Tăng cường cơ sở vật chất sư phạm trong trung tâm và sử dụng có hiệu

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH (Trang 95)

quả các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học

3.2.6.1. Mục đích

- Đảm bảo giữ gìn, phát huy tối ưu cơ sở vật chất hiện có, đồng thời củng cố và xây dựng bổ sung thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của các cơ sở GDTX.

- Đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của mọi đối tượng và đủ điều kiện thực hiện đổi mới PPDH của Trung tâm GDTX.

3.2.6.2. Nội dung và phương pháp tiến hành

Cơ sở vật chất sư phạm là tất cả các phương tiện cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng vào hoạt động dạy học, giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Cơ sở vật chất sư phạm là một trong những tiêu đề quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở trung tâm còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất: phòng học chật không đủ không gian để học viên hoạt động, trang thiết bị thiếu, không đồng bộ. Chính vì vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên, giám đốc trung tâm cần phải:

- Quản lí và củng cố CSVC của các Trung tâm GDTX hiện có, đủ điều kiện phục vụ tối thiểu cho hoạt động dạy học.

- Đầu tư kinh phí để xây dựng, mở rộng các phòng học, phòng chức năng trong các Trung tâm GDTX. Huy động các nguồn lực tài chính để mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho dạy học và đáp ứng được yêu cầu mở rộng các loại hình đào tạo.

- Đầu tư phát triển các tài liệu học tập đa dạng cho từng loại đối tượng, cho nhiều cấp trình độ phong phú và đa dạng, từ các tài liệu in nhỏ viết tay đến đĩa hình và đĩa tiếng, đồng thời từng bước đầu tư và mở rộng ứng dụng tin học trong các Trung tâm GDTX .

- Quản lí các nguồn kinh phí của Trung ương và địa phương, đặc biệt là nguồn kinh phí chương trình mục tiêu; kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên; kinh phí huy động được từ xã, các tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ để mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

- Tích cực đề nghị với Sở GD&ĐT tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, xin kinh phí xây dựng thêm phòng học, các phòng chức năng phù hợp và đúng quy cách, thuận tiện cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

- Từng bước bổ sung và sắm mới các trang thiết bị dạy học cần thiết và tiến dần tới hiện đại. Biết lựa chọn mặt hàng thiết bị cần mua sắm, các thiết bị có thể tự làm, khuyến khích cán bộ giáo viên sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng dạy học.

- Sửa chữa, nâng cấp phòng học, phòng làm việc, đảm bảo tốt về mặt an toàn và vệ sinh học đường.

- Tăng cường vai trò của thư viện trường học, đảm bảo được đa dạng các loại sách: sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn, tham khảo…phù hợp với yêu cầu chuyên môn, liên tục bổ sung và tăng cường sách cho thư viện, có đầy đủ phòng đọc cho giáo viên, học viên.

- Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, đảm bảo yêu cầu dạy học.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Giám đốc trung tâm phải có đầy đủ các văn bản pháp lí về hướng dẫn thu, chi tài chính; có bộ phận phụ trách công tác bảo quản, sử dụng và xây dựng CSVC của Trung tâm.

- Giám đốc trung tâm cần tranh thủ sự ủng hộ của Sở GD&ĐT để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh trong việc cấp kinh phí tăng cường CSVC cho các trung tâm GDTX.

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân nhằm tăng cường CSVC và thiết bị dạy học.

3.2.7. Tổ chức, chỉ đạo dạy học theo hướng tăng thời lượng học tập và phân hóa đối tượng, GV hướng dẫn HV học tập hiệu quả

3.2.7.1. Mục đích

- Tăng thời lượng học tập của học viên nhằm giảm tải bớt áp lực từ phía người học; học viên sẽ được tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng hơn, theo kịp với chương trình hiện hành.

- Việc phân hóa đối tượng giúp cho công tác bồi dưỡng HV giỏi và phụ đạo HV yếu kém thuận lợi và có hiệu quả hơn, giúp cho người học có thời gian học tập thuận lợi, phù hợp với điều kiện của bản thân.

