1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU môn kế TOÁN QUỐC tế

162 527 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 1 Chương 1 TRÌNH BÀY QUY TRÌNH KẾ TOÁN MỸ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN MỸ 1.1.1 Khái niệm kế toán Liên đoàn quốc tế về kế toán đã có định nghĩa cơ bản về kế toán: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp và đánh giá các loại hoạt động kinh tế thông qua chỉ tiêu tiền tệ và dựa trên các nguyên tắc cơ bản tiêu chuẩn có tính hệ thống”. Theo hiệp hội AAA (American Accounting Association – Hiệp hội kế toán Mỹ): “Kế toán là quá trình nhận biết, đo lường và truyền đạt thông tin kinh tế cho phép người sử dụng thông tin đánh giá và đưa ra quyết định kinh doanh”. Những thông tin này được diễn đạt bằng đơn vị tiền tệ. Bởi vậy kế toán là quá trình đo lường và truyền đạt những thông tin về quá trình hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh, những tổ chức phi lợi nhuận bằng đơn vị tiền tệ. Từ đó, kế toán giúp những người sử dụng thông tin có thể đánh giá và đưa ra được những quyết định phù hợp. Kế toán có các chức năng chính sau: + Kế toán viên quan sát các hoạt động, nhận biết và đo lường các sự kiện và các quá trình kinh tế bằng thước đo giá trị. Các sự kiện và quá trình kinh doanh được thể hiện qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. + Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép lại và sau đó phân loại theo các nhóm và cuối cùng được tổng hợp theo từng đối tượng. + Lập các báo cáo kế toán tài chính và các báo cáo quản trị nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm. Thông thường các kế toán viên phải diễn giải các báo cáo kế toán. Sự diễn giải này còn bao gồm cả việc so sánh quá trình hoạt động của doanh nghiệp với các năm trước và các doanh nghiệp khác.  Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: - Hiểu kế toán là gì? - Nguyên tắc xây dựng chế độ kế toán Mỹ - Đặc điểm của kế toán Mỹ - Chu trình kế toán Mỹ Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 2 Các điểm cần lưu ý đối với thông tin kế toán. Thứ nhất, do kế toán có liên quan đến việc tính toán các chỉ tiêu bằng thước đo giá trị, nên nhiều người cho rằng luôn cần có sự chính xác tuyệt đối trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, thực tế là kế toán bao gồm một loạt các ước tính, các giả định và sự phát xét về các đối tượng. Hơn nữa kế toán viên thường xuyên phải lựa chọn phương án tối ưu trong nhiều phương án kinh doanh của đơn vị qua thời gian, điều này tạo nên sự không chính xác tuyệt đối của thông tin kế toán. Thứ hai, không phải tất cả các nghiệp vụ kinh tế đều có thể tính thành tiền. Ví dụ như sự ra đi của một người quản lý quan trọng hoặc sự thiếu đạo đức của nhân viên thường dẫn đến kết quả đạt được không như mong đợi. Tuy nhiên, quy tất cả những ảnh hưởng này thành tiền là một việc cực kỳ khó khăn. Thứ ba, các thước đo sử dụng không thể mô tả được giá trị đích thực đối tượng của chúng. Thước đo mà kế toán sử dụng là dựa trên giá trị ban đầu (nguyên giá, giá thực tế) hơn là giá trị hiện tại. Điều này không nên xem là hạn chế của kế toán mà đây chính là nền tảng cho việc ban hành các chuẩn mực, các nguyên tắc kế toán. 1.1.2. Mục đích của kế toán Nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định kinh tế, xã hội và diễn đạt được khả năng, trách nhiệm và cương vị quản lý. Nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả tổ chức và lãnh đạo. 1.2 ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN MỸ 1.2.1 Đơn vị tiền tệ sử dụng Đơn vị tiền tệ sử dụng là USD ($). Cách viết đơn vị tiền tệ: 1,000 USD. 1.