1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động dạy học cấp THPT ở các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh cao bằng

174 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LỤC THỊ LÊ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CẤP THPT Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LỤC THỊ LÊ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CẤP THPT

Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH

CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LỤC THỊ LÊ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CẤP THPT

Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH

CAO BẰNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH NGUYỄN VĂN HỘ

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý hoạt động dạy học cấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh cao Bằng” được thực hiện từ tháng 12/2013 đến tháng

8/2014, mọi số khảo sát đã được tổng hợp, sử lý tr

từngtại Việt Nam

Tôi xin cam đoan, luận văn có tham khảo, sử dụng thông tin từ nhiều nguồn

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Lục Thị Lê

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản lý giáodục, tôi được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của nhiều tập thể và cá nhân thầy giáo, côgiáo

Cùng với tình cảm chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắctrước sự tạo điều kiện, ủng hộ khích lệ của:

- Khoa tâm lý Giáo dục và khoa sau Đại học Trường Đại học Sư phạm - Đại họcThái Nguyên

- Các Thầy, Cô giảng viên đã tham gia giảng dạy, quản lý và giúp đỡ trongsuốt quá trình học tập nhất là trong quá trình tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứukhoa học này

- Nhà giáo, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Hộ - Người hướng dẫn khoa học đãtận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ trong việc viết đề cương, nội dung của

đề tài, trong phương pháp nghiên cứu khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốtquá trình nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này

- Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng

- Lãnh đạo, cán bộ chuyên viên phòng GDTX, Sở GD&ĐT Cao Bằng

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các Trung tâm GDTX trên địa bàntỉnh Cao Bằng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu

và tư vấn khoa học trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

- Các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã quan tâm, chia sẻ động viên, khích lệ

và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù tôi đã hết sức cố gắng trong học tập và đặc biệt trong quá trình thựchiện nghiên cứu hoàn thành luận văn, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏinhững thiếu khuyết Bản thân tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý củaquý

thầy, cô giảng viên và các bạn đồng nghiệp

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Trang 5

Lục Thị Lê

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 6

1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu 6

1.1.1 Trên thế giới 6

1.1.2 Ở Việt Nam 8

1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài 11

1.2.1 Quản lý và Quản lý giáo dục 11

1.2.2 Quản lý hoạt động dạy học 12

1.2.3 Chất lượng dạy học 14

1.2.4 Trung tâm GDTX 14

1.3 Quản lý hoạt động dạy học của Giám đốc Trung tâm GDTX 26 1.3.1 Quản lý hoạt động dạy học của Giám đốc Trung tâm GDTX theo chức năng 26

Trang 8

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học của giáo viên trong

các Trung tâm GDTX 36

1.4.1 Các yếu tố chủ quan 36

1.4.2 Các yếu tố khách quan 37

Kết luận chương 1 39

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CẤP THPT Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH CAO BẰNG 40

2.1 Phát triển GDTX của tỉnh Cao Bằng trong thời kỳ đổi mới 40

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, bối cảnh kinh tế, xã hội, giáo dục tỉnh Cao Bằng 40

2.1.2 Vài nét về phát triển GDTX tỉnh Cao Bằng 40

2.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học cấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng 42

2.2.1 Khảo sát thực trạng 45

2.2.2 Phân tích kết quả khảo sát 47

2.2.3 Hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của Giám đốc các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng 52

2.2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý của các Giám đốc Trung tâm GDTX đối với hoạt động dạy học của Giáo viên 53

Kết luận chương 2 57

Chương 3 BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CẤP THPT Ở CÁC TRUNG TÂM GDTX TỈNH CAO BẰNG 58

3.1 Cơ sở xuất phát xây dựng các biện pháp quản lý 58

3.1.1 Đảm bảo việc tuân thủ chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

58 3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ 58

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 58

Trang 9

iv3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 59

Trang 10

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Giám đốc 59

3.2.1 Xây dựng hệ thống văn bản quản lý hoạt động dạy học của giáo viên 59

3.2.2 Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên 63

3.2.3 Xây dựng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên 68

3.2.4 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy theo hướng xã hội hóa 74 3.3 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 84

3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 86

Kết luận chương 3 87

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88

1 Kết luận 88

2 Khuyến nghị 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Đội ngũ Cán bộ quản lý giai đoạn 2010 - 2014 43

Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên giai đoạn 2010 - 2014 43

Bảng 2.3 Đội ngũ Nhân viên giai đoạn 2010 - 2014 43

Bảng 2.4 Học viên GDTX cấp THPT giai đoạn 2010 - 2014 45

Bảng 2.5 Thực trạng Quản lý tổ chức hoạt động dạy học của giáo viên 47

Bảng 2.6 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên 48 Bảng 2.7 Thực trạng Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên 49

