Về ngoại giao

Một phần của tài liệu Tư tưởng cải cách đất nước của nguyễn trường tộ (cuối thế kỷ XIX) (Trang 58)

6. Bố cục khóa luận

2.3.5.Về ngoại giao

Một điểm mới trong tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đó là cải cách về đường lối đối ngoại. Tư tưởng ngoại giao mở cửa của Nguyễn Trường Tộ là đề cao quan hệ đa phương và cùng có lợi về kinh tế và văn hóa. Trước mắt ông chủ trương “tạm hòa với Pháp”, đồng thời phải tranh thủ lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước để bảo vệ đất nước nhưng phải gấp rút tự cường. Ông cực lực chống lại luận điệu “hòa cục đã thành, có thể ngồi yên hưởng thái bình”. Theo ông hòa là để có điều kiện duy tân tự cường và mới mong chống được giặc đồng thời chờ thời cơ lấy lại các tỉnh đã mất.

Tuy nhiên trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tư tưởng “chủ hòa” của ông tuy khác tư tưởng chủ hòa của bè lũ phong kiến, nhưng trong cái “hòa” để duy tân ông cũng có những lệch lạc. Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình mở rộng xâm chiếm của bọn thực dân. Thực dân Pháp chiếm nước ta là muốn biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Âm mưu xâm lược của chúng đã có từ rất lâu. Vì vậy, chỉ có thể trên cơ sở đánh manh, khiến chúng phải khốn đốn thì chúng mới chịu hòa, và trong điều kiện ấy ta mới có thể hòa một cách có lợi.

Hơn nữa, thực tế lịch sử của nước ta những năm 60,70 của thế kỷ XIX lại có thể đánh và đánh thắng được Pháp. Ngay từ buổi đầu khi chúng nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu, khiến kẻ địch tổn thất nặng nề và nhiều phen hoảng loạn. Lúc này thực dân Pháp chưa phải là kẻ địch mạnh, tình hình nước Pháp chưa ổn định, chúng đang bị sa lầy trong chiến tranh ở châu Âu. Nếu triều đình quyết tâm đánh thì việc lấy lại Nam Kỳ không phải là không có khả năng. Nhưng Nguyễn Trường Tộ, ngay từ đầu khi nhân dân ta đang chiến đấu đã nhận định tình hình một cách bi quan và tiêu cực, hình thành chủ trương “chủ hòa”, cho rằng ta không thể nào đánh thắng Pháp.

53

Mặc dù chưa nhận thức được các điều kiện thực tế quyết định khả năng thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới khi đó, song về mặt chiến lược, đường lối ngoại giao đa phương của Nguyễn Trường Tộ đề xướng là rất đúng đắn, mang đặc trưng cho đường lối đối ngoại của các dân tộc trong thời đại mới. Tiếc rằng, triều Nguyễn không có được những động thái cần thiết thể hiện sự thay đổi trong đường lối đối ngoại. Cho đến nay, đường lối ngoại giao đa phương, đa chiều trên cơ sở các bên cùng có lợi mà Nguyễn Trường Tộ đề cập đến vẫn được coi là đường lối ngoại giao thông minh trong quan hệ quốc tế hiện đại, đặc biệt là trong quan hệ của Việt Nam với các nước hiện nay.

2.3.6. Văn hóa - giáo dục

Về mặt giáo dục, Nguyễn Trường Tộ đề nghị triều đình phải áp dụng một nền giáo dục mang tính thực dụng là hoàn toàn đúng đắn. Xuất phát từ tình trạng học phong của nước ta lúc bấy giờ là quá chú trọng mặt đạo đức và chính trị, coi nhẹ mặt ứng dụng thực tiễn kinh tế, khoa học nên quan điểm giáo dục của Nguyễn Trường Tộ tập trung hướng vào khắc phục những mặt hạn chế, thiếu sót của nền học thuật Nho giáo, nhấn mạnh tính cấp thiết phải xây dựng một nền học thuật thực dụng đáp ứng yêu cầu mới của thời đại, không đề cập tới giáo dục đạo đức, nhân cách. Vấn đề giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước là vấn đề đặt ra ở những giai đoạn then chốt của mỗi dân tộc. Như vậy, Nguyễn Trường Tộ đã nhanh chóng nắm bắt được yêu cầu của lịch sử và đưa ra những đề nghị cải cách nền giáo dục nước ta lúc đó là đúng đắn và sáng tạo.

