Tác giả Nguyễn Mạnh Dũng khi tìm hiểu Một số hình ảnh biểu tượng trong thơ Xuân Quỳnh đã nhận xét: “Trong thơ Xuân Quỳnh ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh, những hình ảnh đầy ắp của thế gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*********
NGUYỄN THỊ THU HUYỀN
HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TÌNH YÊU XUÂN QUỲNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
TS LA NGUYỆT ANH
HÀ NỘI - 2014
Trang 2Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, tổ Bộ môn văn học Việt Nam và
TS La Nguyệt Anh - giảng viên trực tiếp hướng dẫn
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo và cô hướng dẫn
Do khả năng hạn chế và thời gian có hạn, chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của các thầy
cô để khóa luận được hoàn thiện hơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thu Huyền
Trang 3Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh
là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, tham khảo các tài liệu có liên quan, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS La Nguyệt Anh
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình sẵn có
Kết quả khóa luận ít nhiều có đóng góp vào việc tìm hiểu và nghiên cứu tác giả Xuân Quỳnh
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thu Huyền
Trang 4Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của khóa luận 7
7 Cấu trúc của khóa luận 7
NỘI DUNG 8
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 8
1.1 Quan niệm về biểu tượng và biểu tượng trong thơ 8
1.1.1 Khái niệm biểu tượng 8
1.1.2 Biểu tượng trong thơ 8
1.2 Xuân Quỳnh và sự nghiệp sáng tác 10
1.2.1 Vài nét về Xuân Quỳnh 10
1.2.2 Xuân Quỳnh - người thơ “tự hát” 14
1.2.3 Khảo sát biểu tượng trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh 19
Chương 2 HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TÌNH YÊU XUÂN QUỲNH 21
2.1 Biểu tượng của sự gắn kết yêu thương 21
2.1.1 Trái tim - “chất keo” của tình yêu 21
2.1.2 Bàn tay - “nơi dựa” của tình yêu 26
2.1.3 Sóng, thuyền, biển - biểu tượng của tình yêu bền chặt, thủy chung 32 2.2 Biểu tượng của hạnh phúc 37
2.2.1 Ngôi nhà - “tổ ấm” biểu tượng trung tâm hạnh phúc 37
2.2.2 Vòm cây và những biến thể của “mái che” hạnh phúc 40
Trang 5Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
2.3 Biểu tượng của sự lo âu, khắc khoải trong tình yêu 42
2.3.1 Con đường - “hành trình” đến xứ sở tình yêu 42
2.3.2 Dòng sông - “nhân chứng” của tình yêu 45
2.3.3 Hoa và những điều không thể nói 48
KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân từng nhận xét: “Xuân Quỳnh là hiện
tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta Có lẽ là từ đời Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy, mới lại thấy một thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào
phong phú như vậy” [9, tr.109]
Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ Việt Nam trưởng thành từ lửa đạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ và là nhà thơ nữ có vị trí quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện đại Xuân Quỳnh bước vào làng thơ như một
sự thách thức với số phận Người con gái ấy đã chối bỏ phông màn, ánh sáng lộng lẫy, hào quang của sân khấu vũ đạo để buộc số phận mình vào với cây bút và các trang giấy, mạnh dạn dấn thân trên con đường chinh phục nghệ thuật
1.2 Xuân Quỳnh được mệnh danh là “Nữ hoàng thơ tình”, chị viết rất nhiều
về tình yêu Chị là một người có phong cách riêng khá độc đáo, ở chị ta thấy một hồn thơ hết sức khỏe khoắn, một khát vọng sống cháy bỏng và một tình yêu nồng nàn tha thiết Đọc những tác phẩm thơ tình yêu Xuân Quỳnh ta thấy nổi bật thế giới hình ảnh trong thơ thật phong phú, đa dạng Song những hình ảnh đó lại rất gần gũi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày Chị đã đưa vào thơ mình nét dân dã của một thời gắn bó yêu thương, đó là ao bèo, là chùm hoa xoan tím ngắt, là bàn tay chai cũ với những đường gân xanh vất vả… và tuổi thơ của chị đã vọng về từ đó Hay những con sóng
tràn bờ để mãi ngân vang lên bản tình ca mà gần như suốt một đời chị đã “Tự hát” về
thân phận của mình Hình ảnh trong thơ Xuân Quỳnh đã trở thành biểu tượng, hình tượng về tình yêu, về hạnh phúc; về cả sự tan vỡ và lo âu Trong thế giới biểu tượng thơ Xuân Quỳnh, cái tôi của chị luôn được thể hiện ở những vị trí đặc biệt Thế giới
đó là cả một sự trải nghiệm của một cuộc đời với bao cay đắng xót xa, và là cả một sự đánh đổi Những biểu tượng đó được thể hiện rõ nét ít nhiều nhất ở mảng thơ tình, mà qua đó, chị đã giãi bày, thổ lộ một niềm yêu đến khắc khoải
Trang 7Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
1.3 Có một tác giả đã từng nhận định: “Cái điểm đến cuối cùng của thơ là
phải đem đến một cái gì đó nâng sự sống lên” Xuân Quỳnh đã nâng sự sống lên bởi thơ chị giàu tình cảm, tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau tình cảm ấy là khát vọng về một tình yêu vĩnh cửu với những trăn trở, lo âu rất phụ nữ Đọc thơ chị, độc giả có thể soi lại mình, nhận thức để hướng tới những tình cảm bình dị mà cao đẹp nhất Chính vì lẽ đó, Xuân Quỳnh là một trong số ít những tác giả nữ được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ văn ở các cấp học Trong chương trình Ngữ văn THCS, Xuân Quỳnh được giới thiệu như một gương mặt tiêu biểu của thơ trẻ chống
Mĩ với bài thơ Tiếng gà trưa - rưng rưng kí ức tuổi thơ gắn với hoài niệm về những
ngày tháng bình yên Ở chương trình Ngữ văn THPT, người học gặp lại chị qua
khát vọng tình yêu mãnh liệt, đằm thắm trong bài thơ Sóng Chọn đề tài “Hệ thống
biểu tượng trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh”, chúng tôi mong muốn khảo sát toàn
diện hệ thống các biểu tượng nghệ thuật đã góp phần quan trọng tạo nên phong cách thơ Xuân Quỳnh và hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo có ích, phục vụ việc học tập và giảng dạy thơ Xuân Quỳnh ở các bậc học Với việc triển khai đề tài sẽ tiếp tục khẳng định phong cách nghệ thuật, bản sắc thơ ca dung dị mà độc đáo của
tác giả Tự hát, đồng thời khóa luận sẽ giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về tâm hồn
người phụ nữ đa cảm, đa mang này
2 Lịch sử vấn đề
Xuân Quỳnh là một nữ sĩ, một người cầm bút hạnh phúc Tất cả niềm vui, nỗi khổ, những lênh đênh bảy nổi ba chìm của chị được thơ trang trải hết Thơ là khuôn mặt ngời ngợi sáng trong của tâm hồn Xuân Quỳnh, có bao nhiêu ánh sáng đều được phản chiếu qua thơ và ngay cả khi chị như một chiếc lá đã lìa cành thì thơ vẫn tiếp tục sự tồn tại của nữ sĩ trên cõi đời này
