Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 112 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
112
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4 MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 5 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC 5 TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 5 1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 5 1.1.1. Trên thế giới 5 1.1.2. Ở Việt Nam 7 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 10 1.2.1. Quản lí, quản lí giáo dục 10 1.2.2. Dạy học và quản lí hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX 13 1.2.3. Quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT của giám đốc TTGDTX 21 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 28 1.3.1. Yếu tố chủ quan 28 1.3.2. Các yếu tố khách quan 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32 CHƯƠNG 2 33 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 33 CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH 33 2.1. MỘT SỐ NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH 33 2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội 33 2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển giáo dục và đào tạo 35 2.1.3 Vài nét về các Trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình 38 2.2. 1. Những thuận lợi và khó khăn chính 41 2.2.2. Thực trạng về hoạt động dạy học của giáo viên 44 2.2.3. Thực trạng về số lượng và chất lượng học tập của học viên 46 2.3. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GDTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH 49 2.3.1. Quản lí việc thực hiện chương trình 49 2.3.2. Quản lí việc phân công giảng dạy 51 2.3.3. Quản lí đổi mới phương pháp 52 2.3.4. Quản lí việc soạn bài và quản lí giờ lên lớp 54 2.3.5. Quản lí dự giờ, đánh giá giờ dạy 57 2.3.6. Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá 58 2.3.7. Quản lí bồi dưỡng và tự học, tự bồi dưỡng giáo viên 59 2.3.8. Đánh giá kết quả các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên 61 2.3.9. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong công tác quản lí hoạt động dạy học của Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65 CHƯƠNG 3 66 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 66 CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH 66 3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 66 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 66 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 66 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 66 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 66 3.2. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GDTX TỈNH NINH BÌNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC 67 3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng dạy học 67 3.2.2. Tổ chức lao động một cách khoa học trong đội ngũ cán bộ, giáo viên 69 3.2.3. Không ngừng bồi dưỡng năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên 73 3.2.4. Tích cực chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học 76 3.2.5. Tăng cường quản lí nề nếp, kỉ cương trường học và xây dựng môi trường làm việc tích cực, thân thiện 83 3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm trong trung tâm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học 90 3.2.7. Tổ chức, chỉ đạo dạy học theo hướng tăng thời lượng học tập và phân hóa đối tượng, GV hướng dẫn HV học tập hiệu quả 92 3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 98 3.4. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VỀ SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT 99 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 103 KẾT LUẬN 104 DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG SỐ 2.1. QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP, HỌC VIÊN TỈNH NINH BÌNH 36 TỪ NĂM HỌC 2009-2010 ĐẾN NĂM HỌC 2013-2014 36 BẢNG SỐ 2.2. SỐ LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÍ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN, 37 TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN CÁC CẤP HỌC 37 BẢNG 2.3. THỐNG KÊ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN SINH QUA MỘT SỐ NĂM HỌC 43 BẢNG 2.4. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN 44 CỦA CÁC TRUNG TÂM GDTX TỈNH NINH BÌNH QUA MỘT SỐ NĂM HỌC 44 BẢNG 2.5. GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 45 BẢNG 2.6. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG LỚP HỌC VÀ HỌC VIÊN 47 TỪ NĂM HỌC 2009-2010 ĐẾN NĂM HỌC 2012-2013 47 BẢNG 2.7. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ MẶT GIÁO DỤC CỦA TẤT CẢ CÁC TRUNG TÂM GDTX TỪ NĂM HỌC 2010-2011 ĐẾN NĂM HỌC 2012-2013 48 BẢNG 2.8. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦA GIÁO VIÊN 50 BẢNG 2.9. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÍ SỬ DỤNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 51 BẢNG 2.10. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 52 BẢNG 2.11. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÍ VIỆC SOẠN BÀI CỦA GIÁO VIÊN 54 BẢNG 2.12. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIỜ LÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN 55 BẢNG 2.13. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÍ DỰ GIỜ 57 VÀ ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY CỦA GIÁO VIÊN 57 BẢNG 2.14. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 58 BẢNG 2.15. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG VÀ TỰ HỌC, TỰ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN 60 BẢNG 3.1. QUY ĐỊNH SỐ TIẾT MỖI MÔN HỌC THEO PPCT 35 TUẦN 93 BẢNG 3.2. QUY ĐỊNH SỐ TIẾT MỖI MÔN HỌC THEO PPCT 37 TUẦN 94 BẢNG 3.3. TỔNG HỢP SỐ CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ LÀ GIÁO VIÊN ĐƯỢC TRƯNG CẦU Ý KIẾN 99 BẢNG 3.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP 100 BẢNG 3.5. TỔNG HỢP THỨ BẬC ĐÁNH GIÁ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI 101 CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỀ XUẤT 101 DANH MỤC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ 2.1. KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM CỦA HV 48 BIỂU ĐỒ 2.2. KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỌC LỰC CỦA HV 49 BIỂU ĐỒ 3.1. ĐÁNH GIÁ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI 102 CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐỀ XUẤT 102 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt lí luận Sự nghiệp giáo dục đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng. Nghị quyết Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và vững bền”. Cùng với sự phát triển của Giáo dục chính quy, trong những năm qua Giáo dục thường xuyên đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng với yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường là hết sức cần thiết. 1.2. Về mặt thực tiễn Thực trạng chất lượng dạy và học ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã đạt nhiều kết quả khả quan: Tỉ lệ học viên tốt nghiệp hàng năm cao; số lượng và chất lượng học sinh giỏi tăng lên đáng kể; nhiều học viên, học sinh trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng TCCN… Tuy vậy, chất lượng và hiệu quả của công tác Giáo dục – Đào tạo vẫn còn thấp so với yêu cầu thực tế, đặc biệt chất lượng dạy và học vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Với những lý do trên cùng với thực tế công tác quản lí của bản thân, việc đưa ra các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các Trung tâm GDTX trong địa bàn tỉnh Ninh bình là vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm đưa ra những biện pháp quản lí có tính chất thiết thực nhất phục vụ cho công tác quản lí, điều hành hoạt động dạy học, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học và góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tương nghiên cứu 1 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lí hoạt động dạy học ở Trung tâm GDTX 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lí dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên trong giai đoạn hiện nay 4. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở thực trạng của công tác quản lí dạy học và chất lượng dạy học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên cùng với thực tế công tác quản lí của bản thân, đề tài này đưa ra các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Nếu vận dụng tốt các biện pháp quản lí này sẽ khắc phục được những hạn chế của công tác quản lí dạy học ở các Trung tâm GDTX trong địa bàn tỉnh Ninh bình trong giai đoạn hiện nay, thúc đẩy hoạt động dạy học ngày càng phát triển vững chắc và có chất lượng cao hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lí luận có liên quan đến quản lí hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX 5.2. Khảo sát thực trạng của quá trình quản lí hoạt động dạy học ở các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh bình 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Đối với trung tâm GDTX, hoạt động dạy học văn hoá được diễn ra dưới các hình thức khác nhau và với những đối tượng khác nhau: Học từ xa, học ngoài giờ hành chính, bổ túc văn hoá đối với người lao động; học tập trung đối với học sinh trong độ tuổi…Ở đề tài này tác giả chỉ tập trung vào các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên đối với giáo viên dạy văn hóa cấp trung học phổ thông đối với đối tượng học viên học tập trung. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu trên tất cả 8 trung tâm GDTX của tỉnh Ninh Bình 2 6.3. Về khách thể khảo sát: Khảo sát trên tất cả cán bộ quản lí của các Trung tâm và một số giáo viên thuộc 8 trung tâm GDTX của tỉnh Ninh Bình. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài, gồm các văn kiện của Đảng về GD&ĐT; Luật Giáo dục; các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và ngành học GDTX; những tài liệu về quản lí, quản lí giáo dục; một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra viết: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi đã được soạn sẵn nhằm thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. - Thu thập số liệu về thực trạng quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT ở các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở phân tích công tác quản lí, chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân để từ đó đề xuất những biện pháp quản lí. - Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp dùng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao thuộc một lĩnh vực, chuyên ngành để nhận định, đánh giá một vấn đề khoa học. Đối tượng chuyên gia cần lấy ý kiến là các đồng chí lãnh đạo Sở GD&ĐT, các cán bộ, chuyên viên phòng GDCN-GDTX, các Giám đốc trung tâm GDTX và các thầy cô khoa quản lí giáo dục của trường ĐHSP Hà Nội. Cánh thức tiến hành: thông qua gặp trực tiếp, trao đổi qua hộp thư, qua các cuộc họp, hội thảo. - Phương pháp quan sát - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp thống kê toán học Phương pháp toán thống kê là phương pháp sử dụng các công thức toán thống kê để định hướng kết quả nghiên cứu trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học mang tính khái quát. 3 Trên cơ sở thu thập số liệu và xử lí số liệu, từ đó cho phép đánh giá hiệu quả của nội dung nghiên cứu, tính cấp thiết, tính thực tiễn và tính hiệu quả của các biện pháp quản lí đề xuất. 7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ (biểu bảng, sơ đồ) 8. Điểm mới của đề tài Vấn đề GDTX ở nước ta đến nay đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu, các đề tài, các bài báo đăng trên các tạp chí và báo cáo ở nhiều hội thảo khoa học. Điển hình là các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phạm Minh Hạc, Tô Bá Trượng, Trần Kiểm, Vũ Ngọc Hải, Trần Bá Hoành, Thái Xuân Đào, Nguyễn Như Ất, Phạm Tất Dong, v.v… và gần đây có một số luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành quản lí giáo dục nghiên cứu về các lĩnh vực quản lí trung tâm GDTX như của các tác giả: Dương Hiền Mỹ, năm 2006; Lê Công Phi, năm 2009; Lê Hồng Thịnh, năm 2012. Tuy nhiên, đối với các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài nghiên cứu và thực hiện luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lí giáo dục: “Quản lí hoạt động dạy học của giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình”. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, toàn bộ nội dung cơ bản của luận văn được thể hiện qua 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học của Giám đốc trung tâm GDTX Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động dạy học của Giám đốc các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của Giám đốc các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình 4 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Trong lịch sử phát triển giáo dục, GDTX- với tư cách là một phương thức giáo dục được hình thành sớm nhất. Ngay từ khi xã hội loài người chưa biết đến cách tổ chức phương thức giáo dục chính quy (giáo dục tập trung, trong nhà trường) thì con người đã biết dạy và học ngay trong môi trường sống, trong công việc, trong gia đình, trong cộng đồng; học những cái gì chưa biết, học để ứng phó với những yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, học những cái gì cần cho sự tồn tại và phát triển của bản thân và của cộng đồng - đó chính là bản chất của phương thức GDTX. Như vậy, có thể khẳng định: GDTX là phương thức giáo dục sớm nhất, lâu đời nhất, xuất hiện cùng với lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục. Thực tiễn đó khẳng định một cách khách quan vai trò của GDTX đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, đưa đến sự phát triển cho mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia và toàn xã hội. Nếu xem xét với tư cách là một hệ thống thì GDTX mới hình thành vào những năm giữa của thế kỷ XX. Năm 1949 tại Flsior (Đan Mạch) lần đầu tiên tổ chức Hội nghị quốc tế về GDTX. Đây có thể coi là dấu mốc khởi đầu đánh dấu sự quan tâm của các nhà giáo dục học đối với vấn đề giáo dục người lớn – bộ phận chủ yếu trong đối tượng của GDTX. Hội nghị là sự khởi đầu cho chuỗi các Hội nghị thế giới về GDTX. Cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, khoa học và công nghệ (KH&CN) phát triển rất nhanh, những thành tựu mới về KH&CN dẫn đến sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu ngành nghề (nhiều nghề cũ đã không thể tồn tại đồng thời xuất hiện những ngành nghề mới) thúc đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa… Sự thay đổi môi trường và điều kiện sống, thay đổi công nghệ trong sản xuất đã đặt ra yêu cầu đối với người dân nói chung và lực lượng lao động nói riêng luôn phải học để tiếp thu cái mới. Nhu 5 [...]