Trái tim “chất keo” của tình yêu

Một phần của tài liệu Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu của xuân quỳnh (Trang 26)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.1.1.Trái tim “chất keo” của tình yêu

Đọc thơ tình yêu Xuân Quỳnh ta không thể không chú ý đến một danh từ rất bình thường gần gũi nhưng trở thành một hình tượng khó quên, thậm chí là đặc trưng của thơ tình Xuân Quỳnh: “trái tim”. Xuân Quỳnh không phải là người đầu tiên đưa “trái tim” vào tình yêu và vào thơ. Trái tim được dùng như một hình ảnh tượng trưng cho tình cảm, cảm xúc con người và đã trở thành một biểu tượng quen thuộc trong thơ tình yêu.

Onga Bécgôn - nhà thơ tình yêu thích của phụ nữ thế giới đã nói hộ nỗi khao khát của biết bao người: “Em bao giờ cũng dâng tặng trái tim - Những khúc ca niềm đau khổ” (theo Vũ Kim Xuyến). Ta từng bắt gặp trái tim buốt nhức câu thề gió trăng, sôi nổi, rạo rực trong thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát: “Chẳng đôi mươi - vẫn lạ chưa - Trái tim đập suốt bốn mùa gió trăng” (Cảm ơn); trái tim dạt dào tin yêu trong thơ Đàm Thị Lam Luyến: “Ta đã gửi cho anh - Một con tim dào dạt” (Gửi tình yêu)…

Hình ảnh trái tim trong thơ Xuân Quỳnh trước hết là một trái tim thiết thực với những chức năng sinh học mà tạo hoá đã trao cho nó quyền năng đặc biệt là duy trì sự sống:

Em trở về đúng nghĩa trái tim

Làm sống lại những hồng cầu đã chết Biết lấy lại những gì đã mất

Biết rút gần khoảng cách của tin yêu (Tự hát)

Tình yêu trở nên một điều gần gũi với trái tim “đời thường”. Xuân Quỳnh đã trở về đúng với bản thể của con người, chị sống thật với tình yêu của mình và nơi

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 22 Líp K36B - SP V¨n

duy nhất đúng để thể hiện cho lòng chân thành, thủy chung đó chính là trái tim của chị, một “trái tim” không bao giờ biết dối lừa, trái tim bé nhỏ ấy đã biết sống đúng nghĩa với tình yêu của mình, đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của chị. Xuân Quỳnh đã tự hát về trái tim “máu thịt” của mình không bao phủ vẻ hào nhoáng của những điều giả dối, nó bộc lộ một tình yêu không biết khoa trương, trái tim ấy thật dung dị, bình thường với một tình yêu đằm thắm luôn khao khát được hiến dâng cho người mình yêu. Như vậy, Xuân Quỳnh đã dùng hình ảnh trái tim để làm biểu tượng cho tình yêu của mình, và tình yêu đó đã đẹp hơn khi trở về “đúng nghĩa” của nó. Thật không dễ dàng chút nào để chúng ta tìm trong hành trang của văn học hiện đại những bài thơ có chứa một trái tim tình yêu dung dị như thế; và tình yêu chất chứa trong trái tim ấy thì không tầm thường chút nào. Đó là một tình yêu mãnh liệt và luôn hướng đến cái tuyệt đối vĩnh hằng của nó, dù là thể hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp, Xuân Quỳnh đã làm nổi bật lên được hình ảnh biểu trưng đặc biệt này trong thơ chị, trái tim là tình yêu, là nơi chứa đựng bao khát vọng yêu đương cháy bỏng. Bên cạnh đó, trái tim trong thơ Xuân Quỳnh còn là một trái tim đa cảm, thông minh và tinh tế. Trái tim ấy biết khước từ mọi biến hoá cao sang để làm chính nó:

Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng Trái tim em anh đã từng biết đấy Anh là người coi thường của cải Nên nếu cần anh bán nó đi ngay

(Tự hát)

Xuân Quỳnh đã không đánh đổi tình yêu đích thực của mình bằng vật chất. Chị hiểu sâu sắc rằng sẽ không còn là bền vững khi tình yêu mang ánh sáng chói lòa của vật giá, bởi nó không phải là cái bất biến, đã là của cải thì con người có thể đánh đổi được khi cần thiết. Cho nên, tình yêu của người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh không dựa trên vẻ đẹp sáng chói hay sự hào nhoáng bên ngoài.

Chị khao khát một tình yêu không có khoảng cách, chị không mong tình yêu của mình là vầng dương của vũ trụ, vì nó sẽ tàn khi bóng hoàng hôn đổ về.

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 23 Líp K36B - SP V¨n

Em sẽ không mong nó giống mặt trời Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống

(Tự hát)

Hơn ai hết, chị hiểu, mọi sự hào nhoáng sẽ mờ phai, ánh mặt trời kia cũng sẽ lụi tàn khi màn đêm đổ xuống. Chính vì vậy, chị đã xây lâu đài tình yêu bằng một trái tim thiết thực và lấy đó làm điểm tựa vững chắc của tình yêu - một trái tim yêu khoẻ mạnh, nồng nàn, tha thiết.

Trái tim trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh là trái tim nồng nhiệt của người phụ nữ suốt đời khát khao tình yêu. Chị luôn nâng niu quý trọng niềm hạnh phúc có thật trong đời. Trái tim của Xuân Quỳnh không chỉ làm nên những diều kỳ diệu mà còn cảm nhận những điều sâu kín trong tâm hồn con người: biết khát khao, biết xúc động, biết lo âu và quan trọng nhất là “biết yêu anh và biết được anh yêu”:

Chỉ riêng điều được sống cùng nhau Niềm sung sướng với em là lớn nhất Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực Giây phút nào tim chẳng đập vì anh

(Chỉ có sóng và em)

Với Xuân Quỳnh “chỉ riêng điều được sống cùng nhau” đã là một khao khát lớn, khát khao ngay cả khi đã thành hiện thực. Biểu tượng “trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực” luôn hướng về người mình yêu một cách say đắm và trọn vẹn. Người đàn bà ấy yêu đến quên mình, lúc nào cũng sợ chưa nói hết được tình yêu của mình, chỉ sợ không bao bọc được hết người mình yêu trong kén vàng của hạnh phúc. Chị lặng lẽ đi sâu vào tâm hồn anh để nhận thức, để “biết xúc động”, “biết yêu anh”, đó chính là một trái tim không ngừng nghỉ với tình yêu để mãi được hòa nhập trong anh.

Tình yêu đích thực không dễ dàng đến và cũng không dễ dàng tồn tại mãi mãi với chúng ta nếu như trái tim mình lỡ một lần sai nhịp. Trái tim của Xuân Quỳnh đã lỡ một lần đập sai nhịp và chị đã phải trả giá cho một lần lỡ lầm đó bằng chính hạnh phúc trong tình yêu đầu tiên của mình. Và nỗi khắc khoải, lo âu về sự xa cách, cô đơn luôn thường trực trong tâm hồn chị:

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 24 Líp K36B - SP V¨n

Lại nhịp đập bắt đầu, tim rạo rực Trước biết bao nao nức với mong chờ

(Lại bắt đầu)

Ta luôn gặp trong thơ Xuân Quỳnh một trái tim yêu đa cảm với đầy những âu lo và cũng thật thông minh, tinh tế. Lúc nào Xuân Quỳnh cũng chỉ lo chưa nói hết tình yêu của mình, chỉ sợ không bao bọc được người yêu trong niềm yêu mến. Quả tim dại khờ vì yêu ấy luôn rạo rực những nhịp đập và muốn ôm trọn tất cả: “ cả anh, anh yêu của riêng em - Khi anh nói yêu em, trái tim em đập chừng mạnh quá(Thơ viết cho mình và những người con gái khác).

Tình yêu không phải lúc nào cũng ngọt ngào, hạnh phúc. Bởi cay đắng, xót xa, tan vỡ là những trạng thái khó có thể tránh khỏi trên con đường đi kiếm tìm một tình yêu đích thực và những ai đi trên con đường ấy phải biết chấp nhận điều đó. Một trái tim quá nhạy cảm như Xuân Quỳnh đã luôn trăn trở, lo âu về hạnh phúc của mình, đó là cảm giác sợ mất đi những gì đẹp nhất ở một tình yêu chị đã đánh đổi bằng chính cuộc đời mình mới có được. Tuy vậy, không có nghĩa là Xuân Quỳnh buông xuôi theo số phận khi nghiệt ngã cuộc đời ép vào trái tim bé nhỏ của chị. Ta vẫn thấy có một người đàn bà từng trải, đằm thắm tỉnh táo trong tình yêu. Trái tim ấy dù có lúc đau buồn nhưng không hề hoảng loạn, chị đã ngụp lặn trong đại dương mênh mông sâu thẳm của tình yêu với sóng gió và bão tố, rồi trong giông tố chị lại lắng nghe tiếng nói trái tim để tìm về đúng nghĩa của hạnh phúc:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Tự hát)

Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh đã vượt qua được những đau đớn đổ vỡ. Con tim dù nát tan vẫn khẳng định một tình yêu tha thiết mãi không nguôi. Tình yêu càng mong manh thì trái tim càng phải yêu thật nhiều để hiến dâng và để xoa dịu nỗi đau, sự mất mát. Do vậy cho dù có đau buồn, tình yêu và hạnh phúc vẫn là điều

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 25 Líp K36B - SP V¨n

quý giá nhất mà bất cứ người phụ nữ nào vẫn thấy không thể thiếu cho cuộc đời của chính mình. Bởi vậy, chỉ một chút nhỏ bé hạnh phúc cũng khiến trái tim của người phụ nữ đa đoan Xuân Quỳnh rạo rực và thổn thức.

