Giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của ngƣời vận

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. ThS. Luật (Trang 72)

chuyển hàng không về thiệt hại xảy ra đối với hành khách trong quá trình vận chuyển:

Trước khi đánh giá về vấn đề này hãy đi vào xem xét một số trường hợp đã xảy ra trên thực tế sau đây:

Trường hợp đầu tiên, Dịp lễ Quốc khánh 2/9/2012, bà Phạm Thị Khánh (TPHCM) đặt vé của hãng Tiger Airways cho 6 người trong gia đình đi nghỉ ở Singapore từ ngày 1 – 4/9 với booking code là Z2V1AF. Chuyến bay của các khách hàng này được xác nhận cất cánh lúc 14:25 ngày 1/9. Tuy nhiên, lúc 9g sáng cùng ngày, một thành viên trong gia đình bà Khánh vô tình kiểm tra email trong hộp mail xuất hiện email thông báo chuyến bay bị hủy và dời sang hôm sau.

Khi đó, gia đình bà Khánh đã book vé khách sạn, mua tour du lịch và thanh toán online nên không thể thay đổi. Bà Khánh gọi điện đến hãng, nhân viên thông báo không có chuyến bay nào vào ngày 1/9 và cho biết nếu gia đình không đồng ý thì có thể lấy lại tiền. Đối với các hãng hàng không, thời gian đặt vé sớm hay muộn quyết định giá vé. Khách hàng không thể lấy lại tiền khi không hãng nào còn vé trong ngày lễ. Vì vậy, bà Khánh phải chọn: hoặc lấy lại tiền và ở nhà trong những ngày lễ vì các tour khác khóa sổ, hoặc

mất tiền 1 đêm khách sạn, tiền tour, mất ngày nghỉ phép và thay đổi chương trình đi Singapore. Cuối cùng bà Khánh chấp nhận phải chịu mất tiền khách sạn, thay đổi kế hoạch chuyến đi.

Ngày về, lại thêm một sự cố nữa xảy đến với gia đình bà Khánh. Khi làm thủ tục chuyến bay TR2328 từ Singapore về TPHCM, 6 hành khách trong gia đình bà Khánh không làm thủ tục ký gửi hành lý. Thế nhưng, khi đã qua cửa kiểm sóat, đột nhiên có một nhân viên dán các nhãn màu xanh lên 4 trong số 6 túi hành lý xách tay mà không giải thích. Khi ra đến tận cửa lên máy bay, bất ngờ nhân viên của Tiger Airways yêu cầu 6 hành khách này giao hành lý lại để nhân viên đưa giúp lên máy bay. Một trong các hành lý mà nhân viên Tiger Airways xách giùm có chứa tiền.

Chuyến bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Khi nhận lại hành lý, bà Khánh phát hiện hành lý bị lục tung và mất số tiền 12 triệu đồng. Gia đình bà Khánh lập tức gọi qua Call Center của Tiger Airways để thông báo, một nhân viên yêu cầu khách hàng gặp đại diện của hãng tại sân bay Tân Sơn Nhất. Hỏi khắp sân bay, các nhân viên an ninh sân bay xác nhận là Tiger Airways không hề có đại diện tại Việt Nam, tất cả đều là thuê. Khi bà Khánh gọi qua Call Center thì được biết nơi đây cũng là trạm được thuê bởi Tiger Airways và họ sẽ không giải quyết được.

Theo yêu cầu của hãng, bà Khánh đã gửi fax qua để trình báo sự việc mất tiền như trên. Tuy nhiên, trong phần phản hồi, hãng trả lời rất chung chung rằng hành lý ký gửi, hành khách không được để các món đồ có giá trị mà không đề cập đến việc hành lý của khách bị lục và số tiền 12 triệu đồng. Mọi chuyện đến đây chấm dứt, từ đó đến nay bà Khánh chưa nhận được bất kỳ một thông tin hay phản hồi nào khác từ Tiger Airways cũng như các đơn vị liên quan. Theo tìm hiểu, các đại lý bán vé tại Việt Nam cũng không phải là

đại diện của hãng, thậm chí khi Tiger Airways hủy chuyến, các đại lý tại Việt Nam cũng không giúp gì được, họ chỉ giúp thay đổi ngày nếu đặt vé tại đại lý của họ. Khi khách hàng gặp sự cố, không một người nào có thẩm quyền đại diện Tiger Airways đứng ra giải quyết. Với trường hợp này rõ ràng gia đình bà Khánh đã chịu nhiều thiệt hại như mất tiền một đêm khách sạn, tiền tour, ngày nghỉ phép và bị mất cắp trên chuyến bay về do lỗi của người vận chuyển nhưng không hề được bồi thường.[35]

