Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 115 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
115
Dung lượng
911,54 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TÔ HOÀNG PHÚC TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN ĐỐI VỚI NHỮNG THIỆT HẠI DO NHÀ NƯỚC GÂY RA CHO DOANH NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TÔ HOÀNG PHÚC TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN ĐỐI VỚI NHỮNG THIỆT HẠI DO NHÀ NƯỚC GÂY RA CHO DOANH NGHIỆP Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Đăng Huệ Hà nội - 2009 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NHỮNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨC GÂY RA CHO DOANH NGHIỆP 7 1.1. Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm tài sản của Nhà nước đối với những thiệt hại gây ra 7 1.1.1. Trách nhiệm tài sản của nhà nước - một dạng trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng 7 1.1.1.1. Bản chất của bồi thường nhà nước 7 1.1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường nhà nước 9 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp và ảnh hưởng của chúng đối với việc xây dựng luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 12 1.1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp với tư cách là chủ thể được bồi thường 12 1.1.2.2. Một số quy định đặc thù trong chế định bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp 13 1.2. Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm tài sản của Nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 16 1.2.1. Đặc thù trách nhiệm tài sản nhà nước đối với những thiệt 16 2 hại gây ra cho doanh nghiệp 1.2.1. Quyền yêu cầu trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 17 1.2.3. Căn cứ phát sinh và các yêu cầu đối với trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 19 1.2.4. Các lĩnh vực phát sinh trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 20 1.3. Kinh nghiệm lập pháp của các nước về trách nhiệm tài sản của Nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 23 1.3.1. Quyền yêu cầu bồi thường nhà nước của doanh nghiệp 23 1.3.2. Lĩnh vực hoạt động của nhà nước chịu sự điều chỉnh của pháp Luật Bồi thường nhà nước 25 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THIỆT HẠI GÂY RA CHO DOANH NGHIỆP 36 2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với các thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 - ngày luật bồi thường nhà nước có hiệu lực thi hành 36 2.1.1. Các văn bản pháp luật về trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại do nhà nước gây ra cho doanh nghiệp 36 2.1.2. Hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 38 2.1.2.1. Trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước về doanh nghiệp còn chung chung, các quy định về bồi thường thiệt hại theo quy định hiện hành rất khó vận dụng cho các doanh nghiệp bị thiệt hại 38 3 2.1.2.2. Bồi thường trong hoạt động tố tụng 53 2.1.2.3. Bồi thường nhà nước trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính 57 2.2. Những nội dung cơ bản của luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 60 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG ĐỐI VỚI NHỮNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨC NHÀ NƢỚC GÂY RA CHO DOANH NGHIỆP 85 3.1. Những tác động của luật bồi thường nhà nước đối với quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do nhà nước gây ra cho doanh nghiệp 85 3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra cho doanh nghiệp 92 3.2.1. Phải nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 92 3.2.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 98 KẾT LUẬN 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống pháp luật, bước đầu đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có pháp luật về trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước đối với các thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra trong khi thi hành công vụ như Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi 2001); Bộ luật Dân sự năm 1995 đã dành hai điều 623 và 624 để quy định trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước và các quy định này tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 619 và Điều 620). Để cụ thể hóa các quy định nêu trên, đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 47/CP ngày 3 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra (sau đây gọi tắt là Nghị định số 47); Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 388). Các Bộ, ngành có liên quan cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước và người tiến hành tố tụng (sau đây gọi chung là người thi hành công vụ) gây ra. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra còn có nhiều hạn chế, bất cập như: hình thức văn bản quy phạm pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra có hiệu lực pháp lý không cao; pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra chưa được xây dựng trên quan điểm coi đây là trách nhiệm bồi thường của 5 Nhà nước nói chung mà chỉ coi là trách nhiệm bồi thường của từng cơ quan nhà nước cụ thể (cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại); cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong nhiều trường hợp chưa được xác định rõ và đặc biệt là chưa quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp của các cơ quan nhà nước khác có liên quan, nên việc giải quyết bồi thường không đạt được kết quả như mong muốn; các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường và nhiều vấn đề liên quan khác được pháp luật quy định không thống nhất, chưa hợp lý, gây bất lợi cho cả cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước lẫn người bị thiệt hại; trách nhiệm hoàn trả của công chức chưa được quy định rõ ràng. Doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể pháp luật có quyền, lợi ích và nghĩa vụ pháp lý độc lập, khi tham gia các quan hệ pháp lý với Nhà nước mà bị thiệt hại do cơ quan, công chức, viên chức nhà nước gây ra, về nguyên tắc và theo quy định của Điều 74 Hiến pháp, là một chủ thể có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại. Như vậy, trách nhiệm của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp là một loại trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng nhằm bù đắp những thiệt hại mà nhà nước gây ra cho doanh nghiệp trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Riêng trong lĩnh vực tố tụng hình sự, do pháp luật Việt Nam chưa quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân nên doanh nghiệp không phải là một chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ pháp luật tố tụng trong trường hợp người đại diện hợp hình. Thiệt hại và việc bồi thường thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu pháp của doanh nghiệp bị bắt, giam giữ, truy tố, xét xử, thi hành án oan chưa được quy định cụ thể trong các văn bản hiện hành, kể cả Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11. Cùng với việc kiện toàn hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, nhà nước ta đã và đang nỗ lực cùng với hệ thống chính trị cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 6 Một trong những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh là hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại đối với doanh nghiệp trong hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Về trách nhiệm bồi thường nhà nước đã được nhiều nghiên cứu đề cập như PGS.TS Trịnh Đức Thảo (2008), Hai lý thuyết và hai loại trách nhiệm bồi thường nhà nước, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 113, tháng 1/2008; Bộ Tư pháp, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản, Kỷ yếu các tọa đàm về Luật Bồi thường nhà nước, Dự án hợp tác về pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản (2003-2006); TS. Nguyễn Minh Đoan (2008), Bồi thường nhà nước: từ quan điểm đến pháp luật và khả năng thực hiện, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 129, tháng 8/2008; PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2008), Một số ý kiến về dự Luật Bồi thường nhà nước, trong Hội thảo Luật Bồi thường nhà nước nhìn từ góc độ xây dựng nhà nước pháp quyền trong tiến trình cải cách tư pháp, Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2008… Nghiên cứu trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp chưa có nhiều, có thể kể đến công trình của GTZ MPI - GTZ SME Development Programme, Bộ Tư pháp, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, Báo cáo đánh giá tác động về quy định trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp, tháng 5 năm 2007 là tương đối toàn diện nhằm đánh thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường nhà nước nói chung, trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp nói riêng. Về cơ bản có thể đánh giá công trình này đã đề cập tương đối toàn diện về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây mới chỉ là Báo cáo đánh giá tác động về quy định trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp nên Báo cáo mới chỉ dành phần lớn nội dung để đánh giá thực trạng, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà 7 nước đối với doanh nghiệp, do đó, nhiều vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp chưa được đề cập nhiều hoặc đề cập ở mức độ khái quát. Việc Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, thể hiện quyết tâm của nhà nước trong việc nâng cao trách nhiệm của mình đối với nhân dân cũng như đối với doanh nghiệp đặt ra vấn đề cần tìm kiếm các giải pháp để thực thi tốt đạo luật quan trọng này. Đây là nội dung chưa được công trình nào đề cập. Do vậy, việc lựa chọn đề tài "Trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại do Nhà nước gây ra cho doanh nghiệp" làm luận văn thạc sĩ luật học là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 3. Nội dung nghiên cứu Trên cơ sở khái quát hệ thống lý luận về trách nhiệm bồi thường nhà nước, luận văn tập trung vào xây dựng các vấn đề lý luận pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp; phân tích thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước, khái quát nội dung Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước 2009 và đề xuất nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích làm rõ bản chất trách nhiệm bồi thường nhà nước, căn cứ truy cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà nước gây ra cho doanh nghiệp. Trên cơ sở các vấn đề lý luận này, Luận văn phân tích thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp, khái quát nội dung cơ bản Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước và đề xuất các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bồi thường nhà nước trong thực tiễn đối với các doanh nghiệp. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp lịch sử để chỉ rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường nhà nước, trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp nhằm chỉ rõ những bất cập, hạn chế trong việc thực thi pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với doanh nghiệp trong thời gian qua, trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các quy định tương tự trong pháp luật của một số nước trên thế giới. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Luận văn đã khái quát được hệ thống lý luận về trách nhiệm bồi thường nhà nước; xây dựng các luận cứ cho việc xác định trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp; nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của một số nước đối với việc truy cứu trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp; - Luận văn khái quát quá trình hình thành và phát triển pháp luật trách nhiệm bồi thường nhà nước, pháp luật về trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp. Chỉ rõ những kết quả đã đạt được trong quá trình thực thi pháp luật trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp làm tiền đề lý luận cho việc đề xuất các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp. - Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã chỉ rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp trong bối cảnh đã có Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu làm 3 chương: [...]... 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại do công chức gây ra cho doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm tài sản của Nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường đối với những thiệt hại do công chức nhà nước gây ra cho doanh nghiệp 9 Chương 1 NHỮNG... ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NHỮNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨC GÂY RA CHO DOANH NGHIỆP 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NHỮNG THIỆT HẠI GÂY RA 1.1.1 Trách nhiệm tài sản của nhà nƣớc - một dạng trách nhiệm bồi thƣờng ngoài hợp đồng 1.1.1.1 Bản chất của bồi thường nhà nước Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ "trách nhiệm bồi thường nhà nước" ... trách nhiệm tài sản của nhà nƣớc đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp Để bảo đảm thực thi trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với doanh nghiệp, luật pháp phải ghi nhận quyền này trong các văn bản pháp luật của mình Pháp luật của các nước quy định khá cụ thể quyền yêu cầu nhà nước phải chịu trách nhiệm đền bù những tổn thất do hành vi thực thi công vụ của công chức gây ra đối với doanh nghiệp. .. đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp Để giúp cho việc thực thi trách nhiệm đền bù những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp của nhà nước được thực thi trên thực tế, chế định trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu sau: Thứ nhất, kịp thời, công khai và đúng pháp luật Trong nền kinh tế thị trường, thời gian đối với các doanh nghiệp. .. quan hệ pháp lý với Nhà nước mà bị thiệt hại do cơ quan, công chức, viên chức nhà nước gây ra, về nguyên tắc và theo quy định của điều 74 Hiến pháp, thì có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại Như vậy, trách nhiệm của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp là một loại trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng nhằm bù 19 đắp những thiệt hại mà nhà nước gây ra cho doanh nghiệp trong... lý nhà nước đối với doanh nghiệp Như vậy, việc nhà nước bồi thường những thiệt hại, chịu trách nhiệm tài sản đối với những thiệt hại gây ra đối với doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và doanh nghiệp theo hướng nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ, đồng thời giúp cho doanh nghiệp yên tâm trong hoạt động đầu tư kinh doanh 1.2.2 Quyền yêu cầu trách. .. kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các doanh nghiệp; Ba là, quyền yêu cầu nhà nước đền bù những tổn thất về những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần vào bù đắp những thiệt hại phát sinh góp phần bảo toàn tài sản của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn 21 1.2.3 Căn cứ phát sinh và các yêu cầu đối với trách nhiệm tài sản của nhà nƣớc đối với. .. nhưng do những bất hợp lý của pháp luật và cơ chế thực thi đã bị hạn chế trên thực tế 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM TÀI SẢN CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NHỮNG THIỆT HẠI GÂY RA CHO DOANH NGHIỆP 1.2.1 Đặc thù trách nhiệm tài sản nhà nƣớc đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp Trong hoạt động của mình, nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hoạt động bình thường của các chủ thể pháp luật. .. thất do nhà nước gây ra đối với doanh nghiệp phải được tiến hành trên cơ sở bình đẳng giữa nhà nước và 22 doanh nghiệp yêu cầu trên cơ sở tôn trọng sự thoả thuận về mức đền bù giữa cơ quan gây thiệt hại và doanh nghiệp trên tinh thần hợp tác, cùng có lợi Các quy định pháp luật về đền bù tổn thất những thiệt hại mà nhà nước gây ra cho doanh nghiệp về uy tín, độ tin cậy của đối tác, khách hàng đối với doanh. .. điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu nhà nước đền bù những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp, nhất là phải bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện quyền yêu cầu nhà nước đền bù những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp Để có thể yêu cầu nhà nước đền bù những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp, các cơ quan có trách nhiệm giải quyết phải . trách nhiệm tài sản của Nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 16 1.2.1. Đặc thù trách nhiệm tài sản nhà nước đối với những thiệt 16 2 hại gây ra cho doanh nghiệp 1.2.1 cầu trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp 17 1.2.3. Căn cứ phát sinh và các yêu cầu đối với trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại. nhiệm tài sản đối với những thiệt hại do nhà nước gây ra cho doanh nghiệp 36 2.1.2. Hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm tài sản của nhà nước đối với những thiệt hại gây