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán - Khái niệm: Tài khoản là nơi lưu trữ cơ bản các dữ liệu của kế toán và được dùng để tập hợp số liệu của các nghiệp vụ cùng loại. - Hệ thống tài khoản kế toán: Là tài khoản bằng chữ - Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ bao gồm 5 loại tài khoản sau: Loại 1: TK phản ánh tài sản Loại 2: TK phản ánh nợ phải trả Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 3 Loại 3: TK phản ánh vốn chủ sở hữu Loại 4: TK phản ánh Doanh thu Loại 5: TK phản ánh Chi phí Kế toán Mỹ không quy định chi tiết số hiệu tài khoản kế toán. Các doanh nghiệp chủ động xây dựng hệ thống tài khoản kế toán để sử dụng cho phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình và tuân thủ phân loại tài khoản ở trên. Số hiệu tài khoản cấp 1 của tài khoản kế toán có thể bao gồm 2 chữ số hoặc 3 chữ số. Loại tài khoản cấp 1 Hệ thống tài khoản hai chữ số Hệ thống tài khoản ba chữ số Loại 1: Tài sản Từ 11 đến 19 Từ 101 đến 199 Loại 2: Nợ phải trả Từ 21 đến 29 Từ 201 đến 299 Loại 3: Vốn chủ sở hữu Từ 31 đến 39 Từ 301 đến 399 Loại 4: Doanh thu Từ 41 đến 49 Từ 401 đến 499 Loại 5: Chi phí Từ 51 đến 59 Từ 501 đến 599 + Tài khoản tạm thời: Tài khoản tạm thời là những tài khoản không có số dư cuối kỳ, do vào mỗi cuối kỳ kế toán thực hiện bút toán khoá sổ. + Tài khoản thường xuyên: Tài khoản thường xuyên là những tài khoản mà số dư cuối kỳ của nó sẽ được giữ lại làm số dư cho đầu kỳ sau. Trong đó nhóm Tài khoản tài sản, tài khoản phản ánh nợ phải trả, Tài khoản vốn là tài khoản thường xuyên. + Kết cấu tài khoản Tài sản + Kết cấu tài khoản Nguồn vốn Tài sản xxx xxx Nguồn vốn xxx xxx KH TSCĐ xxx xxx Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 4 + Kết cấu tài khoản trung gian + Kết cấu tài khoản Rút vốn chủ sở hữu, Cổ tức 1.2.3 Kỳ kế toán Kỳ kế toán không cố định theo năm dương lịch. Thông thường thời điểm kết thúc một niên độ kế toán được chọn là lúc không đúng thời vụ hay việc buôn bán, kinh doanh ế ẩm nhằm mục đích kiểm tra dễ dàng. 1.2.4 Đối tượng kế toán Kế toán Mỹ phân chia các đối tượng kế toán thành 3 loại sau: + Tài sản: Là những thứ có giá trị mà doanh nghiệp đang có quyền sở hữu. Tài sản cũng được coi là nguồn lực của doanh nghiệp. Các tài sản cógiá trị bởi chúng có thể được sử dụng hoặc đổi chúng để lấy hàng hóa khác phục vụ cho mục đích kinh doanh tại doanh nghiệp. Một tổ chức có thể nắm giữ nhiều loại tài sản khác nhau. Một số tài sản có hình thái vật chất cụ thể như tiền mặt, vật dụng, nhà cửa, phương tiện vận tải… Nhưng ngược lại cũng có một số tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng chúng cũng mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp, ví dụ như đặc quyền (là quyền được chính phủ liên bang cho phép sản xuất một mặt hàng nào đó) hay các khoản phải thu (là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được do bán chịu hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho đơn vị hoặc cá nhân khác). Tất cả các tài sản trên được tài trợ, hình thành từ hai nguồn đó là nguồn nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. + Nợ phải trả: Là khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn. Khoản nợ này phát sinh trong quá trình doanh nghiệp mua chịu Rút vốn, cổ tức Doanh thu Chi phí XĐKQKD Chi phí Doanh thu Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 5 tài sản hoặc vay mượn từ ngân hàng để mua tài sản. Chẳng hạn: Khoản phải trả, lương phải trả… + Vốn chủ sở hữu: Là phần hùn vốn trong