Trường hợp thứ hai, một vụ việc mà gần đây báo chí nước ta vô cùng quan tâm liên quan đến vụ hành hung khách của nhân viên Vietnam Airlines. Trên chuyến bay VN1169 đêm 18/4 từ Hà Nội vào TP HCM, ông Lê Minh Khương đã bị khoảng 20 nhân viên an ninh của Vietnam Airlines đồng loạt xúm vào khống chế với dùi cui điện đánh vào bụng và bẻ tay trước mặt hàng trăm hành khách. Bố của ông Khương là một bác sĩ, hơn 70 tuổi, cũng bị một nhân viên an ninh bẻ quặt tay ra sau và phải nghe những lời nặng nề. Mọi người đều rất bất bình và cảm thấy sợ hãi trước cách hành xử này. Tuy nhiên, sau rất nhiều cuộc họp và đối chất giữa các bên, với việc vào cuộc điều tra của cục hàng không Việt Nam mặc dù kết luận là vị huấn luyện viên Lê Minh Khương có lỗi và hành xử của nhân viên hãng Vietnam Airlines hoàn toàn đúng quy định nhưng vẫn để lại rất nhiều tranh cãi. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, nhân viên hãng vi phạm và cục hàng không vào cuộc giống như hành động vừa đánh trống vừa thỏi còi, kết luận này rõ ràng được tiên liệu trước, quyền lợi của khách hàng như ông Khương sẽ không bao giờ được bảo vệ.[36]

Qua hai vụ việc kể trên hành khách thường rơi vào thế bị động, họ loay hoay không biết nên làm thế nào để quyền lợi chính đáng của mình được bảo vệ hay chứng minh được lỗi của người vận chuyển mà chỉ biết chờ đợi hay chấp nhận phán quyết từ chính cơ quan liên quan của người vận chuyển. Vậy nên, để tạo ra một cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc bảo vệ hành khách khi có

thiệt hại xảy đến với họ trong quá trình vận chuyển cần phải có cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển trong các quy định của pháp luật.

2.4.1. Văn bản luật quốc tế:

Theo công ước Vácsava việc khiếu nại và kiện tụng người vận chuyển hàng không được quy định như sau:

Khiếu nại

Khiếu nại là việc làm cần thiết và quan trọng của người đi nhận hàng khi hàng hoá bị tổn thất và giao chậm trong quá trình vận chuyển. Khiếu nại mở đường cho việc kiện tụng sau này. Muốn khiếu nại có hiệu quả thì việc khiếu nại phải tiến hành đúng thủ tục và thời hạn. Ðiều 26, công ước Vácsava quy định như sau "việc nhận hàng mà không có khiếu nại gì của người nhận hàng là bằng chứng đầu tiên rằng hàng hoá và hành lý đã được giao trong điều kiện tốt và phù hợp với chứng từ vận chuyển". Trong trường hợp thiệt hại, người được quyền nhận hàng phải khiếu nại người vận chuyển ngay lập tức sau khi đã phát hiện ra thiệt hại và chậm nhất là 7 ngày sau ngày nhận hàng. Trường hợp chậm chễ, đơn khiếu nại phải làm chậm nhất trong vòng 14 ngày kể từ ngày hàng hoá lẽ ra phải đặt dưới quyền định đoạt của người nhận hàng. Mỗi đơn khiếu nại phải được lập thành văn bản đúng với chứng từ vận chuyển hoặc bằng thông báo riêng gửi trong thời gian nói trên. Không khiếu nại vào trong thời gian nói trên thì không việc khởi kiện nào được coi là hợp pháp chống lại người vận chuyển trừ khi họ gian lận.

Theo nghị định thư Lahay năm 1955, thời gian khiếu nại người chuyên chở về tổn thất hàng hoá và giao chậm theo công ước Vácsava năm 1929 là 7 ngày và 14 ngày được nâng lên là 14 đến 21 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Về thời hạn khiếu nại: theo công ước Vácsava, quyền đòi thiệt hại bị huỷ bỏ, nếu việc khởi kiện không được thực hiện trong vòng 2 năm kể từ ngày máy bay đến địa điểm đến hoặc kể từ ngày lẽ ra máy bay phải đến hoặc kể từ ngày vận chuyển chấm dứt (điều 29, khoản 1, công ước Vácsava năm 1929).