Bài viết Những tình cảm trắc ẩn trong thơ Xuân Quỳnh của Nguyễn Hòa
Bình chỉ ra rằng: “Không phải vô cớ mà trong thơ chị có rất nhiều hình ảnh, từ chỉ tâm trạng, và chị sử dụng nó một cách thường xuyên như những quân cờ được chơi trong mọi vấn đề Không thể thay thế được, có thể lọc ra một hệ thống những: cô đơn, cay đắng đau đớn, nỗi buồn da diết nhớ thương, vui sướng, hạnh phúc, đặc biệt
Trang 8Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
là những hình ảnh chuyên chở tâm trạng: “cánh buồm”,“hoa cỏ may”,“màu thu”,“con tàu đi trong hoang vắng” xuất hiện với mật độ dày đặc trong thơ chị Chúng gợi sự cảm thông, gợi ra rất nhanh sự đồng cảm tương giao những nỗi niềm
trắc ẩn nơi chị” [23, tr.242]
Nhiều ý kiến nhận định thơ Xuân Quỳnh có rất nhiều hình ảnh: đó là bức chân dung về những năm tháng lửa đạn, đó là những đổi thay kỳ diệu của quê hương, vẻ đẹp của xứ sở trong những phút giây yên bình Thơ chị giàu ý nghĩa xã
hội là bởi điều đó
Lê Thị Ngọc Quỳnh trong bài viết Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân
Quỳnh chỉ ra rằng: “các hình tượng thiên nhiên luôn song hành cùng những luồng
cảm xúc suy tư của chị, nhập hòa vào những ao ước, trăn trở và đặc biệt không thể thiếu trong những khoảnh khắc đột biến lớn trong cuộc đời và hồn thơ chẳng bình
yên của chị” [3, tr.19] Đọc thơ Xuân Quỳnh ngay giữa những hình ảnh thiên nhiên
của chị người ta luôn nhận ra chị dù người yêu, người vợ hay người mẹ cũng luôn dành trọn cả tấm lòng mình cho những người thân yêu Chị luôn đối sánh tình yêu của mình với “hàng cây”, “dòng sông”, “vòm lá”, “sóng”, “ngôi nhà”, “hoa cỏ may”… mỗi một hình ảnh ấy đều lặp đi lặp lại trong thơ chị và nó là nguồn cảm hứng vô tận cho cảm xúc luôn đong đầy Đọc thơ chị ta luôn thấy “sự hồn nhiên, chân thật trong thơ, lối giãi bày kể lể rất gần với ngôn ngữ dân gian có thể tìm được hình thức thể hiện nào phù hợp hơn ngôn ngữ thiên nhiên Một loại biểu tượng luôn trung thực, tươi sáng và giàu sức khai thác đời sống nội tâm của con người Một lối
biểu hiện nguyên sơ nhất và cũng “nói” được nhiều nhất” [3, tr.22]
Thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh rất đẹp Chị thường “thêu” vào những bức tranh của mình những đường nét hài hòa, tươi tắn, quen thuộc: trời, mây, hoa,
lá, cỏ, con đường, dòng sông, cánh buồm, mái phố… Tần số xuất hiện của các chi tiết tạo cảnh trong thơ chị khá cao Cho thấy chị thể hiện tư duy và tạo cảnh quan chi tiết khá nhiều Với con mắt tỉ mỉ và trái tim nhạy cảm của một phụ nữ chị đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên trong sáng, giàu sức biểu đạt, và có độ rung cảm sâu sắc Chị cũng giống như mọi người đàn bà, ưa trang trí bằng những nét nhỏ bé tinh tế
Trang 9Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n cho bức tranh của mình, xuất hiện trong thơ chị là khá nhiều những chi tiết được lọc
từ đời sống bằng lối quan sát để ý rất tỉ mỉ chỉ có ở phụ nữ “Ta rất hay gặp trong thơ Xuân Quỳnh những cỏ cây sự vật quen thuộc của đời thường: rau, cỏ, hoa, lá, trăng, nắng, gió, cát…Chị rất giỏi gợi khung cảnh từ một chi tiết đơn sơ: “Hoa mẫu đơn sơ xác nở bên đồi”, “gió chiều xưa hoa nở trắng bên đồi”,“hoa sấu rụng trên chái nhà đã cũ”… cảnh thiên nhiên ở đây, đã được gợi từ một vài ấn tượng đậm nét” [3, tr.37] Trong thơ chị, ta thường xuyên bắt gặp những hình ảnh hoa, cỏ, rau, cát… những sự vật này đã trở thành chất liệu ca hát của đời chị như những hình ảnh khó phai nhạt, hay như một tác giả phê bình đã nói: “chị nhìn thấy chúng vận vào
mình, nên mới hay nhắc đến như vậy” [3, tr.39]
Ngoài thế giới thiên nhiên ngoài khung cửa sổ, chị còn thiết lập trong thơ mình một không gian khác nhỏ bé, ấm áp “riêng” của mình mà tác giả Chu Văn Sơn
đã gọi là “chất thơ từ tổ ấm” Trong thế giới đó chúng ta có thể nhận ra những chi tiết đồ vật sinh hoạt: gian phòng, cánh cửa, lọ hoa, ngọn đèn…vv Tất cả những đồ vật tưởng chừng như quá quen thuộc, hay va chạm trong cuộc sống hàng ngày, sẽ bị lãng quên, che khuất và cạn kiệt chất thơ nhưng lại cất lên thứ ngôn ngữ dung dị, thân thuộc giản dị vô cùng Có lẽ vì vậy mà người đọc thường đánh giá Xuân Quỳnh có một lối thơ rất “đời thường”
Trong thơ Xuân Quỳnh ngoài những hình ảnh thiên nhiên thì chị rất hay nói đến “ngôi nhà”, “căn phòng”… Chị luôn đối sánh mình với tổ ấm ấy, hóa thân vào từng đồ vật và mỗi sự vật chi tiết đều cất lên tiếng nói nhớ nhung, khắc khoải đợi chờ Sự nhạy cảm của tâm hồn chị đã đem lại “chất thơ” bình dị mà sâu lắng cho những sự vật cụ thể bình thường Tất cả chi tiết ấy đều được chắt lọc tinh tế nhưng giản dị hồn nhiên và có khả năng tạo những rung cảm lớn trong lòng độc giả
Trong bài viết Cánh chuồn trong giông bão của Chu Văn Sơn ngoài những
hình ảnh, biểu tượng trong thơ, tác giả cũng nhấn mạnh đến giọng điệu chủ âm trong thơ Xuân Quỳnh và cho rằng lo âu chính là điệu hồn chị Trong bài viết, nhà nghiên cứu chỉ ra từ cái điệu tâm hồn đầy phấp phỏng ấy mà Xuân Quỳnh tìm đến
tình yêu như một sự cứu cánh, để nương tựa, tìm chút bình yên trong cuộc đời đầy
Trang 10Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
“bão tố” của mình Chị quay trở về với gia đình - Tổ ấm yêu thương để con sóng Xuân Quỳnh chống chọi vượt qua cái bấp bênh vô định của dòng đời Có thể nói, bài viết của Chu Văn Sơn đã lí giải một cách sắc sảo về giọng điệu thơ Xuân Quỳnh
- giọng điệu lo âu, đầy khắc khoải của một người phụ nữ Thế giới trong thơ Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng Ở đó “trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở, ra đi và trở về, chảy trôi, phiêu bạt và trụ vững, kiên gan, tổ ấm và dòng đời, sóng và bờ, thuyền và biển, nhà ga và con tàu, trời xanh và bom đạn, gió Lào
và cát trắng, cỏ dại và nắng lửa, thủy chung và trắc trở, xuân sắc và tàn phai, ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm” [2, tr.160]
Nguyễn Thị Bích Ngọc trong bài viết Thơ tình Xuân Quỳnh sự thể hiện sức
mạnh của một tâm hồn phụ nữ đã nhận xét: “Thơ Xuân Quỳnh luôn giàu tâm trạng
Có khi chỉ bắt đầu từ một xúc động nhẹ nhàng, kín đáo, sôi nổi, da diết… Thơ Xuân Quỳnh tự nhiên như đã gọi là phụ nữ thì phải sinh con đẻ cái vậy Và thơ chị bao giờ cũng xuất phát từ tấm lòng dễ rung cảm, rất thuần nhụy của một người phụ nữ
đôn hậu, thông minh” [23, tr.212]
Tác giả Nguyễn Mạnh Dũng khi tìm hiểu Một số hình ảnh biểu tượng trong
thơ Xuân Quỳnh đã nhận xét: “Trong thơ Xuân Quỳnh ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh,
những hình ảnh đầy ắp của thế giới hiện thực: con cò, bãi cát, dòng sông, cánh buồm, con đường, gió, mây, nắng, bão, sóng biển, đồng hoa đại ngàn, con tàu và các loài hoa…Tuy nhiên trong bài viết này người viết chỉ đề cập đến một số hình
ảnh biểu tượng tiêu biểu trong thơ Xuân Quỳnh: sóng, thuyền và biển, hoa và cỏ
dại, bàn tay và trái tim, bầu trời và con đường” [1]
Thực tế cho thấy, phần lớn các bài nghiên cứu, phê bình đều là tác phẩm của những bạn văn, bạn thơ hay là những người thân, người sống cùng thời với Xuân Quỳnh Vì thế, họ là những người hiểu sâu sắc về Xuân Quỳnh cũng như sự thể hiện của chị trong tình yêu Điều đó tạo thuận lợi lớn cho thế hệ sau khi nghiên cứu thơ tình yêu Xuân Quỳnh nói chung và hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu nói riêng
Trang 11Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
Trân trọng và kế thừa những ý kiến của các tác giả, các nhà nghiên cứu, chúng tôi
mạnh dạn tìm hiểu đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh người viết
xác định mục đích của khóa luận như sau:
- Tìm hiểu hệ thống biểu tượng trong mảng thơ tình yêu của Xuân Quỳnh, qua đó có thể thấy được đặc điểm cũng như ý nghĩa của những biểu tượng đó
- Chỉ ra được những hệ thống biểu tượng đặc trưng trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh
- Khẳng định bút pháp sáng tạo riêng, độc đáo, giàu màu sắc thẩm mỹ, văn hóa trong thơ Xuân Quỳnh và tiếp tục khẳng định vị trí của tác giả đối với thơ ca hiện đại Việt Nam
Đây cũng là bước tập dượt nghiên cứu quan trọng của sinh viên trong quá trình học tập ở khoa Ngữ Văn của trường Đại học để có thể vận dụng vào việc giảng dạy sau này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khoá luận nghiên cứu hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh 4.2 Phạm vi tư liệu
Từ khi gắn bó cuộc đời mình với thơ ca cho đến khi từ giã cuộc đời, Xuân Quỳnh đã để lại 7 tập thơ chính Tuy vậy, do hạn chế về nguồn tài liệu cũng như
năng lực người viết, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, thống kê trong cuốn:
Thơ tình - Xuân Quỳnh, Nxb Văn học, 2008
Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo thêm một số bài thơ tình yêu của Xuân
Quỳnh ở các tập: Tơ tằm - Chồi biếc (in chung, Nxb Văn học, 1963); Hoa dọc chiến
hào (Nxb Văn học, 1968); Gió Lào cát trắng (Nxb Văn học, 1974); Lời ru trên mặt đất (Nxb Văn học, 1978); Sân ga chiều em đi (Nxb Văn học,1984); Tự hát (Nxb
Tác phẩm mới - Hội nhà văn Việt Nam, 1984); Hoa cỏ may (Nxb Tác phẩm mới -
Hội nhà văn Việt Nam, 1989)
Trang 12Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh
6 Đóng góp của khóa luận
- Về mặt khoa học: Góp phần tìm hiểu khái quát về thơ tình yêu Xuân
Quỳnh, tìm hiểu về biểu tượng và một số nét đặc sắc nghệ thuật trong thơ tình yêu của Xuân Quỳnh qua đó khẳng định phong cách nghệ thuật, bản sắc thơ ca dung dị
mà độc đáo của tác giả Xuân Quỳnh
- Về mặt thực tiễn: Góp phần cung cấp tài liệu cho bạn đọc, cho công việc
nghiên cứu văn học, nghiên cứu thơ tình yêu và các sáng tác của Xuân Quỳnh trong Nhà trường
7 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung khóa luận
gồm chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh
Trang 13Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Quan niệm về biểu tượng và biểu tượng trong thơ
1.1.1 Khái niệm biểu tượng
Thuật ngữ biểu tượng (tiếng Pháp: Symbole, tiếng Anh: Symbol) có nguồn gốc
từ tiếng Hy Lạp: Symbolon, nghĩa là kí hiệu, dấu hiệu để nhận ra nhau là một, ngày nay được nhiều ngành khoa học sử dụng với những nội hàm khác nhau [5, tr.20]
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, biểu tượng được hiểu là: “khái niệm chỉ
một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của
sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm
dứt” [4, tr.23] Trong nghĩa rộng, biểu tượng là: “đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học nghệ thuật” [4, tr.24] Trong nghĩa hẹp, biểu tượng là:
“một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật
đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa
với con người và cuộc đời” [4, tr.24]
Trong cuốn Quá trình sáng tạo thơ ca, Bùi Công Hùng cũng chỉ ra rằng:
“Hình ảnh cảm tính cụ thể về những hiện tượng của thế giới bên ngoài Biểu tượng cùng với cảm giác và tri giác tạo nên nhận thức cảm tính” [6, tr.66]
1.1.2 Biểu tượng trong thơ
Biểu tượng trong văn học cụ thể là biểu tượng trong thơ ca dùng để sáng tác thơ, đó là những hình ảnh cụ thể giàu tính cảm xúc có nhiều khả năng chứa đựng ý nghĩa sâu, có khả năng kết hợp và biến hóa nhiều Nó là các hình ảnh có sức khái quát nhất định nhưng thường là khởi điểm của các hình ảnh khác phong phú hơn, đa dạng hơn Đó có thể là mặt trời, mặt trăng, bàn tay, trái tim, bến, đò, chiếc khăn, bầu trời, đám mấy, sân ga, con tàu…vv
Là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu tượng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ, hoán dụ Giống với hoán dụ, ẩn dụ, biểu tượng được hình thành trên cơ
Trang 14Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện khía cạnh, những đặc điểm gần gũi tương đồng nhằm làm nổi bật bản chất tạo ra một ý niệm
cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó Các biểu tượng như “mùa xuân” (sức sống và tuổi trẻ), “cây liễu”, “cành liễu” (vẻ đẹp yểu điệu của người con gái),
“thuyền” và “bến”, “hoa” và “bướm” (người con trai và người con gái) là những hình thức chuyển nghĩa được hình thành trên cơ sở như thế
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt sự khác nhau giữa biểu tượng và ẩn dụ Trong
cuốn Những thế giới nghệ thuật ca dao, tác giả Phạm Thu Yến đã chỉ ra sự khác nhau
giữa biểu tượng và ẩn dụ: “Biểu tượng mang tính kí hiệu, tính quy ước, nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh biểu tượng lên là người đọc đã hiểu cái mà nó biểu trưng, không cần
có yếu tố giải mã Bởi nó đã được ăn sâu trong tư tưởng thẩm mĩ dân gian Còn ẩn dụ
tự do hơn, thường được tạo ra không phải chỉ bằng một, hai hình ảnh mà phải bằng vài ba hình ảnh Ẩn dụ linh hoạt, trường liên tưởng rộng rãi hơn biểu tượng, số lượng nhiều hơn nhưng không bền vững bằng biểu tượng” [25, tr.86]