- Giúp học viên biết cách học và tự học hiệu quả, nâng dần chất lượng dạy học.

3.2.7.2. Nội dung và phương pháp tiến hành

* Tăng thời lượng học tập trên lớp của học viên

- Tăng thời lượng học tập từ 35 tuần thành 37 tuần/năm học:

Như chúng ta đã biết đối tượng người học của trung tâm nói chung yếu nhiều về kiến thức, một phần là do đã bỏ học quá lâu, một phần là do không thi được vào

hoá cơ bản với các trường THPT, thời lượng học tập lại ít hơn (37 tuần đối với THPT, 35 tuần đối với GDTX) dẫn đến việc lĩnh hội kiến thức là hết sức khó khăn. Chính vì vậy việc tăng thời lượng học tập từ 35 tuần lên 37 tuần/năm học làm giảm bớt áp lực cho học viên là hết sức cần thiết.

Đối với chương trình dạy văn hoá cấp THPT ở các trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình đang thực hiện với thời lượng 35 tuần thực học (trong một năm học), được chia làm 2 học kỳ, học kỳ I là 18 tuần, học kỳ II là 17 tuần . Số môn học hiện tại là 9 môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Giáo dục công dân; trong đó có 07 môn bắt buộc (Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí) và 02 môn tự chọn (Tiếng Anh, Giáo dục công dân). Số tiết của mỗi môn được quy định theo từng khối lớp được thể hiện ở bảng dưới đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1. Quy định số tiết mỗi môn học theo PPCT 35 tuần

TT Môn học HỌC KỲ 1 HỌC KỲ 2

Số

tiết/Tuần Tổng số tiết tuần18

Số

tiết/Tuần Tổng số tiết tuần17

LỚP LỚP LỚP LỚP 10 11 1 2 10 11 12 10 11 1 2 10 11 12 1 Toán 3 4 4 54 72 72 4 4 4 68 68 68 2 Vật lý 2 2 2 36 36 36 2 2 2 34 34 34 3 Hoá học 2 2 2 36 36 36 2 2 2 34 34 34 4 Sinh học 1 2 1 18 36 18 1 1 2 17 17 34 5 Văn-TV 3 3 3 54 54 54 3 4 3 51 68 51 6 Lịch sử 2 1 2 36 18 36 1 1 1 17 17 17 7 Địa lý 1 1 2 18 18 36 2 1 1 34 17 17 8 Tiếng Anh 3 3 3 54 54 54 3 3 3 51 51 51 9 GDCD 1 1 1 18 18 18 1 1 1 17 17 17 Cộng 1 8 1 9 2 0 324 342 360 1026 19 19 19 323 323 323 969

Khối lớp 10 có tổng số tiết học văn hoá là: 647tiết/ năm học Khối lớp 11 có tổng số tiết học văn hoá là: 665 tiết/ năm học Khối lớp 12 có tổng số tiết học văn hoá là: 683 tiết/ năm học

Như vậy khi kết thúc chương trình học văn hoá cấp THPT tại trung tâm GDTX

Để học viên sẽ được tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng hơn, theo kịp với chương trình hiện hành ta thực hiện chương trình với 37 tuần trong một năm học như bảng sau:

Bảng 3.2. Quy định số tiết mỗi môn học theo PPCT 37 tuần

TT Môn học HỌC KỲ 1 HỌC KỲ 2 Số tiết/Tuần Tổng số tiết 19 tuần Số tiết/Tuần Tổng số tiết 18 tuần LỚP LỚP LỚP LỚP 10 11 12 10 11 12 10 11 12 10 11 12 1 Toán 3 4 4 57 76 76 4 4 4 72 72 72 2 Vật lý 2 2 2 38 38 38 2 2 2 36 36 36 3 Hoá học 2 2 2 38 38 38 2 2 2 36 36 36 4 Sinh học 1 2 1 19 38 19 1 1 2 18 18 36 5 Văn-TV 3 3 3 57 57 57 3 4 3 54 72 54 6 Lịch sử 2 1 2 38 19 38 1 1 1 18 18 18 7 Địa lý 1 1 2 19 19 38 2 1 1 36 18 18 8 Tiếng Anh 3 3 3 57 57 57 3 3 3 54 54 54 9 GDCD 1 1 1 19 19 19 1 1 1 18 18 18 Cộng 18 19 20 342 361 380 1083 19 19 19 342 342 342 1026

Khối lớp 10 có tổng số tiết học văn hoá là: 684 tiết/ năm học Khối lớp 11 có tổng số tiết học văn hoá là: 703 tiết/ năm học Khối lớp 12 có tổng số tiết học văn hoá là: 722 tiết/ năm học

Như vậy khi kết thúc chương trình học văn hoá cấp THPT tại trung tâm GDTX

học viên phải học với tổng số tiết là 2109 tiết, thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

Với việc tăng cho mỗi môn học 2 tuần học như vậy sẽ phần nào kéo giãn những phần kiến thức khó, làm cho việc tiếp thu kiến thức của học viên nhẹ nhàng hơn và tăng cường được thời gian luyện tập cho học viên.

- Tổ chức dạy học hai buổi/ngày:

Mục đích của việc tổ chức dạy học hai buổi/ngày là lấp đầy kiến thức bị hổng từ lớp dưới cho HV yếu, đặc biệt là HV đầu cấp, bồi dưỡng HV khá giỏi. Do HV các trung tâm GDTX phần nhiều bị hạn chế bởi năng lực tư duy trìu tượng, khả năng tiếp thu yếu nên đối với một số môn học đòi hỏi tư duy trìu tượng như Toán, Vật lý, Hóa

học và những môn có kết quả khảo sát đầu năm quá thấp, trung tâm có thể bố trí thêm tiết học vào buổi chiều để bù đắp những thiếu hụt trong nhận thức, giúp các em đạt được yêu cầu tối thiểu của chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Cách thực hiện: buổi sáng, tổ chức dạy học theo chương trình chính khóa. Buổi chiều thực hiện kế hoạch dạy học phụ đạo HV yếu và bồi dưỡng HV khá giỏi. Tăng cường luyện tập, thực hành và rèn luyện kỹ năng; tránh nhận thức một cách máy móc.

* Tổ chức dạy học theo hướng phân hoá đối tượng

Đối tượng HV học chương trình văn hoá cấp THPT của các trung tâm GDTX có thể chia ra làm hai đối tượng chính: Học sinh trong độ tuổi đi học và người lao động (đối tượng người lớn tuổi) đi học để nâng cao trình độ và hoàn thiện chương trình bậc THPT. Chính vì vậy việc dạy học bắt buộc phải theo hướng phân hoá đối tượng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người học mà đặc biệt là người lao động.

Tại khoản 2 điều 45 (Luật giáo dục 2005) quy định: “ Các hình thức thực hiện chương trình GDTX để lấy văn bằng của hệ thống GDQD gồm:

• Vừa học vừa làm

• Học từ xa

• Tự học có hướng dẫn”

Trên thực tế tại tỉnh Ninh Bình hoạt động dạy học đang diễn ra dưới hình thức học tập trung cho cả hai đối tượng học sinh trong độ tuổi đi học và người lao động. Hình thức tổ chức dạy học tập trung có ưu điểm rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, tuy nhiên việc phân chia lớp học phải hết sức hợp lí mới đạt được hiệu quả cao. Cụ thể:

- Với đối tượng là người lao động (chủ yếu là cán bộ các cấp: xóm, thôn, xã...) được phân theo lớp học riêng, những lớp học này được tổ chức học vào hai ngày thứ bẩy và chủ nhật với 7 môn bắt buộc: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí để tạo điều kiện cho họ vừa tham gia công tác, lao động sản xuất vừa đảm bảo theo học chương trình một cách thận lợi.