Về đối tượng khiếu nại: hành trình hàng không có thể có nhiều người chuyên chở khác nhau, trong trường hợp này, người nhận hàng, người gửi hàng có khiếu nại những người chuyên chở sau đây:

 Người chuyên chở đầu tiên

 Người chuyên chở cuối cùng

 Người chuyên chở mà đoạn chuyên chở của họ hàng hoá bị tổn thất  Khởi kiện

Do tính quốc tế của vận tải hàng không, người đi kiện và bị kiện có thể ở những nước khác nhau. Vì vậy khi đi kiện phải xác định nơi kiện phù hợp. Theo công ước Vácsava năm 1929 thì tuỳ sự lựa chọn của nguyên đơn, thì việc khởi kiện có thể được tiến hành tại:

 Toà án của một trong các bên ký công ước, hoặc

 Toà án, nơi ở cố định của người vận chuyển, hoặc

 Nơi có trụ sở kinh doanh chính của người vận chuyển, hoặc

 Nơi người vận chuyển có trụ sở mà hợp đồng được ký, hoặc toà án có thẩm quyền tại nơi hàng đến.

Những vấn đề về thủ tục tố tụng do toà án thụ lý vụ kiện điều chỉnh.

Theo Công ước Montreal năm 1999 liên quan đến vấn đề khởi kiện công ước đã bổ sung thêm quyền tài phán thứ năm ngoài các cơ quan xét xử như quy định của công ước Vácsava kể trên, hành khách hoặc thân nhân của họ còn có quyền khởi kiện tại nước mà vào thời điểm xảy ra tai nạn hành khách này có nơi ở chủ yếu và thường xuyên. Đồng thời, công ước cũng rút ngắn

quá trình xét xử của tòa án trong trường hợp đền bù thiệt hại và quy định về ứng trước một khoản tiền đền bù thiệt hại.

2.4.2. Văn bản luật quốc gia: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế là tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định nhất định trong các văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự năm 2005, luật HKDD để xác định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp. Trước đây trong luật HKDD năm 1991 vấn đề giải quyết tranh chấp trong hoạt động hàng không đều chỉ quy định chung chung. Theo điều 109 của luật này thì việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động hàng không thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc khởi kiện trước tòa án theo thẩm quyền và thủ tục do pháp luật quy định. Điều này có nghĩa là việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này phải viện dẫn đến quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.

Luật HKDD Việt Nam năm 2006 đã quy định khá chi tiết và đầy đủ thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với tranh chấp trong vận chuyển hàng không quốc tế. Theo điều 172, nguyên đơn có thể khởi kiện ở tòa án Việt Nam khi:

 Người vận chuyển có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam

 Người vận chuyển có địa điểm kinh doanh và giao kết hợp đồng vận chuyển tại Việt Nam

 Việt Nam là địa điểm đến của hành trình vận chuyển.

 Trong trường hợp khởi kiện liên quan đến tính mạng, sức khỏe nguyên đơn có thể khởi kiện tại tòa án Việt Nam khi vào thời điểm xảy ra tai nạn hành khách có nơi cư trú chính và thường xuyên tại Việt Nam.

Quy định trên đây về thẩm quyền xét xử trong hoạt động vận chuyển hàng không đã thể hiện rõ tính chất đặc thù của giao dịch dân sự này đồng thời cũng phù hợp với khoản b điều 411 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 khi quy định thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam. So với luật hàng không năm 1991, luật HKDD Việt Nam năm 2006 đã bổ sung thêm trường hợp tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp hành khách có nơi cư trú chính và thường xuyên tại Việt Nam vào thời điểm xảy ra tai nạn. Đây cũng là một trong những nội dung mới, phù hợp với công ước Montreal năm 1999 khi công ước này đã bổ sung thêm quyền tài phán thứ năm. Điều 33 của công ước Montreal có quy định rằng nguyên đơn có quyền khởi kiện tại tòa án mà vào thời điểm xảy ra tai nạn hành khách này có nơi cư trú chính và thường xuyên tại đó. Trước đây tại khoản 4 điều 14 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 cũng đã có quy định nguyên đơn có thể lựa chọn tòa án nơi cư trú của họ nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Việc bổ sung thêm quy định hành khách có thể khởi kiện tại tòa án Việt Nam như theo quy định của Luật sẽ phần nào bảo vệ được quyền lợi của công dân Việt Nam chẳng may gặp rủi ro, giảm bớt những khó khăn bất tiện trong vấn đề kiện tụng cho dù đây sẽ là một trong các lo ngại của các hãng hàng không.

Ngoài ra liên quan đến vận chuyển hàng hóa, nếu không chọn tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp, các bên trong hợp đồng có quyền lựa chọn trọng tài là cơ quan tài phán theo nguyên tắc quy định tại điều 172 nói trên của luật. Điều này phản ánh đúng bản chất thỏa thuận- một đặc trưng tiêu biểu của giao dịch dân sự.[28]

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƢỜI VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VỀ NHỮNG THIỆT HẠI ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG QUÁ TRÌNH VẬN

CHUYỂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. ThS. Luật (Trang 72)