Đối với thi ca, biểu tượng là yếu tố rất quan trọng, bởi nhờ có hệ thống biểu tượng, nhà thơ mới bộc lộ được cảm xúc và khả năng sáng tạo của mình Đồng thời qua đó người đọc có thể tiếp cận, khai thác, khám phá những tầng nghĩa sâu hơn được ẩn chứa trong đó Biểu tượng thơ ca với tư cách là một phương tiện đặc biệt của nghệ thuật mang trong bản thân mình những dấu hiệu đặc trưng của thể loại, cho ta thấy cách thức con người nắm bắt thế giới sự vật, biến nó thành sự phản ánh những khía cạnh khác nhau của đời sống tinh thần và xúc cảm con người Bất cứ một biểu tượng thơ ca nào cũng có những liên hệ nhất định với ý thức thẩm mĩ truyền thống Sự chiếm lĩnh thế giới bên ngoài thông qua các biểu tượng như một phương thức có khả năng đem đến cho nhà thơ sự bộc lộ tư tưởng và tình cảm của
cá nhân mình, nó kích thích nhà thơ diễn đạt những nội dung tiềm ẩn trong tâm hồn mình, và mặt khác như là biểu hiện của quá trình vận dụng các yếu tố nghệ thuật, để không ngừng mở rộng khả năng biểu đạt, sức sáng tạo của nhà thơ
Việc sáng tạo biểu tượng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực thụ cảm và nhu cầu biểu hiện của nhà thơ trước hiện thực đời sống Điều này có liên quan đến đặc
Trang 15Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n điểm tư duy nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ ở mỗi nhà thơ Những quan niệm
về nhân sinh, thế sự, về thơ ca…và về chính bản thân cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ chính là những yếu tố chi phối lựa chọn của nhà thơ Biểu tượng thơ được lựa chọn theo những tiêu chí nhất định, đáp ứng được nhu cầu bộc lộ của nhà thơ, hợp với tư tưởng chủ đề, với phong cách và phương pháp sáng tác Chẳng hạn, hình ảnh dòng sông, con nước thường gợi nhiều tâm tưởng về cuộc sống và những hoài niệm về quê hương, về tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên Những hoài niệm ấy càng trở nên thiêng liêng sâu sắc trong hoàn ảnh đất nước có chiến tranh ly tán:
Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
Nhiều dòng sông đã đi vào thơ và trở thành biểu tượng đẹp của tình yêu quê hương đất nước:
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển Vẫn trở về lưu luyến bên sông
(Con sông quê hương - Tế Hanh) Trên đây là những trình bày khái lược về biểu tượng và biểu tượng trong thơ
Đó là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu hệ thống biểu tượng - một yếu tố đặc sắc trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh
1.2 Xuân Quỳnh và sự nghiệp sáng tác
1.2.1 Vài nét về Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm
1942 trong một gia đình công chức nghèo Chị sinh ra và lớn lên ở làng La Khê - một
ngôi làng nhỏ nằm bên dòng sông Nhuệ hiền hòa
Nhìn Xuân Quỳnh, một người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa, người ta cứ nghĩ ngôi sao hạnh phúc sẽ luôn chiếu rọi cả cuộc đời chị Thế nhưng, dường như số phận luôn đùa trêu những thân liễu, như Nguyễn Du đã từng nói “hồng nhan bạc
phận”,“chữ tài đi với chữ tai một vần”.Tuổi thơ của Quỳnh không bình lặng Lớn
Trang 16Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n lên ở một làng quê như bao làng quê khác của vùng đồng bằng Bắc Bộ xa xưa, với những mái chùa cổ kính rêu phong, những con đường lát gạch nghiêng nghiêng bên những bờ ao và xung quanh làng có lũy tre bao bọc Ngỡ tưởng rằng làng quê ấy sẽ
là bến bờ chở che bình an nhất cho tuổi thơ Xuân Quỳnh Tuy nhiên người con gái làng La Khê sinh ra và lớn lên ở ngôi làng nổi tiếng với nghề dệt the, dệt vân, dệt gấm ấy - từ thuở còn trứng nước đã phải chịu đựng nỗi đau mất mẹ Số phận nghiệt ngã đã cướp đi của Quỳnh người mẹ hằng yêu thương Hai tuổi chị đã phải sống trong côi cút, thiếu thốn tình mẹ Hình ảnh người mẹ với Quỳnh như ngôi sao xa xôi, đẹp đẽ mà không thể với tới; nỗi đau mất mẹ đã ám ánh suốt cả cuộc đời Quỳnh Sau này trên bước đường đời, những lúc đớn đau, tuyệt vọng hay hạnh phúc, Quỳnh vẫn nhớ về, khóc về mẹ và tự trong sâu thẳm luôn tin rằng mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh dõi theo từng bước đi của chị Tuổi thơ côi cút, thiếu hơi ấm tình thương nên hơn ai hết, Quỳnh hiểu được sự cần thiết, quý giá như thế nào của tình mẹ
Tình mẫu tử thiếu hụt, Xuân Quỳnh tưởng như vẫn còn tìm thấy một bờ vai nương tựa nơi cha nhưng dường như niềm an ủi ấy đối với chị cũng mong manh, xa
xỉ Cha Xuân Quỳnh là người đa tình nhưng tình duyên của người lại không có gì may mắn Và cũng như vậy, bước đường công danh dù tràn đầy hoài bão nhưng suốt đời vẫn lận đận, cha Xuân Quỳnh muốn thoát khỏi sự ràng buộc của nợ áo cơm nhưng lại bị chính nó “ghì sát đất” Chiến tranh đau thương đã đẩy cha và các con
về hai miền Nam - Bắc, giữa “biển trời cách mặt” Dù nỗi nhớ thương cứ dâng tràn trong tim nhưng cuộc sống nghèo túng với đồng lương còm cõi không đủ để ông lo cho hai chị em Quỳnh Cha Quỳnh cùng người vợ mới đã di cư vào Nam sinh sống Tất cả tình thương của cha dành cho hai đứa con thơ dại, có lẽ chỉ dồn tụ lại trong những cánh thư chất chứa nhớ nhung gửi từ phương xa
Dù thiếu hơi ấm tình mẹ những điều may mắn lớn nhất mà cuộc đời đã đem đến cho Xuân Quỳnh, đó là được sống cùng bà nội, chị gái Đông Mai, được bao bọc, chở che trong vòng tay rộng mở của bà và quan trọng là được thừa hưởng những đức tính chu đáo, ân cần, nhường nhịn của bà - những đức tính rất truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
Trang 17Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
Những kỉ niệm đau buồn của tuổi thơ rồi cũng qua đi theo năm tháng Chẳng bao lâu, Xuân Quỳnh trở thành một thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp Năm 1955, khi mới
13 tuổi, Xuân Quỳnh được tuyển thẳng vào đoàn Văn công nhân dân Trung ương Cũng từ đây, Xuân Quỳnh bước chân vào lĩnh vực nghệ Nhạy cảm với thế giới xung quanh và với chính cuộc đời mình, 16 tuổi Xuân Quỳnh chập chững viết những bài thơ đầu tiên để hé lộ một hồn thơ hồn nhiên, táo bạo và đầy cá tính Những thành công đầu tiên khá rực rỡ của một diễn viên múa đầy triển vọng cũng
không đủ sức để giữ chân người con gái đam mê thơ, quyết tâm sống “hết mình cho
đời, hết mình cho thơ”
Quyết tâm từ bỏ sàn diễn để dấn thân vào “nghiệp văn” nhiều gian truân, lao tâm khổ tứ, Xuân Quỳnh từ đây đã lấy cả cuộc đời mình đánh đổi cho nghệ thuật Năm 1962 -1964, Xuân Quỳnh tham gia học trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khóa I) của Hội nhà văn Việt Nam Không được may mắn học nhiều nhưng bằng tinh thần kiên nhẫn hiếm có, Xuân Quỳnh đã tự bồi đắp vốn văn hóa thiếu hụt bằng cách tự học
Năm 1973 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong cuộc đời Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh lấy Lưu Quang Vũ sau khi ly dị người chồng trước và có một con trai Cuộc hôn nhân của “hai nửa cuộc đời đau khổ” đã trở thành nơi thăng hoa, thúc giục và chắp cánh cho hồn thơ Xuân Quỳnh
Ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương), Xuân Quỳnh đã mất cùng chồng là
Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi) “Con ong xanh” đã bay về miền thanh thản của cõi hư vô, “Bông cúc nhỏ nơi triền đê” đã trở về lòng đất khai
sinh nhưng những bài thơ mãi vang vọng trong trái tim hàng triệu độc giả Sự ra đi của Xuân Quỳnh khi tuổi đời còn quá trẻ, khi tài năng đang độ chín và hứa hẹn những đóng góp to lớn cho nền thơ ca dân tộc hiện đại
Qua hơn hai mươi lăm năm cầm bút sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh tập trung ở hai lĩnh vực chính: văn xuôi và thơ Nếu những sáng tác truyện ngắn dường như dành cho thiếu nhi thì thơ chị lại trải rộng ở nhiều miền đề tài: đề tài công dân,
đề tài về những tình cảm riêng tư
Trang 18Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
Chị mang tâm hồn mình trải rộng khắp khung cảnh con người và các sáng tác ra đời là một sự đan dệt thống nhất giữa chủ quan và khách quan Người đọc tìm đến thơ của chị để bắt gặp được mình trong đó Tuy nhiên, dấu ấn chủ quan trong sáng tác của Xuân Quỳnh rất đậm nét Chị đưa vào thơ chính bản thân mình, đánh đổi cả đời mình cho nghệ thuật Vì thế, thơ Xuân Quỳnh dù là sáng tác về đề tài công dân, thiếu nhi hay tình yêu đều mang dấu ấn cuộc đời nhà thơ
Về đề tài công dân có các tập thơ như Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào
cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1987), các tập thơ này chính là minh chứng
thuyết phục cho tinh thần trách nhiệm và lương tâm của một người cầm bút trước dân tộc và lịch sử Mảng sáng tác về đề tài công dân của Xuân Quỳnh đã trở thành:
“những viên đá lát đường, những nhát cuốc” [21, tr.515] góp phần xây dựng nền
thơ ca chống Mĩ cứu nước hào hùng của dân tộc
Bên cạnh đề tài công dân thì Xuân Quỳnh đã gây được ấn tượng với người đọc thông qua mảng đề tài viết về những tình cảm riêng tư Xuân Quỳnh viết nhiều tác phẩm truyện, thơ cho thiếu nhi và chị xứng đáng là một tên tuổi trong lĩnh vực văn học thiếu nhi Ngoài những tác phẩm viết về thiếu nhi Xuân Quỳnh cũng viết rất nhiều về tình yêu, bạn đọc biết đến chị nhiều hơn qua mảng thơ tình Ở mảng thơ tình chị lấy chính cuộc đời mình để lao động nghệ thuật, lấy cuộc đời mình tâm
sự chia sẻ trên những trang thơ Những bài thơ tình yêu được tuyển chọn trong các
tập thơ Sân ga chiều em đi (1980); Tự hát (1982); Hoa cỏ may (1988) Xuân Quỳnh
đã nói về tình yêu bằng những lời cháy bỏng, tha thiết và nồng nàn, thể hiện tâm
trạng của một người phụ nữ khao khát được yêu “lòng em nhớ đến anh; Cả trong
mơ còn thức”
Nhưng rồi những vấp ngã trong tình yêu khiến Xuân Quỳnh, từ một người con gái nhìn cuộc sống qua lăng kính màu hồng đã trở thành một người đàn bà từng trải Thơ tình Xuân Quỳnh bớt dần cái vẻ sôi nổi, rạo rực của thuở ban đầu mà trở nên trầm tĩnh, sâu lắng hơn Bên cạnh những khao khát tình yêu, thơ chị đầy ắp tâm trạng khắc khoải, man mác lo âu và dự cảm chia xa Nhà thơ lo sợ tình yêu của mình giống như một chiếc bình pha lê tuyệt đẹp nhưng mỏng manh, dễ vỡ:
Trang 19Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
Lời yêu mỏng manh như màu khói
Ai biết tình anh có đổi thay
(Hoa cỏ may)
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: “Đọc thơ của chị nhất là mảng thơ tình một hồi, chúng ta thấy những khát khao của một người yêu rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu Đơn độc đi trong cuộc đời và lúc nào cũng cảm thấy là bất hạnh,
là bão tố” (Xuân Quỳnh – Những buồn vui của kiếp hoa dại) [3, tr.119]
Có thể nói rằng sau Xuân Quỳnh thời Thơ mới, không có nhà thơ nào đã viết thơ tình hay như Xuân Quỳnh “Chị là một trong những nhà thơ hàng đầu của thời chúng ta đang sống, một nhà thơ lớn, một nhà thơ đã đi hết cái tôi của mình một
cách hồn nhiên, dung dị và sâu lắng” [21, tr.585] Trải qua hai mươi năm lăm cầm
bút, ngòi bút Xuân Quỳnh đã thử sức qua nhiều đề tài khác nhau Ở đề tài nào cũng tạo được dấu ấn riêng cho bạn đọc và chị đã có được những thành công mà bất cứ người cầm bút nào cũng khao khát Chị đã đi trên con đường lớn của thơ, con đường
đi từ trái tim và ở lại giữa những trái tim người đời
1.2.2 Xuân Quỳnh - người thơ “tự hát”
Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một trong số những người xứng đáng được gọi là nhà thơ của tình yêu Chị viết nhiều, viết hay về tình yêu Xuyên suốt các tập thơ của chị là “một tình yêu da diết, khi sôi nổi ồn ào, lúc lặng lẽ thiết tha” [11, tr.70] “Chị được bạn đọc yêu mến như là một trong những thi sĩ riêng có của tình yêu” [24, tr.44] Ở giai đoạn đầu, thơ tình Xuân Quỳnh giàu
mơ ước, thiên về phía cảm nhận những cái đẹp, cái thơ mộng của tình yêu mang
nặng chất lý tưởng (Ru; Thuyền và Biển) Tác giả đã so sánh tình yêu đôi lứa với sự
gắn bó giữa Thuyền và Biển, nói lên được cái thế mênh mông bát ngát, cái thế luôn
luôn động của một tình yêu hết sức mãnh liệt và thiết tha
Trong gia tài thơ Xuân Quỳnh, tình yêu là mảng đề tài chị gửi gắm nhiều nỗi niềm và tâm huyết nhất Luôn khao khát một tình yêu bền vững, nhưng chị lại là người có nhiều trắc trở trong tình yêu Bởi vậy, thơ tình của Xuân Quỳnh vừa nồng nàn tha thiết, vừa khắc khoải lo âu Nó chứa đựng nhiều kinh nghiệm đau đớn trong
Trang 20Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n tình yêu mà bản thân chị đã từng nếm trải Dù vậy, trong tình yêu, chị luôn là người tình say đắm Những bài thơ tình của chị thường có vẻ đẹp giản dị chân xác Có nhà phê bình văn học đã từng nhận xét: “Chị là người tha thiết với tình yêu, tha thiết với người tình, một tâm hồn mãi mãi khao khát, mãi mãi thao thức vì tình yêu Chưa ai biểu hiện một sự yêu đương sâu xa, đằm thắm đến thế trong thơ tình Việt Nam như
chị” [24, tr.51]
Xuân Quỳnh là một tác giả thơ có bản sắc tương đối rõ nét Bản sắc ấy ngày càng được khẳng khẳng định và biểu hiện với nhiều sắc thái qua mỗi tập thơ Từ khi xuất hiện cho đến khi vĩnh biệt cuộc đời, quá trình sáng tác thơ của Xuân Quỳnh là một chặng đường đi lên không bị đứt đoạn Hồn thơ của chị ngày một đa dạng và không ngừng được mở ra Ngòi bút của Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian, với nhiều loại chủ đề khác nhau Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh cao “Thơ Xuân Quỳnh không có mạch thơ nào thật sự bình yên đơn giản, thường có nhiều trăn trở băn khoăn Dù đi vào những vấn đề lớn hay tình cảm riêng
tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ
thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương” [3, tr.9]
Đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta không có cảm giác tác giả cố ý làm thơ Chị sống hồn nhiên, sống hết mình với các bài thơ của mình, hay nói đúng hơn, thơ chị chính là đời sống của chị, là tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống Trước Xuân Quỳnh có lẽ chưa có người phụ nữ làm thơ nào đã nói về tình
yêu bằng những lời cháy bỏng, tha thiết và nồng nàn như thế Tình yêu trong thơ chị
đẹp và trong sáng quá Ở Xuân Quỳnh, tình yêu không bao giờ đơn thuần là tình yêu, nó còn tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt, cái cao quý của con người, tượng trưng cho niềm khát khao được tự hoàn thiện mình
Trong thơ Xuân Quỳnh, người đọc dường như nghe thấy trong những câu thơ ấy nỗi đau của một người đã sống hết mình, làm việc hết mình, yêu hết mình, một niềm khát khao, một sự vật lộn với số phận của mình để hiến dâng cho nghệ thuật, cho cuộc đời, cho tình yêu chung và riêng bằng cái sức lực cuối cùng của sự sống phải tính đến từng nhịp đập của một trái tim đau “Có thể thấy những bài thơ
Trang 21Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n tình của Xuân Quỳnh có một nhan sắc riêng: chân thật và đam mê mãnh liệt Trong thơ chị cháy lên cái sắc màu của một thế giới tâm linh mà bằng vô thức của mình,
chị đã bước vào cái thế giới tinh thần ấy của tình yêu” [3, tr.74] Và không rõ xuất
phát từ những đắng cay bất hạnh hay từ bản chất sâu xa nằm trong tiềm thức mà Xuân Quỳnh thường hay thương cảm, thường hay động lòng Lòng thương người của Xuân Quỳnh thường hướng tới con người bé nhỏ, bơ vơ, yếu đuối, cô đơn, thất bại vì cay đắng hay bị vùi dập Chị rất dễ dàng giao hòa đồng cảm và nhìn ngay ra nỗi khổ niềm đau của người khác Tấm lòng vị tha giàu thương cảm của chị thường thiên về khía cạnh đau thương buồn khổ của con người hơn để mà thương xót họ Với tấm lòng như thế chị nhìn đâu cũng thấy xót thương, cũng thấy cần phải an ủi
nâng đỡ, nhìn những vật vô tri cũng ra những số phận tâm hồn: Nỗi buồn riêng trong
cây; Chỉ có mình em biết (Ngày hè trở rét)
Trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh, tình yêu không chỉ được bao bọc bởi tình thương mà còn đem lại sự cởi mở, tin yêu, luôn luôn trẻ trung và nồng nhiệt Cái đáng quý nhất ở thơ tình chính là sự chân thật, giản dị, có khi nhẹ nhàng như một lời trò chuyện tâm tình, khẽ khàng Tất cả đều bình dị giản đơn đầm ấm trong cuộc
sống hàng ngày: “Trời mưa lạnh tay em khép cửa Em phơi mền, vá áo cho anh…” (Bàn tay em) Nếu như “ông hoàng thơ tình Xuân Diệu” thể hiện tình yêu một cách
mãnh liệt, dữ dội:
Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt
Trang 22Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Sóng)
Về giọng điệu, thơ Xuân Quỳnh có một giọng điệu rất dễ nhận ra, giọng điệu
ở đây không phải là cách nói mà là cách cảm xúc, là giọng điệu của một tâm hồn người viết “Một giọng điệu không kiểu cách, khiên cưỡng, luôn tự nhiên phóng khoáng dù tác giả không hề ồn ào, to tiếng, có thể xem là đặc điểm dễ nhận thấy ở
Xuân Quỳnh” [24, tr.86] Trong thơ tình Xuân Quỳnh chủ yếu là giọng điệu thổ lộ,
giãi bày Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta thấy chị phơi trải lòng mình, chị như mang hết ruột gan mình phổ vào thơ Tất cả những tâm sự hiện lên rất thật, chân thực, giàu biểu cảm Mỗi vần thơ như hòa quyện vào nhau để khắc họa cái sâu sắc, dữ dội trong tình yêu của Xuân Quỳnh Nó cứ ồn ào, nhức nhối trái tim khiến chị không thể giấu kín trong tâm tư Cứ dồn xuống thì nó lại cộm lên Đó, tình yêu của Xuân Quỳnh mãnh liệt như vậy đấy! Vậy nên chị phải kể, phải chia sẻ, phải thổ lộ cho mọi người hiểu
Xuân Quỳnh là một người phụ nữ có nhu cầu bộc bạch, giãi bày hơn bao giờ hết.Thổ lộ, bộc bạch để rồi Xuân Quỳnh đi đến khẳng định về cái thủy chung, tha thiết trong tình yêu của chính mình Đối với người phụ nữ đang sống trong tình yêu,
có những điều được “dồn xuống tâm tư” nhưng có những điều dù cố chôn vùi, gạt
bỏ thì nó vẫn hiện diện, cứ thổn thức, nhức nhối, buộc con tim phải giãi bày, chia sẻ
Tuy nhiên, cái làm nên giọng điệu thủ thỉ, tâm tình rất riêng của Xuân Quỳnh chính là ở lối hát ru Lời ru cũng diễn tả được sâu sắc cái ngọt ngào, tâm tình trong giọng điệu thơ của chị, trong thơ Xuân Quỳnh đã cố gắng “nén lại tiếng thở dài, vất
vả gian truân để làm dịu lòng người thân, bè bạn bằng tiếng hát ru trong suốt cuộc đời mình” [7, tr.157] Đọc thơ Xuân Quỳnh là ta được nghe một giọng thơ rất “đời”, phập phồng hơi thở của cuộc sống Đó là chất giọng của người phụ nữ từng trải, có
độ sâu về kinh nghiệm sống, có bề dày của sự hiểu biết, năng lực nhận thức Đặc biệt cách cảm, cách nghĩ trong thơ chị được thể hiện qua chất giọng của một người phụ nữ sống sâu sắc với con người, cuộc đời và có ý thức về thân phận Theo chúng
Trang 23Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n tôi, giọng giãi bày, bộc bạch, tâm tình; giọng bàng bạc nỗi lo âu, day dứt là hai kiểu giọng chính của Xuân Quỳnh trong thơ và cũng là chất giọng rất đặc thể hiện trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh
Về ngôn ngữ, đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ thơ chị là sự giản dị, thân mật, giàu tính biểu cảm Trong thơ mình, Xuân Quỳnh ít có những cách tân, tìm tòi, phá cách phóng túng Chị kế thữa ngôn ngữ của dân gian, của đời thường một cách tự nhiên Đấy là thứ ngôn ngữ của quần chúng hết sức mộc mạc, dung dị mà không hề thô nhám, vụng về Đó là ngôn ngữ thơ mang đậm chất dân gian và đậm sắc thái đời thường giản dị, không cầu kì kiểu cách Có tác giả nói rằng: “Xuân Quỳnh cố gắng làm người hiện đại nhưng con người ấy thuộc về văn hóa dân gian cổ truyền nhiều hơn thuộc về văn hóa hiện đại” [12, tr.208] Ngôn ngữ thơ chị được chắt lọc, kế thừa từ những bài ca dao, dân ca thuở ấu thơ Ngôn ngữ thơ chị không hề có sự gò
ép, nó được thốt lên tự nhiên như đã ăn sâu vào trong tiềm thức, chỉ cần xúc cảm chạm đến là có thể “xuất khẩu thành thơ”
Một trong những thành công trong mảng thơ tình thành công trong mảng thơ tình Xuân Quỳnh phải kể đến những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện thế giới biểu tượng trong thơ chị Xuân Quỳnh bằng cái tâm của người nghệ sĩ chân chính và tài năng thiên bẩm, đã hết sức chú trọng đến việc sáng tạo biểu tượng trong thơ Thế giới thơ Xuân Quỳnh trở nên lung linh sắc màu chính nhờ việc chị đã hết sức tinh nhạy trong việc lựa chọn, tạo dựng những biểu tượng vừa bình dị đời thường vừa độc đáo cuốn hút
