1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. ThS. Luật

104 2,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI XẢY RA ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ QUỲNH NGA TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI XẢY RA ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Huy Cƣơng Hà Nội - 2013 1 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 MỞ ĐẦU 6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI XẢY RA ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN 12 1.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. 12 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. 12 1.1.2.Đặc điểm trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển. 15 1.2. Cơ sở của trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. 18 1.2.1.Các thành tố của cơ sở 18 1.2.2.Thiệt hại 19 1.2.3.Vi phạm 21 1.2.4.Quan hệ nhân quả 23 1.2.5.Lỗi 24 1.3.Giới hạn trách nhiệm 28 1.3.1.Khái niệm: 28 2 1.3.2.Nội dung của giới hạn trách nhiệm 30 Chƣơng 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN 39 2.1. Nguyên tắc xác định trách nhiệm: 39 2.1.1 Thời hạn trách nhiệm: 40 2.1.2. Cơ sở của trách nhiệm 42 2.1.3. Giới hạn trách nhiệm 43 2.2. Áp dụng mức giới hạn trách nhiệm của ngƣời vận chuyển 45 2.2.1. Trách nhiệm của người vận chuyển khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách cũng như gây hư hỏng, mất hành lý xách tay, hành lý ký gửi và hàng hóa. 46 2.2.2. Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không khi vận chuyển chậm hành khách, hành lý, hàng hóa của hành khách mà phát sinh thiệt hại. 52 2.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển hàng không 59 2.3.1. Vai trò và tính tất yếu của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không 61 2.3.2. Phân loại và cơ sở pháp lý của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không 65 2.3.3. Thực trạng sự phát triển bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không hiện nay ở Việt Nam. 68 2.4. Giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển: 71 2.4.1.Văn bản luật quốc tế: 74 2.4.2.Văn bản luật quốc gia: 76 3 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 78 3.1. Đánh giá quy định của pháp luật 78 3.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ 79 3.1.2. Đánh giá mức độ tương thích của hệ thống pháp luật hàng không Việt Nam hiện nay đối với các điều ước quốc tế. 83 3.2. Một số kiến nghị 87 3.2.1. Sửa đổi và hoàn thiện luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 89 3.2.2. Vai trò của các cơ quan ban ngành liên quan 93 3.2.3. Tầm quan trọng của việc tuyên truyền pháp luật hàng không 96 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BTTH: Bồi thường thiệt hại 2. BHHK: Bảo hiểm hàng không 3. BHTNDS: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 4. GTVT: Giao thông vận tải 5. HKDD: Hàng không dân dụng 6. HKVN: Hàng không Việt Nam 7. KT –XH: Kinh tế - xã hội 8. IATA: Hiệp hội vận chuyển hàng không Quốc tế 9. ICAO: Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với vô vàn những khó khăn thử thách, muốn phát triển bền vững chúng ta cần hoàn thiện mình về mọi mặt trong đó có ngành hàng không dân dụng. Ngành hàng không dân dụng mặc dù ra đời muộn nhưng đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ và mang lại những ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả chính trị, ngoại giao, trao đổi khoa học công nghệ, giao lưu văn hóa…Luật hàng không dân dụng Việt Nam được xây dựng đã đánh dấu sự chú ý đúng mức của Đảng, Nhà nước và các nhà làm luật đối với lĩnh vực hàng không. Từ khi được thông qua và trong quá trình áp dụng vào thực tiễn luật hàng không dân dụng Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện nhưng so với sự chuyển mình nhanh chóng của ngành hàng không thì luật này vẫn còn tồn tại vướng mắc trong đó có quy định về trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển. Thêm vào đó, hiện nay thiệt hại của hành khách trên thực tế xảy ra rất nhiều mà trách nhiệm của người vận chuyển đôi khi chưa được xác định thỏa đáng khiến cho vần đề về trách nhiệm này của người vận chuyển trở thành một vấn đề thời sự nóng hổi được rất nhiều người quan tâm. Cho nên việc nghiên cứu để đưa ra quy định rõ ràng, hợp lý vấn đề trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển để áp dụng vào thực tiễn sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành hàng không, ngành du lịch nước ta, sự nhìn nhận của bạn bè thế giới- họ sẽ yên tâm hơn khi thực hiện những chuyến bay đến Việt Nam với một cơ chế pháp lý bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho khách hàng…Vì vậy, tác giả đã quyết định