tộ cùng với một số sĩ phu yêu nước đã đề nghị triều đình Tự Đức canh tân đất nước Theo ông, đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt như vậy thì phải tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, ngoại giao 1.1.5 Những tƣ tƣởng cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX 1.1.5.1 Tư tưởng. .. dĩ làm hại đất nước, làm đất nước hèn yếu không phát đạt đều do tư tưởng này mà ra cả[3; tr.225] Nguyễn Trường Tộ quan niệm rất đúng: “Thời đại nào chế độ ấy, con người sinh vào thời đại nào cũng đủ làm công việc của thời đại đó mà thôi”[3; tr.225] 27 Nguyễn Trường Tộ đã nghiên cứu kỹ “vận hội trong thiên hạ”, “sự thế xưa nay đổi dời ra sao”, đặc biệt là sự thay đổi của các nước Á châu, của Nhật Bản... tìm cách tháo gỡ khỏi sự ràng buộc của các hiệp ước bất bình đẳng Rama V đã tiến hành cải cách trong những năm cuối thế kỷ XIX nhằm canh tân đất nước theo kiểu tư bản chủ nghĩa, đồng thời duy trì quyền lực chính trị và kinh tế của giai cấp quý tộc phong kiến Xiêm Vua Xiêm tiến hành cải cách về các mặt: hành chính, xã hội, kinh tế, ngoại giao… 20  Kinh tế Trong nông nghiệp, mục tiêu hàng đầu của nhà nước. .. gian ở nước ngoài, nhất là lúc ở Pháp, Nguyễn Trường Tộ có dịp tiếp xúc với nhiều tri thức khoa học kỹ thuật, tri thức khoa học xã hội; học tập được nhiều kiến thức quân sự, hàng hải, kiến trúc, công nghiệp, gặp gỡ và làm quen với nhà cải cách lớn của Nhật Bản Nhờ vậy, Nguyễn Trường Tộ có kiến thức khá quảng bác về nhiều ngành khoa học, và ý định đem hiểu biết của mình ra giúp nước Năm 1861, Nguyễn Trường. .. hạ đều cho rằng nước ta có địa thế tốt, lại có nhân tính tốt, ngày nay ắt hẳn sẽ phồn vinh vô cùng Nhưng chỉ tiếc là người mình còn chấp nệ tập tục cũ, bị lối học từ chương bó buộc nên chưa thể tung hoành nơi bốn bể[3; tr.120] Quan điểm đó thể hiện tinh thần dân tộc chân chính của Nguyễn Trường Tộ và là một biểu hiện mới của tinh thần dân tộc Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XIX Nguyễn Trường Tộ, một mặt phân . hình thành tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ và nội dung trong tư tưởng cải cách của ông. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX kiện tác động đến sự hình thành tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ (cuối thế kỷ XIX) Chương 2: Những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ (cuối thế kỷ XIX) 5 Chƣơng 1 NHỮNG ĐIỀU. TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 25 (CUỐI THẾ KỶ XIX) 25 2.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 25 2.2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 27 2.2.1. Quan điểm cải cách

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w