Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH (Trang 63)

Kiểm tra, đánh giá kết quả là khâu cuối cùng hoạt động dạy học, nó cũng là căn cứ để điều chỉnh hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học. Thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập để đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục, khích lệ động viên quá trình học tập của học viên, quá trình dạy của giáo viên.

Bảng 2.14. Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập

TT Nội dung Mức độ Điểm

trung Thứ bậc Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Tổ chức học tập, quán triệt việc thực hiện Quy chế đánh giá, xếp loại HV

39 51 6 4 3,25 1

2 Chỉ đạo thực hiện quy chế

kiểm tra, đánh giá 22 52 16 10 2,86 2

3 Chỉ đạo đổi mới hình thức

kiểm tra, đánh giá 19 56 13 12 2,82 3

4

Kiểm tra việc chấm, chữa và trả bài của giáo viên; đánh giá kết quả học tập của học viên

18 48 23 11 2,73 4

5 Giáo viên hướng dẫn HV

Qua bảng 2.11 cho thấy các TTGDTX đã tổ chức phổ biến đến cán bộ, giáo viên các văn bản về cho điểm và đánh giá xếp loại học viên một cách có hiệu quả nên việc chỉ đạo thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá theo quy định của tiến độ được thực hiện tốt.

Việc chỉ đạo đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá được đánh giá khá. Tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp kiểm tra mới, sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau, nhiều dạng đề khác nhau; việc thành lập ngân hàng đề, tổ chức kiểm tra, thi nghiêm túc, đảm bảo sự khách quan trong đánh giá và việc nội dung kiểm tra đảm bảo tính toàn diện, tính phổ thông, đại trà và tính phân hóa trong học tập của HV còn ở mức độ thực hiện trung bình.

Kiểm tra việc chấm, chữa và trả bài của giáo viên, phân tích và đánh giá kết quả học tập của học sinh được đánh giá thấp hơn. Thực tế trên lớp không có giờ trả bài, chỉ dùng ít phút cuối để trả bài. Không có thời gian để chữa bài kiểm tra. Giáo viên chấm bài ít ghi nhận xét hoặc nhận xét chung chung, không chỉ rõ nội dung sai trong bài. Việc phân tích đánh giá học tập của học sinh chưa thường xuyên nên việc rút kinh nghiệm cho học viên và điều chỉnh giảng dạy của giáo viên chưa được hiệu quả.

Công tác chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học viên kỹ năng tự đánh giá, tạo điều kiện cho HV tự chấm bài của mình và của bạn để HV tự điều chỉnh cách học thực hiện chưa tốt, giáo viên chưa thực sự chú trọng.

Qua đó có thể thấy: để đảm bảo chất lượng dạy học, các trung tâm GDTX cần chú trọng tăng cường các biện pháp quản lí để nâng cao chất lượng hiệu quả quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV.

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH (Trang 63)