Đọc thơ Xuân Quỳnh, chúng ta thấy và nghe được nhịp đập của một trái tim
đa điệu, thấy được bản sắc tình yêu của một con người, sắc sảo, nhuần nhụy và giàu cảm xúc Đó chính là biểu hiện một tâm hồn phụ nữ rất phong phú Chị đã giãi bày cảm xúc, suy tư, trên những trang thơ, gửi gắm ở đó những ước muốn, khát khao của tình yêu vĩnh cửu Ta gặp trong thơ chị những hình ảnh, sự vật bình thường giản dị hết sức đời thường Đó là hình ảnh đôi “bàn tay” với những chai sần vì vất
vả lân đận trong cuộc sống đời thường, là hình ảnh “trái tim” tha thiết yêu thương, trái tim suốt đời cống hiến, chở che, hi sinh cho gia đình hay đó là “ngôi nhà”,
“vòm cây”, “mái phố”… Qua sáng tạo của chị, những hình ảnh ấy như biết nói, trở
Trang 24Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n thành biểu tượng tình yêu Chịu sự chi phối rõ rệt của cảm quan phụ nữ, biểu tượng thơ Xuân Quỳnh thường thiên về cụ thể, giản dị, rất gần với tự nhiên và sinh hoạt đời thường Tất cả những biểu tượng này, dù trực tiếp hay gián tiếp đều bộc lộ tâm trạng, thể hiện quan niệm của nhà thơ
Từ những khái quát trên về thơ tình yêu Xuân Quỳnh có thể thấy, người phụ
nữ đa tài, đa mang ấy đã “tự hát” về cuộc đời mình “Chị đã đem chính mình, chính cuộc đời mình ra làm thơ, và thơ đối với chị không phải là một nghề nghiệp, cũng không phải Tài năng, mà là Số Phận, là Tâm Hồn, là điều Thiêng Liêng khó đạt tới
nhất trên Cõi Đời này” [21, tr.590] Tính chất tự truyện là nét đậm quán xuyến hàng
loạt bài thơ, tập thơ Chị gần như trở thành nhân vật của chính thơ mình Chị đã đưa chính cuộc đời mình vào trong thơ Thơ Xuân Quỳnh như nhận xét của Chu Văn Sơn: “Âu cũng là tự hát” Chị hát về thân phận mình, về thế hệ mình Chị đã hát lên khúc ca tình yêu từ chính tình yêu của mình
1.2.3 Khảo sát biểu tượng trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh
Khảo sát hệ thống bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh chúng tôi thống kê được một khối lượng khá lớn Trong tổng số 265 bài thơ, có 73 bài thơ tình yêu, chiếm khoảng 27.5% Chúng tôi đã tiến hành khảo sát hệ thống các biểu
tượng trong mảng thơ tình yêu Xuân Quỳnh Kết quả như sau:
Cỏ dại Con đường Hoa
Ngôi nhà Trái tim Bàn tay Sóng , Thuyền, Biển Con tàu - Sân ga
6,6%
13,3% 11,4% 10,7% 4,4%
7,4%
11,9% 5,5%
Trang 25Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
Trên cơ sở khảo sát và theo chủ quan của chúng tôi, trong khuôn khổ khóa luận này chúng tôi sẽ lựa chọn và đi sâu tìm hiểu các biểu tượng sau trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh: biểu tượng trái tim, bàn tay, ngôi nhà, vòm cây, con đường, dòng sông, hoa, thuyền - sóng - biển Sự lựa chọn này, như đã nói, mang tính chất chủ quan Tuy nhiên không phải là không có cơ sở Thứ nhất, chúng tôi nghiên cứu những biểu tượng xuất hiện với tỉ lệ cao trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh Thứ hai, những biểu tượng quen thuộc, gần gũi khắc ghi dấu ấn của nhà thơ Việc khảo sát
và nghiên cứu toàn bộ các biểu tượng trong thơ Xuân Quỳnh chúng tôi mong muốn
sẽ được thực hiện ở những công trình khác
Trang 26Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
Chương 2
HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ TÌNH YÊU XUÂN QUỲNH
2.1 Biểu tượng của sự gắn kết yêu thương
2.1.1 Trái tim - “chất keo” của tình yêu
Đọc thơ tình yêu Xuân Quỳnh ta không thể không chú ý đến một danh từ rất bình thường gần gũi nhưng trở thành một hình tượng khó quên, thậm chí là đặc trưng của thơ tình Xuân Quỳnh: “trái tim” Xuân Quỳnh không phải là người đầu tiên đưa “trái tim” vào tình yêu và vào thơ Trái tim được dùng như một hình ảnh tượng trưng cho tình cảm, cảm xúc con người và đã trở thành một biểu tượng quen thuộc trong thơ tình yêu
Onga Bécgôn - nhà thơ tình yêu thích của phụ nữ thế giới đã nói hộ nỗi khao
khát của biết bao người: “Em bao giờ cũng dâng tặng trái tim - Những khúc ca niềm
đau khổ” (theo Vũ Kim Xuyến) Ta từng bắt gặp trái tim buốt nhức câu thề gió
trăng, sôi nổi, rạo rực trong thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát: “Chẳng đôi mươi - vẫn lạ
chưa - Trái tim đập suốt bốn mùa gió trăng” (Cảm ơn); trái tim dạt dào tin yêu
trong thơ Đàm Thị Lam Luyến: “Ta đã gửi cho anh - Một con tim dào dạt” (Gửi
tình yêu)…
Hình ảnh trái tim trong thơ Xuân Quỳnh trước hết là một trái tim thiết thực với những chức năng sinh học mà tạo hoá đã trao cho nó quyền năng đặc biệt là duy trì sự sống:
Em trở về đúng nghĩa trái tim Làm sống lại những hồng cầu đã chết Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của tin yêu
(Tự hát)
Tình yêu trở nên một điều gần gũi với trái tim “đời thường” Xuân Quỳnh đã
trở về đúng với bản thể của con người, chị sống thật với tình yêu của mình và nơi
Trang 27Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n duy nhất đúng để thể hiện cho lòng chân thành, thủy chung đó chính là trái tim của
chị, một “trái tim” không bao giờ biết dối lừa, trái tim bé nhỏ ấy đã biết sống đúng
nghĩa với tình yêu của mình, đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của chị Xuân Quỳnh đã tự hát về trái tim “máu thịt” của mình không bao phủ vẻ hào nhoáng của những điều giả dối, nó bộc lộ một tình yêu không biết khoa trương, trái tim ấy thật dung dị, bình thường với một tình yêu đằm thắm luôn khao khát được hiến dâng cho người mình yêu Như vậy, Xuân Quỳnh đã dùng hình ảnh trái tim để làm biểu tượng cho tình yêu của mình, và tình yêu đó đã đẹp hơn khi trở về “đúng nghĩa” của nó Thật không dễ dàng chút nào để chúng ta tìm trong hành trang của văn học hiện đại những bài thơ có chứa một trái tim tình yêu dung dị như thế; và tình yêu chất chứa trong trái tim ấy thì không tầm thường chút nào Đó
là một tình yêu mãnh liệt và luôn hướng đến cái tuyệt đối vĩnh hằng của nó, dù là thể hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp, Xuân Quỳnh đã làm nổi bật lên được hình ảnh biểu trưng đặc biệt này trong thơ chị, trái tim là tình yêu, là nơi chứa đựng bao khát vọng yêu đương cháy bỏng Bên cạnh đó, trái tim trong thơ Xuân Quỳnh còn là một trái tim đa cảm, thông minh và tinh tế Trái tim ấy biết khước từ mọi biến hoá cao sang để làm chính nó:
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em anh đã từng biết đấy Anh là người coi thường của cải Nên nếu cần anh bán nó đi ngay
(Tự hát)
Xuân Quỳnh đã không đánh đổi tình yêu đích thực của mình bằng vật chất Chị hiểu sâu sắc rằng sẽ không còn là bền vững khi tình yêu mang ánh sáng chói lòa của vật giá, bởi nó không phải là cái bất biến, đã là của cải thì con người có thể đánh đổi được khi cần thiết Cho nên, tình yêu của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh không dựa trên vẻ đẹp sáng chói hay sự hào nhoáng bên ngoài
Chị khao khát một tình yêu không có khoảng cách, chị không mong tình yêu của mình là vầng dương của vũ trụ, vì nó sẽ tàn khi bóng hoàng hôn đổ về
Trang 28Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
Em sẽ không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
(Tự hát)
Hơn ai hết, chị hiểu, mọi sự hào nhoáng sẽ mờ phai, ánh mặt trời kia cũng sẽ lụi tàn khi màn đêm đổ xuống Chính vì vậy, chị đã xây lâu đài tình yêu bằng một trái tim thiết thực và lấy đó làm điểm tựa vững chắc của tình yêu - một trái tim yêu khoẻ mạnh, nồng nàn, tha thiết
Trái tim trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh là trái tim nồng nhiệt của người phụ
nữ suốt đời khát khao tình yêu Chị luôn nâng niu quý trọng niềm hạnh phúc có thật trong đời Trái tim của Xuân Quỳnh không chỉ làm nên những diều kỳ diệu mà còn cảm nhận những điều sâu kín trong tâm hồn con người: biết khát khao, biết xúc
động, biết lo âu và quan trọng nhất là “biết yêu anh và biết được anh yêu”:
Chỉ riêng điều được sống cùng nhau Niềm sung sướng với em là lớn nhất Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực Giây phút nào tim chẳng đập vì anh
(Chỉ có sóng và em)
Với Xuân Quỳnh “chỉ riêng điều được sống cùng nhau” đã là một khao khát
lớn, khát khao ngay cả khi đã thành hiện thực Biểu tượng “trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực” luôn hướng về người mình yêu một cách say đắm và trọn vẹn Người đàn bà ấy yêu đến quên mình, lúc nào cũng sợ chưa nói hết được tình yêu của mình, chỉ sợ không bao bọc được hết người mình yêu trong kén vàng của hạnh phúc Chị lặng lẽ đi sâu vào tâm hồn anh để nhận thức, để “biết xúc động”, “biết yêu anh”, đó chính là một trái tim không ngừng nghỉ với tình yêu để mãi được hòa nhập trong anh
Tình yêu đích thực không dễ dàng đến và cũng không dễ dàng tồn tại mãi mãi với chúng ta nếu như trái tim mình lỡ một lần sai nhịp Trái tim của Xuân Quỳnh đã lỡ một lần đập sai nhịp và chị đã phải trả giá cho một lần lỡ lầm đó bằng chính hạnh phúc trong tình yêu đầu tiên của mình Và nỗi khắc khoải, lo âu về sự xa cách, cô đơn luôn thường trực trong tâm hồn chị:
Trang 29Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
Lại nhịp đập bắt đầu, tim rạo rực Trước biết bao nao nức với mong chờ
(Lại bắt đầu)
Ta luôn gặp trong thơ Xuân Quỳnh một trái tim yêu đa cảm với đầy những
âu lo và cũng thật thông minh, tinh tế Lúc nào Xuân Quỳnh cũng chỉ lo chưa nói hết tình yêu của mình, chỉ sợ không bao bọc được người yêu trong niềm yêu mến
Quả tim dại khờ vì yêu ấy luôn rạo rực những nhịp đập và muốn ôm trọn tất cả: “Và
cả anh, anh yêu của riêng em - Khi anh nói yêu em, trái tim em đập chừng mạnh quá” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác)
Tình yêu không phải lúc nào cũng ngọt ngào, hạnh phúc Bởi cay đắng, xót
xa, tan vỡ là những trạng thái khó có thể tránh khỏi trên con đường đi kiếm tìm một tình yêu đích thực và những ai đi trên con đường ấy phải biết chấp nhận điều đó Một trái tim quá nhạy cảm như Xuân Quỳnh đã luôn trăn trở, lo âu về hạnh phúc của mình, đó là cảm giác sợ mất đi những gì đẹp nhất ở một tình yêu chị đã đánh đổi bằng chính cuộc đời mình mới có được Tuy vậy, không có nghĩa là Xuân Quỳnh buông xuôi theo số phận khi nghiệt ngã cuộc đời ép vào trái tim bé nhỏ của chị Ta vẫn thấy có một người đàn bà từng trải, đằm thắm tỉnh táo trong tình yêu Trái tim ấy dù có lúc đau buồn nhưng không hề hoảng loạn, chị đã ngụp lặn trong đại dương mênh mông sâu thẳm của tình yêu với sóng gió và bão tố, rồi trong giông
tố chị lại lắng nghe tiếng nói trái tim để tìm về đúng nghĩa của hạnh phúc:
Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu
(Tự hát)
Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh đã vượt qua được những đau đớn đổ vỡ Con tim dù nát tan vẫn khẳng định một tình yêu tha thiết mãi không nguôi Tình yêu càng mong manh thì trái tim càng phải yêu thật nhiều để hiến dâng và để xoa dịu nỗi đau, sự mất mát Do vậy cho dù có đau buồn, tình yêu và hạnh phúc vẫn là điều
Trang 30Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n quý giá nhất mà bất cứ người phụ nữ nào vẫn thấy không thể thiếu cho cuộc đời của chính mình Bởi vậy, chỉ một chút nhỏ bé hạnh phúc cũng khiến trái tim của người phụ nữ đa đoan Xuân Quỳnh rạo rực và thổn thức
Theo Ngân Hà: “So với các tác giả nữ cùng thời như Phan Thị Thanh Nhàn, Ý
Nhi, Như Trang ta thấy Xuân Quỳnh “Đời” hơn rất nhiều” [3, tr.22] Nồng nhiệt,
cháy bỏng trong tình yêu, lo âu, nhức nhối trước những biến đổi, tàn phai khiến trái tim Xuân Quỳnh đôi khi mỏi mệt, đớn đau Đối với Xuân Quỳnh, trái tim đã trở thành biểu tượng duy nhất và thiêng liêng của tình yêu Biểu tượng tình yêu đó, được Xuân Quỳnh cụ thể hóa qua từng giai đoạn của cuộc đời, hay nói đúng hơn là mỗi chặng đường đi tìm hạnh phúc Từ những nhịp đập rạo rực, mạnh mẽ của thời tuổi trẻ, đến những ưu tư, khắc khoải và dường như mỏi mệt của một người đã từng trải:
“Trái tim này chẳng còn có ích - Cho anh yêu, cho công việc, bạn bè - Khi cuộc đời
trôi chảy ngoài kia - Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện” (Thời gian trắng)
Sự hành hạ của bệnh tật và sự cô đơn trong tình yêu đã khiến cho người vốn mạnh mẽ như Xuân Quỳnh trở nên yếu đuối Cuộc sống đằng sau cánh cửa bệnh viện đang vận động, đổi thay, còn chị vẫn ở đó nhưng để thời gian trôi đi mà bất lực không thể níu giữ Đằng sau quỹ thời gian ấy là trái tim chứa đựng bao nhiêu thương yêu, bao nhiêu xúc cảm, “trái tim buồn sau lần áo mỏng” Hình tượng trái tim trong thơ Xuân Quỳnh đã trở thành một phương tiện đắc lực để nhà thơ giãi bày bao tâm tư tình cảm của mình, đó là nơi chị cất giấu một tình yêu đằm thắm, cuồng
si của cả một đời đánh đổi Trái tim ấy đang làm việc hết mình, yêu hết mình phải vật lộn với số phận, với cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc Ta lại nhận thấy một trái tim nhạy cảm, ham sống và ước ao được sẻ chia của thi sĩ
Trong cái hữu hạn ngắn ngủi của cuộc đời, tình yêu trở thành vĩnh cửu Tình yêu bất tận và bền vững, vượt ra ngoài cái hữu hạn thường tình của lẽ sinh tử Trái tim Xuân Quỳnh đã vượt qua sự hữu hạn, ngắn ngủi của cuộc đời (bởi phần vật chất của trái tim cũng không tránh khỏi quy luật tử sinh), vượt qua giới hạn bình thường bởi nó mang chứa một tình yêu vô biên tuyệt đích: