Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

110 1.1K 4
Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Đinh Thị Thùy Nga Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở việt nam Luận văn thạc sĩ luật học Hà nội - 2010 Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Đinh Thị Thùy Nga Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở việt nam Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy Hà nội - 2010 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 5 1.1. Những vấn đề chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 5 1.1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay 6 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay 8 1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay 9 1.1.3.1. Vai trò đối với nền kinh tế 9 1.1.3.2. Vai trò đối với người đi vay 10 1.1.3.3. Vai trò đối với ngân hàng 11 1.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 11 1.2.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động cho vay 11 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 16 1.2.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn 16 1.2.2.2. Tỷ trọng nợ xấu 17 1.2.2.3. Hệ số rủi ro tín dụng 20 1.2.3. Hậu quả rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế - xã hội và các ngân hàng 20 1.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro 22 1.2.4.1. Rủi ro do nguyên nhân khách quan 22 1.2.4.2. Rủi ro do nguyên nhân chủ quan 24 1.3. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 27 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 34 2.1. Sự hình thành và phát triển pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 34 2.2. Thực trạng pháp luật các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay 43 2.2.1. Các qui định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại 44 2.2.1.1. Qui định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 44 2.2.1.2. Các qui định về giới hạn cho vay 46 2.1.2.3. Qui định về tỷ lệ khả năng chi trả 49 2.1.2.4. Qui định về tỷ lệ cấp tín dụng 53 2.2.2. Qui định về cấm cho vay và hạn chế cho vay 59 2.2.3. Các qui định về loại nợ và trích lập dự phòng 62 2.2.4. Các qui định về biện pháp đảm bảo tiền vay 66 2.2.5. Các biện pháp khác về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 76 2.2.5.1. Qui định về kiểm soát, kiểm toán nội bộ 76 2.2.5.2. Qui định về hoạt động giám sát của Ngân hàng nhà nước 81 2.2.5.3. Qui định về thông tin tín dụng 85 2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 87 2.3.1. Hoàn thiện các qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu 87 2.3.2. Hoàn thiện các qui định pháp luật về đánh giá xếp loại rủi ro, phòng ngừa rủi ro, chống rủi ro 88 2.3.3. Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay 91 2.3.4. Hoàn thiện pháp luật về hệ thống kiểm soát nội bộ 93 2.3.5. Hoàn thiện thiết chế giám sát thực thi pháp luật của Ngân hàng nhà nước 94 2.3.6. Các giải pháp khác để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 96 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KSNB Kiểm soát nội bộ KTNB Kiểm toán nội bộ NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng Danh mục các sơ đồ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng 9 1.2 Các loại rủi ro trong hoạt động cho vay 15 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán…, phục vụ cho việc phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân. Với tư cách là chế định tài chính trung gian, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, tái chiết khấu, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản, cho thuê tài chính, bao thanh toán Tuy nhiên hoạt động cho vay vẫn được coi là hoạt động mang tính truyền thống không chỉ của các ngân hàng thương mại Việt Nam mà còn của ngân hàng ở các nước có hệ thống ngân hàng phát triển như: Pháp, Mỹ Hoạt động này vẫn là hoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại, đem lai nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tác động rất lớn đối với hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Cơ hội là mở rộng được hoạt động kinh doanh, học hỏi những kinh nghiệm quản trị trong đó có quản trị rủi ro của các ngân hàng nước ngoài có uy tín, những thách thức đó là: gánh chịu những áp lực của hoạt động cạnh tranh của các tổ chức tín dụng (TCTD) đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài và chịu ảnh hưởng bởi những tác động của cơn bão tài chính từ một số các quốc gia trên thế giới bắt nguồn từ việc cho vay dưới chuẩn nhà đất của Mỹ, sự sụp đổ của ngân hàng Societe General của Pháp. Điều này đã làm cho hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam phức tạp và rủi ro nhiều hơn. Lợi nhuận và rủi ro là hai hiện tượng luôn đi song hành với nhau, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao đó là một nguyên tắc luôn đúng với hoạt 2 động của mọi chủ thể kinh doanh trong đó có ngân hàng. Phát triển hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro là yêu cầu cấp thiết quan trọng đối với ngân hàng, chỉ khi hạn chế được rủi ro ngân hàng mới thực sự phát triển và tạo sự ổn định cho nền kinh tế. Việc thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro là nhân tố quan trọng quyết định tính sống còn của hoạt động kinh doanh ngân hàng và nền kinh tế. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và mang lại nhiều lợi nhuận nhất vì vậy việc thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng góp phần đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng và đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống. Nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động cho vay và các biện pháp hạn chế rủi ro, pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại nâng cao được năng lực quản lý rủi ro của mình, giúp cho các nhà lập pháp, quản lý nhà nước hoàn thành nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực tiền tệ và góp phần hoàn thiện pháp luật về hạn chế rủi ro đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài "Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình 2. Tình hình nghiên cứu Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam là một đề tài khá mới và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Mỗi nhà nghiên cứu có các cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này do xuất phát điểm, góc độ nghiên cứu khác nhau. Các bài viết và nghiên cứu về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đa số tồn tại dưới dạng các bài báo, nghiên cứu, bình luận trên các tạp chí chuyên ngành hoặc tại một số công trình chuyên khảo, luận văn thạc sĩ của các tác giả. Khó tìm được một