- Với đối tượng học sinh trong độ tuổi đi học được phân đồng đều về giới tính và năng lực ban đầu thành các lớp học, mỗi lớp không quá 40 HV. Trong đối tượng này, buổi sáng được học theo chương trình chính khoá bình thường theo đúng tiến độ chương trình; buổi chiều có sự phân hoá: những HV khá, giỏi và có khả năng sẽ được lựa chọn vào lớp học riêng để học bồi dưỡng nâng cao, phát huy mọi khả năng của các em. Những HV còn lại được củng cố kiến thức đã học, các kiến thức còn hổng ở các lớp dưới, đồng thời tăng cường luyện tập, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, đáp ứng với chuẩn kiến thức theo yêu cầu.

* Tổ chức và quản lí dạy học trên lớp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là khâu quản lí diễn biến của quá trình dạy học. Nội dung và cách tiến hành như sau:

- Chỉ đạo GV tổ chức có chất lượng các hoạt động học tập của HV trong các giờ học: Có cách thức, biện pháp theo dõi chất lượng tham gia các hoạt động học tập của tất cả HV trong quá trình học tập. Giám đốc trung tâm yêu cầu GV tích cực thiết kế và sử dụng các Phiếu học tập, Phiếu giao việc, làm cho tất cả HV đều phải thực hiện các nhiệm vụ học tập bằng nhiều hình thức: nghĩ, nói, viết… dưới sự điều khiển của người thầy; cũng thông qua hệ thống các phiếu giao việc đó mà GV kiểm soát được mức độ và chất lượng làm việc của HV.

GV cần sử dụng có hiệu quả các biện pháp tâm lý – giao tiếp, xây dựng giờ học thân thiện nhằm động viên tinh thần, cổ vũ, lôi cuốn người học tham gia vào giờ học trong bầu không khí sư phạm dân chủ, cởi mở; khích lệ sự đối thoại nhằm

khắc phục tính rụt rè, tự ti của HV, tôn trọng những kinh nghiệm của họ. GV phải

vừa dạy vừa tìm và sửa chữa khuyết điểm cho HV; Tăng cường mối quan hệ giữa GV và HV theo hướng tăng khen, giảm chê, khen công khai, chê kín đáo giúp các

HV tự tin hơn, không bị mặc cảm. Thực hiện phương pháp giảng dạy trực quan,

hướng dẫn HV học tập tỉ mỉ (thậm chí cần thiết phải hướng dẫn theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”), làm mẫu và làm nhiều lần trước khi HV tự giải quyết được vấn đề. Đối với những khái niệm khó, trìu tượng, GV có thể giải thích, phân tích và tăng cường liên hệ thực tiễn để các em dễ hiểu, dễ tiếp thu.

- Trong quá trình dạy học trên lớp, GV phải tổ chức và quản lí tốt việc kiểm tra, kiểm soát để kịp thời nắm được chất lượng học tập của HV trên lớp và chất lượng thực hiện những dự tính dạy học trong thiết kế bài học. Bằng các biện pháp, cách thức như quan sát trong giờ học, yêu cầu HV trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các phiếu học tập, yêu cầu HV tái hiện, tổng hợp kiến thức, yêu cầu HV thực hành vận dụng…; qua đó, GV kịp thời nắm được chất lượng tham gia, chất lượng nắm nội dung bài học của HV. Nếu đa số HV chưa đạt được yêu cầu tối thiểu của chuẩn kiến thức thì GV cần điều chỉnh ngay phương pháp DH. GV không chạy theo việc dạy hết nội dung trong SGK, mà cần đảm bảo để mọi HV đều đạt được kiến thức cơ bản tối thiểu bài học.

- Do đặc điểm của HV trung tâm GDTX là thiên về tư duy hình tượng, do đó Giám đốc trung tâm cần chỉ đạo GV tích cực sử dụng các thiết bị dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn. Hướng dẫn cho HV cách học là dạy cho các em biết cần phải làm những công việc gì, bao gồm các công việc các em phải làm lúc ở nhà và ở trường. Dạy cho HV cách học, trước hết là dạy cho họ dành hết tâm trí vào việc học, GV phải giúp cho HV biết được trách nhiệm học tập của các em thông qua các hoạt động; cần có các biện pháp nhẹ nhàng, uyển chuyển, phù hợp với đối tượng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH (Trang 95)