Bảng 2.8 Thực trạng xây dựng và bổ sung c ơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ HĐDH 50

Bảng 2.9 Thực trạng kích thích tạo động lực cho đội ngũ giáo viên 51

Bảng 2.10 Bảng chất lượng hạnh kiểm giai đoạn 2010 - 2014 52

Bảng 2.11 Bảng chất lượng học lực giai đoạn 2010-2014 53

Bảng 3.1 Kết quả đánh giá tính cần thiết của 5 biện pháp đ ược đề xuất

84 Bảng 3.2 Kết quả đánh giá tính khả thi của 5 biện pháp đ ược đề xuất 85

Trang 13

- Ở việt Nam, cùng với xu thế phát triển Giáo dục của Thế giới đã từ lâu việcnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đã được Đảng và Nhà nướcquan tâm, chỉ đạo trong thực tế phát triển giáo dục:

+ Luật Giáo dục, điều 44 mục 5 đã nêu rõ: “ Giáo dục thường xuyên (GDTX)giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách,

mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cảithiện cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội” Nhànước đã có những chính sách phát triển GDTX, thực hiện giáo dục cho mọingười, xây dựng xã hội học tập

Việt Nam đang dần chuyển từ một xã hội có nền kinh tế nông nghiệp sangmột xã hội có nền kinh tế sản xuất công nghiệp và dịch vụ, hướng tới một nền kinh

tế tri thức, do vậy người dân Việt Nam đang rất cần được cung cấp những cơ hội và

sự hỗ trợ để không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng, và từ đó người dân có thểtiếp tục đóng góp cho sự tiến bộ và gắn kết xã hội

+ Trong thực tế, ở Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống các Trung tâmGDTX trên địa bàn cả nước (Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện) Các Trung tâm GDTX đãgóp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu xã hội của Giáo dục: Nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương

- Tuy nhiên, chất lượng các Trung tâm GDTX nhìn chung còn thấp (về nộidung chương trình, về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, về đội ngũ giáoviên, về cơ cấu tổ chức, …) chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đào tạo nguồn nhân lựcphục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội:

Trang 14

Đội ngũ cán bộ quản lý còn hạn chế về năng lực, chưa năn g độngtrong việc tiếp cận đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội và yêu cầucủa sự

Trang 15

nghiệp giáo dục - đào tạo Đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, thiếu về số lượng

ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vừa hạn chế về năng lực sưphạm đã ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục Trong báo cáocủa chính phủ trình Quốc hội (ngày 14/10/2004) về tình hình giáo dục đãnêu rõ: Nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục, Chính phủ coi đây lànhiệm vụ trọng tâm cơ bản, lâu dài và sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mớimục tiêu, nội dung Giáo dục, đặc biệt là cách dạy, cách học tập trong nhàtrường, tăng cường các điều kiện về đội ngũ giáo viên, giảng viên, cơ sở vậtchất kỹ thuật theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa…

- Thực tế những năm qua, việc tổ chức quản lý ở các Trung tâm GDTX trênđịa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhiều thành tích, được Uỷ ban nhân dân các cấp cũngnhư ngành giáo dục đào tạo Cao Bằng công nhận Tuy nhiên chất lượng hoạt độngdạy học (HĐDH) và giáo dục theo chương trình GDTX cấp Trung học phổ thông vẫnchưa đạt chất lượng như mong muốn Các Trung tâm cần tiếp tục lộ trình đổi mớicác biện pháp quản lý phù hợp điều kiện thực tiễn, với đối tượng học viên, thực hiệnđổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng GDTX Vì vậy, việc nghiêncứu thực trạng công tác quản lý HĐDH ở các Trung tâm GDTX là một việc làm hếtsức cần thiết và cấp bách Xuất phát từ lý do và yêu cầu trên, chúng tôi lựa chọn vấn

đề “Quản lý HĐDH cấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng” làm đề tài

của luận văn nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng GDTX cấp THPT của tỉnhCao Bằng

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạyhọc ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng Luận văn đề xuất một số biện pháp nhằmnâng cao hiệu quả quản lý HĐDH cấp THPT ở các Trung tâm GDTX trên địa bàntỉnh Cao Bằng

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Trang 17

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý HĐDH cấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài

- Khảo sát và đánh giá thực trạng về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học cấp

THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH cấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnhCao Bằng

- Tổ chức khảo nghiệm tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp được

đề xuất

5 Giả thuyết khoa học

HĐDH chương trình GDTX cấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng đãđạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạnchế cần được khắc phục Chất lượng dạy học chương trình GDTX cấp THPT ở cácTrung tâm GDTX sẽ được nâng cao nếu có được một hệ thống các biện pháp phùhợp với điều kiện thực tiễn trong việc tổ chức quản lý hoạt động dạy học của giáoviên về chuyên môn nghiệp vụ, về tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của họcviên, về tạo động lực cho đội ngũ giáo viên

