Với tư cách là một người công tác lâu năm trong ngành Tòa án tại các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội, học viên mạnh dạn chọn đề tài để nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ luật học l
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGÔ THỊ VÂN
CHIA DI S¶N Lµ NHµ ë Vµ QUYÒN Sö DôNG §ÊT ë
THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Ngô Thị Vân
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục những chữ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ, DI SẢN THỪA KẾ, CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở 7
1.1 Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế 7
1.1.1 Khái niệm thừa kế 7
1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế 10
1.2 Khái niệm di sản thừa kế 11
1.2.1 Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết 12
1.2.2 Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác 13
1.3 Khái niệm chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 15
1.3.1 Di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 15
1.3.2 Căn cứ phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 20
1.3.3 Đặc điểm thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở 26
1.3.4 Các phương thức chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 30
Kết luận chương 1 34
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở 35
2.1 Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc 38
2.2 Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng 47
2.2.1 Nhà ở và quyền sử dụng đất ở là di sản dùng vào việc thờ cúng 47
2.2.2 Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp có di tă ̣ng 53
Trang 42.3 Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 54
2.4 Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật 56
2.5 Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có người thừa kế mới hoặc người bị bác bỏ quyền thừa kế và thừa kế thế vị 65
2.5.1 Trường hợp có người thừa kế mới 65
2.5.2 Trường hợp có người bị bác bỏ quyền thừa kế 66
2.5.3 Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người thừa kế thế vị 67
2.6 Hạn chế phân chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 69
2.7 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế 71
Kết luận chương 2 78
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở 79
3.1 Về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp có người thừa kế mới 80
3.2 Về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc chung của vợ, chồng 81
3.3 Về người từ chối quyền hưởng di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 86
3.4 Về di sản dùng vào việc thờ cúng lên quan đến di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất ở 88
Kết luận chương 3 90
KẾT LUẬN CHUNG 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 5DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật Dân sự năm 2005
CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐCP : Hội đồng chính phủ
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Trang 6DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1: THỐNG KÊ THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, kể từ khi Bộ luật dân sự năm 1995 và hiện nay là Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành, trên thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay hơn bao giờ hết là yêu cầu cấp thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện hơn nữa, nhằm điều chỉnh
có hiệu quả các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ thừa kế nói chung và thừa
kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng Vì vậy, hiện nay Bộ luật dân sự năm 2005 cũng đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung; đã có Dự thảo Bộ luật dân sự năm 2005 (sửa đổi) và đang được thảo luận rộng rãi tại các cơ quan thuộc Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Tư pháp và Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam , trong đó chế định về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự cũng được xem xét sửa đổi, bổ sung
Nhận định chung thì Chế định về quyền thừa kế được qui định trong Bộ luật dân sự hiện hành đã tương đối đầy đủ, tạo những cơ sở pháp lý vững chắc
để công tác áp dụng và thực hiện pháp luật trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định Tuy vậy, chế định về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự cũng chưa thể dự liệu hết được những trường hợp, những tình huống xảy ra trên thực tế phức tạp, đa dạng và biến động không ngừng Các vụ tranh chấp về quyền thừa kế ngày một gia tăng, phức tạp cho nên việc giải quyết các vụ án thừa kế, mà đặc biệt là thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở càng gặp nhiều khó khăn hơn Do giá trị của nhà ở và đất ở, các đương sự thường tranh chấp di sản là các loại tài sản đó Có vụ kéo dài trong nhiều năm mà không giải quyết được Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, thứ nhất, chế định về quyền thừa kế nói chung qui định về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở được xây dựng trong thời kỳ tiến hành cơ chế quản lý kinh tế của nhà
Trang 8nước theo cơ chế thị trường Do vậy, pháp luật về thừa kế và những qui định pháp luật khác có liên quan đến thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở chưa thật sự thống nhất và đồng bộ Việc xác định di sản thừa kế nói chung và thừa
kế nhà ở, quyền sử dụng đất ở nói riêng là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa kế vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng
Với tư cách là một người công tác lâu năm trong ngành Tòa án tại các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội, học viên mạnh dạn chọn đề tài để nghiên
cứu thực hiện luận văn thạc sĩ luật học là: Chia di sản là nhà ở và quyền sử
dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam, để qua đó được xem như nhận xét của
người làm công tác thực tiễn về việc thực hiện pháp luật thừa kế trong việc giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong thời gian qua có những nét đặc thù và là bài học kinh nghiệm trong công tác xét xử về thừa kế di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Thực tế trong những năm công tác tại ngành Toà án của học viên, thì tranh chấp về di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thường xuyên diễn ra Vì giá trị của nhà ở và đất ở không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà có ý nghĩa về mặt xã hội liên quan đến các lợi ích của cá nhân trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong gia đoạn hiện nay Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, phân tích nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng những qui định pháp luật để giải quyết những tranh chấp về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn Vì những lý do trên, học viên đã chọn đề tài này để nghiên cứu, thực hiện luận văn cao học luật là bảo đảm tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, kể từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được xây dựng và
Trang 9hoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội XHCN, theo đó quyền và lợi ích
về tài sản của công dân được chú trọng bảo vệ ngày một phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Một trong những nội dung quan trọng của pháp luật thừa kế là quan hệ thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở Bởi vì, nhà ở và đất ở là những bất động sản có giá trị đối với với cá nhân, với
hộ gia đình theo ngạn ngữ: “an cư, lạc nghiệp” và là căn cứ xác định những
thuận lợi và khó khăn của một đời người Tính đến thời điểm hiện nay, các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung của các nhà luật học trong nước khá phong phú Tuy nhiên, trong các công trình này, việc xác định chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo qui định của pháp luật Việt Nam thì chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện, mà chỉ đề cập đến việc phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền
sử dụng đất ở như một nội dung nhỏ cần phải có trong cơ cấu nội dung của luận văn mà thôi Các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung hoặc theo pháp luật hoặc theo di chúc hoặc thừa kế thế vị phải kể đến một số công trình tiêu biểu như: Chế độ hôn sản và thừa kế trong luật Việt Nam của TS Nguyễn Mạnh Bách (Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1993); Một số suy nghĩ về thừa
kế trong luật dân sự Việt Nam của TS Nguyễn Ngọc Điện (Nxb Trẻ, 1999); Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay của PGS.TS Phùng Trung Tập (Nxb Tư pháp, 2004); Luật thừa kế Việt Nam của PGS.TS Phùng Trung Tập (Nxb Hà Nội, 2009); Luận án tiến sĩ của Phạm Văn Tuyết: Thừa kế theo di chúc trong qui định của Bộ luật dân sự Việt Nam; Pháp luật thừa kế của Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn của TS Nguyễn Minh Tuấn (NXb Lao động – Xã hội, 2009) và một số công trình khác được công bố trong các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Luật học; Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật Tuy nhiên, những công trình khoa học kể trên chỉ tập trung nghiên
Trang 10cứu về thừa kế nói chung, mà không có công trình nào nghiên cứu về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành Ngoài ra, trong những năm qua, tuy đã có một số luận văn cao học luật nghiên cứu về thừa kế tại các cơ sở đào tạo luật là Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Nhưng các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về thừa kế thế vị, về những người không được quyền hưởng
di sản, về thừa kế theo di chúc, về thừa kế theo hàng cụ thể: Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Bích Phượng (Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội) về Thừa
kế thế vị theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành (2006); Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Lan Hương (Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội) về xác định di sản thừa kế theo di chúc theo qui định trong Bộ luật dân sự năm 2005… Với tình hình nghiên cứu trên, việc nghiên cứu đề tài: “Chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập, lần đầu tiên được nghiên cứu ở nước ta và không có sự trùng lặp với bất kỳ một công trình khoa học nào đã công bố Hơn nữa, học viên là người làm công tác thực tiễn tại Toà án, cho nên rất tâm huyết với đề tài này và mạnh dạn nghiên cứu để phục vụ cho công tác thực tiễn của bản thân
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu đề tài: Dựa trên những cơ sở lý luận về
thừa kế nói chung để qua đó nghiên cứu thực trạng áp dụng luật thực định
để giải quyết những tranh chấp về chia di sản thừa kế là nhà ở và đất ở tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để qua đó chỉ ra những vụ việc chia di sản thừa kế là nhà ở và đất ở còn tồn tại nhiều sai sót, chưa thỏa đáng đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để khuyến nghị
và nêu biện pháp hoàn thiện pháp luật qui định về di sản thừa kế là nhà ở
và quyền sử dụng đất ở
Trang 113.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với đề tài luận văn này, học viên chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, mà không nghiên cứu pháp luật Việt Nam nói chung
Tập trung nghiên cứu qui định của pháp luật hiện hành về thừa kế, qua
đó phân tích thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành để giải quyết những tranh chấp về chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở Tìm hiểu các cơ
sở, các yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc xây dựng các qui định của pháp luật qui định về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thông qua công tác xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng trong việc thực hiện đề tài như: Phương pháp lịch sử, phân tích, thống kê, tổng hợp, phương pháp so sánh…
5 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của qui định pháp luật
về thừa kế, về chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo qui định của pháp luật hiện hành
- Phân tích thực trạng giải quyết những tranh chấp thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Toà án nhân dân trong một số năm trở lại đây, để qua
đó nhận xét hiệu quả điều chỉnh của pháp luật qui định về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Trang 12- Phân tích, đánh giá những qui định chung về thừa kế và thừa kế nhà
ở, quyền sử dụng đất ở, phát hiện những bất cập của một số qui định của pháp luật về thừa kế, để nêu ra phương hướng hoàn thiện pháp luật thừa kế phù hợp với thực tế
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Những vấn đề chung về thừa kế, di sản thừa kế, chia di sản
Trang 13Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ, DI SẢN THỪA KẾ, CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
1.1 Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
1.1.1 Khái niệm thừa kế
Thừa kế là một quan hệ xã hội, là việc dịch chuyển tài sản của một người đã chết cho người khác còn sống theo di chúc hoặc theo điều kiện, trình
tự hàng thừa kế Thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và sự phát triển của xã hội loài người Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, những điều kiện về kinh tế, xã hội và hôn nhân phụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc Trong chế độ mẫu hệ với địa vị chủ đạo của người phụ nữ đã tạo ra tiền đề cho việc thừa kế tài sản của các con và
những người có quan hệ huyết thống của người mẹ Trong tác phẩm:
Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước, F.Angghen viết: Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể
về bên mẹ và trật tự thừa kế lúc ban đầu trong thị tộc, thì chỉ những người cùng họ hàng trong thị tộc đã chết Tài sản phải để lại trong nội
bộ thị tộc Vì tài sản để lại không có giá trị gì cho lắm nên trong thực tiễn có lẽ là từ xưa người ta vẫn trao tài sản cho những người bà con thân thuộc nhất về phía người mẹ… Lúc đầu chúng thừa kế người mẹ cùng với những người cùng huyết tộc với mẹ chúng, về sau có thể chúng là người đầu tiên kế thừa mẹ chúng [12, tr.79]
Vào thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, việc thừa kế được hình thành theo tập quán của thị tộc Theo đó, tài sản của thị tộc do người mẹ quản lý, khi người mẹ chết đi thì di sản được chuyển dịch cho những người thân thích trong thị tộc và tài sản của thị tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác
Trang 14Hình thức thừa kế này là hình thức thừa kế đầu tiên của xã hội loài người về vật phẩm tiêu dùng và tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộc sống chung cho toàn bộ các thành viên trong thị tộc
Theo tiến trình phát triển của nhân loại là sự phát triển không ngừng của nền sản suất xã hội, và chính tự thân của sự phát triển này đã là nguyên nhân làm thay đổi địa vị của người phụ nữ trong thị tộc, trong mỗi gia đình thành viên thị tộc Sự ra đời của nhiều ngành nghề mới như nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt đòi hỏi sức khoẻ và trí tuệ của người đàn ông, sản phẩm lao động mà người đàn ông làm ra không những đủ nuôi sống gia đình mà còn tạo ra nhiều của cải dư thừa Địa vị của người đàn ông trong gia đình và trong từng thị tộc, bộ lạc dần dần được thiết lập Đặc biệt khi nhà nước ra đời
và qui định chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã làm cho con cái biết rõ cha
mẹ mình Từ đó trong quan hệ gia đình xác lập huyết thống theo họ cha và chế độ gia đình phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ Chế độ mẫu hệ đã dần mờ nhạt thay bằng chế độ phụ hệ với vai trò gia trưởng đặc trưng của người đàn ông Các con trong gia đình có huyết thống với người cha sẽ mang họ cha và được thừa kế tài sản của cha
