Nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong công tác quản lí

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH (Trang 68)

động dạy học của Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình

2.3.9.1. Nguyên nhân thành công

- Có sự quan tâm của các Cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và sự chỉ đạo kịp thời của Ngành học.

- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trung tâm đã thể hiện có sự đoàn kết nhất trí cao, mỗi người theo nhiệm vụ đã được phân công đều nỗ lực, tự giác phấn đấu để hoàn thành.

- Có sự phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong việc phát động và hưởng ứng các phong trào thi đua, tạo ra khí thế mới thúc đẩy có hiệu quả các hoạt động nâng cao chất lượng.

- Quan tâm đúng mức và có chiều sâu đến các hoạt động mũi nhọn, biết phát huy tốt các nhân tố tích cực và có chế độ đãi ngộ kịp thời

- Có sự chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời của Ban Giám đốc, vai trò nòng cột của các tổ chuyên môn, luôn sâu sát trong công việc.

2.3.9.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Trong những năm học vừa qua bên cạnh những thành tích đạt được các đơn vị còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém cần khắc phục sau đây:

- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cho cán bộ giáo viên và học viên có lúc chưa kịp thời. Nhận thức của một số cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng dạy học còn hạn chế, thiếu tính tích cực, buông xuôi.

- Công tác quản lí điều hành của Ban giám đốc các TTGDTX có lúc chưa thật khoa học, đôi khi còn thiếu kiên quyết, dứt khoát đối với các biểu hiện chậm trễ trong chuyên môn, thực hiện quy chế chuyên môn. Công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên chưa thường xuyên, hiệu quả thấp.

- Trong công tác sắp xếp đội ngũ giáo viên chưa thật khoa học, có những Trung tâm thì thiên về phân công giảng dạy theo năng lực; có những Trung tâm thì thiên về phân công giảng dạy theo điều kiện của đơn vị; có những Trung tâm thì thiên về phân công giảng dạy chuyên sâu; thậm chí có Trung tâm thì thiên về phân công giảng dạy theo nguyện vọng của giáo viên. Đặc biệt khâu tuyển chọn giáo viên hợp đồng chưa được chú trọng, còn cả nể, thiếu dứt khoát.

- Công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thiếu quyết liệt, còn nặng về hình thức. Đội ngũ giáo viên không đồng bộ, một số người cao tuổi, một số mới ra trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

- Trong công tác thanh, kiểm tra của Ban giám đốc đôi lúc chưa kịp thời. - Chế độ đãi ngộ với người lao động còn thấp so với thực tế sức lao động bỏ ra. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn nghèo nàn, ảnh hưởng đến hiệu quả giờ lên lớp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Là những cơ sở GDTX trực thuộc Sở GD&ĐT Ninh Bình, chính thức ra đời và đi vào hoạt động từ năm 1994. Qua 20 năm hoạt động, các trung tâm GDTX đã có những đóng góp nhất định trong công tác quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT, từng bước khẳng định chất lượng dạy học, góp phần đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương.

Qua phân tích thực trạng và nguyên nhân làm hạn chế công tác quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT của các Trung tâm GDTX, có thể nói công tác quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT của Trung tâm trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực, cố gắng tạo được những chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy học bổ túc THPT. Tuy nhiên, công tác quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế đòi hỏi Giám đốc trung tâm phải sớm giải quyết, khắc phục.

Để khắc phục tình trạng công tác quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT còn nhiều nội dung yếu kém của các trung tâm GDTX cùng các nguyên nhân đã trình bày, Giám đốc trung tâm cần thiết phải tìm những biện pháp quản lí tốt nhất để tăng cường công tác quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đưa hoạt động dạy học bổ túc THPT của Trung tâm phát triển vững chắc, đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên của nhân dân và bồi dưỡng nguồn nhân lực của địa phương trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, nếu đề ra được các biện pháp quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT phù hợp thì chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học bổ túc THPT của các trung tâm sẽ được cải thiện và ngày một ổn định bền vững.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH (Trang 68)