7. Cấu trúc của khóa luận
2.2.1. Ngôi nhà “tổ ấm” biểu tượng trung tâm hạnh phúc
Trong lí lịch tự thuật của mình Xuân Quỳnh có viết: “Vang động những âm thanh sự sống chân thật, giản dị; đó là những gì diễn ra trước mắt tôi, không che giấu, không màu mè, có sức thuyết phục ghê gớm về một hạnh phúc đời thường giản dị”[10, tr.18]. Cảm nhận đời sống giản dị và thiên về cái nhìn của phái tính nữ nên trong thơ chị lung linh vẻ đẹp của đời sống thường nhật: “mái phố” thân yêu,
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 38 Líp K36B - SP V¨n
bình gốm cũ” cũng có vị trí trong thơ chị. Tất cả mọi chi tiết bé nhỏ, quen thuộc của đời sống hàng ngày đi vào thơ Xuân Quỳnh tạo thành bức tranh bình dị, thân thuộc:
Căn phòng con riêng của chúng mình Nước trong phích, hoa trong bình gốm cũ Sách trên giá và thơ trong trí nhớ
Viết ra rồi, anh đọc em nghe
(Nghe rét đến nhớ về Hà Nội)
Có những người khi đọc những câu thơ trên của Xuân Quỳnh thì “cười nụ”
xem đó là thứ thơ “chưa sạch nước cặn” bởi những câu thơ viết ra những điều hiển nhiên: nước lại chả trong phích, hoa lại chả trong bình. Song, đó chính là điểm làm nên sự khác biệt, nét riêng độc đáo của chị. Đó là chất thơ của Xuân Quỳnh, chất thơ từ đời thường, “chất thơ của tổ ấm” đúng như lời nhận xét của TS. Chu Văn Sơn. Những câu thơ xuất phát từ trái tim đầy yêu thương, gắn bó, quấn quýt với mọi đồ vật thân thuộc, giản dị nhưng thuộc về “Tổ Ấm” của Xuân Quỳnh. Mỗi người “ai cũng có một gia đình nhưng mấy ai phát hiện ra chất thơ từ Tổ Ấm” [24, tr.181]. Tuổi thơ đơn côi khiến nhà thơ khát khao về một mái ấm. Trong tâm hồn người phụ nữ ấy luôn trăn trở, lo âu về sự cách chia, phai nhạt. Chị nuôi trong mình khát vọng về một bến đỗ trụ vững và khát vọng ấy được gửi vào Tổ Ấm. Với chị hạnh phúc gia đình là mối hàn bền chắc gắn kết từng cá nhân riêng lẻ, để nương tựa cùng nhau đi qua giông tố cuộc đời. Chị yêu rất nhiều, dồn hết tâm lực chăm bón cho khu vườn tình yêu, “chị xòe cánh như một con gà mái chở che và vun vén cho tổ ấm của chị”[8, tr.157]. Vậy nhưng, càng tin tưởng, vun xới chị lại càng lo âu. Chị như “Cánh chuồn trong giông bão” nhỏ bé, mỏng manh, yếu ớt, muốn yên lành nhưng lại gặp toàn bão tố, muốn êm trôi nhưng lại toàn thác lũ, muốn yên định nhưng lại lắm lo âu.
Cánh chuồn bé nhỏ không một chốn nương náu, chở che tựa như cuộc đời côi cút của chính Xuân Quỳnh vậy:
Tôi không có một căn phòng
Lang thang khắp những năm ròng tuổi thơ (Thơ viết tặng anh)
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 39 Líp K36B - SP V¨n
Có lẽ Xuân Quỳnh luôn thiếu “tổ ấm” từ khi còn bé dại, ấu thơ? Có lẽ đó là niềm thôi thúc “bản năng” trong đáy sâu tâm hồn của những người đàn bà. Chính vì điều đó, chị viết nhiều về “mái che”, về những đồ vật gắn bó với Tổ Ấm để phơi trải khao khát trong tâm hồn không yên định của chị. Sự bất hạnh vì nỗi mẹ mất sớm, cha đi bước nữa, gia đình bị phá vỡ và cái tổ ấm đầu đời do mình gây dựng cũng bị chia lìa đã khiến Xuân Quỳnh tha thiết hát lên những vần thơ đầy ước ao đến thế. Mái ấm - nơi chốn đi về với chị không đơn thuần là những hình hài vật chất mà nó là bến đỗ bình an nhất cho con thuyền tâm hồn chị neo đậu, nó giúp chị trụ vững bằng tình yêu và niềm tin.