Thế là huyết thống theo họ mẹ và quyền thừa kế theo mẹ đã
bị xoá bỏ, huyết tộc theo họ cha và thừa kế cha được xác lập” Như vậy qua mỗi một thời kỳ, qua mỗi một giai đoạn phát triển của xã hội loài người tương ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của hình thức gia đình thì việc điều chỉnh quan hệ sở hữu có thay đổi dẫn theo sự thay đổi của các quan hệ thừa kế đó là do các nguyên nhân về kinh tế, quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân trong xã hội quyết định [30]
Như vậy ngay từ khi nhà nước và pháp luật chưa ra đời thì quan hệ sở hữu và thừa kế đã xuất hiện như một yếu tố khách quan Thừa kế xuất hiện
Trang 15phụ thuộc vào chế độ sở hữu Nếu sở hữu là yếu tố đầu tiên để xuất hiện quan
hệ sở hữu thì thừa kế là phương tiện duy trì củng cố quan hệ sở hữu
Khi xã hội phân chia thành giai cấp và chế độ tư hữu được hình thành, giai cấp thống trị chiếm hữu hầu hết tư liệu sản xuất và truyền lại cho con cháu nên địa vị thống trị được củng cố từ đời này sang đời khác Việc thừa kế tài sản là sự chuyển dịch công cụ, phương tiện bóc lột của giai cấp thống trị cho con cháu nhằm tiếp tục xác lập quyền lực về chính trị, kinh tế đối với những người lao động
Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, quan hệ thừa kế có tính kế thừa các giá trị vật chất và tinh thần của gia đình và dòng tộc Những thành quả lao động của gia đình như nhà ở và những của cải để dành khác, đây là những thành quả lao động mà thế hệ trước để lại cho thế hệ sau bởi nhà
ở và các tài sản khác không những là tài sản có giá trị lớn, mà nó còn thể hiện giá trị văn hoá đã tồn tại và phát triển qua các thời kỳ lịch sử
Ở Việt Nam, việc thừa kế di sản đã hình thành theo tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền, thậm chí việc chia di sản thừa kế còn theo truyền thống của dòng tộc Hình thức thừa kế này rõ nét nhất là ở một số tỉnh vùng Tây Nguyên như tỉnh Gia lai, theo Luật tục Êđê và M‟nông thì thừa kế thuộc
về những người thuộc về họ của người mẹ Hai dân tộc này vẫn theo chế độ mẫu hệ truyền thống, do vậy tài sản trong gia đình thuộc quyền sở hữu của người mẹ và người con gái, người đàn ông là người bố hoặc người chồng không có quyền hưởng di sản của người vợ goá [30] Luật thừa kế hiện đại của nước ta đã quan tâm đến quan hệ huyết thống giữa những người có quyền hưởng di sản của nhau, đồng thời đặt mối quan hệ này trong mối liên hệ với quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng Con cháu trong gia đình được hưởng di sản từ ông bà, cha mẹ và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng tổ tiên nhắc nhở con cháu nhớ công ơn của người đã chết
Trang 161.1.2 Khái niệm quyền thừa kế
Nếu thừa kế là một quan hệ xã hội phát sinh ngay cả trong một xã hội chưa phân chia thành giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật (thuộc về phạm trù kinh tế), thì quyền thừa kế chỉ có thể phát sinh trong một xã hội có nhà nước và pháp luật Quyền thừa kế hàm chứa những yếu tố cấu thành một quan
hệ pháp luật và có những đặc điểm pháp luật đặc thù Chế định về quyền thừa
kế không những qui định quyền tự định đoạt của của thể trong việc để lại di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật và quyền của người được thừa kế di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền hưởng hoặc từ chối quyền hưởng di sản theo những điều kiện do pháp luật qui định Hình thức dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật chính là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của người thừa kế hợp pháp Như vậy giữa quyền sở hữu đối với tài sản và quyền thừa
kế có mối quan hệ qua lại với nhau, nếu quyền thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của người thừa kế hợp pháp, thì quyền sở hữu lại chi phối trực tiếp đến quyền thừa kế Quyền thừa kế được hiểu dưới hai nghĩa:
Thứ nhất, quyền thừa kế theo theo nghĩa rộng (nghĩa khách quan) là
tổng hợp các qui phạm pháp luật qui định về trình tự, hình thức để lại di sản
và hưởng di sản thừa kế; người thừa kế có quyền nhận hay không nhận di sản; có quyền kiện hay không kiện yêu cầu chia di sản trong thời hạn pháp
luật qui định Theo qui định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho những người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” [23, Điều 631]
Thứ hai, quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan: Là quyền dân sự cụ
thể của mỗi cá nhân trong việc để lại di sản cho người thừa kế theo di chúc
Trang 17hoặc theo pháp luật; quyền nhận di sản hay từ chối quyền hưởng di sản; quyền kiện hay không kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền thừa kế của mình
Tóm lại, quyền thừa kế chỉ có thể được thực hiện khi người có di sản chết, những người thừa kế theo luật hoặc theo di chúc của người để lại di sản thể hiện ý chí nhận di sản của người đã chết
Quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự về tài sản Đó là quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản và những người không có quyền hưởng di sản Đặc điểm này của quyền thừa kế thể hiện trong quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối Theo đó, quan hệ thừa kế chỉ hình thành theo sự kiện một người chết đi có để lại di sản thừa kế; có người thừa
kế và người thừa kế thể hiện ý chí nhận di sản mà mình có quyền hưởng Ngược lại, một người chết đi không để lại di sản (không có di sản); hoặc có
để lại di sản nhưng không có người thừa kế hoặc có người thừa kế những đều không có quyền hưởng, đều từ chối quyền hưởng thì quan hệ thừa kế cũng không được xác lập
1.2 Khái niệm di sản thừa kế
Về di sản thừa kế, Điều 634 BLDS năm 2005 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác” [23, Điều 634]
Về di sản thừa kế còn có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí ngay trong pháp luật qua mỗi thời kì cũng quy định khác nhau Cùng với sự phát triển nền kinh tế - xã hội của Việt Nam hơn sáu mươi năm qua, với những chính sách đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần… đến nay thành phần, khối lượng, giá trị tài sản thuộc sở hữu tư nhân - nguồn của di sản thừa kế cũng ngày một phong phú, nhiều hơn và lớn hơn Di sản thừa kế
là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản khi còn sống Theo quy
Trang 18định tại Điều 163 BLDS: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [23, Điều 163] Như vậy, thành phần di sản bao gồm các loại
tài sản khác nhau và không bị hạn chế về số lượng, giá trị
1.2.1 Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết
Tài sản riêng của người chết được xác định khi người đó còn sống, có quyền sở hữu tài sản của mình một cách độc lập và tự mình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của riêng mình mà không bị ràng buộc vào
ý chí của người khác và chỉ tuân theo pháp luật Trong quan hệ vợ chồng, tài sản riêng của vợ hoặc của chồng được xác định là tài sản có trước thời kì hôn nhân hoặc có trong thời kì hôn nhân nhưng do được tặng cho riêng, được thừa
kế riêng mà người có tài sản riêng đó không định đoạt ý chí sáp nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc của chồng Tài sản riêng của người vợ hoặc của người chồng còn xác định được trường hợp vợ, chồng đã thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung hoặc yêu cầu Toà án chia khi có lí do chính đáng thì phần tài sản của
vợ hoặc của chồng được chia là tài sản riêng của mỗi người Những tài sản chung của vợ chồng không chia thì vẫn thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng Những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân hợp pháp là tài sản chung của vợ chồng Tuy nhiên, khi xác định tài sản chung và tài sản riêng của người vợ hoặc của người chồng, cần thiết phải phân biệt những trường hợp cụ thể sau đây:
Trường hợp thứ nhất: Vợ chồng đã chia tài sản chung (trong đó có tài
sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở) theo các căn cứ hợp pháp thì phần tài sản được chia của mỗi người là tài sản riêng, việc khai thác tài sản đó thuộc quyền sở hữu của riêng chủ sở hữu là vợ hoặc chồng, theo đó các khoản lợi thu được từ tài sản riêng đó là tài sản riêng Đối với nhà ở và quyền sử dụng đất ở, vợ chồng đã chia, thì diện tích nhà và diện tích đất ở của mỗi bên vợ và
Trang 19chồng thuộc quyên sở hữu của riêng người đó Trong qua trình sử dụng hoặc dùng nhà ở, đất ở để cho thuê, thì các khoản thu được từ các giao dịch này thuộc quyền sở hữu của người có nhà ở và quyền sử dụng đất ở, mà không thuộc về sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng
Trường hợp thứ hai: Trước thời kì hôn nhân, vợ hoặc chồng có tài sản
riêng là nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tư liệu sản xuất, sau khi kết hôn, các loại tài sản đó không được nhập vào tài sản chung của vợ chồng thì vẫn là tài sản riêng của người chồng hoặc người vợ có các loại tài sản đó Nhưng tài sản riêng của người chồng hoặc của người vợ được khai thác và thu được những lợi ích nhất định thì các khoản lợi có được từ việc khai thác tài sản riêng đó là của chung vợ chồng [30]
1.2.2 Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
* Người chết là đồng sở hữu chung hợp nhất tài sản chung với vợ hoặc chồng và người chết là sở hữu chung theo phần đối với tài sản chung với người khác Trong những trường hợp này, khi người này chết thì tài sản là di
sản thừa kế được xác định trong khối tài sản chung đó như sau:
- Đối với sở hữu chung hợp nhất, khi vợ hoặc chồng chết trước, phần di sản của người chết trước là chồng hoặc vợ được xác định là 1/2 giá trị trong tổng giá trị tài sản chung hợp nhất của vợ chồng
- Đối với trường hợp thứ hai, khi còn sống người chết là đồng sở hữu chung theo phần đối với tài sản, khi người này chết thì phần quyền tài sản của người này trong khối tài sản chung là di sản thừa kế
- Các quyền tài sản khác của người chết để lại là di sản thừa kế gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả), các khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tiền bảo hiểm là di sản thừa kế của người đó
Trang 20Di sản thừa kế của cá nhân được hiểu là toàn bộ tài sản (trong đó có nhà
ở và quyền sử dụng đất ở) theo quy định tại Điều 163 BLDS Di sản thừa kế chỉ bao gồm các thành phần tài sản xác định được từ khối tài sản riêng, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, không bị hạn chế
về phạm vi giá trị Tài sản của công dân trong giai đoạn hiện nay được quy
định tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác 2 Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” [25, Điều 32]
Theo quy định của pháp luật, những tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân gồm thu nhập hợp pháp, nhà ở, máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản gửi tổ chức tín dụng bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, các trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, các giấy tờ có giá, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi
nợ, quyền nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lí khác; quyền đối với phần vốn góp trong các doanh nghiệp… Những loại tài sản này mà một người khi còn sống có quyền
sở hữu và khi người đó chết thì những tài sản này là di sản thừa kế, được đem chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại lớn hơn hoặc ngang bằng với giá trị di sản của người này để lại thì khi đó sẽ không còn di sản để chia thừa kế [30]
Từ phân tích trên, khái niệm về di sản thừa kế được hiểu như sau:
Di sản thừa kế là phần tài sản còn lại của người chết sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản (nếu có) với các chủ thể khác, phần di sản dùng vào việc thờ cúng, phần di tặng (nếu có), phần
Trang 21thừa kế của người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc và những khoản chi cho người sống nương nhờ, cho việc quản lý, phân chia di sản và những khoản chi hợp lý khác, được đem chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật cho người thừa kế có quyền hưởng
1.3 Khái niệm chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Điều 21 Luật Nhà ở quy định quyền của chủ sở hữu nhà ở, tại khoản 1
quy định: “Bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý, thế chấp nhà ở thuộc sở hữu của mình theo quy định của pháp luật” [24, Điều 21] Như vậy, nhà ở là tài sản dùng vào việc ở
của cá nhân khi còn sống và là di sản thừa kế sau khi cá nhân chết
Về nhà ở tại Việt Nam có số lượng văn bản pháp luật điều chỉnh phong phú, đa dạng Bởi vì, Việt Nam đã trải qua chiến tranh lâu dài và giữa các thời
kỳ từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, đất nước ta có nhiều giai đoạn lịch sử vừa chiến đấu vừa xây dựng, cho nên văn bản pháp luật về nhà ở cũng được ban hành để điều chỉnh các quan hệ về nhà ở
Do số lượng trang của một luận văn cao học có hạn, hơn nữa luận văn chỉ chuyên sâu nghiên cứu chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho nên không nghiên cứu sâu về chính sách nhà ở nói chung và luật nhà ở nói riêng Tuy nhiên, để có sự bao quát chung, học viên chỉ xác định những vấn
đề cơ bản của chính sách pháp luật về nhà ở để có căn cứ lập luận về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại chương 2
Trang 22Căn cứ vào các nội dung pháp luật về nhà ở, kể từ năm 1945 đến nay,
có thể rút ra được những nét cơ bản sau đây:
+ Pháp luật về nhà ở tại Việt Nam luôn gắn chặt với cuộc đấu tranh giai cấp, nhằm triệt tiêu giai cấp tư sản về nhà ở tại Việt Nam trong những năm đầu miền Bắc vừa được giải phóng (1954)
+ Chính sách về nhà ở luôn bảo vệ lợi ích của những người có công với đất nước
+ Dùng nhiều chính sách cải tạo về nhà ở sau khi giải phóng miền Bắc
+ Về nhà ở còn liên quan đến các hợp đồng chuyển dịch nhà ở
+ Chính sách của pháp luật liên quan đến thanh lý tài sản là nhà ở của nhà nước cho tư nhân
+ Khi xã hội phát triển, Pháp luật điều chỉnh nhà thương mại, nhà chung cư Căn cứ vào những quy định trong các bản Hiến pháp 1946, 1959,
1980, 1992 và Hiến pháp 2013; BLDS năm 1995, BLDS năm 2005; Luật Nhà
ở 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ 1/7/2006) Về nhà chung cư có các văn bản dưới luật điêu chỉnh như: Nghị định số 90/2006/NĐ-CP; Nghị định số 71/2010/NĐ-CP; Thông tư số 01/2009/TT-BXD và Thông tư số 16/2010/TT-BXD; Qui chế quản lý và sử dụng nhà chung cư (2008) Về nhà ở có những quy định thật rõ:
Hiến pháp năm 1946, Điều 12: “Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bao đảm” (có nhà ở) [13, Điều 12]; Hiến pháp năm 1959, tại
Trang 23Điều 28 có qui định: “Pháp luật bảo đảm nhà ở của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà không bị xâm phạm ” [14, Điều 12]; Hiến pháp năm 1980, Điều 27: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở ” [16, Điều 27]
Hiến pháp năm 1992, Điều 58 qui định về quyền sở hữu nhà ở của cá nhân; Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 32
Xét về hiệu lực pháp luật, có Pháp lệnh nhà ở (ngày 26 tháng 3 năm 1991), gồm 42 điều; tại Điều 2 qui định:
Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sở hữu về nhà ở của cá nhân và các chủ thể khác [23, Điều 163]
Nhà ở mà nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất là thuộc sở hữu của nhà nước [8, Điều 2]
Điều 4 Pháp lệnh nhà ở qui định: Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được đầu tư kinh doanh nhà ở theo qui định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam [8, Điều 4]
