Các qui định về loại nợ và trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 70)

Phân loại nợ và trích lập dự phòng là việc TCTD thực hiện phân loại các khoản nợ cho vay vào nhóm thích hợp, trên cơ sở tuân thủ các qui định hiện hành của pháp luật về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để thực hiện trích lập dự phòng cho các khoản rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay. Mục đích của việc phân loại nợ, trích lập dự phòng là để TCTD và NHNN giám sát chất lượng tín dụng, đồng thời đảm bảo NHTM có nguồn vốn cho việc xử lý các rủi ro trong hoạt động cho vay phát sinh. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro thực chất là hoạt động nghiệp vụ tín dụng của NHTM trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng. Qui định hiện hành về phân loại nợ và trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng có Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Quyết định có ba nội dung chính là cách phân loại nợ của. TCTD, tỷ lệ trích lập dự phòng và qui định về kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay để hạn chế rủi ro tín dụng. Theo đó nợ của các TCTD được phân loại thành 5 nhóm.

Điều 6 Quyết định 127/2005/NHNN ngày 3/2/2005 quy định:

1. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nơ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn còn lại;

- Các khoản nợ này được phân loại vào nhóm 1 theo qui định tại khoản 2 Điều này.

b) Nhóm 2 (nhóm nợ cần lưu ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì TCTD phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo qui định tại khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo qui định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân vào nhóm 3 theo qui định tại Khoản 3 Điều này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo qui định tại Khoản 3 điều này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo qui định tại khoản 3 Điều này [22].

Trên cơ sở việc phân loại các khoản nợ vào 5 nhóm như đã nêu ở trên theo qui định của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, thì tỷ lệ các loại nợ của BIDV năm 2009 cụ thể là: nợ đủ tiêu chuẩn 80,93%; nợ cần chú ý: 16,25%; nợ dưới tiêu chuẩn 1,79%; nợ nghi ngờ 0,44%; Nợ không thu hồi được 0,59% [16].

Tỉ lệ trích lập dự phòng đối với các nhóm nợ từ 1 đến 5 tương ứng là 0%, 5%, 20%, 50% và 100% so với giá trị khoản nợ sau khi đã trừ đi giá trị của tài sản bảo đảm. Ngoài việc trích lập dự phòng cụ thể, TCTD cũng phải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và

trong thời hạn cụ thể tối đa là 5 năm

[24].

Trong 5 nhóm nợ trên pháp luật đặc biệt chú ý đến nợ nhóm 3,4,5, nhóm nợ này được gọi chung là "nợ xấu". Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Hiện nay pháp luật không có qui định hạn chế về tỷ lệ nợ xấu, tuy nhiên các TCTD và NHNN đang sử dụng tỷ lệ khuyến cáo của WB là không quá 5% làm tiêu chuẩn cho quá trình quản lý nợ xấu. Do nợ xấu ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới hoạt động kinh doanh ngân hàng do vậy, tiêu chí phân loại nợ xấu đã từng bước hoàn thiện phù hợp với

thông lệ quốc tế. Tiêu chí phân loại nợ xấu theo qui định tại Quyết định 493 chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn, khả năng trả nợ của khách hàng. Quyết định số 18 bổ sung tiêu chí số lần cơ cấu lại để phân loại nợ, nhằm hạn chế việc các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu nợ tràn lan, không đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra theo Quyết định 18, các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là cam kết ngoại bảng) phải được TCTD đánh giá, phân loại theo 5 nhóm thay định vì chỉ phân loại vào nhóm 1 như Quyết định 493 Điều này có nghĩa, các cam kết ngoại bảng có độ rủi ro tín dụng tương đương với các khoản nợ nội bảng được phân loại chặt chẽ hơn,

phản ánh chính xác hơn rủi ro tín dụng của TCTD[26].

Thực tiễn áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro của NHTM được đánh giá chủ yếu thông qua các tỷ lệ như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), tỷ lệ cấp tín dụng (LDR) và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Theo nhiều ý kiến của nhiều chuyên gia trong nước và nước ngoài tỷ lệ nợ xấu của NHTM không giống như các Báo cáo đã được công bố. Việc phân loại nợ ảnh hưởng tới việc trích lập quỹ dự phòng, lợi nhuận và uy tín của ngân hàng vì một số lý do đó mà các ngân hàng Việt Nam chưa công bố những con số chính xác con số về tỷ lệ nợ xấu thực có của ngân hàng mình.

Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, năm 2002, tổng số nợ xấu của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là hơn 20.000 tỷ đồng, chiếm 7,2% tổng dư nợ. Đến năm 2004 tổng nợ xấu giảm xuống còn trên 13.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ dưới 4%, thấp hơn tỷ lệ an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế là 5%. Đến hết năm 2005, tổng tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên con số 17.500 tỷ đồng, nhưng lại chỉ chiếm 3,18% tổng dư nợ, riêng khối NHTM nhà nước thì tỷ lệ này trên 5%. Đến tháng 9/2006, thực trạng nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là bao nhiêu, chưa có con số công bố từ Ngân hàng nhà nước, nhưng nhiều chuyên gia

ngân hàng cho rằng, con số tuyệt đối là hơn 20.000 tỷ đồng, tỷ lệ này không biến đổi nhiều, vẫn dưới mức 5% do tổng dư nợ cho vay và đầu tư cũng tăng nhanh, nhưng không phải là đáng quan tâm. Song một số chuyên gia của một số tổ chức tiền tệ quốc tế và chuyên gia ngân hàng thương mại trong nước cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại thực tế luôn cao gấp khoảng hai lần số liệu do Ngân hàng nhà nước công bố hiện nay đang ở mức 7- 8%, riêng các ngân hàng [44].

So sánh tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài chúng ta sẽ thấy khoảng cách giữa các con số là rất lớn. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2005 khoảng 5%, năm 2006 là 3,5%, năm 2007 khoảng 2% [44] trong khi đó theo Ủy ban Thanh tra NHTM Trung Quốc tỷ lệ nợ xấu của quốc gia này đã giảm kỷ lục, dù vẫn ở mức cao 6,2% [45]. Theo báo cáo tài chính của ngân hàng VB Bank, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 0,49%. Tại báo cáo thường niên của Ngân hàng Đầu tư, Ngân

hàng Ngoại thương, tỷ lệ nợ xấu của BIDV năm là 2,82% [16], tỷ lệ nợ xấu

của Vietcombank năm 2009 là 2,47% [17]. Thực chất của các con số này không thể khẳng định việc quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng này rất tốt.

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)