... HS Dạy tốt, học tốt là đảm bảo sự thống nhất của điều khiển, bị điều khiển, tự điều khiển và mối liên hệ ngược thường xuyên, bền vững [45] 1.2.2.4 Quản lí hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX Hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm trong các trung tâm GDTX, vì vậy quản lí hoạt động giảng dạy và học tập là trọng tâm của hoạt động quản lí của Trung tâm Quản lí dạy học là quản lí một hoạt động với tư cách... dạy học Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không diễn ra Theo thuyết hoạt động, dạy học gồm hai hoạt động: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Hai hoạt động này luôn gắn bó với nhau, tồn tại trong một quá trình thống nhất Hoạt động. .. vụ và cơ cấu tổ chức của các tổ này do giám đốc trung tâm quy định 2 Đối với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh: a) Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh có 1 giám đốc, 1 hoặc 2 phó giám đốc; 15 b) Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh gồm có: phòng tổ chức hành chính, phòng quản lí đào tạo, phòng bồi dưỡng nâng cao trình độ, phòng dạy văn hóa và các phòng, tổ chuyên... thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện), Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh) Trung tâm giáo dục thường xuyên có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.[3] Trung tâm GDTX được hiểu là tổ chức căn bản của hệ thống GDTX Vai trò của Trung tâm GDTX trong... hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp), hoạt động xã hội, hoạt động văn thể, lao động, ngoại khóa, giáo dục hướng nghiệp, v.v…; quản lí các đối tượng khác nhau: giáo viên, học sinh, tài chính, cơ sở vật chất… Quản lí vi mô là quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường bao gồm hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến các hoạt động giáo dục, đến con người (giáo viên,... thường xuyên ghi Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống ” * Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm Trung tâm 14 giáo dục thường xuyên quận, huyện,... trung tâm GDTX cấp tỉnh và trung tâm GDTX cấp huyện Trung tâm GDTX cấp tỉnh khác trung tâm cấp huyện về cấp quản lí và một số chức năng, nhiệm vụ Trong quan hệ giữa Trung tâm GDTX cấp tỉnh và Trung tâm cấp huyện không phải là quan hệ “trên, dưới” trong quản lí * Về cơ cấu tổ chức của trung tâm GDTX, Điều 12 (Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên) đã ghi: “1 Đối với trung tâm giáo. .. triển nhân cách học sinh Quản lí các hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Giám đốc đến tập thể giáo viên, học viên và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học và giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu dự kiến Theo Từ điển Giáo dục học (NXB Từ... trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện: a) Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện có 1 giám đốc, 1 hoặc 2 phó giám đốc; b) Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện gồm các tổ: tổ hành chính – tổng hợp, tổ giáo vụ, tổ dạy văn hoá, tổ dạy nghề, ngoại ngữ và tin học, tổ chuyên đề và các tổ chuyên môn khác; mỗi tổ có một tổ trưởng, một tổ phó do giám đốc trung tâm bổ nhiệm Chức... quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát,… một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội - Đối với cấp vi mô Trong phạm vi nhà trường, hoạt động quản lí bao gồm nhiều loại, như quản lí các hoạt động giáo dục: hoạt động . VIÊN 47 TỪ NĂM HỌC 200 9-2 010 ĐẾN NĂM HỌC 201 2-2 013 47 BẢNG 2.7. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ MẶT GIÁO DỤC CỦA TẤT CẢ CÁC TRUNG TÂM GDTX TỪ NĂM HỌC 201 0-2 011 ĐẾN NĂM HỌC 201 2-2 013 48 BẢNG 2.8. THỰC. sau: - Giáo dục trong nhà trường không đủ đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người - Học vấn trong nhà trường thậm chí cả nhà trường đại học không đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH - Kiến. gặp trực tiếp, trao đổi qua hộp thư, qua các cuộc họp, hội thảo. - Phương pháp quan sát - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp thống kê toán học Phương pháp toán thống kê là phương