Những thương, những nhớ bắt đầu Từ ngôi nhà mái ngói nâu gập ghềnh Máu của em, máu của anh
Thấm bên góc phố, chân thành ngày xưa… (Lai lịch một tình yêu)
Những biểu tượng thuộc về sự sống hàng ngày này khi đi vào thơ Xuân Quỳnh, chúng được cảm nhận hết sức đặc biệt.Tình yêu tiếp thêm sức mạnh giúp con người vượt qua thử thách. Xuân Quỳnh tìm đến tình yêu như tìm đến một sự chở che đầy bao dung tin cậy:
Yêu thương là lòng anh Bao dung là mái phố
(Mái phố)
Biểu tương của “mái phố” như gợi nhắc cho Xuân Quỳnh về sự bao bọc, chở che. Từ những ngày gian khổ, từ lửa táp bom rơi, trải qua những tháng ngày không bình yên của đất nước nữ sĩ như cảm thấy vững dạ khi nghĩ về hình ảnh của mái phố. Mái nhà với gia đình thân yêu là nơi chị “thao thức khi đi xa và hồi hộp mỗi khi trở về”. Đó là ngọn nguồn chở che cho tâm hồn không yên định của Xuân Quỳnh. Nhưng mỗi lúc rời xa gia đình chị vẫn cảm thấy ấm lòng bởi những mái phố bao dung, “mỗi ngôi nhà như dáng một người thân”, những tán cây, bầu trời xanh trong vời vợi:
Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n
NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 40 Líp K36B - SP V¨n
Bầu trời đã trở về Cao và xanh biết mấy Mái nhà như sóng dậy Con đường như dòng sông Mặt đất nắng mênh mông
(Bầu trời đã trở về)
Hiện diện thường trực và phong phú trong cảm thức thơ ca Xuân Quỳnh, tổ ấm là biểu tượng sống động của gắn bó - chở che. Với người khác, yêu có khi chỉ cần được giao cảm với đời, chỉ cần ghì riết lấy sự sống trong vòng tay vồ vập ham hố cuống quýt của mình, dù chỉ trong khoảnh khắc. Còn với Xuân Quỳnh, hạnh phúc yêu đương nhất thiết phải thành hạnh phúc gia đình, phải kết thành tổ ấm. “Tổ ấm mới là mối hàn bền chắc gắn kết từng cá nhân nhỏ nhoi riêng lẻ vào nhau và vào với cuộc đời mênh mông vô tận. Tổ ấm là con thuyền thả trên sự trôi chảy để mà chống chọi, vượt qua cái bấp bênh vô định của dòng đời, là chốn yên lành có thật giữa cõi đời đầy khắc nghiệt này” [12, tr.181]. Và chị luôn xem mình là “ngôi nhà đời thường” với tất cả nguồn cảm xúc yêu thương nhất. Nếu ngôi nhà là trụ sở của sự sống, thì con cái là trái tim của tổ ấm. Sớm chịu thân phận bất hạnh mẹ mất sớm, cha đi bước nữa, gia đình bị phá vỡ cái tổ ấm đầu đời của mình bị chia lìa nên Xuân Quỳnh luôn nhìn cuộc đời qua tiêu điểm tổ ấm [2, tr.166]. Với chị tổ ấm chính là nơi dựa vững chắc, là bến đỗ bình an sau những chặng đường vất vả đồng thời nó chính là biểu tượng sống động của sự gắn bó - chở che.