Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển hàng không

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. ThS. Luật (Trang 60)

Theo quy định của pháp luật, bảo hiểm hành khách di chuyển bằng phương tiện tàu bay là điều khoản bắt buộc phải thực hiện đối với người vận chuyển. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề về việc thực hiện trách nhiệm của người vận chuyển không thể không đề cập đến vấn đề này.

Trong quá trình làm thủ tục di chuyển bằng đường hàng không, hành khách đã ký hợp đồng vận chuyển trực tiếp với hãng chuyên chở. Tuy nhiên, khi xảy ra sự cố, bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành khách lại là các hãng bảo hiểm. Đã không ít khách hàng thắc mắc rằng, bảo hiểm hàng không sẽ thực hiện những điều khoản nào đối với họ. Tính mạng hành khách là hiển nhiên nhưng đối với hành lý, hàng hóa và tư trang có giá trị của họ thì sao? Chi phí bồi thường sẽ như thế nào? Thật ra, bảo hiểm hàng không sẽ bồi thường cho hành khách về tính mạng lẫn hành lý nhưng họ vẫn có những quy định riêng và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Theo đó bảo hiểm hàng không chỉ thực hiện bồi thường khi hành khách bị thiệt hại trong những tình huống khách quan dưới đây:

 Hành khách bị thương vong khi họ đang ở trong khoang máy bay hoặc đang lên xuống máy bay.

 Nhà vận chuyển làm mất hoặc hư hỏng hành lý, hàng hóa trong quá trình vận chuyển và bảo quản theo phiếu hành lý hoặc theo vận đơn do người được bảo hiểm phát hành.

 Khi máy bay bị tổn thất toàn bộ, hành khách bị mất, hư hỏng tư trang, hành lý xách tay. Trong trường hợp này, hãng bảo hiểm sẽ không xem xét vấn đề là hành khách có tự bảo quản chúng trong quá trình vận chuyển hay không, họ vẫn tiến hành việc bồi thường cho hành khách.

Tuy nhiên có những trường hợp hãng bảo hiểm sẽ từ chối việc bồi thường cho hành khách, hành lý, hàng hóa và tư trang của hành khách đó là những trường hợp sau: những tổn thất về người và tài sản của người được bảo hiểm hoặc bên cùng tham gia kinh doanh với người được bảo hiểm khi những người này đang thi hành nhiệm vụ của họ đối với người được bảo hiểm. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không được bồi thường một khoản phí nào từ hãng bảo hiểm khi nhân viên của hãng hàng không gây sơ suất cho bạn. Bởi đây cũng là điều luật được áp dụng chung ngay cả cho tổn thất về người và tài sản của nhân viên tổ bay. Vì vậy, có những trường hợp, hành khách lỡ tay làm hư hỏng đồ vật của mình trong cuộc hành trình và đòi hãng bảo hiểm bồi thường thiệt hại. Điều đó chắc chắn sẽ không bao giờ được các nhà bảo hiểm chấp thuận. Do đó, khi đi trên các chuyến bay tốt nhất hành khách nên tự bảo quản tài sản (hành lý xách tay) của mình cho cẩn thận.

Việc bồi thường bảo hiểm hàng không sẽ không được tiến hành một cách tùy tiện. Bởi việc xác định trách nhiệm bồi thường của các hãng hàng không phải căn cứ vào các nguồn luật quốc tế như công ước Vácsava, nghị định thư Lahay… và nguồn luật quốc gia như luật hàng không dân dụng Việt Nam. Vì thế, khi tiến hành bồi thường, hãng hàng không phải có những trách nhiệm trong một giới hạn cụ thể nhất định. Theo đó, hãng hàng không sẽ xem xét tùy

theo từng trường hợp mà bồi thường khách hàng cho thỏa đáng. Cũng cần lưu ý rằng, khi mang theo hành lý, hàng hóa ký gửi cho hãng hàng không, hành khách nên kê khai giá trị chúng thật chính xác. Điều đó một phần là nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính các hành khách. Bởi khi có sự cố, nhà vận chuyển sẽ căn cứ vào sự kê khai này mà tiến hành bồi thường cho hành khách. Nếu sự kê khai giá trị hành lý hàng hóa không đúng, nhà vận chuyển sẽ căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế của chúng mà đưa ra mức bồi thường nhưng cũng không vượt quá giới hạn quy định.

