Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH (Trang 33)

- Phẩm chất, năng lực của giám đốc trung tâm

Về phẩm chất có ba nhóm: Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp.

Phẩm chất chính trị bao gồm các quan điểm, niềm tin đối với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, trong đó có chủ trương, đường lối về giáo dục; quan điểm giai cấp trong giáo dục; bản lĩnh chính trị vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường,...

Phẩm chất đạo đức là sự thống nhất giữa chính trị, đạo đức, văn hoá, xã hội trong nhân cách người cán bộ quản lí, đó là niềm tin, thái độ đạo đức phù hợp với các giá trị và chuẩn mực đạo đức, là tấm gương đối với tập thể sư phạm, trung thực trong lối sống, có hành vi liêm khiết,...

Phẩm chất nghề nghiệp là sự thống nhất những kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ quản lí, những quan điểm, niềm tin và thái độ nghề nghiệp. điều đó thể hiện ở tính năng động, sáng tạo, thái độ tích cực với cái mới, chống bảo thủ, trì trệ,...

Về năng lực, giám đốc trung tâm GDTX cần có: năng lực nhạy cảm với những thay đổi của môi trường, năng lực ứng xử phù hợp với hoàn cảnh, năng lực tạo ra sự đồng thuận trong các thành viên của đơn vị về những vấn đề chung, năng lực nhận thức và dành công sức ưu tiên cho những vấn đề trọng tâm,...

Giám đốc trung tâm là người chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về chất lượng và hiệu quả về mọi hoạt động của TTGDTX do mình phụ trách. Sự đổi mới hoạt động dạy học bổ túc THPT có thành hiện thực hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của giám đốc trung tâm.

Đổi mới dạy học bổ túc THPT không thể triển khai được nếu giám đốc trung tâm không nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải đổi mới hoạt động dạy học. Giám đốc trung tâm phải là người am hiểu sâu sắc về đổi mới hoạt động dạy học bổ túc THPT ít nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình, để có thể làm mẫu, hướng dẫn người dưới quyền thực hiện.

Giám đốc trung tâm phải là người có trình độ tổ chức và năng lực triển khai ứng dụng những vấn đề dạy học mới vào thực tiễn dạy học trong TTGDTX, biết tổ chức học tập và tổng kết kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.

Mặt khác, uy tín của giám đốc trung tâm trong tập thể sư phạm có tác dụng

- Trình độ, năng lực, phẩm chất của giáo viên

Nhân tố làm nên bộ mặt của nhà trường chính là giáo viên, những người được xã hội giao phó trọng trách đào tạo thế hệ trẻ, người chủ tương lai của xã hội. Người thầy dạy người thường từ tấm gương bản thân, bằng nhân cách của chính mình, đó là đặc trưng sư phạm của người GV. Các phẩm chất cơ bản của GV bao gồm: thế giới quan khoa học, lòng yêu nghề, nhiệt huyết trong công việc, có ý thức trách nhiệm xã hội cao, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo; có phong cách mô phạm, khiêm tốn, giản dị, sẵn lòng giúp đỡ mọi người,…

Trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phẩm chất của người GV có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Người thầy giáo cần có các năng lực sư phạm cơ bản như sau:

+ Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học, giáo dục; + Năng lực thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục;

+ Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục;

+ Năng lực giám sát, đánh giá kết quả hoạt động dạy học, giáo dục;

+ Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, giáo dục. Đây là năm loại năng lực cơ bản của GV. Nhưng phải nói rằng năng lực thể hiện trực tiếp trong các hoạt động: chuẩn bị giáo án, lên lớp, giảng bài, tổ chức hoạt động trên lớp và kiểm tra đánh giá là quan trọng nhất.

- Phẩm chất và năng lực của HV

Phẩm chất và năng lực của HV có ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lí hoạt động dạy học bổ túc THPT. Nếu HV chăm, ngoan, có động cơ hoạt động đúng đắn, có ý chí hoạt động tốt, lại thông minh sắc xảo và được lựa chọn cẩn thận về trình độ học vấn như các trường chuyên, các trường chất lượng cao thì cách tổ chức, quản lí hoạt động dạy học của giám đốc trung tâm phải khác hẳn với thực tiễn quản lí hoạt động dạy học của bổ túc THPT hiện nay.

Việc xác định phẩm chất và năng lực của HV bổ túc THPT của TTGDTX là việc phức tạp, vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: mặt sinh học, mặt xã hội, thành phần dân tộc, vùng, miền, bản sắc văn hóa địa phương… Vì vậy, giám đốc trung tâm và GV nên tiến hành điều tra khảo sát khá cẩn thận để nắm vững đặc điểm của HV ngay từ đầu cấp học, đầu năm học, nhằm xây dựng kế hoạch dạy học được sát đúng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w