Tầm quan trọng của việc tuyên truyền pháp luật hàng không

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. ThS. Luật (Trang 97)

Hiện tượng dọa có bom trong túi hành lý, tự ý mở cửa thoát hiểm, tình trạng hút thuốc lá, sử dụng điện thoại… liên tục xảy ra trên các chuyến bay thời gian qua nhưng chưa bị xử lý nghiêm cũng làm ảnh hưởng tới an toàn, an ninh chuyến bay. Mỗi khi có hành vi dọa có bom, tự ý mở cửa thoát hiểm không chỉ khiến hãng hàng không thiệt hại cả trăm triệu đồng mà còn gây những thiệt hại khác cho cả hành khách như bị chậm chuyến, hủy chuyển…đó là chưa kể thiệt hại nếu tàu bay gặp nạn do các hành vi này gây ra. Trong

trường hợp đó trách nhiệm của người vận chuyển đối với thiệt hại của hành khách xác định như thế nào khi mà hành vi gây ra thiệt hại lại do vi phạm của một hành khách nào đó. Lý do của những vi phạm này tại nước ta không chỉ là vì mức xử phạt còn nhẹ mà chủ yếu là do bản thân các hành khách không ý thức được hành vi của mình là vi phạm và có thể bị xử phạt ví dụ như việc đùa mang bom lên máy bay của hàng loạt hành khách trong thời gian gần đây. Vì vậy, để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra đối với bản thân các hành khách và ngay chính những nhà vận chuyển các hành khách cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết khi sử dụng dịch vụ hàng không, nhất là những quy định về quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách. Rõ ràng rất ít hành khách chủ động tìm hiểu các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình cũng như các hành vi bị cấm khi tham gia loại hình dịch vụ này cho nên có thể nhận thấy để hạn chế các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng không thì bên cạnh việc tăng mức xử phạt cần thiết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật hàng không vào cộng đồng xã hội bằng nhiều cách.

Công tác tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực hàng không hiện còn hạn chế. Như đã nói ở trên việc đa số hành khách không nắm được quy định về quyền hạn, nghĩa vụ khi đi máy bay, gây ra khó khăn trong quá trình giải thích, thuyết phục khi có chuyện bất thường. Hành khách đi máy bay cần có ý thức và hành vi ứng xử văn minh đúng mức hơn. Công tác tuyên truyền , phổ biến và giáo dục pháp luâ ̣t hàng không có th ể triển khai như sau:

- Lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm, dài hạn trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng không.

- Xây dựng, triển khai in ấn và phát hành tờ rơi tuyên truyền các quy định về bảo đảm an ninh hàng không cho hành khách đi tàu bay và nhân viên trong ngành hàng không; chủ động, kịp thời phối hợp với báo chí tuyên truyền về vấn đề an ninh, an toàn hàng không nhằm tạo được sự đồng tình, ủng hộ của xã hội, đặc biệt là hành khách trong việc xử lý những hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an ninh hàng không.

- Tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không triển khai thực hiện thông tư 30/TT-BGTVT ngày 01/8/2012 của Bộ giao thông vận tải quy định chi tiết chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng;

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan đến lĩnh vực an toàn hàng không trong các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ quan đoàn thể... Vừa qua, Cảng hàng không Vinh đã tổ chức thành công chương trình tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật an ninh an toàn giao thông hàng không năm 2012 với chủ đề “em yêu những chuyến bay trên bầu trời quê hương” tại các địa phương lân cận Cảng hàng không Vinh, thành phố Vinh với đối tượng tuyên truyền là học sinh trung học cơ sở và cán bộ đoàn, đội, hội chủ chốt của thành đoàn Vinh. Sau 1 tháng phát động, chương trình đã thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh 5 Trường trung học cơ sở lân cận Cảng hàng không Vinh gửi bài dự thi. Lễ tổng kết và trao giải đã được tổ chức tại trường trung học cơ sở Nghi Liên, thành phố Vinh ngày 10/12/2012 gồm các giải tập thể và cá nhân có bài thi xuất sắc, bước đầu nhận được sự ghi nhận nghiêm túc tại địa phương.

Tóm lại, để hạn chế những thiệt hại xảy ra với người vận chuyển hàng không và hành khách cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật hàng không tới đông đảo cộng đồng để người tham gia sử dụng dịch vụ hàng không biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

KẾT LUẬN

Thực tế cho thấy so với những phương tiện vận chuyển khác, vận chuyển hàng không có rất nhiều ưu thế về mặt thời gian, độ an toàn và chất lượng dịch vụ nhưng đổi lại nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và chịu tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, pháp lý và các tác động nằm ngoài sự kiểm soát của con người như thiên tai, dịch bệnh, khủng bố quốc tế…Do vậy, quan hệ trách nhiệm của người vận chuyển hàng không không chỉ là quan hệ dân sự bình thường mà nó có những đặc thù riêng cần phải nghiên cứu. Trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam về hàng không vấn đề trách nhiệm của người vận chuyển hàng không luôn được đề cập đến và cũng thường xuyên có những sự điều chỉnh theo đòi hỏi của thực tế khách quan. Mặc dù được quan tâm xem xét như vậy nhưng đến hiện nay vấn đề liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển hàng không vẫn là một vấn đề thời sự nóng hổi và còn gây nhiều tranh cãi khi phát sinh. Mặt khác, nói là ngành hàng không ngày càng phát triển với lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển ngày càng tăng cao nhưng bản thân các thượng đế khi sử dụng phương thức vận chuyển này như ở nước ta còn rất mơ hồ về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình có được khi tham gia hợp đồng vận chuyển. Họ không biết trách nhiệm của người vận chuyển đối với họ trong những trường hợp họ gặp thiệt hại về người và tài sản như thế nào trong quá trình vận chuyển, họ phải làm gì để nhận được quyền lợi mình đáng được hưởng…Vì vậy,luận văn này đã trình bày một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại của hành khách trong quá trình vận chuyển. Trước hết, luận văn đã trình bày rõ ràng những quy định của pháp luật hàng không về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của

người vận chuyển như thời hạn trách nhiệm, cơ sở của trách nhiệm, mức giới hạn trách nhiệm, việc áp dụng mức giới hạn trách nhiệm… Từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về nội dung này cũng như đóng góp một số ý kiến khi quy định về thẩm quyền của các cơ quan chức năng và việc tuyên truyền giáo dục pháp luật hàng không trong cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2007), Nghị định số 75/2007/NĐ-CP ngày

09/05/2007 của Chính phủ về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân

dụng, Hà Nội.

2. Chính phủ (2010), Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày

03/06/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực hàng không dân dụng, Hà Nội.

3. Cục hàng không dân dụng Việt Nam, (2012), Báo cáo tổng kết 5

năm thực hiện luật HKDD năm 2006, Hà Nội.

4. Cục hàng không dân dụng Việt Nam, (2012), Báo cáo công tác tổng kết năm 2012 và triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2013,

Hà Nội.

5. Công ước Chicago năm 1944 về hàng không dân dụng. 6. Công ước Guadalajara năm 1961.

7. Công ước Montreal năm 1999 sửa đổi hệ thống Điều ước Vác- sa-va

8. Công ước Vác-sa-va năm 1929 thống nhất các nguyên tắc trong vận chuyển hàng không quốc tế.

9. Học viện hàng không Việt Nam, (2010), Giáo trình khái quát về

hàng không dân dụng, Nxb tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Tp Hồ

Chí Minh.

10. Lê Thị Thanh Hải, (2009), Nghành hàng không trong quá trình

hội nhập, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học dân lập Đông

Đô, Hà Nội.

11. Lê Văn Lân, (2003), Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hàng không Việt Nam đối với hành lý, hàng hóa và tư trang của hành

khách, Tr.43-49, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học ngoại

thương, TP HCM.

12. Nghị định thư bổ sung số 1 Montreal năm 1975 13. Nghị định thư bổ sung số 2 Montreal năm 1975 14. Nghị định thư bổ sung số 3 Montreal năm 1975 15. Nghị định thư bổ sung số 4 Montreal năm 1975 16. Nghị định thư Guetemala năm 1971

17. Nghị định thư La-hay năm 1995 sửa đổi Công ước Vác-sa-va năm 1929

18. Ngô Huy Cương,(1998), Một số vấn đề về luật hàng không, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Thái, (2010), Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, Tr.54-76, luận văn thạc sĩ luật học, Đại

học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Ánh, (2011), Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing đối với dịch vụ đường bay quốc tế của Vietnamairlines, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế TP Hồ

Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

21. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự Việt Nam, Hà Nội.

22. Quốc hội (1991), Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991, Hà Nội.

23. Quốc hội (1995), Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1995 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991, Hà Nội.

24. Quốc hội (2006), Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, Hà Nội.

25. Quốc hội (2005), Luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005, Hà Nội.

26. Quốc hội (2005), Luật thương mại Việt Nam, Hà Nội.

27. Quốc hội (2005), Luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2005, Hà Nội.

28. Trần Thu Hằng, (2006), Một số vấn đề pháp lý về vận chuyển hàng không quốc tế, Tr.78-84, 94-105, Luận văn thạc sĩ luật học,

Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29. Trường Đại học luật Hà Nội, (2007), Giáo trình luật quốc tế,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

30. Trường Đại học luật Hà Nội, (2007), Giáo trình luật thương mại

quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

31. Vũ Sĩ Tuấn, (2002), Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển và đường hàng không quốc tế, Tr.51, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội. Các Website: 32. http://infonet.vn/The-gioi/Tham-hoa/10-vu-tai-nan-may-bay- khung-khiep-nhat-lich-su/22253.info 33. http://dantri.com.vn/Fkinh-doanh/50-su-co-an-toan-hang-khong- do-loi-chu-quan 34. http://www.vna-insurance.com/vi/san-pham/bao-hiem-hang- khong.html 35. http://www.vemaybaydisingaporegiare.com/tin-tuc/387.d-Rui- ro-khi-bay-voi-Tiger-Airways 36. http://phapluattp.vn/20110506050050156p1014c1071/tu-vu-hlv- le-minh-khuong-doa-kien-vietnam-airlines-phai-tu-xem-lai- minh.htm …

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. ThS. Luật (Trang 97)