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Đề tài luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạyhọc chương trình GDTX cấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng (13 Trung tâmGDTX cấp huyện, Thành phố: Thành Phố, Hòa An, Hà Quảng, Thông Nông, NguyênBình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thạch An, Phục Hòa, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, TràLĩnh; 01 Trung tâm GDTX cấp tỉnh)

- Chủ thể quản lý ở đây được xác định là Giám đốc các Trung tâm GDTX, nhữngngười giữ vai trò quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở Trungtâm

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 18

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu các văn bản cóliên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề

tài

Trang 19

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Mục đích điều tra: Thu thập số liệu về thực trạng dạy học chương trình GDTXcấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng nhằm làm cơ sở minh chứng chogiả thuyết khoa học, cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH chương trình GDTXcấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng

- Nội dung điều tra: Thực trạng Quản lý hoạt động dạy học chương trình GDTXcấp THPT ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng

- Mẫu nghiên cứu: Trong tổng số 183 người có 68 người có số năm công tác từ

10 - 20 năm; có 71 người có số năm công tác 5 - 9 năm; có 44 người có số năm côngtác 1 - 4 năm

- Sử dụng hệ thống câu hỏi và phiếu hỏi phục vụ cho đề tài

* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

- Nghiên cứu sản phẩm quản lý hoạt động dạy học của Giám đốc Trung tâm(kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động chuyên môn, các quyết định quản lýhoạt động giáo dục, …)

* Phương pháp quan sát

Quan sát công tác tổ chức giảng dạy của giáo viên, hoạt động quản lý dạyhọc của cán bộ quản lý thông qua các buổi kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ nămhọc đối với các Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

+ Mục đích là qua kết quả kiểm tra đánh giá độ tin cậy và bổ trợ cho phươngpháp nghiên cứu chính; thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứuquản lý hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT

* Phương pháp khảo nghiệm

- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ

- Phương pháp thống kê

Trang 20

- Phần mềm tin học

Trang 21

8 Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, kết luận và khuyến nghị, phụ lục

- Chương 1 Cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động dạy học cấp trung học phổ

thông ở Trung tâm GDTX

- Chương 2 Thực trạng Quản lý hoạt động dạy học cấp Trung học phổ thông

ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng

- Chương 3 Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy học cấp Trung học

phổ thông ở các Trung tâm GDTX tỉnh Cao Bằng

Trang 22

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

1.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu

Faure đưa ra bản báo cáo của Ủy ban quốc tế về phát triển giáo dục “Học để tồn tại: Giáo dục hôm nay và ngày mai” (1972) Lần đầu tiên ý tưởng về một “xã hội học tập”

được nêu ra, trong đó mọi người đều học tập, học suốt đời, mọi tổ chức đều cótrách nhiệm tạo các cơ hội học tập đa dạng khác nhau cho mọi người thì không còncách nào khác là phải phát triển GDTX

Về lý luận dạy học, các nhà nghiên cứu đã và đang tập trung vào hai vấn đề

quan trọng sau đây của dạy học cho học viên GDTX: Học cái gì và học như thế nào?

Và luôn tìm tòi những đổi mới, những cách tân trong nội dung và phương pháp dạyhọc Đây là hai vấn đề có liên quan mật thiết và không tách rời của dạy học cho họcviên GDTX

Trang 24

triển, trong khi giáo dục chính quy đã có truyền thống lâu dài, có lực lượng hùngmạnh cả về cơ sở vật chất lẫn đội ngũ giáo viên, cán bộ nghiên cứu GDTX phải kếthừa, phải tận dụng trường lớp, đội ngũ giáo viên, tài liệu, sách giáo khoa (có sự đầu

tư, cải tiến) Tất nhiên, do học viên GDTX có nhu cầu và đặc điểm khác biệt so với

học sinh phổ thông cho nên vấn đề tổ chức, nội dung và phương pháp học tập phảikhác Mọi sự áp đặt về nội dung, tổ chức hay phương pháp của giáo dục chính quy

mà không xuất phát từ chính bản thân học viên GDTX đều thất bại Vì vậy, hội nghịGDTX Thế giới tại Tokyo, Nhật Bản đã kết luận về việc phối hợp với giáo dục chính

quy là cần thiết, nhưng không được làm mất đi “đặc thù riêng” của GDTX Nội

dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDTX phải xuất phát trên đặc điểm đốitượng là học viên GDTX Không thể áp đặt cho những đối tượng này những gì đãđược dùng có kết quả ở các trường chính quy [20][15][8]

