TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 9 1.1.2.1 Số lượng chủ thể trong tranh chấp môi trường lớn và vị thế của các bên tranh chấp k
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Huệ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SƯ PHẠM - -
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT - -
NGUYỄN THỊ HUỆ
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HUỆ
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ CHÂU
Hà Nội – 2013
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP
LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
9
1.1.2.1 Số lượng chủ thể trong tranh chấp môi trường lớn và vị thế của
các bên tranh chấp không cân bằng
19
1.1.2.2 Trong tranh chấp môi trường lợi ích công và lợi ích tư gắn liền
với nhau
21
1.1.2.3 Thiệt hại trong tranh chấp môi trường rất lớn và khó xác định 22
1.1.2.4 Tranh chấp môi trường có thể phát sinh từ khi chưa có hành vi 22
Trang 4gây thiệt hại đến môi trường
1.1.3.1 Phân loại theo chủ thể trong tranh chấp Môi trường 23
1.1.3.2 Phân loại theo lợi ích mà tranh chấp hướng tới 23
1.1.3.3 Phân loại theo đối tượng tranh chấp 26
1.1.3.4 Phân loại theo phạm vi xảy ra tranh chấp 26
1.1.3.5 Phân loại theo nội dung tranh chấp 28
1.2 Giải quyết tranh chấp môi trường 28
1.2.2.1 Giải quyết tranh chấp môi trường phải hướng tới đảm bảo duy
trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên tranh chấp
31
1.2.2.2 Giải quyết triệt để nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nhằm hạn
chế các tranh chấp tiếp tục lặp lại trong tương lai
31
1.2.2.3 Ngăn chặn sớm nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với môi
trường
32
1.2.2.4 Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại trong
tranh chấp môi trường
33
1.3 Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp môi trường ở
Việt Nam
33
Trang 51.3.1 Sự phát triển của pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường
ở Việt Nam
33
1.3.1.1 Giai đoạn trước khi có luật BVMT 2005 35
1.3.1.2 Giai đoạn từ khi có luật BVMT 2005 38
môi trường ở một số nước
44
1.3.3.1 Quy định về giải quyết tranh chấp môi trường của Nhật Bản 45
1.3.3.2 Quy định về giải quyết tranh chấp môi trường của Trung Quốc 46 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
51
2.1 Thực trạng các quy định giải quyết tranh chấp môi trường ở
Việt Nam hiện nay
51
2.1.1.1 Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trường 51
2.1.1.2 Một số bất cập trong các quy định về phương thức giải quyết
tranh chấp môi trường
60
trường
63
2.1.2.1 Người đại diện tham gia giải quyết tranh chấp môi trường 63
2.1.2.2 Một số bất cập trong các quy định về người đại tham gia giải
quyết tranh chấp môi trường
66
Trang 62.1.3 Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường 67
2.1.3.1 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường 67
2.1.3.2 Một số bất cập trong quy định về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp môi trường
71
tranh chấp môi trường
72
2.1.4.1 Nghĩa vụ chứng minh và chứng cứ trong giải quyết tranh chấp
môi trường
72
2.1.4.2 Bất cập trong các quy định về nghĩa vụ chứng minh và chứng cứ
trong giải quyết tranh chấp môi trường
77
2.1.5.1 Thời hiệu khởi kiện tranh chấp môi trường 77
2.1.5.2 Bất cập trong quy định về thời hiệu giải quyết tranh chấp môi
trường
78
2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp môi
trường ở Việt Nam hiện nay
79
chấp môi trường
79
tranh chấp môi trường
82
2.2.3 Thực trạng thực hiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh
chấp môi trường
84
Trang 72.2.4 Thực trạng thực hiện pháp luật về nghĩa vụ chứng minh trong
giải quyết tranh chấp môi trường
85
môi trường
86
Chương 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
89
3.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp
môi trường ở Việt Nam
89
tranh chấp môi trường ở Việt Nam
89
về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam
93
3.1.2.1 Xây dựng khung pháp lý riêng cho giải quyết tranh chấp môi
trường
93
3.1.2.3 Người đại diện và khiếu kiện tập thể 94
3.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết
tranh chấp môi trường
98
tranh chấp môi trường
98
Trang 83.2.2 Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật giải quyết tranh chấp môi trường
99
3.2.2.1 Khuyến khích các tổ chức, cá tham gia hỗ trợ giải quyết tranh
chấp môi trường
99
3.2.2.2 Sử dụng công cụ truyền thông & công khai thông tin 101
3.2.2.3 Nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về “trách
Trang 9BẢNG TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Nội dung
Trang 10DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 2 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khởi kiện công ty
Formosa Plastic Marine và Vitaco
14
Hộp 7 Số lượng các vụ việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý cho
nạn nhân ô nhiễm (CLAPV) trong 10 năm đầu hoạt động
(1999-2009)
100
Trang 111
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng như các quốc gia khác, số lượng và mức độ tranh chấp môi trường (Environmental Disputes) ngày càng tăng Thời báo New York (New York time) ra ngày thứ 4, ngày 15 tháng 11 năm 2007 đã thống kê hàng năm, Hoa Kỳ phải giải quyết hàng nghìn vụ tranh chấp môi trường; Tại Nhật Bản, theo số liệu của Hiệp hội liên kết giải quyết các tranh chấp môi trường từ 01 tháng 4 năm 2000 đến 31 tháng 3 năm 2001, trên toàn nước Nhật có 83.881 đơn thư khiếu kiện có liên quan đến tranh chấp môi trường được gửi đến các cấp chính quyền cơ sở Còn tại Trung Quốc, Theo Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ môi trường (BVMT) quốc gia thì trong năm
2005, Trung Quốc đã có trên 50.000 vụ tranh chấp môi trường xảy ra Vì vậy, giải quyết tranh chấp môi trường trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý nhà nước về môi trường Nhiều quốc gia đã thành lập các
cơ quan, tổ chức có chức năng chuyên về tư vấn và giải quyết tranh chấp môi trường, như hệ thống tòa án môi trường của Trung Quốc; Hội đồng chất lượng môi trường (Council on Environmental Quality - CEQ) của Hoa Kỳ; Viện giải quyết các tranh chấp về môi trường (Institute fo mediate disputes on Environment), Hoa Kỳ; Trung tâm đánh giá và giải quyết tranh chấp môi trường (Center for Environment Disputes Assessment and Resolution - CEDAR), Đại học NewSouthWales, Australia hay Hiệp hội liên kết giải quyết tranh chấp môi trường của Nhật Bản (The Environmental Dispute Coordination Commission) [28]
Ở Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số vụ tranh chấp môi trường đã được giải quyết, nhưng thực tế có thể thấy, số vụ tranh chấp môi trường đã được giải quyết ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với số vụ tranh chấp
Trang 122
môi trường đã được giải quyết tại Nhật, Hoa Kì và Trung Quốc, nhưng điều này liệu có đồng nghĩa rằng môi trường của Việt Nam ít ô nhiễm hơn, pháp luật BVMT của Việt Nam được thực thi tốt hơn, quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân Việt Nam được đảm bảo tốt hơn hay nguyên tắc người gây thiệt hại cho môi trường phải bồi thường ở Việt Nam được thực hiện tốt hơn ở Nhật Bản, Hoa Kì và Trung Quốc hay không?
Theo kết quả kiểm tra được công bố của Bộ Tài Nguyên và Môi trường thì hiện có đến 40% các khu công nghiệp trên cả nước vi phạm pháp luật về môi trường, gây ảnh hưởng rất lớn tới các yếu tố môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh
Vụ việc Công ty Vedan xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý gây hủy diệt dòng sông Thị Vải được phát hiện vào cuối năm 2008 đã gây chấn động
dư luận về mức độ ảnh hưởng tới môi trường, tới cuộc sống người dân và xã hội Với sự hỗ trợ từ rất nhiều chủ thể, (Hội nông dân, Hội luật gia, cơ quan truyền thông, các siêu thị, người tiêu dùng…) vụ việc cũng đã được giải quyết trên thực tế, người dân đã được nhận tiền bồi thường, nhưng rất nhiều vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giải quyết vụ việc đến nay vẫn còn chưa được giải quyết, như chủ thể có quyền đòi bồi thường cho những thiệt hại về môi trường do Vedan gây ra; Thủ tục khiếu kiện tập thể? Vai trò của tòa án trong giải quyết tranh chấp môi trường…
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này nhưng có lẽ nguyên nhân chính đó chính là bởi pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi trường còn nhiều vấn đề chưa hoàn thiện Trước thực tế đó, việc nghiên cứu, đánh giá, định hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc BVMT và đảm bảo sự phát triển bền vững ở Việt Nam
Trang 13- Định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật của Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi trường
- Phân tích, đánh giá những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của Việt Nam và so sánh với các quy định giải quyết tranh chấp môi trường của một số nước
- Đánh giá những bất cập trong việc thực hiện các quy định pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp môi trường; quy định của một số quốc gia về giải quyết tranh chấp môi trường và một số vụ tranh chấp môi trường đã xảy ra ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Tranh chấp môi trường là một khái niệm có nội hàm rộng, là một vấn đề rộng và phức tạp, vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của để tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu các tranh chấp môi trường có nội dung đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và môi trường trong phạm vi một quốc gia vì đây là dạng tranh chấp môi trường chủ yến hiện nay chứ không chú trọng đến các dạng tranh chấp khác
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin và đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời đối chiếu với các quy định của pháp luật môi trường, dân sự, hành chính Đồng thời trong quá trình nghiên cứu, tôi vận dụng các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu khoa học như phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp để nghiên cứu đề tài này
Trang 155
5 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Giải quyết tranh chấp môi trường là một vấn đề pháp lý còn nhiều bất cập, vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh chấp môi trường là rất cần thiết Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
- “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam” luận án tiến sĩ luật học của Vũ Thu Hạnh, 2004;
- “Giải quyết các tranh chấp quốc tế về môi trường: Khiếm khuyết của các cơ chế hiện có và hướng khắc phục”, Tạp chí nghiên cứu quốc tế 12/2005
của Ths Lý Vân Anh, Học viện quan hệ quốc tế;
- “Tranh chấp môi trường (Environmental Disputes)”, Đào Thanh
Trường,
http://www.cepsta.net/web/ReadMessage.php?news=45&lang=1&boy=2&it8x=13&title=Tranh-chap-moi-truong.html
- “Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án thực tiễn áp dụng cụ thể”, Trần Thị Hương Trang
- Khái niệm và đặc điểm của tranh chấp môi trường, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 1 năm 2003, ThS Vũ Thu Hạnh,
- “Bồi thường thiệt hại về môi trường”, thuộc chương trình hợp tác Việt
Nam – Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường;
- “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây nên tại Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
của Đại học Luật Hà Nội, 2007;
- “Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường theo pháp luật dân
sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của Chu Thu Hiền, 2010;
Trang 166
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Chủ
nhiệm đề tài Vũ Thu Hạnh
- Các quy định pháp luật về thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi làm ÔNMT gây ra và định hướng xây dựng, hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 1 năm 2011, PGS.TS Phạm Hữu Nghị, Bùi Đức Hiển
- Pháp luật về bảo đảm quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà
nước và pháp luật số 1 năm 2012, Võ Thị Mỹ Hương
- Một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực BVMT theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Tòa án, Tòa án nhân dân tối
cao số 4 năm 2005, Nguyễn Xuân An
- Căn cứ xác định thiệt hại về môi trường, Tạp chí Tòa án, Tòa án nhân
dân tối cao số 14 năm 2009, ThS Nguyễn Ngọc Anh Đào
- “Các phương thức giải quyết tranh chấp môi trưởng ở Australia” của
Vũ Thu Hạnh và Trần Thị Hương Trang;
Các công trình nghiên cứu này đã phân tích các khía cạnh khác nhau về tranh chấp môi trường như định nghĩa, đặc điểm của tranh chấp môi trường; phương thức giải quyết tranh chấp môi trường; so sánh giữa tranh chấp môi trường và xung đột môi trường; Pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường của một số nước trên thế giới; Các quy định về xác định thiệt hại, bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường (ÔNMT)…
Luận án tiến sĩ của PGS.TS Vũ Thu Hạnh về “Xây dựng và hoàn thiện
cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam”, đã phân tích một cách toàn diện về cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt
Nam, tuy nhiên công trình này lại được thực hiện giai đoạn trước khi có luật
Trang 177
BVMT 2005; Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên cứu về xác định thiệt hại, bồi thường thiệt hại do hành vi làm ÔNMT Các công trình này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho luận văn của tôi vì xác bồi thường thiệt hại môi trường là một trong những nội dung tranh chấp môi trường chủ yếu mà đề tài của tôi sẽ tập trung vào để phân tích
Như vậy trong số các công trình nghiên cứu liên quan đến giải quyết tranh chấp môi trường thì chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay, vì vậy luận văn của tôi sẽ tập trung vào phân tích những bất cập của pháp luật và thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể, khoa học nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam là không trùng lặp với bất kì công trình nào trước đây
Theo lộ trình, đến năm 2013, Chính phủ sẽ trình Quốc hội thông qua dự thảo sửa đổi luật BVMT 2005 vì vậy hiện nay, VCCI đang tiến hành rà soát các quy định của Luật BVMT 2005 cùng các văn bản có liên quan và đã đưa
ra bản thảo của báo cáo rà soát tuy nhiên báo cáo không đề cập đến thực trạng của các quy định về giải quyết tranh chấp môi trường Tôi hi vọng công trình này sẽ là một trong những nguồn thông tin để VCCI có thể tham khảo và góp phần hoàn thiện luật BVMT 2005
6 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm ba Chương:
Chương 1 Tổng quan về tranh chấp môi trường và pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam
Trang 199
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1.1 Tranh chấp môi trường
1.1.1 Khái niệm tranh chấp môi trường
Cuối năm 2008, vụ việc công ty Vedan xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải biến dòng sông này trở thành dòng sông chết được cơ quan chức năng phát hiện Vụ việc đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương, cơ quan truyền thông, các tổ chức, cá nhân và xã hội Nguyên nhân không phải chỉ bởi số tiền phạt 216 triệu và số tiền phí BVMT 127 tỷ đồng mà Vedan bị truy thu mà chính bởi đơn khởi kiện của hơn 5000 hộ dân yêu cầu Vedan bồi thường cho những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà họ phải gánh chịu do dòng sông Thị Vải bị ô nhiễm và những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp lý mà người dân gặp phải trong quá trình yêu cầu đòi bồi thường Vụ việc của Vedan không phải là vụ việc tranh chấp môi trường đầu tiên nhưng có thể nói, vụ việc Vedan đã chỉ ra nhiều lỗ hổng trong các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường Trong bài tham luận tại Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ pháp luật môi trường và tranh tụng vì lợi ích cộng đồng”, ngày 20/3/2012 do Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (United Nation Development Program, viết tắt là UNDP)
tổ chức, luật sư Trương Trọng Nghĩa đã khẳng định “Vụ kiện Vedan: Một điển cứu pháp lý mang tính cột mốc” [25] Chính vì vậy, trong luận văn của mình, tôi sẽ sử dụng vụ việc Vedan như một minh chứng chủ yếu để luận giải các vấn đề về pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam hiện nay
Trang 20- Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5.000 m3/ngày ra sông Ngay
từ năm 1994, bắt đầu hoạt động, Vedan đã tránh né việc đầu tư xử lý chất thải theo quy định, đồng thời cố tình xả thải trái pháp luật, gây ÔNMT
- Thông thường, đối với loại hình chế biến thực phẩm của Vedan, kinh phí chi cho môi trường bằng khoảng 10%-15% tổng giá trị đầu tư, nhưng đến lúc bị phát hiện, Vedan mới chỉ đầu tư khoảng 0,73% tổng giá trị đầu tư
- Năm 2005, khi bị thanh tra của Bộ phát hiện, Vedan chi 15 tỷ “hỗ trợ nông dân nuôi trồng thủy sản”, rồi tiếp tục đầu độc sông Thị Vải Trong suốt thời gian
đó, bất chấp ý kiến của Bộ TNMT và cả Thủ tướng, Vedan vẫn nhiều lần được phê duyệt mở rộng công suất và thậm chí được đề nghị khen thưởng về “thành tích BVMT” (!?), như một thứ “đèn xanh” cho họ tiếp tục giết chết dòng sông Thị Vải bằng thủ đoạn mà chính Bộ trưởng Bộ TN & MT gọi là “gian lận”, “lừa đảo” Với hành vi này, Vedan tránh chi phí đầu tư hệ thống xử lý là 143 tỷ đồng, chi phí vận hành hàng năm là 210 tỷ đồng, trốn nộp phí BVMT lên tới 127 tỷ đồng
- Bộ Tài nguyên - Môi trường áp dụng quy định hiện hành, phạt Vedan 216 triệu và truy thu 127 tỉ đồng phí BVMT, buộc tháo dở hệ thống xã thải trái phép
- Phần thiệt hại trực tiếp cho hàng ngàn nông dân đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Đại học Quốc gia TPHCM tính ra khoảng
217 tỉ thì nông dân phải trực tiếp khởi kiện Vedan Ban đầu, Vedan không chấp nhận ‘bồi thường”, chỉ đồng ý “hỗ trợ” khoảng 20 tỉ đồng Sau cùng, qua hòa giải, Vedan phải đồng ý bồi thường toàn bộ số thiệt hại trên
- Riêng thiệt hại cho dòng sông Thị Vải và môi trường sinh sống của hàng ngàn nông dân ba địa phương do hàng chục triệu mét khối nước thải chưa qua xử lý gây ra trong 14 năm, mà chi phí để tái tạo đến nay vẫn chưa tính hết được, thì vẫn chưa có ai bồi thường
Hộp 1 Một số thông tin về vụ việc của Vedan [25]
Vậy thế nào là tranh chấp môi trường?
Trang 2111
Ở Việt Nam hiện nay, chưa có bất kì văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra định nghĩa tranh chấp môi trường Luật BVMT 2005 chỉ nêu ra các nội
dung tranh chấp môi trường tại Điều 129 về tranh chấp về môi trường Theo
đó nội dung tranh chấp môi trường bao gồm:
“- Tranh chấp về quyền, trách nhiệm BVMT trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường;
- Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái,
sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra”[7]
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học Luật môi trường
đã đưa ra những định nghĩa tranh chấp môi trường khác nhau
Trên cơ sở phân tích nội dung và đối tượng của tranh chấp môi
trường, PGS.TS Vũ Thu Hạnh đã định nghĩa “Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái sự cố môi trường; về việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường; về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo
vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ÔNMT gây nên”[4, tr 408]
Định nghĩa này đã chỉ ra đối tượng hướng tới của tranh chấp môi trường và chủ thể của tranh chấp môi trường Theo đó, chủ thể của tranh chấp môi trường là các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư Đối tượng hướng tới của các tranh chấp môi trường là các quyền và lợi ích liên quan đến:
- Việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường
- Việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường
Trang 2212
- Quyền được sống trong môi trường trong lành
- Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ÔNMT gây nên
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, định nghĩa này đến nay đã không còn phù hợp vì:
- Thứ nhất, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng có thể là chủ thể của tranh chấp môi trường Theo quy định tại Nghị định số 113/2010/NĐ-CP
do Chính phủ ban hành ngày 03/12/2010 về việc xác định thiệt hại đối với môi trường, chủ thể chịu trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định
thiệt hại đối với môi trường là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như:
UBND cấp xã; UBND cấp huyện; UBND cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường Theo điều 14, Nghị định 113/2010/NĐ-CP, các cơ quan nhà nước trên được quyền lựa chọn một trong ba phương thức sau để đòi bồi thường thiệt hại đối với môi trường: 1) Thỏa thuận với người gây thiệt hại; 2) Yêu cầu trọng tài giải quyết; 3) Khởi kiện tại tòa án [3] Hành động này của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là biểu hiện của một tranh chấp môi trường Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái là mối quan hệ tố tụng dân sự (TTDS), chứ không phải mối quan hệ mệnh lệnh hành chính Như vậy, chủ thể của tranh chấp môi trường không chỉ là các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư mà còn bao gồm
cơ quan nhà nước (Ví dụ trường hợp ở Hộp 2)
- Đối tượng hướng tới của tranh chấp môi trường không chỉ là các quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường mà còn cả các sự cố môi trường phát sinh từ hoạt động của con người Theo quy định tại Khoản 7, Điều 3 Luật BVMT (BVMT) 2005, “Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con
Trang 2313
người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng” Như vậy, sự cố môi trường phân làm hai loại: 1) Những sự cố môi trường phát sinh từ những biến đổi bất thường của
tự nhiên như cháy rừng do sét đánh, ô nhiễm do lũ lụt… 2) Những sự số môi trường phát sinh từ những hoạt động của con người như sự cố tràn dầu, sự cố
lò phản ứng hạt nhân… Các sự cố môi trường phát sinh do biến đổi tự nhiên
sẽ không phát sinh trách nhiệm pháp lý của các chủ thể, còn các sự cố môi trường phát sinh từ hoạt động của con người thì sẽ phát sinh trách nhiệm pháp
lý cho các chủ thể đó Vì vậy, tranh chấp môi trường cũng phải hướng đến việc phòng ngừa, khắc phục các sự cố môi trường phát sinh từ hoạt động của con người Ví dụ như vụ việc Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu uỷ quyền cho Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh khởi kiện Công ty Formosa Plastic Marine và Vitaco tại Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu đòi bồi thường thiệt hại do ÔNMT và kinh tế du lịch và thuỷ - hải sản của tỉnh lên tới 17,2 triệu USD (Hộp 2) cũng được coi là một tranh chấp môi trường
Trang 2414
Đâm tàu, du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thiệt hại 43 tỷ đồng
Con số thống kê trên vừa được Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo ngày 19/9, vì sự cố tràn dầu do tàu Formosa One của Công ty Formosa Plastic Marine, đâm vào tàu chở dầu Petrolimex 01, của Công ty Vận tải xăng dầu khu vực
II (Vitaco), ngày 7/9, gây nhiều thiệt hại cho ngành kinh tế du lịch - dịch vụ tỉnh này
Báo cáo cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố dầu tràn gây ô nhiễm, lượng khách du lịch tới Vũng Tàu giảm 1/2 Từ ngày 10/9 trở đi, lượng khách tới Vũng Tàu chỉ còn 1/6, ngày thứ bảy và chủ nhật chỉ còn 1/10 so với bình thường Đặc biệt, khách nước ngoài tới du lịch tại Vũng Tàu chỉ còn 30%, nên thiệt hại do thất thu ngoại tệ khá lớn
Trước đó, ngày 17/9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu uỷ quyền cho Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh đâm đơn lên TAND tỉnh chính thức khởi kiện Công ty Formosa Plastic Marine và Vitaco, đòi bồi thường thiệt hại do ÔNMT và kinh tế du lịch và thuỷ - hải sản của tỉnh lên tới 17,2 triệu USD Và Vitaco cũng đã
có đơn khởi kiện tàu Formosa One, thuộc Công ty Formosa Plastic Marine, bồi thường cho Vitaco 1,653 triệu USD Ngay trong ngày 17/9, TAND tỉnh đã triệu tập các bên nguyên đơn và bị đơn tới toà án đối chất và ghi lời khai
Hộp 2 UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khởi kiện công ty Formosa Plastic Marine và Vitaco [6]
Giáo trình Luật Môi trường của Viện Đại học Mở Hà Nội, do Tiến sĩ
Nguyễn Văn Phương chủ biên đã định nghĩa “tranh chấp môi trường là những mâu thuẫn, những bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia các quan
hệ pháp luật môi trường khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình
bị xâm phạm” [31, tr 225]
Trang 2515
Theo định nghĩa này, tranh chấp môi trường sẽ phát sinh khi có chủ thể cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm Tuy nhiên, trên thực tế tranh chấp môi trường có thể phát sinh từ khi quyền và lợi ích của chủ thể có nguy cơ bị xâm phạm Trường hợp này thường liên quan đến các dự án đầu tư và phát sinh từ giai đoạn đầu của dự án Ở giai đoạn này, mặc dù các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể chưa bị xâm phạm nhưng nếu có căn cứ khoa học cho rằng, dự án đó có nguy cơ gây ra các vấn đề về môi trường nếu không có các biện pháp ngăn chặn thì người dân vẫn được quyền khởi kiện yêu cầu chủ dự án đầu tư không được tiếp tục tiến hành dự án hoặc phải áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp
Bên cạnh đó, tranh chấp môi trường không chỉ phát sinh từ hành vi xâm phạm các quyền và lợi ích của các chủ thể mà còn có thể phát sinh từ việc một chủ thể không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mình
Đào Thanh Trường trong bài viết phân tích về Tranh chấp môi
trường đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về tranh chấp môi trường là
“những mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng giữa các cá nhân, các nhóm xã hội trong việc khai thác, sử dụng và BVMT” [28]
Như vậy, theo quan điểm cá nhân tranh chấp môi trường “ là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ liên quan đến môi trường” Tuy nhiên, tranh chấp chỉ hình thành khi những
mâu thuẫn, bất đồng đó được thể hiện ra ngoài thông qua những hành vi pháp
lý cụ thể như: gửi văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố môi trường; gửi đơn khiếu kiện…
Vậy, môi trường là gì?
Trang 2616
Môi trường là một thuật ngữ quen thuộc và được sử dụng rất đa dạng
Có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường được đưa ra tùy thuộc vào hoàn cảnh và hướng tiếp cận của chủ thể
Về mặt xã hội: “Môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”[21]
Về mặt pháp lý, khoản 1, điều 3 Luật BVMT 2005 quy định “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”[7]
Phân tích định nghĩa môi trường tại khoản 1, điều 3 ta thấy, môi trường bao gồm hai nhóm yếu tố: 1) Nhóm yếu tố môi trường tự nhiên với các thành
tố môi trường cụ thể như đất, nước, ánh sáng, âm thanh, tài nguyên… Những thành tố môi trường này được hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên vốn có, không phụ thuộc vào ý chí con người 2) Nhóm yếu tố vật chất nhân tạo là những vật chất do con người tác động vào tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình như đê điều, các công trình xây dựng… Như vậy, theo định nghĩa này, phạm vi của tranh chấp môi trường sẽ bao gồm các tranh chấp liên quan đến các yếu tố tự nhiên và cả các tranh chấp liên quan đến các yếu
tố vật chất nhân tạo
Ngày nay, môi trường đang bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi với hàng loạt các vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu; thảm họa thiên nhiên; suy giảm tầng Ozon; Cạn kiệt tài nguyên; suy giảm của các hệ động, thực vật… Đây là hậu quả tích hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng theo nhận thức chung thì nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của các ngành công nghiệp; quá trình đô thị hóa và dân số tăng nhanh
Trang 2717
Vì vậy, môi trường đã trở thành vấn đề cấp bách của các quốc gia và là vấn đề chung của cộng đồng quốc tế Dưới góc độ pháp lý, sự quan tâm tới vấn đề môi trường của các quốc gia và quốc tế thể hiện ở sự ra đời của hàng loạt các công ước quốc tế về môi trường; các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế về môi trường được thành lập trong những năm cuối của thế kỉ 20 như Công ước Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzon (Việt Nam tham gia vào ngày 26- 4- 1994); Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu năm
1992 (Việt Nam tham gia vào ngày 16- 11- 1994) ; và Nghị định thư Kyoto về
Môi trường có một số đặc tính riêng biệt mà các nhà làm luật cần lưu ý trong quá trình ban hành các quy định về môi trường nói chung và tranh chấp môi trường nói riêng:
- Các thành tố môi trường là một thể thống nhất, không có giới hạn về không gian lãnh thổ, địa giới hành chính Đây là đặc tính quan trong nhất của môi trường, ảnh hưởng đến rất nhiều các quy định pháp luật về môi trường nói chung và tranh chấp môi trường nói riêng Điều này thể hiện ở các khía cạnh:
+ Những thiệt hại mà con người gây ra cho môi trường không chỉ giới hạn trong phạm vi một địa phương; một quốc gia mà còn có thể ảnh hưởng đến cùng lúc nhiều địa phương và quốc gia lân cận và rộng hơn Ví dụ như trong vụ việc của Vedan, mặc dù công ty Vedan đóng ở địa bàn tỉnh Đồng
Trang 2818
Nai nhưng việc sông Thị Vải bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở TP HCM và Bà Rịa Vũng Tàu Hay như trường hợp, năm 2005, Malaysia đã phải triển khai 125 lính cứu hỏa đến dập hàng trăm đám cháy trên đảo Sumantra của Indonesia vì khói của cháy rừng ở Indonesia phát tán dẫn đến tình trạng khói bụi mù mịt tại Malaysia suốt hai tuần [33] Điều này đồng nghĩa với việc các thiệt hại về môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều hộ dân, ở trên nhiều địa phương khác nhau dẫn đến số lượng chủ thể tham gia tranh chấp rất lớn và phức tạp Thực tế này đặt ra vấn
đề là thẩm quyền giải quyết tranh chấp môi trường có thể phân theo lãnh thổ như các tranh chấp dân sự khác hay không?