đơn vị được sở hữu hoàn toàn bởi các nhà chủ sở hữu. Nói cách khác, nguồn vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả Ba đối tượng này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong phương trình kế toán sau: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu 1.2.5 Hệ thống sổ kế toán Kế toán Mỹ áp dụng hình thức “Nhật ký chung”. Sổ kế toán bao gồm Sổ “Nhật ký Chung”, “Sổ Cái” và các sổ kế toán chi tiết khác Mẫu số nhật ký chung Sổ nhật ký chung Ngày Diễn giải Đối chiếu Nợ Có 20xx Tháng Cách ghi: Cột ngày (Date): ghi năm, tháng trên cột nhỏ bên trái, ghi ngày trên cột nhỏ bên phải, các nghiệp vụ kinh tế trên cùng trang sổ không phải ghi lại năm, tháng. Cột diễn giải (Description): ghi tên các tài khoản liên quan, tên tài khoản Nợ trước, tên tài khoản Có sau, và ghi tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế. Cột đối chiếu (Post Reference): ghi số hiệu tài khoản trong sổ Cái khi chuyển bút toán từ sổ nhật ký vào sổ Cái. Cột Nợ (Debit): ghi số tiền ghi Nợ. Cột Có (Credit): ghi số tiền ghi Có. Mẫu số cái Sổ Cái Tên tài khoản Số hiệu tài khoản: Ngày Mục Đối chiếu Nợ Có Số dư Nợ Có 20xx Tháng Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 6 Cách ghi: Cột ngày (Date): giống như cách ghi trên sổ nhật ký. Cột mục (Item): ghi các bút toán điều chỉnh (Adjusting Entry), bút toán khóa sổ (Closing Entry), bút toán đảo (Reversing Entry). Cột đối chiếu (Post Reference): ghi số trang của sổ nhật ký phản ảnh bút toán (trên sổ Cái chỉ ghi số liệu liên quan đến khoản mục, không thể hiện đối ứng tài khoản) . Cột Nợ (Debit): ghi số tiền ghi Nợ. Cột Có (Credit): ghi số tiền ghi Có. Cột số dư (Balance): ghi số dư sau mỗi bút toán. 1.2.6 Chu trình kế toán của kế toán Mỹ Kế toán Mỹ áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung. Chu trình kế toán trải qua 8 bước: - Thu nhập, kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung - Phản ánh vào các sổ cái của các tài khoản có liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (có thể phản ánh thêm vào các sổ kế toán chi tiết các đối tượng) - Cuối kỳ, lập bảng cân đối thử để kiểm tra tính cân đối kế toán của việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và giá trị phát sinh và giá trị còn lại của các tài khoản kế toán. - Lập các bút toán điều chỉnh - Ghi nhận các bút toán điều chỉnh vào các sổ kế toán - Lập bảng kế toán nháp - Lập các báo cáo kế toán  Câu hỏi (bài tập) củng cố: - Hiểu kế toán là gì? - Mục đích kế toán - Đặc điểm của kế toán Mỹ - Đối tượng kế toán - Hệ thống tài khoản kế toán - Nguyên tắc ghi trên tài khoản - Chu trình kế toán Mỹ Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 7 Chương 2 KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY DỊCH VỤ 2.1. KẾ TOÁN LÀ MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN. - Kế toán là một hệ thống thông tin để ghi chép, xử lí cung cấp thông tin tài chính về một đơn vị nhất định như doanh nghiệp, công ty hay một tổ chức. - Kế toán cung cấp thông tin cho người ra quyết định, họ cần có những lựa chọn hợp lý giữa những việc sử dụng khác nhau nguồn thông tin khan hiếm để diều hành doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế. - Kế toán là cầu nối giữa hoạt đông kinh doanh và người ra quyết định. Người ra quyết định sử dụng thông tin kế toán để các quyết định đúng đắn trong nhiều lựa chọn. Trước tiên, kế toán hạch toán các hoạt động kinh doanh bằng cách ghi chép các dữ liệu về các hoạt động đó, sau đó lưu trữ và xử lí thành thông tin hữu ích. Những dữ liệu này được trình bày trên báo cáo tài