Về nội dung GDTX, người ta chú ý nhiều tới tính cơ bản, đơn giản, thiết thực,

hành dụng, tính liên môn, tích cực, học theo chuyên đề, vấn đề, …

Về phương pháp và hình thức tổ GDTX, đã có nhiều tìm tòi, áp dụng các

phương pháp mới nhưng không được đối lập cái mới với các phương pháp truyềnthống Phương pháp mới không thể thay thế hoàn toàn với các phương pháp truyềnthống Mỗi phương pháp đều cần thiết để thực hiện các mục tiêu dạy học và giáodục

có liên quan đến GDTX

Nội dung và phương pháp dạy học GDTX thường được đổi mới theo phươnghướng cơ bản sau:

Kết hợp học và hành, gắn lý thuyết với thực tiễn

- Luôn đặt học viên trong môi trường mà họ sống Học những vấn đề do chínhmôi trường và cộng đồng đặt ra

- Mở rộng khái niệm “ Kiến thức phổ thông” là kiến thức mà người dân cần

trong cuộc sống hàng ngày

Cần chú ý tới kinh nghiệm sống và sản xuất của học viên

Trang 25

-Phải tập trung vào “việc học” của học viên hơn là tập trung vào “việc dạy”.

Thầy chỉ là người thiết kế, hướng dẫn viên Học viên được hướng dẫn tìm tòi để tựphát hiện và tự giải quyết vấn đề

Trang 26

- Biện pháp tổ chức thực hiện phải linh hoạt, mềm dẻo, có sự khác biệttheo địa phương, theo đối tượng [21][17]

Những đổi mới quan trọng về phương pháp dạy học GDTX trong thời gian qua

có thể kể tới phương pháp học nhóm (Student team Learning) Với phương phápnày người học chủ yếu làm việc theo nhóm, trong đó mỗi cá nhân phải biết hoạtđộng độc lập trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, bên cạnh đó còn biết cáchgiúp đỡ nhau Các tác giả đại diện của phương pháp như Faulo Freire (Nhà xã hộihọc và nhà giáo dục học người Braxin), Robert J Marzano (Nhà giáo dục người Mỹ)[1][4]

Theo J.R.KIDD trong tác phẩm “Người lớn học như thế nào” (1978), khigiảng dạy cho học viên nên có hoạt động kiểu bài giảng , thảo luận, diễn đàn, hộithảo sẽ thu hút và tạo được sự hứng thú cho người học

Các nhà nghiên cứu cũng nhất trí về việc cần thiết phải có một phương phápdạy học (sư phạm) tích cực, học viên và giáo viên cùng tham gia, lấy học viên làmTrung tâm, có sự tương tác lẫn nhau giữa thầy và trò Đó là một phương pháp đượcđặc trưng bởi học tập hợp tác, tìm tòi, khám phá, bồi dưỡng sự hiểu biết về các kháiniệm (critical thinking) và các kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving skills).Những cách dạy học này nằm chung trong thể loại giảng dạy “bỏ ngỏ” Trên một phổ

(spectrum) đi từ lối dạy học truyền thống “thầy giảng trò ghi” đến lối hướng dẫn “bỏ ngỏ” (open - ended), nhiều nhà giáo dục chủ trương phương pháp dạy học cấu trúc hóa (structured teaching) Đó là sự kết hợp của sự giảng dạy/ hướng dẫn trực tiếp

của giáo viên, việc thực hành của học viên dưới sự hướng dẫn của thầy và việc họctập độc lập của học viên [24, tr154]

Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã đề cập tới nhiều vấn đề trong GDTX từ Cáchmạng tháng Tám năm 1945 đến những thập niên của đầu thế kỷ 21 Các tác giả

Trang 27

Nguyễn Đắc Tấn, Vũ Đình Ruyệt nghiên cứu về nội dung và phương thức hoạt độngcủa giáo dục không chính quy mà thiết chế của nó được thể hiện bằng tên gọiTrung

Trang 28

tâm GDTX Một số tác giả như Tô Bá Trượng, Phạm Hoài Thủy, Nguyễn Bích Liên, LêThuận Vượng, Nguyễn Quang Kính, nghiêm Xuân Lượng, Vũ Đình Ruyệt, Thái XuânĐào, Đặng Thành Hưng, …có những nghiên cứu về các vấn đề chung của việc quản lýhoạt động dạy học ở Trung tâm GDTX như sau:

Xây dựng những định chuẩn, những yêu cầu về chất lượng trong quá trìnhgiảng dạy của thầy, học tập của trò để hai hoạt động đó gắn bó nhịp nhàng vớinhau

Xây dựng đội ngũ giáo viên thành một tập thể sư phạm, có ý thức kỷ luật, tôntrọng người học và hoạt động chuyên môn có nề nếp

Xây dựng và tiếp tục bổ sung các cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật chohoạt động giảng dạy và học tập