2.3.1. Vai trò và tính tất yếu của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của ngƣời vận chuyển hàng không

Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, thị trường vận chuyển hàng không đã phát triển ngày càng sôi động. Ngày nay, trong thời đại thông tin, hoạt động vận chuyển hàng không trở thành công cụ vận chuyển đắc lực cho những thương vụ làm ăn có tính cạnh tranh cao về thời gian. Chính vì vậy, phải nhìn nhận vận chuyển hàng không sẽ là một hoạt động chính và chủ yếu trong ngành giao thông vận tải tương lai. Do vậy, nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng, người gửi hàng, đảm bảo cho sự phát triển của ngành HKDD, hãng vận chuyển cần phải tham gia bảo hiểm (như bảo hiểm thân máy bay) hoặc phải bắt buộc tham gia bảo hiểm (như BHTNDS đối với hành khách, hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách). Nên BHHK có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngành HKDD:

Thứ nhất: Góp phần tiết kiệm chi, ổn định cho ngân sách Nhà nước tránh được biến động lớn khi gặp rủi ro.

Bảo hiểm giúp giải quyết tình trạng ứ đọng vốn và lãng phí vốn của hãng hàng không. Thay vì phải dự trữ vốn để tự bảo hiểm, hãng có thể sử dụng vốn này đầu tư cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Mặt khác, hầu hết ở các quốc

gia thì ngành HKDD do Nhà nước nắm giữ một phần hay toàn bộ, nên khi có tổn thất xảy ra thì trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm chung có thể lên tới hàng tỷ USD, hãng vận chuyển có thể gặp khó khăn và có thể dẫn đến phá sản. Điều này có thể ảnh hưởng tới ngân sách Nhà nước. Do vậy, khi tham gia bảo hiểm hãng vận chuyển san sẻ được trách nhiệm, chuyển giao một phần hay toàn bộ rủi ro cho các công ty bảo hiểm, nên ngân sách Nhà nước đỡ phải gánh chịu khi có tổn thất xảy ra. Điều này có ý nghĩa hơn đối với các quốc gia đang phát triển với ngân sách hạn hẹp như là Việt Nam chúng ta, do đó việc tham BHHK sẽ góp phần ổn định KT - XH của quốc gia.

Thứ hai: Góp phần ổn định hoạt động kinh doanh cho hãng hàng không.

Như đã đề cập ở trên thì những tổn thất hàng không thường dẫn đến giá trị thiệt hại rất lớn có thể đủ làm cho hãng hàng không đi đến phá sản nếu không được bảo hiểm (ví dụ: Vụ tai nạn 2 máy bay đâm nhau tại đảo Tenerife của Tây Ban Nha năm 1977 đã làm 583 người bị chết, thiệt hại tài sản khoảng 300 triệu USD và con số bồi thường chiếm khoảng từ 10 - 20% tổng số phí BHHK trên toàn thế giới) [32]. Nên đây cũng là lý do giải thích vì sao ngành bảo hiểm có những đặc điểm hoạt động phân tán rủi ro và nguyên tắc số đông bù số ít, giờ đây được xem là một ngành không thể thiếu được trong chuỗi mắt xích hoạt động của xã hội. Tham gia bảo hiểm sẽ giúp hãng vận chuyển vượt qua những khó khăn về tài chính sau tai nạn, sự cố hàng không trở lại hoạt động kinh doanh bình thường. Vì khi có tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm thay mặt chủ phương tiện giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại, hãng hàng không không phải điều chỉnh giá cước vận chuyển hàng hoá, giá vé của hành khách tăng lên khi có thiệt hại xảy ra do hãng hàng không đã tính phí bảo hiểm vào giá thành vận chuyển từ đầu năm.

Thứ ba: Góp phần thực hiện tốt công tác đề phòng & hạn chế tổn thất của hãng hàng không.

Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất thực sự có ý nghĩa to lớn đối với công ty bảo hiểm lẫn hãng vận chuyển. Nó thể hiện quyền lợi lẫn trách nhiệm của mỗi bên. Bởi vì thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất nhằm loại trừ những nguy cơ rủi ro hay giảm thiểu tổn thất khi có sự cố xảy ra sẽ giúp cho công ty bảo hiểm giảm bớt được chi phí bồi thường và tăng lợi nhuận kinh doanh. Còn hãng vận chuyển sẽ tránh được những tổn thất phát sinh trong hay sau sự cố xảy ra như là việc thiệt hại do gián tiếp kinh doanh. Lợi ích của công tác này là rất lớn, do vậy ngoài chức năng chính là bồi thường, hàng năm công ty bảo hiểm trích một phần quỹ bảo hiểm (theo tỉ lệ qui định) để phối hợp với các cơ quan hữu quan như: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, chủ phương tiện (người tham gia bảo hiểm) tiến hành kiểm tra giám sát các quy định về an toàn bay, xây dựng kho chứa hàng, lắp đặt hệ thống camera theo dõi chống moi móc hàng hoá, hành lý, hỗ trợ các công trình nghiên cứu nhằm cải tiến, hợp lý hoá các khâu vận chuyển đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của hành khách, bảo vệ tài sản của các đơn vị tham gia bảo hiểm.

Thứ tƣ: Bảo vệ lợi ích khách hàng.

Những thiệt hại khi có sự cố, tai nạn hàng không thường rất lớn thậm chí không thể xác định được khi mà có những tổn thất liên quan đến tính mạng, sức khoẻ của hành khách. Tuy nhiên, số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm bồi thường cho nạn nhân hay gia đình nạn nhân sẽ giúp họ có thể vượt qua những khó khăn về tài chính. Về vấn đề mà các hãng hàng không phải quan tâm tham gia mức trách nhiệm cao hơn thì sẽ giúp cho hãng thu hút được nhiều khách hàng hơn nhưng ngược lại với những hãng hàng không nhỏ, yếu về khả

năng tài chính lại sẽ gặp bất lợi lớn khi thực hiện điều này. Nói chung, cùng với sự phát triển của KT - XH thì lợi ích của khách hàng sẽ càng được hãng vận chuyển quan tâm, chú trọng hàng đầu, từ đó làm tăng uy tín của hãng hàng không đối với hành khách và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thứ năm: Góp phần nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Việc tham gia bảo hiểm còn là việc tuân theo các quy định của luật pháp và công ước quốc tế, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của hãng hàng không cũng như đất nước trong quan hệ kinh tế thông qua hoạt động tái bảo hiểm (hoạt động không thể thiếu ở nghiệp vụ bảo hiểm hàng không bởi giá trị bảo hiểm và rủi ro lớn của nghiệp vụ), công ty bảo hiểm có thể mở rộng mối quan hệ với quốc tế, học tập được những kinh nghiệm của họ hoặc có thể giữ lại một lượng ngoại tệ nếu nhượng lại cho các công ty trong nước, nó còn giúp nâng cao sự hiểu biết, sự quan tâm của công chúng và uy tín của hãng hàng không cùng công ty bảo hiểm.

Tóm lại, với giá trị máy bay không ngừng tăng lên cộng với trách nhiệm rất nặng nề đối với tính mạng con người và tài sản khiến cho việc tham gia BHHK trở thành một ý thức của nhà kinh doanh vận tải hàng không, thậm chí còn là quy định bắt buộc theo pháp luật. Từ những khái niệm về bảo hiểm, BHTNDS cùng đặc điểm của loại hình bảo hiểm này, thông qua phân tích về những rủi ro thường gặp và vai trò của BHHK chúng ta khẳng định rằng: BHHK nói chung và BHTNDS của hãng hàng không đối với hành lý, hàng hoá và tư trang của hàng khách nói riêng ra đời, tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan. BHHK không chỉ có ý nghĩa đối với các hãng hàng không mà còn có ý nghĩa đối với rất nhiều người. Có thể nói sự tồn tại và phát triển của hoạt động BHHK làm giảm đáng kể nguy cơ phá sản, một căn bệnh lây truyền nguy hiểm vốn có của nền kinh tế thị trường.[11]

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. ThS. Luật (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)