lựa chọn đề 7 tài “trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển” là đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết về những vấn đề liên quan đến nội dung trách nhiệm của người vận chuyển hàng không. Tuy nhiên, những đề tài này hầu hết đều được nghiên cứu từ trước khi luật HKDD năm 2006 của Việt Nam ra đời, ngoài ra vấn đề này cũng không được đặt thành một đề tài riêng để đi sâu nghiên cứu và làm rõ mà chủ yếu là những tìm hiểu được phát biểu đan xen trong các đề tài khác có liên quan. Cụ thể: Trong khóa luận tốt nghiệp của tác giả Lê Văn Lân với đề tài: “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hàng không Việt Nam đối với hành lý, hàng hóa và tư trang của hành khách” tác giả cũng có nêu lên một số quy định của pháp luật hàng không về trách nhiệm của người vận chuyển về thiệt hại đối với hành lý, hàng hóa và tư trang của hành khách nhưng đi sâu vào xem xét về việc bảo hiểm trách nhiệm này và nó cũng chỉ đề cập đến một phần thiệt hại của hành khách chứ không bao gồm tất cả các thiệt hại hành khách có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển như đề tài: “trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển” - thiệt hại mà đề tài này đề cập còn có cả tính mạng, sức khỏe của hành khách hay trường hợp thiệt hại do vận chuyển chậm. Tiếp đến trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Thái viết về đề tài: “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không” có đề cập đến vấn đề trách nhiệm của người vận chuyển nhưng chỉ đối với thiệt hại của hàng hóa trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa thông thường mà thôi. Ngoài ra có thể kể đến công trình nghiên cứu “một số vấn đề về luật hàng không”, của PGS.TS Ngô Huy Cương là công trình nghiên cứu và đánh 8 giá một cách đầy đủ và toàn diện về các vấn đề liên quan đến luật hàng không. Tuy nhiên, vì là một công trình bao quát nên không thể nghiên cứu một cách chi tiết, sâu rộng về trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển được. Còn luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trần Thu Hằng viết đúng năm luật HKDD Việt Nam ra đời – năm 2006 với nội dung “Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế” mặc dù có đề cập chi tiết hơn quy định của cả pháp luật quốc gia và quốc tế về trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển nhưng vẫn còn chưa phân tích được sâu sắc do đó cũng chỉ là một nội dung nhỏ của đề tài, cũng chưa nêu lên được hạn chế của pháp luật khi quy định về trách nhiệm này và không có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Riêng tác phẩm “Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển và đường hàng không quốc tế”, của tác giả Vũ Sĩ Tuấn đã đi sâu vào nghiên cứu trách nhiệm của người vận chuyển hàng không nhưng là trách nhiệm chung chứ không chỉ là trách nhiệm về những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển và nó được xuất bản năm 2002 khi luật HKDD Việt Nam năm 2006 chưa ra đời nên thiếu tính thời sự… Sau khi xem xét thấy tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển hiện nay là vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó luật hàng không Việt Nam quy định về vấn đề này chưa hoàn thiện vì thế tác giả cho rằng cần thiết phải có một công trình nghiên cứu độc lập và sâu sắc hơn về vấn đề này nên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nói trên làm luận văn thạc sĩ luật học với hi vọng đóng góp được một công trình khoa học hữu ích cho việc học tập nghiên cứu về sau. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 9 +) Mục đích của đề tài Với những ý nghĩa đã nêu, mục đích đề tài tác giả xác định cũng để đảm bảo ý nghĩa của nó. Thứ nhất, Nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển trên phương diện lý luận và thực tiễn; Thứ hai, Xem xét các quy định của pháp luật quốc tế và trong nước về vấn đề đó để thấy được mức độ tương thích, sự hình thành và phát triển của những quy định đó giữa hai hệ thống qua các thời kỳ. Thứ ba, Từ quá trình nghiên cứu đề xuất các kiến nghị, các giải pháp pháp lý khi quy định trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển trong pháp luật Việt Nam. +) Nhiệm vụ của đề tài Từ ý nghĩa và mục đích đề tài đã đặt ra nhiệm vụ của đề tài được xác định là phải thực hiện được mục đích kể trên làm bật lên được ý nghĩa của đề tài. Đề tài phải được nghiên cứu và trình bày một cách hệ thống, khoa học và có chiều sâu. Đề tài phải làm bật lên được tính thời sự và cần thiết của nó, thực sự là một đề tài có tính ứng dụng vào thực tiễn, có thể trở thành công cụ cho học tập, nghiên cứu về sau … 4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luật HKDD Việt Nam quy định rất nhiều vấn đề xoay quanh các mối quan hệ pháp lý của hoạt động hàng không dân dụng. Đề tài: trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển – là một đề tài hẹp vì nó chỉ đề cập đến quan hệ trách nhiệm của người vận chuyển hàng không. Ngay tên đề tài cũng đã thể hiện rõ [...]... NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI XẢY RA ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN 1.1 Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển 1.1.1 Khái niệm trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển Trách nhiệm của người vận chuyển. .. ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển Chƣơng 2: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển Chƣơng 3: Đánh giá quy định pháp luật về trách nhiệm của người vận chuyển đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển và một số kiến nghị 11 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA... hạn trách nhiệm của người vận chuyển Tóm lại, trên đây chính là sáu đặc điểm cơ bản khác biệt của trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển so với các loại hình trách nhiệm dân sự khác 17 1.2 Cơ sở của trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển 1.2.1 Các thành...được phạm vi nghiên cứu của luận văn Theo đó, luận văn chỉ tập trung xem xét những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển Cần lưu ý rằng trách nhiệm của người vận chuyển hàng không thì rất nhiều nhưng trách nhiệm đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển là loại trách nhiệm quan trọng bậc... hành vi vi phạm của người vận chuyển và thiệt hại xảy ra đối với hành khách Hành vi vi phạm của người vận chuyển và thiệt hại xảy ra đối với hành khách phải có mối quan hệ sản sinh ra nhau 23 nghĩa là chính những hành vi vi phạm của người vận chuyển đã gây ra thiệt hại cho hành khách Nếu không có hành vi đó thì thiệt hại đã không xảy ra Quan hệ nhân quả trong trách nhiệm của người vận chuyển hàng không. .. quyền của người vận chuyển để xác định yếu tố vi phạm làm phát sinh trách nhiệm của người vận chuyển đối với thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển bên cạnh các yếu tố khác như thiệt hại, quan hệ nhân quả và lỗi 1.2.4 Quan hệ nhân quả Nói đến quan hệ nhân quả khi đề cập đến trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển là nói... vận chuyển có thể phải chịu trách nhiệm có thể phân loại trách nhiệm của người vận chuyển gồm có: - Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh do việc gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng của hành khách - Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh do gây hư hỏng, thiếu hụt, mất mát hành lý, hàng hóa của hành khách - Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh do vận chuyển chậm hành khách; hành lý, hàng. .. theo luật định 1.3 Giới hạn trách nhiệm 1.3.1 Khái niệm: Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà người vận chuyển hàng không phải chịu trách nhiệm bồi thường cho hành khách đối với những thiệt hại mà hành khách phải gánh chịu trong quá trình vận chuyển Như nói ở trên, thiệt hại đó có thể là thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách; thiệt hại về tài sản của hành khách như hành lý ký gửi, hành. .. ngƣời vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển 15 Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển cũng là một loại trách nhiệm dân sự nên nó cũng có những đặc điểm chung của trách nhiệm dân sự là do luật dân sự điều chỉnh; luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng; được đảm bảo thực... của người vận chuyển đối với hành khách - Giới hạn trách nhiệm tối đa của người vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hàng hóa - Giới hạn trách nhiệm tối đa của người vận chuyển đối với hành lý xách tay Ngoài ra với những loại thiệt hại khác các hãng hàng không sẽ có những quy định riêng của mình Trên thực tế dù luật pháp cho phép cũng hầu như không có trường hợp nào các hãng hàng không thỏa thuận với . ngƣời vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. 12 1.1.1. Khái niệm trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại xảy ra đối. đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. 12 1.1.2.Đặc điểm trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển. 15 1.2. Cơ sở của. ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. Chƣơng 2: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh trách nhiệm của người vận chuyển hàng không đối với những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận

Ngày đăng: 09/07/2015, 21:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w