Kiểm tra thường xuyên, nề nếp dạy và học của giáo viên và học viên Bồidưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ [7], [6], [12],[11], [22], [24]

Từ những vấn đề chung đó, các tác giả đã chỉ rõ một số biện pháp quản lýhoạt động dạy học ở Trung tâm GDTX Tác giả Phạm Hoài Thủy trong “Tài liệu dùngtrong Hội nghị Giám đốc Trung tâm GDTX quận, huyện, thành phố Hồ Chí Minh ngày01/02/2000” đã trình bày về mục tiêu, nội dung và biện pháp quản lý Trung tâmGDTX Tác giả cho rằng “Trong một thời gian dài nữa, việc học chương trình GDTXtheo cấp lớp vẫn còn là nhiệm vụ trọng tâm quyết định sự tồn tại và phát triển củaTrung tâm Nói một cách khác, nhiệm vụ giảng dạy chương trình GDTX theo cấp lớpvẫn là xương sống của Trung tâm GDTX quận, huyện” [25, tr.9] Vì vậy, khi đề cậpđến biện pháp quản lý giảng dạy, tác giả Nghiêm Xuân Lượng cho rằng: “Giáo viên

là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục, vì vậy trước mắt cần có một chươngtrình chính thức để bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên các Trung tâmGDTX quận huyện, vì đó vừa là nhu cầu, nguyện vọng tha thiết của những ngườiđang trực tiếp tham gia công tác trong lĩnh vực này” [13,tr.39]

Trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, các tác giả cho rằng nhiệm vụcủa Giám đốc Trung tâm là phải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy

Trang 29

17được tính sáng tạo trong lao động sư phạm của họ và tạo ra khả năng ngày cànghoàn thiện tay nghề sư phạm [18].

Trang 30

Tác giả Nguyễn Thị Ẩn đã đánh giá cao công tác thi đua và khen thưởng trongquá trình quản lý, bởi đó chính là tác động tạo động cho mọi thành viên phát huyhết khả năng, trí tuệ, động viên lẫn nhau, dạy tốt, học thật tốt làm cho hiệu quảhôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai tốt hơn hôm nay, Từ kinh nghiệm chỉ đạothực tiễn công tác thi đua của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ chí Minh,tác giả đã phân tích những hạn chế trong thời gian qua và đề xuất một số phươnghướng cải tiến trong công tác thi đua để phát huy vai trò to lớn của nó trong côngtác quản lý nhà trường [2,tr.16]

Trong những năm gần đây có nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn đãquan tâm đến chất lượng dạy học của GDTX Tác giả Tô Bá Trượng cho rằng GDTX cóchất lượng là giáo dục phải đảm bảo được mục tiêu giáo dục, đó là: Xác định việchọc tập vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện tồn tại của mỗi con người Giáo dục vì hòabình, quyền con người và dân chủ bình đẳng, giáo dục vì sự phát triển bền vững Tạo

và đáp ứng được nhu cầu học tập của mỗi cá nhân và của cộng đồng theo 4 trụ cột:Học để biết, học để làm, học để chung sống cùng nhau, học để tồn tại Đổi mới nộidung phương thức hoạt động của các Trung tâm GDTX Đổi mới chương trình vàphương pháp giáo dục cho mọi người

Tác giả Tô Bá Trượng cùng các cộng sự đã nghiên cứu xây dựng chương trìnhdạy bổ túc Trung học cơ sở và biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy bổ túc Trung học cơ

sở Các tác giả: Nghiêm Xuân Lượng, Thái Xuân Đào, Tô Bá Trượng [12], [7] [23], đãnghiên cứu triển vọng của việc đổi mới phương pháp giảng dạy và cơ sở lý luậncủa việc vận dụng phương pháp giảng dạy vào việc dạy học ở Trung tâm GDTX

Tác giả Lê Thuận Vượng cho rằng do Học viên GDTX có đặc điểm về tâm lý (cánhân, giới tính, xã hội), sinh lý nhóm đối tượng nên cần xây dựng một đội ngũnhững người chuyên trách giảng dạy, hướng dẫn Các lực lượng này phải có “kiếnthức cả về phương diện chuyên môn lẫn kiến thức về khoa học giáo dục tiếp tục chongười lớn như: Tìm hiểu nhu cầu học tập, phương pháp giảng dạy, hướng dẫn, độngviên học viên học tập, biết cách tổ chức, quản lý các hình thức học đa dạng, linhhoạt”[26, tr.10]

Các tác giả Nguyễn Quang Kính, Phạm Hoài Thủy đã cho rằng hiện nay ở các

Trang 31

19Trung tâm GDTX, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học đều thiếu thốn,

