1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con và thực tiễn Tổng công ty Chè Việt Nam

99 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 915,59 KB

Nội dung

đại học quốc gia hà nội khoa luật lê anh linh pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con và thực tiễn tổng công ty chè việt nam luận văn thạc sĩ luật học Hà nội - 2008 đại học quốc gia hà nội khoa luật lê anh linh pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con và thực tiễn tổng công ty chè việt nam Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 luận văn thạc sĩ luật học Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa Hà nội - 2008 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 6 1.1. Khái niệm công ty mẹ - công ty con 6 1.1.1. Khái niệm 6 1.1.2. Những đặc trưng pháp lý mô hình công ty mẹ - công ty con 9 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ 12 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty con 25 1.1.5. Mối quan hệ giữa các công ty trong mô hình công ty mẹ và công ty con 26 1.1.6. Vai trò của chủ sở hữu nhà nước với các tập đoàn theo mô hình công ty mẹ - công ty con 29 1.2. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về mô hình công ty mẹ - công ty con trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước 34 1.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về mô hình công ty mẹ - công ty con trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước 34 1.2.2. Những điểm mới của Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức quản lý, quản lý Tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 40 1.2.3. Thành công và hạn chế của pháp luật Việt Nam đối với mô hình công ty mẹ - công ty con 42 Chương 2: THỰC TẾ VIỆC CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 45 2.1. Thực tiễn của việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con 45 2.2. Thực tiễn của việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con 49 2.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu của Tổng công ty Chè Việt Nam khi tiến hành cổ phần hóa 52 2.3.1. Khắc phục tồn tại của công ty mẹ theo mô hình hiện tại 52 2.3.2. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhằm phát huy vai trò công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con 52 2.4. Phương án chuyển Tổng công ty Chè Việt Nam thành Tổng công ty cổ phần 57 2.4.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2015 57 2.4.2. Mô hình tổ chức của Tổng công ty sau đổi mới 58 2.5. Các vướng mắc, bất cập trong quá trình chuyển Tổng công ty Chè Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con 54 2.5.1. Vấn đề làm chủ của người lao động 64 2.5.2. Các chế độ chính sách về cổ phần hóa ban hành chậm và thường xuyên thay đổi 64 2.5.3. Vị trí của các đơn vị sản xuất thuộc công ty mẹ 65 2.5.4. Mâu thuẫn trong việc xác định giá trị vườn chè 66 2.5.5. Đất đai 68 2.5.6. Giá trị lợi thế về vị trí địa lý 69 2.5.7. Thủ tục hành chính phức tạp 70 2.5.8. Chưa có chương trình tổng thể với mục tiêu rõ ràng và lộ trình cho từng giai đoạn, dẫn đến tình trạng "vừa chạy vừa xếp hàng" 70 2.5.9. Quan hệ giữa mẹ và con còn lỏng lẻo 72 2.6. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn chuyển đổi Tổng công ty Chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con 73 Chương 3: KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 76 3.1. Định hướng của Đảng về việc hoàn thiện pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con 76 3.2. Một số kiến nghị của tác giả về việc hoàn thiện pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con 80 3.2.1. Kiến nghị về quan hệ về đầu tư tài chính 80 3.2.2. Kiến nghị về cách hạch toán và cơ chế tài chính 83 3.2.3. Kiến nghị về việc xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý của doanh nghiệp 84 3.2.4. Kiến nghị về việc xác định lại giá trị vườn cây từ thực tế chuyển đổi Tổng Công ty Chè Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con 84 3.2.5. Kiến nghị về việc kiện toàn và đổi mới hoạt động của Tổ công tác liên ngành - Ban Đổi mới doanh nghiệp Trung ương 85 3.2.6. Kiến nghị về thủ tục hành chính trong vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con 85 3.2.7. Tăng cường sức mạnh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con 86 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1. Một