công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này dưới góc độ pháp luật của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Nội dung nghiên cứu của một số bài viết đăng trên các 3 tạp chí chuyên ngành thường được tiếp cận từ một góc độ nhỏ ví dụ như: ThS. Trần Vũ Hải, Một số vấn đề pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng, http://luattaichinh.wordpress.com; ThS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Thực trạng hoạt động giám sát giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với ngân hàng thương mại, http://www.sbv.gov.vn/wps/connect; Nguyễn Văn Bình, Một số thách thức đối với hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng trong tình hình mới, Tạp chí Ngân hàng, tháng 1/2007 Các công trình nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ pháp lý, kinh tế chỉ đề cập một số lĩnh vực nhỏ của biện pháp hạn chế rủi ro rủi ro như: sách chuyên khảo chủ biên TS. Lê Thị Thu Thủy, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2006; Dương Thị Bình, Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật đại học Quốc gia Hà Nội; Phạm Kim Thoa, Pháp luật vê giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Trương Thị Lan Vi, các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng công thương Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đã được nghiên cứu dưới hai góc độ kinh tế và pháp luật nhưng khó có thế tìm được một công trình, đề tài nghiên cứu tổng quát pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng quát các vấn đề pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn - Nghiên cứu tổng quan về rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. [...]... trạng pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Việt Nam - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 4 Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt. .. mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Tổng quan về rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho. .. Việt Nam, pháp luật về các biện pháp rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn của sự hiểu biết, luận văn chủ yếu nghiên cứu các qui định của pháp luật Việt Nam về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, thực tiễn áp dụng tại một số ngân hàng cụ thể là Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), Ngân hàng Ngoại thương. .. cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách lành mạnh 1.3 CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Cho vay là hoạt động chính và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời hoạt động này cũng mang lại nguy cơ rủi ro cao nhất Do vậy, rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là điều quan tâm chủ yếu của các nhà Quản trị ngân hàng cũng như... chế rủi ro có vai trò hết sức quan trọng bởi chỉ khi hạn chế rủi ro thì ngân hàng mới thực sự phát triển Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM 27 thường chi tiết hóa trong Qui chế hoạt động cũng như Điều lệ hoạt động Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay cụ thể bao gồm: Thứ nhất, Tuân thủ các qui định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM Các qui định về đảm... rủi ro Vì thế nhận thức được rủi ro trong cho vay là những vấn đề thời sự cho hệ thống ngân hàng Rủi ro đối với hoạt động cho vay là một loại rủi ro tín dụng bao gồm các loại sau: 14 Rủi ro tín dụng Rủi ro giao dịch Rủi ro lựa chọn Rủi ro bảo đảm Rủi ro danh mục Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro nội tại Rủi ro tập trung Sơ đồ 1.2: Các loại rủi ro trong hoạt động cho vay - Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của. .. ép của sự cạnh tranh Các ngân hàng thương mại luôn tìm mọi cách là tăng nguồn vốn huy động và mở rộng các hoạt động cho vay của mình bằng cách đa dạng hóa các loại hình cho vay làm cho hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trở nên vô cùng đa dạng Tính đa dạng của hoạt động cho vay được thể hiện như sau: nếu căn cứ thời hạn cho vay, thì cho vay bao 5 gồm: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn. .. cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Cho vay là một hiện tượng kinh tế khách quan xuất hiện khi trong xã hội có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn Cho đến nay, cho vay tài sản đã trở thành một hoạt động. .. ứng các dịch vụ thanh toán" [34] Theo đó rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể gồm các loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro trong hoạt động nhận tiền gửi… Theo cách phân loại của Hiệp ước Basel II, rủi ro ngân hàng được chia thành ba loại rủi ro chính là: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và các loại rủi ro khác như: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro danh tiếng Như vậy, hoạt. .. hàng cho vay [38] Vậy rủi ro trong hoạt động cho vay là gì? Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cụ thể như thế nào và tác động của rủi ro ra sao chúng ta lần lượt nghiên cứu và tìm hiểu 1.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động cho vay Hoạt động ngân hàng đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia Ngân hàng không . pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 34 2.2. Thực trạng pháp luật các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của. rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương. biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • Danh mục các sơ đồ

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1.TỔNG QUAN VỀ RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

  • 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

  • 1.1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay

  • 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay

  • 1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay

  • 1.2. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

  • 1.2.1. Khái niệm rủi ro trong hoạt động cho vay

  • 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

  • 1.2.3. Hậu quả rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế - xã hội và các ngân hàng

  • 1.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro

  • 1.3. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

  • Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

  • 2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

  • 2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

  • 2.2.1. Các qui định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại

  • 2.2.2. Qui định về cấm cho vay và hạn chế cho vay

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan