Áp dụng mức giới hạn trách nhiệm của ngƣời vận chuyển

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. ThS. Luật (Trang 46)

Việc áp dụng mức giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển có thể chia thành hai trường hợp để xem xét: thứ nhất là áp dụng trách nhiệm của người

vận chuyển khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách cũng như gây hư hỏng, mất hành lý xách tay, hành lý ký gửi và hàng hóa của hành khách và thứ hai là áp dụng trách nhiệm của người vận chuyển hàng không khi vận chuyển chậm hành khách, hành lý, hàng hóa của hành khách mà phát sinh thiệt hại. Khi xem xét vấn đề kể trên cần lưu ý phân biệt giữa hàng hóa, hành lý ký gửi được kê khai giá trị và không được kê khai giá trị; yếu tố lỗi; các trường hợp được miễn giảm trách nhiệm của người vận chuyển; các trường hợp chịu trách nhiệm toàn bộ không được hưởng mức giới hạn trách nhiệm; yếu tố thiệt hại thực tế; yếu tố tác động liên đới của một phần hàng hóa, hành lý khi vận chuyển chậm đối với toàn bộ kiện hàng…

2.2.1. Trách nhiệm của ngƣời vận chuyển khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách cũng nhƣ gây hƣ hỏng, mất hành lý xách tay, hành lý ký gửi và hàng hóa.

Vấn đề trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không khi gây thiệt hại đến sức khỏe của hành khách, thiệt hại cho hành lý, hàng hóa là vấn đề chủ yếu trong toàn bộ vấn đề trách nhiệm được điều chỉnh chi tiết ở hệ thống điều ước Vácsava. Trong luật HKDD Việt Nam được ban hành năm 1991 và sửa đổi bổ sung năm 1995, vấn đề này được quy định chi tiết tại mục 5 của chương VI bao gồm các điều từ 72 đến 81 và đến luật HKDD năm 2006 nó tiếp tục được kế thừa và phát triển ở các Điều từ 160 đến 162 của chương VII. Như đã nêu ở trên khi xảy ra thiệt hại đối với hành khách về tính mạng, sức khỏe, hàng hóa và hành lý trách nhiệm của người vận chuyển được đặt ra, trên cơ sở trách nhiệm đó các mức giới hạn bồi thường cũng được pháp luật quy định.

Trường hợp hàng hóa, hành lý ký gửi không kê khai giá trị mà bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không xác định giá trị thiệt hại thực tế thì mức bồi thường của người vận chuyển được tính đến mức giới hạn trách nhiệm bồi

thường thiệt hại mà luật đã quy định. Điều này có nghĩa rằng trong mọi trường hợp trách nhiệm của người vận chuyển không bao giờ vượt quá mức giới hạn trách nhiệm do luật quy định.

Khi xác định trách nhiệm của người vận chuyển đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và thương tích của hành khách cần phải hiểu cho đúng trường hợp “hành khách bị thương” có bao gồm cả thiệt hại về tinh thần hay không? Điều này rất có ý nghĩa khi mà trong những năm gần đây các hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đã xuất hiện. Có một số tòa án khi xét xử vụ án loại này đã tính đến cả những thiệt hại về tinh thần mà hành khách phải gánh chịu. Theo quy định của luật dân sự Việt Nam tùy từng trường hợp, tòa án sẽ quyết định buộc người xâm phạm đến sức khỏe của người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó phải gánh chịu. Như vậy, để làm rõ khái niệm “hành khách bị thương” chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau, điều này phụ thuộc vào cách tiếp cận khác nhau của các hệ thống pháp luật đối với vấn đề bồi thường thiệt hại tinh thần. Trong điều lệ vận chuyển của hãng hàng không quốc gia Việt Nam ghi nhận: “Trừ khi điều lệ vận chuyển này quy định khác đi, trách nhiệm bồi thường của chúng tôi chỉ giới hạn đối với các thiệt hại thực tế được hành khách chứng minh, và trong bất kỳ điều kiện nào, Chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với: (i) bất kỳ tổn thất về lợi nhuận, thu nhập, hợp đồng, bán hàng, lãi suất tiết kiệm, sự tín nhiệm và uy tín; và (ii) các tổn thất gián tiếp hoặc (iii) bất kỳ hình thức thiệt hại không thể xác định được để bồi thường”. Vậy, đây có được coi là một nội dung từ chồi bồi thường thiệt hại tinh thần đối với hành khách hay không? Vì thực tế thiệt hại tinh thần rõ ràng là một loại thiệt hại khó định lượng và cũng có ý kiến là nó chỉ mang tính gián tiếp. Điều này rõ ràng còn gây nhiều tranh cãi.

Tiếp đến việc xem xét trách nhiệm của người vận chuyển đối với hành lý xách tay, vì hành lý xách tay là hành lý do hành khách tự bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển bằng đường hàng không cho nên cũng như công ước Vácsava người ta chấp nhận rằng các quy định về lỗi như là điều kiện để quy trách nhiệm của người vận chuyển hàng không chỉ liên quan đến vận chuyển hành khách, hành lý ký gửi và hàng hóa chứ không liên quan đến hành lý xách tay. Đối với hành lý xách tay người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường với mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng khi người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại. Theo đó quy định tại khoản 2, điều 161 luật HKDD Việt Nam năm 2006 trong trường hợp xảy ra mất mát, thiếu hụt hoặc hư hỏng hành lý xách tay thì người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu người vận chuyển có lỗi gây ra thiệt hại. Như vậy, trách nhiệm đối với hành lý xách tay của hành khách chỉ xuất hiện trong trường hợp chứng minh được lỗi của người vận chuyển. Điều này cũng được nêu rõ trong điều lệ vận chuyển của các hãng hàng không jetstar, Vietnam Airlines, Vietjet… ở nước ta.

Nghĩa vụ bồi thường của người vận chuyển được pháp luật bảo hộ với mục đích để đảm bảo cho họ có khả năng ổn định trong hoạt động. Điều đó được thể hiện qua quy định về mức giới hạn trách nhiệm dân sự của người vận chuyển, tức là mức bồi thường tối đa khi người vận chuyển có đủ điều kiện được áp dụng mức giới hạn trách nhiệm đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trong tất cả mọi trường hợp người vận chuyển đều được hưởng mức giới hạn trách nhiệm mà pháp luật luôn hướng tới sự công bằng, bên cạnh bảo hộ hoạt động của người vận chuyển luật pháp cũng chú ý để cân đối với quyền lợi của người sử dụng dịch vụ mà người vận chuyển cung cấp. Theo đó, khoản 4 điều 166 luật HKDD Việt Nam năm 2006 quy định người vận chuyển chỉ được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với vận chuyển hành khách trong trường hợp người vận chuyển chứng minh được

rằng thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình hoặc hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba; đối với vận chuyển hàng hóa, hành lý ký gửi và hành lý xách tay khoản 5 điều này cũng quy định người vận chuyển không được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người vận chuyển, nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách cố ý hoặc do sự cẩu thả nhưng với nhận thức rằng thiệt hại có thể xảy ra. Trong trường hợp hành vi đó do nhân viên hoặc đại lý thực hiện thì phải chứng minh được rằng nhân viên hoặc đại lý đó đã hành động khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Các lỗi cố ý ở đây có thể được hiểu như người vận chuyển nhận thức được rõ ràng các sai phạm nghiêm trọng trong việc điều hành tàu bay, vi phạm nghiêm trọng các quy tắc bay…Đây là quy định phù hợp với các nội dung điều 25 của công ước Vácsava. Tuy nhiên, dù pháp luật có quy định như vậy nhưng trên thực tế khi để loại bỏ khả năng được hưởng mức giới hạn của người vận chuyển bằng cách chứng minh lỗi của họ, nhân viên hay đại lý của họ là cố ý, lỗi do cẩu thả nhưng họ ý thức được thiệt hại có thể xảy ra không phải lúc nào cũng dễ dàng. Việc xác định lỗi này cũng như việc xác định hay giám định các thiệt hại, các tổn thất về tinh thần…để được bồi thường trong nhiều trường hợp còn xảy ra tranh cãi và diễn biến phức tạp.

Trường hợp hàng hóa, hành lý bị xác định mất: nếu sau 07 ngày, kể từ ngày lẽ ra hàng hóa, hành lý phải được vận chuyển tới địa điểm thỏa thuận mà không tới thì được coi là bị mất và người vận chuyển có trách nhiệm phải bồi thường. Nếu trường hợp sau đó hàng hóa, hành lý lại đến địa điểm đến được thì khách hàng vẫn có quyền nhận lại hàng hóa, hành lý và trả lại cho người vận chuyển số tiền bồi thường đã nhận. Hiện tại tổng công ty hàng không Việt Nam đang áp dụng đối với hàng hoá, hành lý thời hạn sau 14 ngày nếu hàng hóa, hành lý đáng lẽ phải đến địa điểm giao hàng nhưng hàng hoá, hành lý

không đến thì tổng công ty hàng không Việt Nam tiến hành bồi thường hàng hoá, hành lý mất cho khách. Trường hợp đặc biệt có thể giải quyết sớm hơn thời hạn trên (nếu hành khách có yêu cầu).

Một tiến bộ nữa của luật HKDD Việt Nam năm 2006 phải kể đến liên quan đến áp dụng giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển chính là các mức giới hạn trách nhiệm được quy định không phải cố định mà có sự điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn. Quy định mới này nhằm bảo đảm cho các quy định của luật có ý nghĩa thực tế hơn trong cuộc sống, đồng thời thể hiện quan điểm bảo vệ tối đa quyền lợi của người sử dụng dịch vụ hàng không.

Trên cơ sở quy định của các điều ước quốc tế và luật HKDD Việt Nam liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển, các hãng hàng không Việt Nam đã cụ thể hóa những quy định này vào điều lệ vận chuyển của mình để áp dụng và thông báo cho khách hàng. Như hãng hàng không jetstar, khi đưa ra các tuyên bố của mình về trách nhiệm của hãng họ đã hoàn toàn phụ thuộc vào quy định của công ước Vácsava, nghị định thư Lahay mà Việt Nam đã tham gia cùng với hệ thống văn bản pháp luật hàng không trong nước. Tất cả các quy định như mức giới hạn trách nhiệm, các trường hợp được miễn giảm trách nhiệm… điều lệ của jetstar đều viện dẫn hay nhắc lại quy định của luật HKDD Việt Nam hiện hành hay công ước Vácsava. Với hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) quy định và những thông báo về trách nhiệm của người vận chuyển có khác hơn. Cụ thể, đối với hành khách vận chuyển trên các đường bay quốc tế áp dụng theo mức không giới hạn trách nhiệm (Unlimited Liability) nghĩa là Vietnam Airlines giải quyết bồi thường trách nhiệm đối với hành khách bị nạn theo quy định của luật áp dụng và thiệt hại thực tế của hành khách (luật áp dụng có thể bao gồm công ước và/hoặc các điều luật áp dụng với từng quốc gia riêng biệt); đối với hành khách vận chuyển trên các chuyến bay liên doanh, liên danh giữa Vietnam Airlines với

các hãng hàng không cùng khai thác, mức giới hạn trách nhiệm sẽ áp dụng theo quy định trong hợp đồng. Riêng trường hợp các hành khách bay theo các hành trình có điểm đến, điểm xuất phát hoặc có một điểm dừng thoả thuận nằm trong lãnh thổ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì công ước Vácsava và các hợp đồng đặc biệt nằm trong các biểu giá cước áp dụng quy định rằng trách nhiệm của những người vận chuyển tham gia các hợp đồng đặc biệt đó đối với tử vong hoặc thương tật của hành khách trong hầu hết các trường hợp được giới hạn căn cứ vào tổn thất được xác định nhưng không vượt quá 75.000 Đô la Mỹ cho mỗi hành khách (Lưu ý: Giới hạn trách nhiệm 75.000 Đô la Mỹ nêu trên bao gồm cả chi phí toà án. Trường hợp đơn kiện được gửi tới nước có quy định rằng chi phí toà án được tính riêng thì giới hạn trách nhiệm sẽ là 58.000 Đô la Mỹ không bao gồm chi phí toà án như đã từng đề cập ở mục 1.3.2 ở trên), và trách nhiệm bồi thường tới giới hạn đó không phụ thuộc vào sơ suất từ phía người vận chuyển. Đối với hành khách đi trên chuyến bay của người vận chuyển không tham gia các hợp đồng vận chuyển đó hoặc bay theo các hành trình không có điểm đến, điểm xuất phát hoặc một điểm dừng thoả thuận nằm trong lãnh thổ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thì trách nhiệm của người vận chuyển đối với tử vong hoặc thương tật của hành khách trong hầu hết các trường hợp được giới hạn tới mức khoảng 10.000 Đô la Mỹ hoặc 20.000 Đô la Mỹ. Tên của những người vận chuyển tham gia các hợp đồng đặc biệt như vậy được thông báo ở tất cả các phòng vé của những người vận chuyển đó và có thể được trả lời theo yêu cầu.

Việc đảm bảo phụ thường được hành khách thực hiện bằng cách ký bảo hiểm với một hãng bảo hiểm. Giới hạn trách nhiệm theo công ước Vácsava không hề ảnh hưởng đến việc bảo hiểm đó.

Đối với hành lý ký gửi mức giới hạn trách nhiệm tối đa của Vietnam Airlines là 20USD/kg. Giá trị để xem xét bồi thường bao gồm: giá trị thực tế,

cước phí vận chuyển và các phụ phí khác nhưng tổng giá trị không vượt quá 20USD/kg. Đối với hành lý ký gửi vận chuyển có kê khai giá trị thì không áp dụng mức này mà Vietnam Airlines chấp nhận vận chuyển những hành lý ký gửi có giá trị lớn hơn mức giới hạn trách nhiệm của họ khi có thiệt hại đối với hành lý và hàng hóa nếu hành khách đóng thêm chi phí vận chuyển phát sinh và trách nhiệm của họ sẽ nằm trong mức giá trị kê khai. Trường hợp có sự thiệt hại một phần chứ không phải toàn bộ hành lý ký gửi, kể cả hành lý có kê khai giá trị cao hơn, thì trách nhiệm của họ đối với phần hành lý không nhận được hoặc bị thiệt hại chỉ căn cứ vào tỷ lệ trọng lượng mà không xét đến giá trị của bất kỳ phần nào của hành lý. Đối với các khiếu nại áp dụng luật Hàng không Dân dụng Việt Nam, mức giới hạn trách nhiệm của họ đối với tổn thất nói chung về Hành lý (bao gồm cả hành lý xách tay, tư trang và hành lý ký gửi) là 1.000SDR một hành khách hoặc mức cao hơn nếu là hành lý xách tay được kê khai giá trị cao hơn 1.000SDR và hành khách có đóng phí vận chuyển như đã đề cập ở trên.

Đối với hành lý xách tay thì áp dụng mức giới hạn trách nhiệm là 400USD/kg. Đối với hàng hóa thì áp dụng mức 20USD/kg (áp dụng theo trọng lượng thực tế).

Còn các quy định về miễn giảm trách nhiệm, quy định về lỗi để chịu trách nhiệm, thời hạn trách nhiệm… của Vietnam Airlines hầu hết đều cụ thể hóa các quy định của công ước Vácsava và luật HKDD Việt Nam hiện hành.

2.2.2. Trách nhiệm của ngƣời vận chuyển hàng không khi vận chuyển chậm hành khách, hành lý, hàng hóa của hành khách mà phát sinh thiệt hại.

Luật HKDD Việt Nam năm 2006 quy định liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển chậm hành khách, hành lý, hàng hóa của hành khách như sau:

Thứ nhất, trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyển bay nhưng việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm mà không phải do lỗi của hành khách thì người vận chuyển phải thông báo kịp thời, xin lỗi hành khách, bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian phải chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong điều lệ vận chuyển (khoản 3, điều 145).

Thứ hai, trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm do lỗi của người vận chuyển thì ngoài việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 3 điều này, người vận chuyển còn phải thu xếp hành trình phù hợp cho hành khách theo quy định

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của người vận chuyển hàng không về những thiệt hại đối với hành khách trong quá trình vận chuyển. ThS. Luật (Trang 46)