Vài nét về các Trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH (Trang 43)

2.1.3.1. Giới thiệu về các Trung tâm GDTX

Tỉnh Ninh Bình có tất cả 8 trung tâm GDTX:

TT Tên các trung tâm GDTX thuộc tỉnh Ninh Bình

Địa bàn hành chính

nơi đặt trung tâm Cấp trung tâm

1 Trung tâm GDTX Nho Quan Huyện Nho Quan Cấp huyện

2 Trung tâm GDTX Gia Viễn Huyện Gia Viễn Cấp huyện

3 Trung tâm GDTX Hoa Lư Huyện Hoa Lư Cấp huyện

4 Trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình Thành phố Ninh Bình Cấp tỉnh

5 Trung tâm GDTX Tam Điệp Thị xã Tam Điệp Cấp huyện

6 Trung tâm GDTX Yên Khánh Huyện Yên Khánh Cấp huyện

7 Trung tâm GDTX Yên Mô Huyện Yên Mô Cấp huyện

8 Trung tâm GDTX Kim Sơn Huyện Kim Sơn Cấp huyện

- Có 07 trung tâm GDTX cấp huyện thuộc địa phận 07 đơn vị hành chính cấp huyện (Nho Quan, Gia Viễn, Hoa lư, Thị Xã Tam Điệp, Yên Khánh, Yên Mô, Kim

- Có 05 trung tâm GDTX cấp huyện có khu vực miền núi kinh tế khó khăn (trung tâm GDTX Nho Quan, trung tâm GDTX Gia Viễn, trung tâm GDTX Hoa lư, trung tâm GDTX Thị Xã Tam Điệp, trung tâm GDTX Yên Mô), 01 trung tâm GDTX cấp huyện có khu vực tiếp giáp biển khó khăn về kinh tế và điều kiện đi học (trung tâm GDTX Kim Sơn);

- Quy mô của các trung tâm GDTX trong tỉnh ngày càng được mở rộng, các loại hình đào tạo ngày một tăng (Tin học, ngoại ngữ, lái xe ôtô, lái xe mô tô,...), năng lực liên kết với các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, các cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trung cấp ngày được củng cố và phát triển. Năm 2014 kết quả xếp hạng các trung tâm GDTX đã được đánh giá tốt: trung tâm GDTX tỉnh Ninh Bình được xếp hạng IV, 7 trung tâm GDTX cấp huyện được xếp hạng V.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ, xong các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, được các cấp chính quyền và nhân đân địa phương ghi nhận.

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các Trung tâm GDTX

* Chức năng

Trung tâm GDTX là tổ chức giáo dục địa phương, trung tâm GDTX vừa là nơi trực tiếp, vừa là đầu mối liên kết với các tổ chức khác nhau trong cộng đồng cung cấp các cơ hội học tập cho những người không có điều kiện học trong nhà trường chính quy.

* Nhiệm vụ của trung tâm giáo dục thường xuyên

“1. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:

a) Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc

thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương;

d) Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. 2. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

3. Tổ chức các lớp học theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 của Điều này dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương.

4. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

5. Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên” [ 3].

Ngoài những nhiệm vụ trên trung tâm GDTX còn có chức năng tổ chức liên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kết đào tạo với các trườngtrung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học khi thực

hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp. Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên kết đào tạo; trung tâm GDTX là đơn vị phối hợp đào tạo còn trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học là đơn vị chủ trì đào tạo, chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng và hiệu quả đào tạo.

2.3.3.3. Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc trung tâm GDTX

* Chức năng của Giám đốc Trung tâm GDTX

- Giám đốc Trung tâm GDTX là người trực tiếp quản lí, điều hành và tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí cấp trên về hoạt động của Trung tâm;

- Giám đốc là người có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có năng lực quản lí, tốt nghiệp đại học và có công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm;

- Giám đốc Trung tâm GDTX được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo định kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm;

- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo theo ủy quyền của ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm GDTX [3].

* Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Trung tâm GDTX

- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thiện các nhiệm vụ của Trung tâm;

- Quản lí cơ sở vật chất và các tài sản của Trung tâm; - Quản lí nhân viên, giáo viên và học viên của Trung tâm;

- Bổ nhiệm các trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng, tổ phó, thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chuyên môn, nghiệp vụ;

- Ký học bạ, các giấy chứng nhận, trình độ học lực và kỹ thuật, nghề nghiệp, chứng chỉ GDTX cho học viên tại Trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo;

- Được hưởng các chế độ theo quy định.

2.2. Thực trạng về hoạt động dạy học ở các Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁM ĐỐC CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH NINH BÌNH (Trang 43)