Trang 32

phải bằng nhiều cách để xây dựng và tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện

kỹ thuật, cho hoạt động giảng dạy và học tập vì đó là một mặt quan trọng của côngtác quản lý nâng cao chất lượng [11]

Tác giả Nguyễn Văn Đản phân tích mối quan hệ giữa hoạt động dạy với hoạtđộng học trong quá trình dạy học và rút ra kết luận: Hoạt động học, trong đó cóhoạt động nhận thức của học viên có vai trò quyết định kết quả học tập Nhưng đểhoạt động học có kết quả thì điều quan trọng là vai trò chỉ đạo tổ chức của giáoviên về mặt tổ chức giờ lên lớp [5]

Các tác giả Vũ Đình Ruyệt, Trần Kiều đều khẳng định vai trò lãnh đạo toàndiện của người giám đốc, nhưng cùng với giám đốc còn có các phó giám đốc tham giaquản lý Trung tâm Để đảm bảo một sự chỉ đạo cao đối với quá trình sư phạm, cần có

sự phân công rõ ràng giữa Giám đốc và Phó Giám đốc [18], [11]

Tóm lại: Các tác giả nước ngoài cũng như Việt Nam đã nêu lên các biện pháp

chung cho các Trung tâm GDTX Có một số tác giả đề cập tới chất lượng dạy học củaGDTX nhưng lại nghiên cứu cải tiến nội dung phương pháp dạy học bộ môn, màchưa đề cập tới biện pháp quản lý của Giám đốc nhằm giúp giáo viên thực hiện cóhiệu quả các phương pháp đó

1.2 Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1 Quản lý và Quản lý giáo dục

- Khái niệm Quản lý: Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của

chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vậnhành đạt được mục tiêu đã đề ra

Hay nói một cách khác: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chứcbằng việc thực hiện các chức năng quản lý, kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểmtra

+ Kế hoạch hoá: Là chức năng cơ bản nhất, chức năng này định hướng toàn

bộ các hoạt động của quá trình quản lý, là cơ sở để nhà quản lý huy động tối đa cácnguồn lực phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu và căn cứ để kiểm tra, đánh giáquá trình thực hiện mục tiêu và là căn cứ để kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiệnnhiệm vụ của tổ chức của đơn vị mình

Trang 33

+ Tổ chức: Chức năng tổ chức trong quản lý là việc thiết kế cơ cấu sao cho phùhợp với mục

tiêu

Trang 34

+ Chỉ đạo: Là hướng dẫn cụ thể theo một định hướng nhất định, liên kết động viên người dưới quyền hoàn thành nhiệm vụ để đạt được mục tiêu của tổ chức

+ Kiểm tra: Nhằm theo dõi, giám sát quá trình hoạt động từ đó tiến hành đôn đốc, uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp để đạt được mục tiêu đã định

- Quản lý giáo dục được tiếp cận dưới hai góc độ đó là góc độ vĩ mô và góc độ

vi mô

+ Tiếp cận dưới góc độ vĩ mô: Quản lý giáo dục là những hoạt động có hệthống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cảcác mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hànhbình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng,thực hiện mục tiêu của nền giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

+ Tiếp cận dưới góc độ vi mô: Quản lý nhà trường là hệ thống tác động cómục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường làm cho nhàtrường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được cáctính chất của nhà trường Việt Nam, mà tiêu điểm Hội tụ là quá trình dạy học - giáodục, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất, gópphần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là hình thành, phát triển nhân cách củangười học theo yêu cầu của xã hội

1.2.2 Quản lý hoạt động dạy học

* Khái niệm quản lý hoạt động dạy học: Quản lý các hoạt động dạy học là

những tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng (Giám đốc cơ sở giáo dục)đến tập thể giáo viên, học sinh (học viên trong cơ sở giáo dục), những lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợptrong các hoạt động giáo dục của nhà trường (của cơ sở giáo dục), giúp quá trìnhdạy học vận động tối ưu tới mục tiêu dự kiến

Từ khái niệm trên cần lưu ý một số điểm:

+ Quản lý các hoạt động dạy học là tác động có mục đích, có kế hoạch cụ thể

Trang 35

23của Hiệu trưởng (của Giám đốc Trung tâm GDTX).

Trang 36

+ Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý Giám đốc Trung tâmGDTX với đối tượng quản lý (Giáo viên, học viên và các lực lượng giáo dụckhác), đây là quan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộchay cưỡng chế.

+ Quản lý là sự tác động chủ quản, nhưng để đạt được hiệu quả phải phù hợpvới quy luật khách quan của đối tượng quản lý

* Hoạt động dạy học cấp trung học phổ thông trong trung tâm giáo dục

thường

xuyên

- GDTX cấp THPT có vị trí, ý nghĩa như giáo dục THPT cùng cấp, giữ vai tròquan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạonguồn nhân lực có trình độ và có phẩm chất nhân cách Vì vậy, nhiệm vụ đạt rangành giáo dục nói chung, cho các trung tâm giáo dục thường xuyên nói riêng là cầnnhanh chóng có giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học chương trình GDTX cấpTHPT trong trung tâm GDTX để người học có đủ điều kiện, cơ hội tham gia học tậpcác chương trình, bậc học cao hơn

- GDTX cấp THPT là bậc học tiếp nối của cấp trung học cơ sở, nên cần phảitính đến sự nối kết liên tục chương trình giáo dục trung học cơ sở với chươngtrình

GDTX cấp THPT mà học viên sẽ được học ở bậc học này

- GDTX cấp THPT là bậc học có nhiệm vụ đào tạo nguồn đáng kể cho đào tạo ởcấp trung học nghề, cao đẳng, đại học nhằm phục vụ cho CNH-HĐH đất nước, cần có

sự tăng cường trong nội dung giáo dục, nội dung đào tạo và giáo dục hướng nghiệp

- Học viên GDTX cấp THPT đã có một lượng kiến thức cơ bản nhất định, tiếptục sử dụng các phương pháp học đã có để chiếm lĩnh kiến thức các môn học cơbản, các môn học này được xây dựng trên những cơ sở khoa học, được hình thànhtrong lịch sử loài người và của thế hệ đi trước, chúng được xây dựng phù hợp vớiđặc điểm của từng môn học, phát triển tâm lý và trí tuệ của từng lứa tuổi Vì vậy,GDTX cấp THPT có nhiệm vụ “ Giúp học viên củng cố và phát triển những kết quảcủa chương trình giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn GDTX cấp THPT và

Trang 37

những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học các bậchọc cao hơn hoặc đi vào cuộc sống”.

Trang 38

Để đạt được những mục tiêu cơ bản của phát triển kinh tế - Xã hôi của đấtnước, GDTX cấp THPT cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạonguồn nhân lực cho nền kinh tế quốc dân.

GDTX cấp THPT cũng góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội Trên nềntảng đã đạt được ở các bậc học, GDTX cấp THPT tiếp tục phát triển và hoàn thiệndần nhân cách học viên lên một tầm cao mới theo hướng phát triển toàn diện nhâncách con người Việt Nam Bởi vậy mục tiêu đào tạo ở cấp độ này phải được quantâm đặc biệt là:

+ Hình thành ở học viên một hệ thống tri phổ thông toàn diện, kế thừa truyền

thống tốt đẹp của dân tộc

+ Học viên hiểu biết thông thường về kỹ thuật – tổng hợp và những kỹ năngnghề nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện đại

+ Hình thành động cơ học tập vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Có như vậy, GDTX cấp THPT mới hoàn thành sứ mạng là trang bị một cáchtốt nhất cho học viên bước vào đời, với đầy đủ bản lĩnh con người mới của xã hộihiện đại

1.2.3 Chất lượng dạy học

Chất lượng dạy học là mức độ mà kết quả dạy học đáp ứng mục tiêu dạyhọc, thoả mãn nhu cầu người học Chất lượng dạy học được hình thành thông quachất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học viên trên cơ sởđảm bảo chất lượng của các thành tố của quá trình dạy học

1.2.4 Trung tâm GDTX

1.2.4.1 Trung tâm GDTX được coi là đồng nghĩa với Trung tâm giáo dục người

lớn Hai thuật ngữ này được hiểu là diễn ra những hoạt động có tổ chức cho việcgiáo dục người lớn

Tại hội nghị về Trung tâm GDTX được tổ chức tại SriLanca tháng 11 năm 1994

đã định nghĩa: “Trung tâm GDTX là tổ chức giáo dục địa phương, ngoài hệ thống giáo

Trang 39

dục chính quy, thuộc các làng hoặc các cộng đồng thành phố, thường được quản lýbởi nhân dân địa phương và việc học tập định hướng theo gia đình và cung cấp thôngtin về

Trang 40

câu hỏi:Cái gì? Làm sao? Ở đâu? Khi nào? Các cá nhân có thể tham gia vào các hìnhthức học học tập khác nhau của GDTX”.

Tại Hội nghị Giám đốc Trung tâm GDTX Quận, huyện, Thành phố được Bộgiáo dục và Đào tạo tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tháng 01 năm 2000thì Trung tâm GDTX là một loại hình cơ sở giáo dục chủ yếu của giáo dục khôngchính quy Vì thế, Trung tâm GDTX là nơi mà ai có nhu cầu học tập đều tìm thấy ở

đó có một tổ chức hoạt động giáo dục có nội dung học, hình thức học mà mình hàilòng nhất giúp mình thêm những hiểu biết cần thiết để hòa nhập với cộng đồng,vươn tới mưu cầu hạnh phúc Bởi vì:

- Là tổ chức các hoạt động đa dạng nhiều chức năng, nhiều hình thức học tậpnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học

- Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có thể chuyển đổi dễ dàng để đáp ứngnhững nhiệm vụ mới trong quá trình phát triển

- Huy động được mọi nguồn lực sẵn có trong xã hội (cơ sở vật chất, đội ngũgiáo viên) tham gia vào các hoạt động của Trung tâm

Hiện nay tại Việt Nam hệ thống Trung tâm GDTX gồm: Trung tâm GDTXtỉnh (Thành phố), Trung tâm GDTX Quận (Huyện) và mối quan hệ giữa Trung tâmGDTX Tỉnh và Trung tâm GDTX Huyện là quan hệ hợp tác, bình đẳng nhằm giúp nhauhoàn thành nhiệm vụ Việc đặt tên gọi Trung tâm GDTX Tỉnh hay Huyện là để phânbiệt phạm vi cộng đồng dân cư mà các Trung tâm GDTX có trách nhiệm đáp ứngđáp ứng nhu cầu người học của họ Mặt khác Trung tâm GDTX là chiếc cầu nối giữacon người với nền văn minh nhân loại, là chiếc cầu nối giữa nhân dân lao động vớicác nhà trường

Giáo dục - Đào tạo cơ sở của việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầunhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa về cơ cấu ngành nghề, cơ cấutrình độ, về năng lực, về phẩm chất, phải giúp cho người học có tri thức, kỹ năng vàthái độ dễ thích nghi với những chuyển biến nhanh chóng của kinh tế thị trường,của thị trường việc làm, thị trường sức lao động

Ngày đăng: 14/02/2019, 17:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Antoine prost (2005), Ecole abligatoire: maitre ou juge il faut choisir, Le monde Íéducation (décembrc 2005), Pais Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecole abligatoire: maitre ou juge il faut choisir
Tác giả: Antoine prost
Năm: 2005
2. Nguyễn Thị Ẩn (1997), “Công tác thi đua và khen thưởng trong quá trình quản lý giáo dục”, Báo Giáo dục - Sáng tạo, số 11, tr16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác thi đua và khen thưởng trong quá trình quảnlý giáo dục”, "Báo Giáo dục - Sáng tạo
Tác giả: Nguyễn Thị Ẩn
Năm: 1997
3. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1977), Bài giảng lý luận đại cương về quản lý, trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng lý luận đại cương vềquản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1977
5. Nguyễn Văn Đản (1977), “Mối quan hệ giữa hoạt động dạy với hoạt động học trong quá trình dạy học”, thông tin khoa học giáo dục, số 63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa hoạt động dạy với hoạt độnghọc trong quá trình dạy học”, "thông tin khoa học giáo dục
Tác giả: Nguyễn Văn Đản
Năm: 1977
6. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), căn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: căn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hànhTrung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
Năm: 1997
7. Thái Xuân Đào (2003), “Đổi mới phương pháp dạy học người lớn ở cộng đồng”, thông tin khoa học giáo dục, số 97 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học người lớn ở cộngđồng”", thông tin khoa học giáo dục
Tác giả: Thái Xuân Đào
Năm: 2003
8. Higius james M. (Grummen school Rollins college) (1990), The management chalenge An Introduction to management. Macmillan publishing Company New York, colljer Macmillan Canada torouto Sách, tạp chí
Tiêu đề: Themanagement chalenge An Introduction to management. Macmillan publishingCompany New York
Tác giả: Higius james M. (Grummen school Rollins college)
Năm: 1990
9. Hà Sỹ Hồ, Lê Tuấn (1987), Những bài giảng về Quản lý giáo dục, tập 3, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về Quản lý giáo dục
Tác giả: Hà Sỹ Hồ, Lê Tuấn
Nhà XB: NXB giáodục
Năm: 1987
10. Phó Đức Hòa (1995), Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Tiểu học
Tác giả: Phó Đức Hòa
Năm: 1995
11. Trần Kiều (2005), Về chất lượng Giáo dục, UNESCO, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chất lượng Giáo dục
Tác giả: Trần Kiều
Năm: 2005
12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục học, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số B98.53.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục học, Đề tàikhoa học cấp Bộ
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2000
13. Nghiêm Xuân Lượng (1998), “Về nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các Trung tâm GDTX”, Thông tin khoa học giáo dục, số 66, tr9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lývà giáo viên các Trung tâm GDTX”, "Thông tin khoa học giáo dục
Tác giả: Nghiêm Xuân Lượng
Năm: 1998
14. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Tác giả: Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB chính trịQuốc gia
Năm: 2005
4. Christian Gohier (2002), (Enseiguer et libérer, les presses de Íuniversté Laval, Quebec Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w