Hoàn thiện các qui định pháp luật về đánh giá xếp loại rủi ro, phòng ngừa rủi ro, chống rủi ro

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 96)

ro, phòng ngừa rủi ro, chống rủi ro

Thực tế các qui định của pháp luật Việt Nam về đánh giá xếp loại rủi ro, phòng ngừa rủi ro và chống rủi ro khá chi tiết bài bản và phù hợp với chuẩn mực quốc tế mặc dù Việt Nam chưa có bề dày lịch sử về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Thứ nhất, hoàn thiện qui định của pháp luật về đánh giá, xếp loại rủi ro tín dụng

Pháp luật Việt Nam qui định việc đánh giá và xếp loại đối với những khoản tín dụng đã được cấp, tức đối với các khoản nợ (dư nợ) và các cam kết ngoại bảng, gồm bốn nội dung: qui định hạng đánh giá (cấp độ rủi ro), qui định phương pháp (tiêu chuẩn) đánh giá, và qui định tần suất thực hiện việc đánh giá. Nói cách khác, đây chính là pháp luật về phân loại nợ trong hoạt động tín dụng của các TCTD.

Việc xếp loại các khoản nợ và các cam kết ngoại bảng được xếp thành 5 thứ hạng theo thông lệ quốc tế:

Hạng 1 là những khoản nợ có khả năng thu hồi đủ gốc, lãi đúng hạn- rủi ro được coi là 0%;

Hạng 2 là những khoản nợ có khả năng thu hồi đủ gốc, lãi đúng hạn nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ- rủi ro được coi là 5%;

Hạng 3 là những khoản nợ có khả năng tổn thất một phần- rủi ro được coi là 20%;

Hạng 5 là các khoản nợ không có khả năng thu hồi- rủi ro được coi là 100%.

Cách xếp hạng các khoản nợ này được pháp luật qui định thực hiện theo một trong hai cách.

Cách 1: pháp luật đặt ra những tiêu chí định lượng (như: khoản nợ còn trong hạn, số ngày quá hạn, số lần tái cơ cấu thời hạn trả nợ,…) cho việc xếp một khoản nợ vào một hạng có mức độ rủi ro thấp nhất có thể (trong 5

hạng) còn việc xếp khoản nợ vào hạng đó hay hạng có mức độ rủi ro cao hơn

do NHTM tự quyết định, nhưng không được xếp vào hạng có mức độ rủi ro thấp hơn.

Cách 2: Một số NHTM đủ những điều kiện nhất định thì được pháp luật trao quyền tự xây dựng hệ thống tiêu chí (còn gọi là sổ tay xếp hạng tín dụng) cho việc xếp một khoản nợ vào một trong trong 5 hạng và thực hiện xếp hạng các khoản nợ theo hệ thống tiêu chí đó. Hệ thống tiêu chí này phải được NHNN chuẩn y trước khi NHTM thực hiện.

Hiện nay ở Việt Nam có hai NHTM (NHĐT&PTVN, NHTM CP Quân đội) thực hiện theo cách 2 về xếp hạng khoản nợ với tần xuất đánh giá

là ít nhất một quí một lần[42].

Bất hợp lý và lỗ hổng trong pháp luật hiện hành về đánh giá và xếp loại rủi ro tín dụng là việc xếp loại khoản nợ vào một nhóm nhất định phải căn cứ vào thời gian quá hạn và khả năng thu hồi của nợ. Ðiều này làm cho việc xếp hạng các khoản nợ phản ánh không đúng thực trạng của rủi ro tín dụng, đặc biệt, tạo điều kiện cho việc che giấu nợ xấu, giảm thiểu lượng dự phòng phải trích để tăng lợi nhuận, làm lợi nhuận trở thành không thực, tức lợi nhuận chưa tính hết rủi ro. Nợ xấu được âm thầm tích tụ theo thời gian, đến một lúc sẽ bộc lộ và kết quả là khủng hoảng.

