Nguyên nhân thất bại trong việc thực hiện tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ

Một phần của tài liệu Tư tưởng cải cách đất nước của nguyễn trường tộ (cuối thế kỷ XIX) (Trang 61 - 66)

Chương 2: TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA NGUYỄN TRƯỜNG TỘ

2.3.7. Nguyên nhân thất bại trong việc thực hiện tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ

Trong hoàn cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX, lối thoát duy nhất là mạnh dạn đi theo con đường phát triển của Chủ nghĩa tư bản. Đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ thời điểm đó đã giải quyết một phần nào yêu cầu đó của lịch sử. Tuy nhiên, tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ giai đoạn này không phải là sản phẩm của những yêu cầu phát triển nội tại lâu dài trước đó, mà là “phương thuốc” của một thời kỳ nguy cấp của lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XIX. Cuối cùng tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã không được thực hiện do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Một là, những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ có tính chất lẻ tẻ, nặng về chịu ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến, thiếu một giai cấp làm hậu thuẫn cho tư tưởng cải cách đó. Giáo sư Nguyễn Văn Hồng, trong bài “Nguyễn Trường Tộ: một câu hỏi lớn, một lời dự báo”[tạp chí lịch sử quân sự, số 1-2/1992] cho rằng, tư tưởng canh tân xuất hiện cuối thế kỷ XIX như là “tiếng gà gáy sớm”, có nghĩa là ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, chưa có một giai cấp tư sản làm chỗ

56

dựa, làm cơ sở cho những tư tưởng cải cách cuối thế kỷ XIX nói chung và của Nguyễn Trường Tộ nói riêng trở thành hiện thực. Chính vì vậy mà tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã không thực hiện được.

Hai là, do sự bảo thủ, phản động của triều đình đứng đầu là vua Tự Đức: Những điều trần canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình đều được các bộ gửi cho vua Tự Đức, được Tự Đức đọc và nhận xét, có nhũng lúc vua Tự Đức phải thừa nhận “thực sự đã khám phá ra sự tình” của đất nước.

Tự Đức không phải là không nhận thấy thực trạng đất nước, bởi có lúc ông đã nói: “Nguyễn Trường Tộ quá tin vào những điều hắn đề nghị. Nếu cần phải canh tân thì ta cứ làm từ từ. Tại sao lại cứ thúc dục nhiều đến thế khi mà những phương pháp cũ kỹ của ta cũng rất đầy đủ để điều khiển quốc gia”[1;

tr.86].

Như vậy, Tự Đức đã nhận thấy được sự cần thiết của sự canh tân, đổi mới đất nước nhưng ông lại thiếu quyết tâm, đúng hơn là vẫn bảo thủ, đối lập với đổi mới. Sự bảo thủ, lạc hậu của vua Tự Đức và triều đình Huế là nguyên nhân cơ bản khiến cho tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ không trở thành hiện thực.

Ba là, tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ hình thành trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh:

Về nguyên tắc, duy tân đất nước chỉ được thực hiện trong hòa bình. Vì khi đất nước hòa bình sẽ có đủ điều kiện về thời gian và nhân tài vật lực cho việc canh tân, chấn hưng đất nước. Trớ trêu thay, về thời gian những tập điều trần của Nguyễn Trường Tộ được soạn thảo, đệ trình từ năm 1861 đến năm 1871, đúng vào thời kỳ đất nước có chiến tranh, giặc Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông (1862), rồi toàn xứ Nam Kỳ lục tỉnh (1867) và đang muốn tìm cớ cho cuộc viễn chinh Bắc Kỳ.

57

Trong bối cảnh đó còn đâu thời gian, sức lực và tiền của để thực hiện những dự án khổng lồ của Nguyễn Trường Tộ. Thời chiến làm sao có thể chấp nhận những dự án ngốn nhiều tiền của để rồi có nguy cơ bị tàn phá, nó chỉ chấp nhận những điều chỉnh phù hợp với chiến tranh, chủ yếu nhằm mục đích quân sự[11; tr.439].

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ không thể thực hiện được trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Bốn là, tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân:

Để tồn tại và phát triển với chính bản sắc riêng của mình, dân tộc ta đã tự lựa chọn cho mình một giải pháp tối ưu - chống trả một cách quyết liệt và bền bỉ. Tính cách đó được lưu truyền dần hình thành nên một truyền thống tốt đẹp “bất khuất trước quân thù”.

Giặc đến, trên dưới đồng lòng quyết đánh, đánh một năm không thắng, đánh nhiều năm cho đến khi trên đất nước không còn bóng giặc mới thôi. Ai dao động ngả nghiêng, ai cầu hòa với giặc, ai vì miếng cơm manh áo theo giặc đều bị kết tội đi ngược với truyền thống, phản bội tổ quốc, dù đó là vua[11; tr.439-440].

Năm 1874, khi triều đình Huế ký hàng ước Giáp Tuất thừa nhận sự cai trị của thực dân Pháp trên miền lục tỉnh Nam kỳ, việc làm này đã đi ngược lại với truyền thống bất khuất của dân tộc ta. Nguyễn Trường Tộ, mặc dù trong thâm tâm và trong ý tưởng ở các bản điều trần, hòa chỉ là một kế sách tranh thủ thời gian duy tân đất nước. Nhưng dù là vậy, đối với dân ta, hòa có nghĩa là đi ngược lại với truyền thống, phản lại truyền thống, làm nhụt ý chí, phân tán lực lượng, trong cuộc chiến đấu chống quân thù. Do vậy chương trình cải

58

cách của Nguyễn Trường Tộ không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

Thêm vào đó, Nguyễn Trường Tộ là một người Công giáo. Trong con mắt của những người bên lương, những người bên giáo đã đặt Chúa Trời lên trên tổ tiên, đã đặt “Thiên chúa trên Tổ quốc”, “đạo trước dân tộc”, người theo giáo đã đứng về phía địch, giúp giặc và phản bội tổ quốc. Những điều đó trải qua nhiều thế hệ đến thời Nguyễn Trường Tộ trở thành những định kiến, những định kiến mù quáng đến nỗi không phân biệt được những người kính chúa yêu nước và những người công giáo theo giặc. Và rồi những định kiến hẹp hòi đó đã xếp ông theo một chuẩn mực đã định sẵn: Ông là người theo đạo Thiên chúa, đã từng hợp tác với giặc Pháp nên không tốt. Chính vì lẽ đó mà những tư tưởng cải cách của ông không được quần chúng nhân dân ủng hộ và tin theo.

Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ có rất nhiều điểm tiến bộ so với các Nho sĩ đương thời song không tránh khỏi những hạn chế. Những hạn chế trong tư tưởng cải cách của ông cùng với những nguyên nhân chủ quan và khách quan do hoàn cảnh lịch sử chi phối nên tư tưởng cải cách của ông đã không được thực hiện.

Tiểu kết chương 2:

Cuối thế kỷ XIX, nước ta trong tình trạng khủng hoảng về kinh tế, rối loạn về chính trị - xã hội và trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Điều đó đặt ra yêu cầu đổi mới đất nước như một yêu cầu bức thiết.

Trước tình hình đó, với quan điểm đúng đắn về sự cần thiết phải đổi mới, cải cách, Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị triều đình Tự Đức canh tân đất nước. Nội dung đề nghị cải cách của ông bao hàm trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục, ngoại giao. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ một mặt đã phản ánh những đổi mới trong tư duy của ông

59

song nó không phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, không nhận được sự đồng tình của quần chúng nhân dân, đặc biệt là sự bảo thủ, phản động của vua quan triều đình nên những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ không thể thực hiện được. Song tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã mở ra con đường cứu nước mới cho những giai đoạn lịch sử Việt Nam về sau và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Một phần của tài liệu Tư tưởng cải cách đất nước của nguyễn trường tộ (cuối thế kỷ XIX) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)