Điều 16 Pháp lệnh: Người nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở trong thời gian tiến hành đầu tư hoặc trong thời gian định cư, thường trú dài hạn tại Việt Nam, nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc tham gia không có qui định khác [8, Điều 16]
Trong thời gian này, Chính phủ có Quyết định số 297- CT ngày 2 tháng
10 năm 1991 của Chủ Tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết một số vấn
đề về nhà ở
Quyết định này liên quan đến việc cải tạo sót về nhà ở trước đây Điều 1:
“Nhà ở do nhà nước quản lý, đang sử dụng theo chính sách cải tạo về nhà ở (Nghị định số 19-CP ngày 29 tháng 6 năm 1960, Nghị định số 24-CP ngày 13 tháng 2 năm 1961 của HĐCP và các văn bản hướng dẫn do cấp Bộ ban hành áp
Trang 24dụng cho các tỉnh phía Bắc); Quyết định số 111-CP ngày 14 tháng 4 năm 1977, Quyết định số 305-CP ngày 17 tháng 11 năm 1977 của HĐCP và các văn bản hướng dẫn do cấp Bộ ban hành áp dụng cho các tỉnh phía Nam) bao gồm toàn bộ nhà ở đã có hoặc chưa có quyết định quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm
quyền nhưng đã bố trí sử dụng, là nhà ở thuộc sở hữu nhà nước “Đối với nhà ở tuy thuộc diện cải tạo nhưng tính đến ngày 1 tháng 7 năm 1991 nhà nước không tiến hành các thủ tục quản lý và thực tế nhà nước không quản lý hoặc không bố trí sử dụng thì nhà nước công nhận quyền sở hữu của chủ nhà” [38]
Đặc biệt, đoạn cuối Điều 4 QĐ qui định:
Diện tích nhà ở do người thuê nhà đã tự làm thêm mà không
có khiếu nại của chủ nhà tại thời điểm làm nhà và được phép bằng văn bản của cấp có thẩm quyền thì thuộc quyền sở hữu của người thuê nhà [38, Điều 4]
Theo Điều 5 của QĐ: Người xuất cảnh hợp pháp, trừ qui định tại khoản 2 Điều này, có quyền bán hoặc uỷ quyền cho người khác quản lý nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình Trong trường hợp nhà được đem bán thì nhà nước được quyền ưu tiên mua Người xuất cảnh hợp pháp, nếu trước đây có nhà thuộc diện cải tạo theo QĐ 111- CP ngày 14 tháng 4 năm 1977, QĐ số 305 – CP ngày 17 tháng 11 năm 1977 nhưng chưa giao nhà cho nhà nước quản lý thì nay phải giao nhà đó cho nhà nước khi xuất cảnh [38, Điều 5]
Điều 6: Đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu của người xuất cảnh trái phép mà không có ít nhất là một trong những đối tượng là cha,
mẹ, vợ, chồng hoặc con đang cùng sống hợp pháp trong nhà đó ở lại thì nhà đó thuộc quyền sở hữu của nhà nước Nếu có một người trong
số họ ở lại, thì tuỳ trường hợp cụ thể mà quyết định cho họ được quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ nhà họ đang ở… [38, Điều 6]
Trang 25+ Nghị định số 60/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử đất ở đô thị: Theo qui định tại Điều 2 NĐ, thì ở ở tại Việt Nam được chia thành ba hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước; Nhà ở thuộc sở hữu của các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế và nhà ở thuộc sở hữu tư nhân Trong NĐ này qui định tại Điều 3: Tất cả nhà ở và đất ở đều phải đăng
ký Chủ sở hữu hợp pháp được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở [3, Điều 3]
Để bảo vệ sự ổn định trong xã hội, Điều 4 NĐ: Nhà nước không thừa
nhận việc đòi lại nhà ở mà nhà nước đang quản lý do trước đây thực hiện
chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa về nhà đất Nhà nước không thừa nhận
việc đòi lại đất ở mà trước đây nhà nước đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện chính sách của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.[3, Điều 4]
Trong Nghị định này còn qui định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở Theo qui định tại Điều 10: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại nội thành, nội thị
xã, thị trấn được xét cấp như sau:
1 Trong trường hợp chủ nhà có các giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam hoặc Nhà nước CHXHCNVN cấp, thì chủ nhà được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
2 Trong trường hợp chủ nhà có các giấy tờ hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp, nếu nhà, đất này không có tranh chấp, không thuộc diện đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện các chính sách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Trang 26Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN và Nhà nước Cộng hoà XHCN VN, thì chủ nhà được xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở [38, Điều 10]
+ Trong giai đoạn này có Nghị quyết số 58-1998/NQ-UBTVQH ngày
20 tháng 8 năm 1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội: về giao dịch dân sự về nhà ở trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 Theo Điều 2 của Nghị quyết thì:
1 Nghị quyết này được áp dụng đối với các giao dịch dân sự
về nhà ở đang thuộc sở hữu tư nhân xác lập trước ngày 1 - 7 - 1991 giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cơ quan, tổ chức, bao gồm: Thuê nhà ở; cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; mua bán nhà ở; đổi nhà ở; tặng cho nhà ở; thừa kế nhà ở; quản lý nhà ở vắng chủ giữa
cá nhân với cá nhân
2 Nghị quyết này không áp dụng đối với giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 1- 7 -1991 mà
có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia [37, Điều 2]
Như vậy, nhà ở là bất động sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân khi còn sống và là di sản thừa kế khi cá nhân chết
1.3.1.2 Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở
Về đất ở, theo các quy định của Luật Đất đai thì người sử dụng đất ở có quyền xây dựng nhà ở trên diện tích đất mà người đó có quyền sử dụng lâu dài, theo đó sau khi cá nhân có quyền sử dụng đất ở chết, thì quyền sử dụng đất ở là di sản thừa kế của cá nhân để lại được chia cho người thừa kế hợp pháp của người đó
1.3.2 Căn cứ phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Là những sự kiện pháp lý mà trên cơ sở đó các chủ thể có thể tiến hành việc phân chia di sản thừa kế Cá nhân là chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng
Trang 27đất ở khi còn sống, sau khi cá nhân chét thì nhà ở và quyền sử dụng đất ở của
cá nhân là di sản thừa kế của cá nhân đó Các căn cứ xác định quyền sở hữu của cá nhân đối với nhà ở và quyền sử dụng đất ở dựa trên những quy định của Luật Nhà ở năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật Đất đai năm 2013, được quy định tại chương 7 về “Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, tại các điều từ Điều 95 đến Điều 106 Những quy định tại các điều luật được viện dẫn, nội dung luận văn này chỉ xác định quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là di sản thừa kế được chia thừa kế sau khi chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở chết, còn những tài sản khác gắn liền với đất không được
đề cập trong nội dung luận văn này Tuy nhiên, các tài sản khác gắn liền với đất thuộc quyền hữu của người để lại di sản khi còn sống cũng là di sản thừa
kế của người đó
1.3.2.1 Theo quy định tại Điều 681 BLDS năm 2005, thì “Sau khi có thong báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế
có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
Căn cứ vào khoản 2, Điều 681 BLDS năm 2005, thì: “Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản” [23, Điều 681, Khoản 2]
Trang 281.3.2.2 Căn cứ thứ hai để phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử
dụng đất ở theo ý chí định đoạt của người lập di chúc Cá nhân có quyền lập
di chúc để định đoạt tài sản của mình Tùy theo ý chí của người lập di chúc
mà người được hưởng thừa kế theo di chúc nhà ở và quyền sử dụng đất ở được hưởng các phần di sản nhiều ít khác nhau, pháp luật tôn trọng và đảm bảo ý chí của người để lại di chúc Tuy nhiên, quyền định đoạt của người lập
di chúc bị hạn chế theo quy định tại Điều 669 BLDS, bảo vệ những người được hưởng di sản của người chết để lại không phụ thuộc vào nội dung của di chúc của người này Việc phân chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo ý chí định đoạt của người lập di chúc là căn cứ để phân chia di sản thừa
kế, làm phát sinh quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của người có quyền thừa kế
Căn cứ để phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việc chia thừa kế theo pháp luật chỉ đặt ra khi người chết để lại di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở không lập di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không có hiệu lực pháp luật, người thừa kế từ chối nhận di sản Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là nhà ở và quyền sử dụng đất ở được hiểu là việc dịch chuyển tài sản và quyền tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định
Ở Việt Nam pháp luật về đất đai và dân sự qui định về thừa kế quyền
sử dụng đất nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất ở nói riêng đã phản ánh bản chất của quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai Nhà nước theo qui định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013, là chủ sở hữu duy nhất ở Việt Nam đối với đất đai Vì vậy, Nhà nước là chủ thể có quyền sở hữu đất đai và là người ban hành qui chế, điều kiện quản lý đất đai ở Việt Nam Pháp luật dân sự, Luật đất đai và Luật Nhà ở qui định những điều kiện, nguyên tắc thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở
Trang 29Về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, được hiểu là quyền tài sản đối với diện tích đất ở mà người có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở là chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng diện tích đất ở này Theo đó, quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được hiểu dưới hai phương diện khách quan và chủ quan
Thứ nhất, về phương diện khách quan thì quyền sử dụng đất ở là một
chế định pháp luật quan trọng gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành qui định về điều kiện, trình tự, thủ tục xác lập quyền sử dụng đất ở như quyền thực hiện các quyền năng của chủ thể có quyền sử dụng đất
ở, các quan hệ về việc thực hiện các quyền năng sử dụng đất ở, quan hệ liên quan đến việc bảo vệ quyền sử dụng đất ở Như vậy, quyền sử dụng đất ở xét trên phương diện khách quan là quyền sử dụng đất ở với tư cách là một chế định pháp luật bao gồm các căn cứ phát sinh quyền sử dụng đất ở, các qui định về quyền sử dụng đất ở, nghĩa vụ của người có quyền sử dụng đất ở, quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm địa giới của người có quyền sử dụng đất ở, các qui định về quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện khi có hành vi xâm phạm quyền sử dụng đất ở của chủ thể Luật Đất đai năm 2003, đã qui định tại Chương thứ V, từ Điều 105 đến Điều 121, qui định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai nói chung và quyền sử dụng đất ở nói riêng; bao gồm các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất và người sử dụng đất ở nói riêng; quyền ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền sử dụng đất ở của chủ sở hữu quyền tài sản là quyền sử dụng đất ở
Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền được bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư tại các Điều 74, Điều 7, Điều 7, Điều 86
Đối với quyền của chủ sở hữu nhà ở: Theo qui định tại Điều 21 Luật nhà
ở thì: “Chủ sở hữu nhà ở có quyền chiếm hữu đối với nhà ở; sử dụng nhà ở;
Trang 30bán, cho thuê… để thừa kế và khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm quyền
sở hữu nhà ở hợp pháp của mình” [24, Điều 21] Hiện nay ở Việt Nam nhà ở
thể hiện từ rất nhiều nguồn: Do cá nhân tự xây dựng, do được tặng cho, do mua nhà trong căn hộ chung cư, nhà được đền bù do giải phóng mặt bằng, nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà được cấp theo một quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền… Ngoài quyền của chủ sở hữu nhà ở, là nghĩa vụ của họ Theo qui định tại Điều 22 Luật nhà ở thì: Chủ sở hữu nhà ở có nghĩa vụ:
1 Thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục khi đề nghị cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chúng nhận theo qui định…2) Quản lý, sử dụng, bảo trì cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở của mình theo qui định của pháp luật nhưng không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác [24, Điều 22]
Thứ hai, quyền sử dụng đất ở và nhà ở theo phương diện chủ quan
được hiểu là quyền năng của người có quyền sử dụng đất ở trong việc khai thác sử dụng diện tích đất ở vào việc xây dựng nhà ở Với phương diện chủ quan, chủ ở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có quyền khai thác nhà ở và diện tích đất ở để nhằm mục đích để ở, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của chủ sở hữu và các thành viên trong gia đình Chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
ở và tự mình thực hiện các hành vi cho thuê, chuyển đổi, để lại thừa kế, tặng cho nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở cho người khác Có quyền tự định đoạt khởi kiện hay không khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền sở hữu của mình đối với quyền sử dụng đất ở và nhà ở, khi có hành vi xâm phạm đến việc thực hiện quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở của mình như cản trở, xâm lấn địa giới đất ở liền kề…
Thực trạng ở Việt Nam thì pháp luật đất đai và pháp luật nhà ở của Việt
Trang 31Nam có những qui định về diện tích đất tối thiểu dùng vào việc xây dựng nhà
ở, đồng thời cũng qui định về diện tích nhà ở phải đạt mức tối thiểu là bao nhiêu mét vuông? Nhưng trên thực tế, do việc xây dựng nhà ở của người dân hoàn tàn tự phát nhằm giải quyết nhu cầu ở, cho nên nhiều thủ tục luật định
về xây dựng nhà ở không được tôn trọng Ngoài ra, còn tồn tại thực trạng tiêu chí đánh giá nhà ở và đất ở không có chuẩn mực thống nhất, mà tiêu chí này chỉ dựa trên thực tế là loại đất đó hoặc là đất thổ cư mà cá nhân hoặc hộ gia đình công dân đang sử dụng để làm nhà ở được truyền từ đời này sang đời khác có tính ổn định và lâu dài hoặc diện tích đất đó được đền bù do giải phóng mặt bằng để dùng vào việc xây dựng nhà ở Cũng tương tự như vậy, tuy rằng pháp luật có qui định công dân có quyền xây dựng nhà ở theo qui hoạch và theo pháp luật, nhưng trên thực tế người dân tự xây dựng nhà ở cho mình thường không có qui hoạch và họ có thể xây dựng nhà trên những diện tích đất rất nhỏ vì đất đó là đất ở theo điều kiện thực tế và khả năng kinh tế của mỗi một cá nhân và gia đình Nhưng nhà ở và quyền sử dụng đất ở là tài sản của cá nhân và hộ gia đình công dân, không phụ thuộc vào giá trị, diện tích, công năng của nhà ở và diện tích đất ở, đều là tài sản của chủ sở hữu có nhà ở và quyền sử dụng đất ở hợp pháp
Hiện nay, Nhà nước ta đã và đang thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) Người sử dụng đất ở khi thực hiện các quyền của mình phải có GCNQSDĐ hoặc phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy tờ hợp pháp thực hiện quyền của người sử dụng đất gồm: GCNQSDĐ được Tổng cục Quản lý ruộng đất hoặc Tổng cục Địa chính phát hành căn cứ vào Luật Đất đai năm 1987 hoặc Luật Đất đai năm 1993 theo cùng mẫu thống nhất và có số phát hành liên tục Giấy chứng nhận do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo qui định của Luật Đất đai năm 1987, Quyết định số 201/QĐ-ĐKTK ngày 14/7/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng
Trang 32đất ban hành “Qui định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Thông tư số 1990/2000/TT-TCĐC ngày 31/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ
Trong trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cần phải có các giấy tờ theo qui định tại Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 Trên cơ sở các loại giấy tờ đó, người sử dụng đất làm thủ tục cấp GCNQSDĐ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, hộ gia đình được cấp GCNQSDĐ, Điều 50 Luật Đất đai năm 2003, qui định các trường hợp được cấp GCNQSDĐ Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì quyền sử dụng đất ở là di sản được chia thừa kế như đối với các loại tài sản khác là di sản
Về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định tại Chương 7 Luật Đất đai năm 2013 từ Điều 95 đến Điều 106 Việc đăng ký này là cơ sở pháp
lý để xác định chủ sở hữu nhà ở, người có quyền sử dụng đất ở và khi người này chết thì nhà ở và quyền sử dụng đất ở là di sản thừa kế của người này
Khái niệm chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở được
hiểu như sau: Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở là việc dịch chuyển nhà ở và quyền sử dụng đất ở của cá nhân đã chết cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, theo đó người thừa kế trở thành chủ sở hữu của nhà ở và quyền sử dụng đất ở do nhận di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do được thừa kế
1.3.3 Đặc điểm thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Về bản chất, thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở cũng giống như thừa
kế các loại tài sản khác Tuy nhiên, thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở còn
Trang 33có những đặc điểm tương đối độc lập với thừa kế các tài sản khác ngoài nhà ở
và quyền sử dụng đất ở
1.3.3.1 Đối với đất ở: Do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai cho nên
đất đai trước hết thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và do Nhà nước thống nhất quản lý Do vậy việc thừa kế quyền sử dụng đất ở cũng không nằm ngoài nguyên tắc thừa kế quyền sử dụng đất nói chung, tuy rằng thừa kế quyền sử dụng đất ở không cần phải có các điều kiện như đối với thừa kế đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản Đất ở được hiểu là đất do Nhà nước giao cho cá nhân hoặc hộ gia đình và qui định chế độ pháp lý cho loại đất này, được khai thác sử dụng để xây dựng nhà ở ổn định và lâu dài Nhưng đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, cá nhân có quyền sử dụng đất ở chỉ có quyền chiếm hữu, khai thác do vậy quyền sử dụng đất là quyền tài sản theo qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự, cũng là tài sản Vì vậy, di sản thừa
kế không phải là đất ở hay diện tích đất ở, mà phải được hiểu là thừa kế quyền
sử dụng đất ở Theo đó quyền sử dụng đất ở là tài sản để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Hơn nữa, đất đai nói chung và đất ở nói riêng đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, vì vậy việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất ở không những phải tuân theo những qui định về thừa kế trong Bộ luật dân sự, mà còn phải thỏa mãn các điều kiện về thừa kế đất ở theo qui định của Luật đất đai năm 2003 và nay là Luật Đất đai năm 2013 Tuân theo các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng những qui định của pháp luật về thừa kế đất
ở trong những trường hợp cụ thể liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng đất ở tại Việt Nam; và những người Việt Nam định
cư ở nước ngoài Mặt khác, thừa kế quyền sử dụng đất ở là một căn cứ xác lập quyền sử dụng đất ở của người thừa kế, là một trường hợp chuyển quyền sử dụng đất ở qua thừa kế quyền tài sản Phương thức chuyển giao quyền sử dụng đất ở theo thừa kế được thể hiện ở những đặc điểm:
Trang 34Thứ nhất, chuyển giao quyền sử dụng đất ở theo thừa kế là việc người
thừa kế quyền sử dụng đất ở không có nghĩa vụ nộp bất kỳ một khoản tiền nào cho bất kỳ ai
Thứ hai, nếu thừa kế quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, thì chỉ những
người được thừa kế theo pháp luật của người để lại quyền sử dụng đất ở được hưởng, nhưng không phải bao giờ cũng được hưởng quyền này bằng hiện vật Đặc điểm này thể hiện rõ trong hoàn cảnh thực tế là đất ở là di sản thừa kế nhưng có diện tích nhỏ, mà có nhiều người thừa kế thì không thể chia được theo hiện vật (nếu chia diện tích đất ở ra thành nhiều phần thì đất ở mất giá trị
sử dụng do không thể xây dựng nhà ở được và cũng không thể sử dụng vào mục đích khác được, do diện tích khi được chia ra quá hẹp), khi đó phải qui giá trị quyền sử dụng đất ở ra tiền để chia tiền Nguyên tắc chia di sản thừa kế
là quyền sử dụng đất ở theo giá trị cũng được áp dụng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không có các điều kiện theo qui định của pháp luật
là được sử dụng đất ở tại Việt Nam
1.3.3.2 Đối với thừa kế nhà ở
Nhà ở là tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc sở hữu của cá nhân chung với người khác thì sau khi cá nhân chết, nhà ở hoặc phần diện tích nhà ở của cá nhân đó là di sản thừa kế được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật như các loại tài sản khác là di sản của người chết để lại Thông thường, nhà ở là vật chia được, do vậy khi chia di sản là nhà ở cũng tuân theo nguyên tắc chia bằng hiện vật (Như đã phân tích tại phần trên, có những nhà ở hoặc diện tích nhà ở quá nhỏ, nhưng nếu chia bằng hiện vật cho những người thừa
kế có quyền hưởng di sản là nhà ở, thì cũng tuân theo nguyên tắc là: “Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất
và tính năng sử dụng ban đầu Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia” [23, Điều 177, Khoản 2]
Trang 35Người được thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải thực hiện các qui định của pháp luật về việc kê khai, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và đất ở
để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với phần nhà ở và đất ở được hưởng thừa kế
Thừa kế nhà ở còn được xác định là thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần
Di sản thừa kế là nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất Điều 112 Luật nhà ở quy định:
Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất mà người thừa kế là một hoặc các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại thì những người này được thừa kế nhà ở đó theo di chúc hoặc theo pháp luật Trường hợp có người thừa kế không phải là chủ sở hữu nhà ở thuộc
sở hữu chung hợp nhất thì người thừa kế được thanh toán phần giá trị nhà ở mà họ được thừa kế [23, Điều 112]
Di sản thừa kế là nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần Điều 113 Luật Nhà ở quy định:
Nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì phần nhà ở của người để lại thừa kế được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; nếu nhà ở được bán để chia giá trị thì những người thừa kế được ưu tiên mua; nếu những người thừa kế không mua thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua phần thừa kế nhà ở đó và thanh toán cho những người thừa kế giá trị nhà ở đã bán [23, Điều 113]
Đặc điểm thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở có hệ quả là việc chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người có quyền thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với những qui định của pháp luật dân sự về thừa kế, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở
Trang 361.3.4 Các phương thức chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở
1.3.4.1 Chia theo di chúc
Nhà ở và quyền sử dụng đất ở (quyền tài sản) là tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân Theo qui định của Luật Đất đai, thì đất ở là loại đất người đang sử dụng có quyền sử dụng lâu dài Vì vậy quyền sử dụng đất là quyền tài sản (là tài sản theo Điều 163 BLDS năm 2005) Người thừa kế theo di chúc nhà ở và quyền sử dụng đất ở có thể là cá nhân bất kỳ, nếu được chỉ định trong di chúc mà không cần xét đến những quan hệ khác của họ đối với người
để lại di sản Người thừa kế theo di chúc nhà ở và quyền sử dụng đất ở có thể