Vì vậy, vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay là cần phải hoàn thiện các chuẩn mực (hay tiêu chuẩn) pháp lý cho việc đo lường khả năng xảy ra rủi

ro của các khoản nợ và theo phương châm lượng hóa đến mức cao nhất có thể các tiêu chuẩn để chống việc các NHTM che giấu nợ xấu và dễ dàng cho việc kiểm tra, giám sát của NHNN. Theo đó, Nhà nước buộc các NHTM tự xây dựng cho mình một phương pháp hay một hệ thống tiêu chuẩn đo lường rủi ro tín dụng thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra đối với các NHTM theo tinh thần đảm bảo kết quả xếp hạng các khoản nợ phản ánh đúng chất lượng thực của chúng để góp phần đảm bảo dự phòng rủi ro tín dụng ở mức tối thiểu bù đắp được những tổn thất xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào và trong bất kỳ trạng thái nào của nền kinh tế.

Thứ hai, hoàn thiện qui định pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng,

pháp luật đặt ra một loạt những yêu cầu mà các NHTM phải tuân thủ nhằm giảm thiểu khả năng không thu hồi được nợ đúng hạn hay không thu hồi được nợ. Những yêu cầu này được qui định phù hợp với từng hình thức cấp tín dụng: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính, bao thanh toán. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, cần phải nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung những qui định của pháp luật về: các điều kiện cấp tín dụng; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ; về các biện pháp kỷ luật tài chính nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra việc khách hàng không trả được nợ đúng hạn hay không trả được nợ cho NHTM

Vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro thanh khoản, pháp luật Việt Nam đề cập 4 vấn đề chính: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng và giới hạn cho vay. Hoàn thiện pháp luật về hạn chế rủi ro thanh khoản trong giai đoạn hiện phải hướng vào việc hoàn thiện chiến lược và kịch bản tác nghiệp phòng chống rủi ro thanh khoản của NHTM nhằm đảm bảo NHTM chủ động ứng phó được với mọi tình huống có thể xảy ra, đồng thời tạo một khuôn khổ pháp lý thông thoáng cho việc phát triển thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường mua bán nợ nhằm làm tăng tính thanh khoản của các tài sản của NHTM cũng như góp phần tạo môi trường thuận lợi cho việc tác nghiệp phòng chống rủi ro thanh khoản của NHTM. Vai trò của

NHNN trong việc tái cấp vốn, trong việc dự báo vĩ mô cũng phải được hoàn thiện để hỗ trợ cho các NHTM trong việc phòng ngừa rủi ro thanh khoản.

Thứ ba, hoàn thiện qui định của pháp luật về chống rủi ro tín dụng của NHTM

Về xử lý rủi ro tín dụng, qui định của pháp luật Việt Nam gồm hai nội dung chính: tiêu chí để một khoản nợ được coi là rủi ro, tức coi là không thể thu hồi và nguồn tài chính bù đắp tổn thất về nợ gốc. Khoản nợ được coi là không thể thu hồi là khoản nợ của tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, của cá nhân bị chết và là các khoản nợ xếp ở hạng 5. Về nguồn bù đắp rủi ro tín dụng, pháp luật Việt Nam cơ bản tuân thủ theo thông lệ quốc tế, bao gồm 2 nguồn: dự phòng rủi ro tín dụng; vốn tự có. Dự phòng rủi ro tín dụng là nguồn trực tiếp bù đắp cho tổn thất nợ gốc, được lập bằng bút toán ghi tăng chi phí hoạt động với mức được xác định phụ thuộc vào: nợ gốc ở từng hạng, mức độ rủi ro qui định cho hạng và giá trị tài sản bảo đảm của khoản nợ. Vốn tự có là nguồn bù đắp cuối cùng cho rủi ro tín dụng với tư cách là nguồn bù đắp cho lỗ kinh doanh nói chung của NHTM.

Hoàn thiện các chuẩn mực pháp lý cho việc tính toán nguồn tài chính bù đắp rủi ro theo tinh thần đảm bảo dự phòng rủi ro tín dụng không dưới mức bù đắp được những tổn thất tín dụng xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào và trước bất kỳ biến động nào của nền kinh tế; theo đó, khắc phục những bất hợp lý và những lỗ hổng trong các qui định của pháp luật về việc xác định giá trị tài sản đảm bảo khấu trừ khi tính dự phòng rủi ro tín dụng, tránh việc các NHTM lợi dụng để giảm lượng dự phòng rủi ro tín dụng phải lập.

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)