chính và cung cấp thông tin cho người ra quyết định 2.1.1 Tình hình tài chính Tình trạng tài chính phản ảnh nguồn lực kinh tế của công ty được gọi là “tài sản”, và nguồn tài trợ tại một thời điểm nào đó gọi là “nguồn vốn”. Mỗi công ty có 2 nguồn tài trợ: từ chủ nợ gọi là “Nợ phải trả” , “Vốn chủ sở hữu” Nguồn lực kinh tế = Nguồn tài trợ Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu  Tài sản (Assets): tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, có giá trị, và có giá phí có thể tính được như: Tiền (Cash), Khoản phải thu (Accounts Receivable), Vật dụng (Supplies), Thiết bị (Equipment), Nhà (Building), Đất (Land), Bằng phát  Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, người học có thể: - Phân loại các báo cáo tài chính cơ bản - Kế toán các nghiệp vụ kinh tế: chú trong ghi nhận, đánh giá, phân loại và giải quyết vấn đề ghi chép các nghiệp vụ phát sinh - Xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính - Hệ thống kế toán: Lập các bút toán khóa sổ và hoàn tất chu trình kế toán - Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 8 minh sáng chế (Patent), Nhãn hiệu thương mại (Trademark)  Nợ phải trả (Liabilities): nợ phát sinh do tổ chức kinh doanh vay nợ hoặc mua chịu tài sản như: Vay (Loans Payable), Khoản phải trả (Accounts Payable), Lương phải trả (Wages Payable), Thuế phải nộp (Taxes Payable)  Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity): phần tài sản còn lại (Net Assets) của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả: Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả - Vốn CSH ở công ty cổ phần gọi là vốn cổ phần - Vốn cổ phần gồm vốn góp và lợi nhuận giữ lại - Vốn góp là phần đầu tư của cổ đông vào doanh nghiệp thể hiện bằng cổ phiếu của vốn cổ phần - Lợi nhuận giữ lại là phần sở hữu của cổ đông từ các hoạt động tạo ra lợi nhuận của DN, nó bị ảnh hưởng bởi 3 loại nghiệp vụ: doanh thu, chi phí và cổ tức - Doanh thu và chi phí là khoản tăng giảm vốn chủ sở hữu từ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu > Chi phí: kết quả là thu nhập thuần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu < Chi phí: kết quả là lỗ thuần làm giảm vốn chủ sở hữu. 2.1.2 Ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế đến tình trạng tài chính. Chúng ta thường sử dụng phương trình kế toán để xem xét việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế có đúng hay không . Hãy xem xét ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế thông thường đến phương trình kế toán. Chúng ta thường ghi chép nghiệp vụ kinh tế cho một công ty với những thông tin sau: Chủ sở hữu: ………………. Tên doanh nghiệp:……… Các bước ghi chép một nghiệp vụ 1. Khoản nào có liên quan? 2. Khoản liên quan thuộc loại nào? 3. Khoản tăng hay giảm? 4. Phương trình có cân bằng sau khi ghi chép nghiệp vụ? Chú ý: Mỗi nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng đến ít nhất hai tài khoản. Xem xét ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế đến tình hình tài chính của một tổ chức Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 9 kinh doanh qua ví dụ dưới đây. Kết quả phân tích giúp cho việc lập các báo cáo tài chính minh họa cho vai trò cung cấp thông tin của kế toán. Giả sử Johnson Smith mở một văn phòng dịch vụ môi giới mua bán bất động sản có tên là Smith Realty vào ngày 1 tháng 12. Trong tháng 12 hoạt động của Smith Realty thể hiện qua các nghiệp vụ sau: 1. Chủ sở hữu đầu tư vốn bằng tiền: Johnson Smith mở một tài khoản ở ngân hàng với tên của doanh nghiệp là Smith Realty và chuyển vào $50,000 để bắt đầu hoạt động. 2. Mua tài sản trả tiền ngay: Smith Realty mua một khu đất có một căn nhà để làm văn phòng, đã trả tiền đất $10,000 và tiền nhà $25,000. 3. Mua chịu tài sản, phát sinh nợ phải trả: Smith Realty mua chịu một số vật dụng văn phòng $500. 4. Trả nợ phải trả bằng tiền: Smith Realty trả bớt $200 cho người bán ở nghiệp vụ 3. 5. Doanh thu thu tiền ngay: Smith Realty được hưởng doanh thu dưới hình thức hoa hồng qua dịch vụ môi giới bán một bất động sản cho khách hàng, dịch vụ hoàn thành và được khách hàng trả toàn bộ hoa hồng bằng tiền $1,500. 6. Doanh thu chưa thu tiền, phát sinh nợ phải thu: Smith Realty môi giới bán một bất động sản khác, dịch vụ đã hoàn thành và được khách hàng chấp thuận hoa hồng $2,000 nhưng hẹn trả tiền sau. 7. Thu nợ phải thu bằng tiền: Smith Realty thu được $1,000 hoa hồng ở nghiệp vụ 6 do khách hàng trả. 8. Chi phí trả tiền ngay: Smith Realty trả $1,000 tiền thuê thiết bị văn phòng và $400 tiền lương cho nhân viên. 9. Chi phí chưa trả tiền, phát sinh nợ phải trả: Smith Realty nhận được hóa đơn $300 về chi phí tiện ích (điện nước ) mà Smith Realty đã sử dụng trong tháng 12, nhưng chưa trả tiền. 10. Chủ sở hữu rút vốn: Johnson Smith chuyển $600 từ tài khoản Smith Realty sang tài khoản cá nhân. Tổng hợp ảnh hưởng các nghiệp vụ kinh tế trên phương trình kế toán (đvt $) Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 10 2.1.3 Thông tin qua các báo cáo tài chính Có 4 báo cáo chủ yếu, liệt kê theo trình tự lập như sau: 1. Báo cáo thu nhập (Income Statement) phản ảnh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán: Thu nhập thuần (Lỗ thuần) = Doanh thu – Chi phí (Net income [net loss] = Revenues – Expenses) 2. Báo cáo vốn chủ sở hữu (Statement of Owner’s Equity) phản ảnh sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong kỳ kế toán: 3. Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ kế toán: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu 4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of Cash Flows) phản ảnh tình hình tăng giảm tiền tệ trong kỳ kế toán: Tiền tệ tăng giảm trong kỳ phân tích theo 3 hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. [...]... vào kỳ kế toán mà nó được sử dụng để tạo ra doanh thu Nguyên tắc nhất quán: kế toán cần phải áp dụng các phương pháp tính toán, các thủ tục kế toán một cách nhất quán từ kỳ kế toán này sang kỳ kế toán khác để có thể so sánh và hiểu được các báo cáo tài chính Nếu có sự thay đổi về phương pháp tính toán phải giải thích trên báo cáo tài chính cho người đọc hiểu Nguyên tắc khách quan: số liệu kế toán cần... chính: Sử dụng toàn bộ số liệu cột báo cáo thu nhập để lập bảng báo cáo thu nhập Sử dụng các số liệu vốn và rút vốn của chủ sở hữu trên cột cân đối kế toán, kết hợp với chỉ tiêu thu nhập thuần (lỗ thuần) trên bảng báo cáo thu nhập để lập bảng báo cáo vốn chủ sở hữu Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 33 Sử dụng các số liệu còn lại trên cột cân đối kế toán để lập bảng cân đối kế toán Bảng tính nháp Tổ... chỉnh để tính đúng số dư của các tài khoản này và qua đó tính đúng doanh thu, chi phí của kỳ kế toán Bút toán điều chỉnh liên quan đến một tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán (tài sản, nợ phải trả) và một tài khoản thuộc báo cáo thu nhập (doanh thu, chi phí) Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 27 Các bút toán điều chỉnh dùng để điều chỉnh các khoản chi đã trả trước, các khoản thu đã thu trước cần... sổ Trong ví du, ghi kép các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào tài khoản chữ T Trong thực tế, tài khoản được trình bày theo dạng cột, và các tài khoản được tập hợp trong sổ Cái Để tránh nhầm lẫn, các nghiệp vụ kinh tế trước khi được ghi vào các tài khoản trong sổ Cái, được ghi vào sổ nhật ký, sau đó mới được chuyển vào sổ Cái Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 21 Qui trình ghi sổ Việt Nam Quy trình... cột nhỏ bên phải, các nghiệp vụ kinh tế trên cùng trang sổ không phải ghi lại năm, tháng Cột diễn giải (Description): ghi tên các tài khoản liên quan, tên tài khoản Nợ trước, tên tài khoản Có sau, và ghi tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 22 Cột đối chiếu (Post Reference): ghi số hiệu tài khoản trong sổ Cái khi chuyển bút toán từ sổ nhật ký vào sổ Cái Cột Nợ... trong kỳ kế toán để tạo ra doanh thu; chi phí bán hàng; và chi phí quản lý doanh nghiệp Cần nhắc lại một số khái niệm và nguyên tắc có liên quan đến việc xác định kết quả Khái niệm kỳ kế toán: báo cáo thu nhập phản ảnh kết quả kinh doanh trong một thời kỳ, thời kỳ báo cáo gọi là kỳ kế toán Kỳ kế toán được tính theo thời gian: tháng, quí năm Kỳ kế toán tính theo năm (12 tháng) gọi là niên độ kế toán hoặc... gọi là niên độ kế toán hoặc năm tài Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 26 chính (Fiscal Year), có thể tính theo năm dương lịch, hoặc năm kinh doanh thường được kết thúc vào thời điểm có mức độ hoạt động kinh doanh thấp nhất trong năm Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kế toán giả định là hoạt động liên tục, để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kế toán chia thời gian hoạt động của... cuốn sổ (hoặc trong một hồ sơ) được gọi là sổ Cái Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 14 Hệ thống tài khoản (Chart of Accounts) Để dễ dàng tìm kiếm và xác định các tài khoản trong Sổ cái kế toán thường đánh số các tài khoản này Danh mục số hiệu cùng với tên các tài khoản gọi là hệ thống tài khoản Mỗi một tổ chức kinh doanh tự xây dựng một hệ thống tài khoản phù hợp với nhu cầu và đặc điểm về qui mô,... tiên vào năm 1494 trong một cuốn sách toán của Fra Luca Pacioli dựa theo nguyên tắc lưỡng diện, mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào ít nhất hai tài khoản: một tài khoản ghi Nợ, một tài khoản ghi Có, với số tiền ghi Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 16 Nợ bằng số tiền ghi Có, và nhờ cách ghi như vậy mà hệ thống luôn luôn cân bằng Tài khoản chữ T: Tên tài khoản Bên trái: bên Nợ Bên phải:... nghiệp vụ 1 của tổ chức Smith Realty: Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 17 Johnson Smith đầu tư $50,000 để bắt đầu hoạt động Phân tích ảnh hưởng của nghiệp vụ: tài sản tăng và vốn chủ sở hữu tăng Áp dụng nguyên tắc ghi tăng giảm trên tài khoản: tài sản tăng ghi Nợ và vốn chủ sở hữu tăng ghi Có Bút toán: Tài sản tăng ghi Nợ tài khoản Tiền, vốn chủ sở hữu tăng ghi Có tài khoản Vốn của Johnson Smith Tiền . Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 1 Chương 1 TRÌNH BÀY QUY TRÌNH KẾ TOÁN MỸ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN MỸ 1.1.1 Khái niệm kế toán Liên đoàn quốc tế về kế toán. Mỹ - Đối tượng kế toán - Hệ thống tài khoản kế toán - Nguyên tắc ghi trên tài khoản - Chu trình kế toán Mỹ Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 7 Chương 2 KẾ TOÁN TRONG CÔNG. học có thể: - Hiểu kế toán là gì? - Nguyên tắc xây dựng chế độ kế toán Mỹ - Đặc điểm của kế toán Mỹ - Chu trình kế toán Mỹ Tài liệu giảng dạy Môn KẾ TOÁN QUỐC TẾ 2 Các điểm cần

Ngày đăng: 15/07/2015, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w