Rủi ro do nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 31)

- Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Các nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng vay vốn không trả được nợ cho ngân hàng thường được sắp xếp theo hai nhóm chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nhóm nguyên nhân khách quan, thể hiện tác động ngoài ý chí của khách hàng như do thiên tai, hỏa hoạn, do sự thay đổi của chính sách kinh tế, điều chỉnh của qui hoạch ngành, vùng hay do biến động của thị trường trong và ngoài nước. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan khó có thể lường trước rủi ro hơn rủi ro từ nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng vay. Rủi ro đến với khách hàng cũng chính là rủi ro đến với ngân hàng cho vay. Nhóm nguyên nhân gây rủi ro tín dụng này vẫn có thể được ngân hàng nhận biết được các nhân tố gây ra rủi ro nếu có một bộ phận thẩm định nhận biết được các yếu tố gây ra rủi ro và có kế hoạch đề phòng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.

Nhóm nguyên nhân chủ quan được hiểu là hành vi cố ý vi phạm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ sự yếu

kém của khách hàng trong quá trình quản lý và sử dụng vốn vay, hoặc có thể do khách hàng có đủ tiền trả nợ nhưng không thiện chí trong việc trả nợ vay. Trong quá trình lập hồ sơ vay vốn, đa số khách hàng là các doanh nghiệp đều chứng minh được tính khả thi và phương án sử dụng vốn vay hoặc chứng minh được tài chính tốt. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vốn vay, do nhiều nguyên nhân khác nhau khách hàng không trả được nợ hoặc không quyết tâm trả nợ cho ngân hàng. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro cho vay của các ngân hàng thương mại

- Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

Có thể cho rằng, các rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM trước hết bắt nguồn từ nguyên nhân do lỗi nghiệp vụ. Các nguyên nhân này thường bao gồm:

+ Do ngân hàng lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải được xem như là một động lực, một biện pháp giúp ngân hàng phát triển kinh doanh. Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, hay nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng.

+ Do sự hạn chế về năng lực nghiệp vụ và đạo đức của của nhân viên tín dụng. Nhân viên tín dụng là cầu nối giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng quyết định cho vay dựa trên các tài liệu và tờ trình thẩm định của nhân viên tín dụng vì lẽ đó trình độ nghiệp vụ và đạo đức của nhân viên tín dụng có quan hệ chặt chẽ với khả năng xảy ra rủi ro.

+ Do ngân hàng buông lỏng sự quản lý và giám sát nguồn vốn sau khi cho vay. Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.

+ Do sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả. Ngân hàng huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro. Nếu thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.

Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng

của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở VN. Trong phạm vi tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: sự tuân thủ các qui định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, chấp hành các qui định trong việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản, năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay… Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng là đạt quả tốt và làm cho hệ thống ngân hàng hoạt động một cách lành mạnh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)