Theo Ngân Hà: “So với các tác giả nữ cùng thời như Phan Thị Thanh Nhàn, Ý Nhi, Như Trang ta thấy Xuân Quỳnh “Đời” hơn rất nhiều” [3, tr.22]. Nồng nhiệt, cháy bỏng trong tình yêu, lo âu, nhức nhối trước những biến đổi, tàn phai khiến trái tim Xuân Quỳnh đôi khi mỏi mệt, đớn đau. Đối với Xuân Quỳnh, trái tim đã trở thành biểu tượng duy nhất và thiêng liêng của tình yêu. Biểu tượng tình yêu đó, được Xuân Quỳnh cụ thể hóa qua từng giai đoạn của cuộc đời, hay nói đúng hơn là mỗi chặng đường đi tìm hạnh phúc. Từ những nhịp đập rạo rực, mạnh mẽ của thời tuổi trẻ, đến những ưu tư, khắc khoải và dường như mỏi mệt của một người đã từng trải: “Trái tim này chẳng còn có ích - Cho anh yêu, cho công việc, bạn bè - Khi cuộc đời trôi chảy ngoài kia - Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện” (Thời gian trắng).

Sự hành hạ của bệnh tật và sự cô đơn trong tình yêu đã khiến cho người vốn mạnh mẽ như Xuân Quỳnh trở nên yếu đuối. Cuộc sống đằng sau cánh cửa bệnh viện đang vận động, đổi thay, còn chị vẫn ở đó nhưng để thời gian trôi đi mà bất lực không thể níu giữ. Đằng sau quỹ thời gian ấy là trái tim chứa đựng bao nhiêu thương yêu, bao nhiêu xúc cảm, “trái tim buồn sau lần áo mỏng”. Hình tượng trái tim trong thơ Xuân Quỳnh đã trở thành một phương tiện đắc lực để nhà thơ giãi bày bao tâm tư tình cảm của mình, đó là nơi chị cất giấu một tình yêu đằm thắm, cuồng si của cả một đời đánh đổi. Trái tim ấy đang làm việc hết mình, yêu hết mình phải vật lộn với số phận, với cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc. Ta lại nhận thấy một trái tim nhạy cảm, ham sống và ước ao được sẻ chia của thi sĩ.

Trong cái hữu hạn ngắn ngủi của cuộc đời, tình yêu trở thành vĩnh cửu. Tình yêu bất tận và bền vững, vượt ra ngoài cái hữu hạn thường tình của lẽ sinh tử. Trái tim Xuân Quỳnh đã vượt qua sự hữu hạn, ngắn ngủi của cuộc đời (bởi phần vật chất của trái tim cũng không tránh khỏi quy luật tử sinh), vượt qua giới hạn bình thường bởi nó mang chứa một tình yêu vô biên tuyệt đích:

Khãa luËn tèt nghiÖp §¹i häc Khoa Ng÷ V¨n

NguyÔn ThÞ Thu HuyÒn 26 Líp K36B - SP V¨n

Em trở về đúng nghĩa trái tim Là máu thịt, đời thường ai chẳng có

Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.

(Tự hát)

Trái tim yêu của Xuân Quỳnh đã khước từ mọi biến hoá cao sang để được làm chính nó, để trở về “đúng nghĩa” của nó để kiểm định lại đời mình với bao nỗi khát khao chưa đạt được - đó là sự vĩnh hằng của tình yêu, hạnh phúc. Trái tim ấy cũng đã trải qua biết bao cung bậc, đập những nhịp đập của yêu thương và những lo âu, day dứt, nhưng luôn đắm say, dâng hiến. Trái tim ấy luôn “biết yêu anh cả khi chết đi rồi”.

Trái tim trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh đã trở thành một biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu, là “chất keo” nối kết yêu thương. Biểu trượng trái tim đã mang đến một sắc điệu mới trong thơ tình yêu, góp phần làm cho thế giới nghệ thuật trong thơ chị thêm phong phú, sâu sắc. “Xuân Quỳnh không có gì hết ngoài trái tim biết yêu nhưng chính trái tim ấy đã nói lên thành thơ và chị trở thành nhà thơ nữ lớn nhất thế kỷ này của Việt nam chỉ bằng trái tim chân thành và vô giá ấy” [23, tr.155].

Một phần của tài liệu Hệ thống biểu tượng trong thơ tình yêu của xuân quỳnh (Trang 26)