Tư tưởng cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ rất tiến bộ. Nhưng vì điều kiện hạn chế của lịch sử lúc bấy giờ, ông chưa hiểu hết nguyên nhân sâu xa của sự suy đồi nền học thuật nước nhà là gắn liền với sự tan rã của chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Nguyên nhân học thuật suy đồi không phải như

54

ông nói, chỉ vì học thuật chưa có nền nếp, vì không nhận rõ “ngôi vua là quý, chức quan là trọng và nước với dân liên quan như thế nào?” hay là “vì ít có ai một lòng một dạ để lo những việc công ích”, “ai nấy bất cứ việc gì cũng đặt lợi ích cá nhân mình lên trên”, còn triều đình thì không có đường lối học thuật rõ ràng. Do nhãn quan chính trị bị hạn chế, nên ông chưa thấy rõ sự suy đồi của nền giáo dục gắn liền với chế độ chính trị, muốn sửa đổi giáo dục phải sửa đổi chính trị. Ông cho giáo dục là quyết định, giáo dục mà suy đốn thì quốc gia suy đốn. Đó cũng là hạn chế trong tư tưởng cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ.

Trong tư tưởng cải cách về văn hóa, của Nguyễn Trường Tộ cũng có nhiều điểm tiến bộ, tuy có chỗ chưa được hoàn thiện, nhất là vì ông chưa nhìn thấu bản chất gây ra những tệ hại xã hội thời bấy giờ. Trong những biện pháp cụ thể như cải cách văn tự ông chưa dám đề nghị la tinh hóa chữ viết. Về điểm này có thể là vì thời đó vua quan và dân ta đã quen dùng lối chữ tượng hình chăng? Hoặc cũng có thể là vì bản thân ông là người công giáo nên còn có chỗ dè dặt khi đề nghị triều đình dùng chữ La tinh chăng. Hơn nữa, tư tưởng cải cách phong tục của Nguyễn Trường Tộ còn nặng nề về tính chất tư sản, ông mới chỉ chú trọng cải cách tục lệ ở tầng lớp quan lại, ở thành thị chứ chưa đi sâu phân tích những tục lệ ma chay, đình đám ở nông thôn. Ở đây, cách nhìn của ông vẫn bị hạn chế bởi tính giai cấp.

Về cải cách tôn giáo, Nguyễn Trường Tộ chủ trương tự do tín ngưỡng, đoàn kết giáo lương. Trong tư tưởng của ông không khỏi lạc hậu và bị ảnh hưởng bởi triết lý đạo Gia tô và mang nặng tư tưởng thần quyền. Nhưng qua đó chúng ta thấy toát ra một tinh thần nhân đạo muốn tránh cho nước nhà khỏi tình trạng huynh đệ tương tàn. Nguyễn Trường Tộ cũng đã nêu lên được những tác hại do chính sách đàn áp tôn giáo của triều đình gây ra và đề nghị

55

triều đình cho tự do tín ngưỡng tôn giáo. Cho nên những đề nghị cải cách tôn giáo của ông lúc bấy giờ cũng có ý nghĩa tích cực nhất.

Những mâu thuẫn trong tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ cũng là phản ánh sự nhất trí giữa thần quyền và quân quyền, giữa trung quân và yêu nước trong con người ông và điều kiện lịch sử của nước ta lúc bấy giờ. Mặc dù bị hạn chế bởi những điểm đó, song tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ vẫn là tiến bộ và thích hợp với điều kiện nước ta lúc ấy.

2.3.7. Nguyên nhân thất bại trong việc thực hiện tƣ tƣởng cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ

Trong hoàn cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XIX, lối thoát duy nhất là mạnh dạn đi theo con đường phát triển của Chủ nghĩa tư bản. Đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ thời điểm đó đã giải quyết một phần nào yêu cầu đó của lịch sử. Tuy nhiên, tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ giai đoạn này không phải là sản phẩm của những yêu cầu phát triển nội tại lâu dài trước đó, mà là “phương thuốc” của một thời kỳ nguy cấp của lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XIX. Cuối cùng tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã không được thực hiện do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Một là, những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ có tính chất lẻ tẻ, nặng về chịu ảnh hưởng bên ngoài mà thiếu cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến, thiếu một giai cấp làm hậu thuẫn cho tư tưởng cải cách đó. Giáo sư Nguyễn Văn Hồng, trong bài “Nguyễn Trường Tộ: một câu hỏi lớn, một lời dự báo”[tạp chí lịch sử quân sự, số 1-2/1992] cho rằng, tư tưởng canh tân xuất hiện cuối thế kỷ XIX như là “tiếng gà gáy sớm”, có nghĩa là ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, chưa có một giai cấp tư sản làm chỗ

56

dựa, làm cơ sở cho những tư tưởng cải cách cuối thế kỷ XIX nói chung và của Nguyễn Trường Tộ nói riêng trở thành hiện thực. Chính vì vậy mà tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã không thực hiện được.

Hai là, do sự bảo thủ, phản động của triều đình đứng đầu là vua Tự Đức: Những điều trần canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình đều được các bộ gửi cho vua Tự Đức, được Tự Đức đọc và nhận xét, có nhũng lúc vua Tự Đức phải thừa nhận “thực sự đã khám phá ra sự tình” của đất nước.

Tự Đức không phải là không nhận thấy thực trạng đất nước, bởi có lúc ông đã nói: “Nguyễn Trường Tộ quá tin vào những điều hắn đề nghị. Nếu cần phải canh tân thì ta cứ làm từ từ. Tại sao lại cứ thúc dục nhiều đến thế khi mà những phương pháp cũ kỹ của ta cũng rất đầy đủ để điều khiển quốc gia”[1; tr.86].

Như vậy, Tự Đức đã nhận thấy được sự cần thiết của sự canh tân, đổi mới đất nước nhưng ông lại thiếu quyết tâm, đúng hơn là vẫn bảo thủ, đối lập với đổi mới. Sự bảo thủ, lạc hậu của vua Tự Đức và triều đình Huế là nguyên nhân cơ bản khiến cho tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ không trở thành hiện thực.

Ba là, tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ hình thành trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh:

Về nguyên tắc, duy tân đất nước chỉ được thực hiện trong hòa bình. Vì khi đất nước hòa bình sẽ có đủ điều kiện về thời gian và nhân tài vật lực cho việc canh tân, chấn hưng đất nước. Trớ trêu thay, về thời gian những tập điều trần của Nguyễn Trường Tộ được soạn thảo, đệ trình từ năm 1861 đến năm 1871, đúng vào thời kỳ đất nước có chiến tranh, giặc Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông (1862), rồi toàn xứ Nam Kỳ lục tỉnh (1867) và đang muốn tìm cớ cho cuộc viễn chinh Bắc Kỳ.

57

Trong bối cảnh đó còn đâu thời gian, sức lực và tiền của để thực hiện những dự án khổng lồ của Nguyễn Trường Tộ. Thời chiến làm sao có thể chấp nhận những dự án ngốn nhiều tiền của để rồi có nguy cơ bị tàn phá, nó chỉ chấp nhận những điều chỉnh phù hợp với chiến tranh, chủ yếu nhằm mục đích quân sự[11; tr.439].

Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ không thể thực hiện được trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

Bốn là, tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân:

Để tồn tại và phát triển với chính bản sắc riêng của mình, dân tộc ta đã tự lựa chọn cho mình một giải pháp tối ưu - chống trả một cách quyết liệt và bền bỉ. Tính cách đó được lưu truyền dần hình thành nên một truyền thống tốt đẹp “bất khuất trước quân thù”.

Giặc đến, trên dưới đồng lòng quyết đánh, đánh một năm không thắng, đánh nhiều năm cho đến khi trên đất nước không còn bóng giặc mới thôi. Ai dao động ngả nghiêng, ai cầu hòa với giặc, ai vì miếng cơm manh áo theo giặc đều bị kết tội đi ngược với truyền thống, phản bội tổ quốc, dù đó là vua[11; tr.439-440]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1874, khi triều đình Huế ký hàng ước Giáp Tuất thừa nhận sự cai trị của thực dân Pháp trên miền lục tỉnh Nam kỳ, việc làm này đã đi ngược lại với truyền thống bất khuất của dân tộc ta. Nguyễn Trường Tộ, mặc dù trong thâm tâm và trong ý tưởng ở các bản điều trần, hòa chỉ là một kế sách tranh thủ thời gian duy tân đất nước. Nhưng dù là vậy, đối với dân ta, hòa có nghĩa là đi ngược lại với truyền thống, phản lại truyền thống, làm nhụt ý chí, phân tán lực lượng, trong cuộc chiến đấu chống quân thù. Do vậy chương trình cải

58

cách của Nguyễn Trường Tộ không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.

Thêm vào đó, Nguyễn Trường Tộ là một người Công giáo. Trong con mắt của những người bên lương, những người bên giáo đã đặt Chúa Trời lên trên tổ tiên, đã đặt “Thiên chúa trên Tổ quốc”, “đạo trước dân tộc”, người theo giáo đã đứng về phía địch, giúp giặc và phản bội tổ quốc. Những điều đó trải qua nhiều thế hệ đến thời Nguyễn Trường Tộ trở thành những định kiến, những định kiến mù quáng đến nỗi không phân biệt được những người kính chúa yêu nước và những người công giáo theo giặc. Và rồi những định kiến hẹp hòi đó đã xếp ông theo một chuẩn mực đã định sẵn: Ông là người theo đạo Thiên chúa, đã từng hợp tác với giặc Pháp nên không tốt. Chính vì lẽ đó mà những tư tưởng cải cách của ông không được quần chúng nhân dân ủng hộ và tin theo.

Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ có rất nhiều điểm tiến bộ so với các Nho sĩ đương thời song không tránh khỏi những hạn chế. Những hạn chế trong tư tưởng cải cách của ông cùng với những nguyên nhân chủ quan và khách quan do hoàn cảnh lịch sử chi phối nên tư tưởng cải cách của ông đã không được thực hiện.

Tiểu kết chương 2:

Cuối thế kỷ XIX, nước ta trong tình trạng khủng hoảng về kinh tế, rối loạn về chính trị - xã hội và trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Điều đó đặt ra yêu cầu đổi mới đất nước như một yêu cầu bức thiết. Trước tình hình đó, với quan điểm đúng đắn về sự cần thiết phải đổi mới, cải cách, Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị triều đình Tự Đức canh tân đất nước. Nội dung đề nghị cải cách của ông bao hàm trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục, ngoại giao. Tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ một mặt đã phản ánh những đổi mới trong tư duy của ông

59

song nó không phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, không nhận được sự đồng tình của quần chúng nhân dân, đặc biệt là sự bảo thủ, phản động của vua quan triều đình nên những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ không thể thực hiện được. Song tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã mở ra con đường cứu nước mới cho những giai đoạn lịch sử Việt Nam về sau và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

60

KẾT LUẬN

Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, những khó khăn về kinh tế ngày càng gay gắt, xã hội nảy sinh nhiều mâu thuẫn, tình hình chính trị không ổn định, văn hóa - giáo dục yếu kém.. Hơn nữa, nước ta đang phải đối mặt với nguy cơ mất nước bởi làn sóng thôn tính thuộc địa của các nước tư bản châu Âu, đặc biệt là tư bản Pháp. Năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, lịch sử Việt Nam đứng trước hai con đường: Một là, triều Nguyễn bị đánh đổ, thay vào đó là một triều đại khác tiến theo hướng mới của chủ nghĩa tư bản, có khả năng duy tân đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hai là, nước Việt Nam rơi vào tay tư bản Pháp để trở thành một xứ thuộc địa. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với nhà

Một phần của tài liệu Tư tưởng cải cách đất nước của nguyễn trường tộ (cuối thế kỷ XIX) (Trang 58)