số mục tiêu chủ yếu 58 2.2 Tình hình sắp xếp lại lao động tại thời điểm chuyển sang cổ phần ở Tổng công ty Chè Việt Nam 63 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc tự do hóa các hoạt động đầu tư, thương mại, mở rộng liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, đầu tư thâm nhập lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, đặc biệt là cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã làm thay đổi đáng kể quan hệ giữa các doanh nghiệp, trong đó có quan hệ giữa thành viên với tổng công ty và giữa tổng công ty với các doanh nghiệp khác ngoài tổng công ty. Điều đó đã tạo ra các tiền đề để chuyển đổi các tổng công ty sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên, cho đến trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước sửa đổi năm 2003, các quy định pháp luật, điều lệ mẫu và quy chế hoạt động của tổng công ty hầu như không thay đổi. Các tổng công ty 90 và 91 tiếp tục là sự ghép nối, gom đầu mối các doanh nghiệp độc lập mà thành, hầu như không có sự đầu tư vốn của doanh nghiệp này vào doanh nghiệp kia để gắn kết với nhau chặt chẽ về tài chính. Do đó, mô hình tổng công ty chứa đựng nhiều hạn chế. Một số tổng công ty tuy có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế đất nước, nhưng chưa có tổng công ty nào trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, tương xứng với tiềm năng và nguồn lực được Nhà nước trang bị và đầu tư. Đứng trước các hạn chế của mô hình tổng công ty và tác dụng của mô hình công ty mẹ - công ty con, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX) đã đề ra chủ trương thí điểm chuyển tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Lợi ích của việc chuyển đổi là giúp phân định rõ về vốn, tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ giữa các đơn vị trong tổng công ty; bảo đảm lợi ích của Nhà nước. Đồng thời, chuyển đổi tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con lại thúc đẩy tổng công ty tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên 2 hoặc sử dụng vốn để liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, nhờ đó mà tổng công ty giữ cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp này. Thông qua mối liên kết công ty mẹ - công ty con mà thúc đẩy mở rộng đầu tư, góp vốn ra ngoài phạm vi của tổng công ty, kể cả đầu tư ra nước ngoài, từ đó xây dựng, phát triển tổng công ty thành tập đoàn. Những lợi ích của việc chuyển tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con là xuất phát từ chuyển đổi cơ chế hoạt động và quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên. Trong đó, nền tảng của mối quan hệ này là việc đầu tư và chi phối của tổng công ty đối với doanh nghiệp thành viên. Việc chi phối hoặc kiểm soát chủ yếu là về sở hữu vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu hoặc thông qua một hợp đồng chi phối. Doanh nghiệp có vốn đầu tư và chi phối doanh nghiệp khác trở thành công ty mẹ. Doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư và bị doanh nghiệp khác chi phối trở thành công ty con. Quan hệ ghép nối, cấp trên - cấp dưới trên thực tế đã chuyển thành quan hệ công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu pháp luật thực định cũng như thực tiễn của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con cũng còn nhiều bất cập. Do việc thể chế hóa và xây dựng pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con và việc chuyển đổi tổng công ty sang mô hình này được thực hiện theo chủ trương thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên pháp luật còn nhiều điểm chưa hoàn thiện như các quy định về loại mô hình này mới chỉ tồn tại ở dạng "luật khung". Luật Doanh nghiệp nhà nước chưa có các quy định về loại mô hình này nhằm đảm bảo sự vận hành hiệu quả của các tổng công ty sau khi chuyển đổi; Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng chỉ mới giành một chương (chương VII) với bốn điều (từ Điều 146 đến Điều 149) quy định về nhóm công ty trong đó có mô hình công ty mẹ - công ty con. Thậm chí trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 vẫn còn hình thức tổng công ty do Nhà nước tự đầu tư thành lập. Đây là một hạn chế lớn cần chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Với xu 3 hướng phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mô hình công ty mẹ - công ty con sẽ phát triển với nhiều hình thức đa dạng, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức sở hữu. Trong xu hướng chung như vậy, Luật Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một hành lang pháp lý, điều chỉnh tổ chức và hoạt động của mô hình công ty mẹ - công ty con. Với sứ mệnh lịch sử đó, Luật Doanh nghiệp cần phải có sự thay đổi, theo đó, cần bổ sung các quy định mới nhằm tạo dựng khung pháp lý cần thiết điều chỉnh tổ chức và hoạt động của mô hình này. Việc nghiên cứu các khía cạnh pháp lý của mô hình công ty mẹ - công ty con và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước sang mô hình này và thực tiễn áp dụng đã và đang đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Đây cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: "Pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con và thực tiễn Tổng Công ty Chè Việt Nam" để góp phần giải đáp một cách thiết thực các vấn đề đặt ra từ các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn chuyển đổi Tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con. 2. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa lý luận của đề tài Mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam hiện nay là một mô hình hoàn toàn mới. Sau khi cho ra đời các tổng công ty 90, 91 với hy vọng đó sẽ trở thành những "quả đấm thép" trong nền kinh tế nhưng các tổng công ty 90, 91 này đã chưa thực sự đáp ứng được sự mong mỏi và trông đợi của nền kinh tế về những bước phát triển vượt bậc của mình. Việc ra đời công ty mẹ - công ty con đang hy vọng mở ra lối đi mới cho doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, đây là một mô hình hoàn toàn mới và có rất nhiều vấn đề pháp lý cần được nghiên cứu như cơ cấu tổ chức của công ty mẹ, công ty con; vị trí, vai trò, sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con thông qua hình thức đầu tư tài chính v.v Hiện nay, ở Việt Nam, việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con đã được bàn luận nhiều tại các cuộc hội 4 thảo, các cuộc gặp gỡ giữa Chính phủ và các doanh nghiệp và có nhiều bài báo, bài viết đề cập hoặc nghiên cứu về vấn đề này. Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu trực tiếp, có hệ thống và sâu sắc vấn đề này, một số luận văn thạc sĩ Luật học như: "Pháp luật về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam", của giả Nguyễn Huy Giang, 2003; "Mô hình tập đoàn kinh doanh theo pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp", của Ngô Thúy Giang, 2004 v.v Đặc biệt có luận án tiến sĩ Luật học: "Những vấn đề pháp lý về đổi mới tổ chức Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con", của Nguyễn Thị Mai Phương, 2007. Điều này đã chứng tỏ việc nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của loại hình công ty mẹ - công ty con đang được những người nghiên cứu và những người làm thực tiễn quan tâm. Tuy nhiên, các công trình này mặc dù đã thể hiện sự tiếp cận của các nhà nghiên cứu với kinh nghiệm pháp luật của các nước về tập đoàn kinh doanh, mô hình công ty mẹ - công ty con nhưng chưa có công trình nào đi sâu, tập trung phân tích về mô hình tổ chức hoạt động cũng như đi sâu thực tế tại một doanh nghiệp chuyển đổi cụ thể. Trong quá trình phát triển hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mà tác giả lựa chọn mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng khung pháp lý đầy đủ, phù hợp với pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lý để xây dựng mô hình công ty mẹ - công ty con. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về công ty mẹ - công ty con để mô hình hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Tác giả hy vọng và tin tưởng rằng với quá trình nghiên cứu, tìm hiểu một cách nghiêm túc thì kết quả thu được sẽ trở thành một tài liệu tham khảo có giá trị và sẽ đóng góp một phần nhỏ vào những cơ sở lý luận pháp lý về mô hình công ty mẹ - công ty con. [...]... lý về mô hình công ty mẹ - công ty con Chương 2: Thực tiễn chuyển đổi Tổng Công ty Chè Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con Chương 3: Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con 5 Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 1.1 KHÁI NIỆM CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 1.1.1 Khái niệm Theo G.E FITZGERALD và A.E.SPECK trong cuốn: "Công ty mẹ. .. vốn); hoặc (b) Công ty A là công ty con của bất kỳ công ty nào là công ty con của công ty B [25, tr 8] Thứ tư, mỗi công ty mẹ có thể có nhiều công ty con nhưng mỗi công ty con chỉ có một công ty mẹ Và các công ty con có thể tiếp tục đầu tư vào các công ty con khác Một câu hỏi đặt ra là có trường hợp nào công ty con đầu tư ngược trở lại công ty mẹ và trở thành công ty mẹ hay không? Theo luật pháp của một... công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì công ty mẹ thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty Nếu công ty con là công ty cổ phần thì công ty mẹ sẽ thực hiện quyền với tư cách là cổ đông của công ty - Vì cả công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân nên quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được thiết lập chủ yếu thông qua hợp đồng và các giao dịch khác Khoản 2 Điều 147 Luật. .. 2005 về quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con, thì: - Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con Điều này có nghĩa, nếu công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn thì công ty mẹ sẽ thực hiện quyền của mình với tư cách là thành viên của công ty đó Nếu công. .. trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; 8 c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó [14] 1.1.2 Những đặc trƣng pháp lý mô hình công ty mẹ - công ty con Tuy cách diễn giải có khác nhau, có thể rút ra những đặc trưng của quan hệ công ty mẹ - công ty con như sau: Thứ nhất, công ty mẹ - công ty con là một tập hợp các công ty, trong đó, mỗi công ty là một pháp nhân độc lập,... pháp lý, tính thực tế cũng như cơ sở lý luận của mô hình công ty mẹ - công ty con Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra các nhận xét, đánh giá thực tiễn về sự cần thiết của việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con, các vấn đề pháp lý, các vướng mắc, bất cập khi chuyển đổi, từ đó đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện khung pháp lý của mô hình công ty mẹ - công ty. .. công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì tổ hợp công ty mẹ - công ty con không có tư cách pháp nhân; bản thân công ty mẹ và từng công ty con thành viên đều có tư cách pháp nhân Điều này có nghĩa, công ty mẹ và các công ty con thành viên đều có tài sản riêng, đều có khả năng tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi kinh doanh của mình Theo quy định tại Điều 147 Luật Doanh... Cơ cấu tổ chức của công ty con Các công ty con có thể được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn hoặc công ty mẹ có vốn góp chi phối Về cơ cấu tổ chức của công ty con cũng không có điểm gì đặc biệt Nó cũng giống như tổ chức của công ty mẹ và chịu ảnh hưởng của công ty mẹ trong việc định hình cơ cấu tổ chức do công ty mẹ chi phối cả hội... nhiệm về thiệt hại đó Với những phân tích trên đây về cách thức hình thành và sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con, có thể nhận thấy liên kết giữa công ty mẹ và công ty con còn khá lỏng lẻo Bởi, thực tế hoạt động của các công ty mẹ và công ty con thời gian qua đã phát sinh nhiều vấn đề khác nhau chưa có luật điều chỉnh Trong khi đó, Nghị định 111/2007/NĐ-CP chỉ điều tiết các Tổng công. .. với công ty con thể hiện ở việc tác động tới các quyết định quan trọng của công ty con thông qua người đại diện phần vốn góp hay người trực tiếp quản lý phần vốn của công ty mẹ tại công ty con (các thành viên Hội đồng quản trị) Các luật của Anh quốc và Niu Dilân quy định rằng "một công ty sẽ được coi là công ty mẹ của một công ty khác nếu, và chỉ nếu khi công ty khác đó là công ty con của công ty mẹ . pháp luật Việt Nam đối với mô hình công ty mẹ - công ty con 42 Chương 2: THỰC TẾ VIỆC CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 45 2.1. Thực tiễn của. từ thực tiễn chuyển đổi Tổng công ty Chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con 73 Chương 3: KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON. Chè Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Chương 3: Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con. 6 Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ MÔ HÌNH

Ngày đăng: 09/07/2015, 21:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w