là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản hoặc không thuộc diện thừa kế theo luật của người để lại di sản, pháp luật không qui định phạm vi những người được hưởng thừa kế theo di chúc Việc được hưởng di sản của người chết để lại là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở của họ để lại cho những người thừa kế Phần di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà mỗi một người thừa kế được hưởng theo di chúc có thể bằng nhau, nhiều hơn hoặc ít hơn nhau, điều này tuỳ thuộc vào việc phân định di sản của người lập di chúc định đoạt Người được chỉ định thừa kế theo di chúc nhà ở và quyền sử dụng đất ở có thể là người được hưởng toàn bộ khối di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở của người chết để lại nếu không có sự hạn chế liên quan đến người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo qui định tại Điều 669 BLDS năm 2005, bao gồm cha mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của người để lại di sản Đây là những người thừa kế không thể bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản hoặc chỉ cho họ hưởng phần di sản ít hơn 2/3 của một suất theo luật, trừ trường hợp họ từ chối nhận
Trang 37di sản tại Điều 642 hoặc họ là người không có quyền hưởng di sản theo qui
định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2005, “thì những người đó vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản của người chết được chia theo qui định của pháp luật” [30]
Việc phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với di chúc của cá nhân thì tính phức tạp có thể có nhưng việc giải quyết không mấy khó khăn Tuy nhiên, về chia di sản thừa kế theo di chúc chung của vợ chồng đối với nhà ở và quyền sử dụng đất ở thật sự phức tạp Phức tạp không phải là phương thức chia, mà do nội dung của pháp luật quy định về hiệu lực của di chúc chung Về di chúc chung của vợ, chồng theo quy định tại 3 điều luật trong
BLDS Điều 663 quy định về di chúc chung của vợ, chồng: “Vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung” Điều 664 quy định về việc sửa
đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng Tại khoản 2 Điều 664
BLDS quy định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình” Về
hiệu lực di chúc chung của vợ chồng quy định tại Điều 668 BLDS năm 2005:
“Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết” [23, Điều 668]
Xét về chủ thể thì vợ và chồng là một bên chủ thể lập di chúc Là bên
có tài sản chung hợp nhất do có quan hệ hôn nhân hợp pháp, định đoạt tài sản chung là nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho những người thừa kế được chỉ định Như vậy, ý chí của vợ và chồng là thống nhất, là một với mục đích đã xác định là chuyển dịch tài sản chung là nhà ở và quyền sử dụng đất ở của vợ chồng cho những người thừa kế được vợ chồng chỉ định hưởng di sản của vợ chồng sau khi vợ chồng qua đời
Ý chí của vợ chồng trong khi lập di chúc chung còn được thể hiện trong những trường hợp cụ thể như:
Trang 38Thứ nhất, vợ chồng định đoạt khối tài sản chung là nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho một hoặc nhiều người thừa kế được chỉ định được hưởng sau khi vợ, chồng chết Trong trường hợp này nếu di chúc hợp pháp, thì nhà ở và quyền sử dụng đất ở là tài sản chung của vợ, chồng được chia theo di chúc, nếu người thừa kế theo di chúc vẫn còn sống vào thời điểm vợ hoặc chồng cùng chết hoặc người sau cùng chết hoặc người được chỉ định thừa kế không từ chối quyền hưởng hoặc không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở của vợ, chồng người lập di chúc chung
Thứ hai, vợ, chồng định đoạt một phần tài sản chung là nhà ở và quyền
sử dụng đất ở cho người thừa kế được chỉ định, còn một phần tài sản là nhà ở
và quyền sử dụng đất ở không định đoạt theo di chúc chung Trong trường hợp này, phần tài sản chung của vợ, chồng là nhà ở và quyền sử dụng đất ở không được định đoạt theo di chúc sẽ xác định phần di sản của mỗi người trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết trước, phần tài sản chung của
vợ chồng là nhà ở và quyền sử dụng đất ở được định đoạt trong di chúc được chia khi cả vợ và chồng đều chết hoặc người sau cùng chết Ý chí của vợ chồng trong việc lập di chúc chung còn có thể có trong trường hợp vợ, chồng chỉ định đoạt một loại tài sản là nhà ở theo di chúc chung, còn đất ở không định đoạt trong di chúc chung Với những trường hợp nêu trên đã dẫn đến những phức tạp trong việc chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở của vợ, chồng hoặc chia di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất ở của vợ hoặc của chồng cho những người thừa kế
Tóm lại, ý chí của vợ chồng trong việc lập di chúc chung có thể vợ và chồng định đoạt toàn bộ tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuộc quyền
sở hữu chung hợp nhất hoặc có thể vợ, chồng chỉ định đoạt một phần tài sản chung là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong di chúc chung, mà không định đoạt toàn bộ nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của
vợ, chồng Hệ quả của việc định đoạt này sẽ dẫn đến những phương thức giải
Trang 39quyết phân chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở rất khác nhau, mặc dù
vợ và chồng đã lập di chúc chung, nhưng không định đoạt hết khối tài sản chung của vợ chồng là nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Đã nhiều năm công tác tại Toà án nhân dân cấp quận, học viên nhận thấy BLDS năm 2005 quy định về di chúc chung của vợ, chồng thật sự không cần thiết vì chỉ gây thêm tính phức tạp của vấn đề phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở Về sự bất cập này, học viên sẽ kiến nghị trong chương 3 của Luận văn
1.3.4.2 Chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật
Nếu người thừa kế theo di chúc là cá nhân bất kỳ ai là người thuộc diện hay không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản kể cả cơ quan, tổ chức được hưởng di sản do ý chí của người để lại di sản quyết định Nhưng người thừa kế theo pháp luật nhà ở và quyền sử dụng đất ở chỉ có thể
là cá nhân và là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại các loại di sản này Những người thuộc diện thừa kế theo luật được quyền hưởng di sản một cách bình đẳng, ngang nhau giữa những người thừa kế cùng hàng Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 qui định người thừa kế theo luật được qui định theo thứ tự sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại
Trang 40Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở bằng nhau, những người thừa kế ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền
hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
Kết luận chương 1
Việc xác định di sản thừa kế và chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền
sử dụng đất ở trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam thật sự cần thiết Bởi vì, di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở khi được chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật có những đặc thù riêng so với việc chia các loại di sản khác Các loại di sản khác ngoài nhà ở và quyền sử dụng đất khi chia thừa kế không bị ràng buộc nhiều về những quy định như đối với nhà ở và quyền sử dụng đất ở Vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống khái niệm, đặc điểm của nhà ở
và đất ở và việc chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở để xác định những yếu tố quan trọng khi giải quyết những tranh chấp liên quan đến chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giúp cho việc giải quyết những tranh chấp chia di sản thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở vốn rất phức tạp ở nước ta hiện nay có căn cứ áp dụng pháp luật trong việc chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở