Văn hóa-giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng cải cách đất nước của nguyễn trường tộ (cuối thế kỷ XIX) (Trang 43 - 46)

6. Bố cục khóa luận

2.2.2.4. Văn hóa-giáo dục

Văn hóa:

Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là quan niệm “nội hạ ngoại di” trong nhận thức về các nền văn hóa khác, triều đình nhà Nguyễn đa xây dựng một lòng tự tôn dân tộc mới có thái độ phủ

38

nhận các nền văn hóa ngoài Trung Quốc. Việc coi kẻ xâm lược phương Tây tới là “Tây di” có tính miệt thị bất chấp việc tìm hiểu thực chất nền văn hóa của họ đã khiến vua quan triều Nguyễn có những nhận thức lệch lạc về thực lực của kẻ thù, từ đó dẫn tới những sai lầm trong hoạch định đường lối đối phó với kẻ địch: “Thi thơ của ông Khổng, ông Mạnh là bài thơ làm cho giặc phải lui”. Chính nhận thức cực đoan về văn hóa như vậy là rào cản cho một nhận thức sát thực về thực trạng đất nước trong tương quan với kẻ thù trong tình hình nền độc lập bị đe dọa. Nguyễn Trường Tộ đã triệt để đả phá quan niệm văn hóa lạc hậu đó của triều đình và các văn thân nho sĩ. Ông nêu dẫn chứng, kể cả Trung Quốc cũng đã từ bỏ quan niệm văn hóa ngạo mạn đó và hăng hái học tập văn minh phương Tây. Phê phán quan niệm văn hóa lạc hậu, Nguyễn Trường Tộ khẳng định: Chỉ có con đường học tập văn minh phương Tây mới có thể khắc phục được các mặt yếu kém của đất nước, dần dần tự trị, tự cường và chiến thắng kẻ xâm lược có nền văn minh cao hơn.

Một trong những biện pháp để giữ cho được khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đối phó với sự xâm lược của thực dân Pháp là phải để tự do tín ngưỡng, đoàn kết giáo lương, không phân biệt đối xử, không đàn áp giáo dân.

Bản thân Nguyễn Trường Tộ là một tín đồ Thiên chúa giáo nên ông rất khổ tâm trước chủ trương “phân tháp” của triều đình lúc đó đã bị các quan và sĩ phu lợi dụng kích động khủng bố giáo dân. Ông đã nêu rõ tác hại của chiến tranh tôn giáo xảy ra trên thế giới, nêu vấn đề phải đoàn kết lương giáo và trừng trị những kẻ phản nghịch trong tôn giáo.

Về sự đoàn kết lương giáo, ông nói: “Giáo dân cũng là người trong nước, đều là người cả, đều là dân của trời, sự ăn ở liên quan với nhau, vui buồn liên quan với nhau. Lẽ nào bên này động mà bên kia yên được sao? Một nước ví như một thân thể, một chỗ bị đau thì toàn thân cũng không yên” [3; tr.235].

39

Để tự do tín ngưỡng, bãi bỏ “phân tháp”giáo dân, không đàn áp giáo dân cũng là một biện pháp để giữ ổn định chính trị, xã hội, đặc biệt khi dân tộc Việt Nam đang phải đối phó với sự xâm lược của tư bản Pháp.

Về giáo dục:

Từ sự phê phán nền học thuật, từ nhận thức mới về tính ưu việt của nền văn minh phương Tây, Nguyễn Trường Tộ đề nghị một đường lối giáo dục mới.

Nguyễn Trường Tộ chủ trương phải áp dụng một nền giáo dục mang tính thực dụng, ông cho rằng, “không có một nền học thuật sáng suốt thì phong tục ngày một bại hoại, lòng người sẽ ngày một giả dối, phù phiếm, trống rỗng”[3; tr.225]. Từ đó ông nhìn lại sự học của ta ngày xưa. Ông viết:

Ngày nay chúng ta lúc nhỏ thì học văn, từ, thơ, phú; lớn lên làm quan thì lại luật,lịch, binh, hình. Lúc nhỏ học nào Sơn Đông, Sơn Tây mắt chưa từng thấy, lớn lên thì đến Nam Kỳ, Bắc Kỳ. Lúc nhỏ thì học nào thiên văn, địa lý, chính sự, phong tục tận bên Tàu (mà nay họ đã sửa đổi hết rồi), lớn lên ra làm quan thì phải dùng đến địa lý, thiên văn, chính sự, phong tục của nước Nam, hoàn toàn khác hẳn. Xưa nay trên thế giới chưa có một nước nào có một nền học thuật như vậy. Quả thực lạ đời[3; tr.225].

Nguyễn Trường Tộ cho rằng: “Người đời nay phần nhiều không hiểu được sự thế xưa nay dời đổi ra sao, cứ ca tụng đời xưa, cho rằng thời nay không thể nào bằng được. Làm việc gì cũng muốn đi ngược theo xưa”. Từ đó ông đặt ra vấn đề là: “Nước ta chưa giàu, sao không đặt kế hoạch làm cho giàu? Binh chưa mạnh, sao không lo võ bị cho mạnh…Tại sao không đem tâm lực ra mà lo những việc cần kíp trước mắt, lại đem vào chuyện xa xôi không thiết thực”, nghĩa là phải áp dụng một nền giáo dục dạy và học mang tính thực dụng. Muốn vậy, theo ông, trong các trường học, tỉnh học, triều đình

40

phải: Mở khoa nông chính, mở khoa công nghệ, mở khoa thiên văn và địa lý, mở khoa luật học. Ông còn đề nghị nhà nước chọn người gửi đi đào tạo nước ngoài.

Nguyễn Trường Tộ còn đề nghị nhà nước chú ý đào tạo người biết tiếng nước ngoài, trước hết là tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc và sau là tiếng các nước trong khu vực. Và ông nêu lên các biện pháp như thành lập các trung tâm ngoại ngữ, cử người đi nước ngoài học tập. Ngoài ra, ông còn đề nghị mời các chuyên gia phương Tây vào giảng dạy ở nước ta, phải mua tài liệu, mua máy móc để thực hành và phải dùng văn tự nước nhà, phải ban thưởng cho những người dự thi vào các khoa, các môn nhanh chóng làm sinh lợi cho đất nước.

Một phần của tài liệu Tư tưởng cải cách đất nước của nguyễn trường tộ (cuối thế kỷ XIX) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)