+ Các vấn đề về môi trường là hậu quả của hành vi tàn phá môi trường
có thể ảnh hưởng đến bất kì quốc gia nào, bất kể sự khác nhau về thể chế chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hóa đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp môi trường quốc tế và đòi hỏi phải có sự chung tay của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ và giải quyết các vấn đề về môi trường
- Môi trường là một trong những yếu tố cơ bản để đảm bảo sự phát triển bền vững Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" Khoản 4, điều 1 Luật BVMT 2005 quy định: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT” Như vậy, BVMT là một trong những yếu tố cơ bản để đảm bảo mục
Trang 2919
tiêu phát triển bền vững Vì vậy, giải quyết tranh chấp môi trường là một hoạt động quan trọng giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của một quốc gia 1.1.2 Đặc trưng của tranh chấp môi trường
1.1.2.1 Số lượng chủ thể trong tranh chấp môi trường lớn và vị thế của các bên tranh chấp không cân bằng
Số lượng chủ thể trong tranh chấp môi trường thường rất lớn
Do môi trường là một thể thống nhất, là đối tượng khai thác, sử dụng của rất nhiều người, vì vậy trên thực tế có những thiệt hại về môi trường có thể do sự tác động đồng thời của nhiều người (nhiều người gây thiệt hại) Ngược lại, cùng một lúc có rất nhiều cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư thuộc nhiều địa phương, lãnh thổ, khu vực, quốc gia khác nhau cùng chịu ảnh hưởng bởi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường (nhiều người bị hại) Ví dụ, trong vụ việc của Vedan, số người bị thiệt hại do hành vi gây ÔNMT của Vedan tại Bà Rịa - Vũng Tàu: 1.255 hộ dân; TP.HCM: 839
hộ dân; Tỉnh Đồng Nai: 5.064 hộ dân[25] Mặc dù không phải tất cả các tranh chấp môi trường đều có số lượng chủ thể lớn như vậy nhưng nếu so với các tranh chấp dân sự khác thì số lượng chủ thể trong tranh chấp môi trường thường lớn hơn nhiều Đặc điểm này dẫn đến một số vấn đề cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp môi trường:
- Số lượng chủ thể trong tranh chấp môi trường đông dẫn đến quá trình giải quyết gặp nhiều khó khăn: i) Rất khó để xác định chính xác số lượng đương sự trong một vụ tranh chấp môi trường vì các chủ thể sinh sống ở các địa phương khác nhau, có chủ thể muốn khởi kiện và có chủ thể không muốn khởi kiện Như trong vụ việc của Vedan có thể thấy, tổng số người dân bị thiệt hại là 7158 hộ dân sinh sống tại ba tỉnh khác nhau là TP.HCM, Bà Rịa –
Trang 3020
Vũng Tàu và Đồng Nai [1] ii) Quá trình hòa giải, thương lượng; tiếp nhận, xử
lý đơn khởi kiện; xác định thiệt hại và thống nhất ý kiến đều rất khó khăn
- Sự đa dạng về chủ thể cùng với bản chất tranh chấp môi trường là tranh chấp phát sinh ngoài hợp đồng nên tranh chấp môi trường thường khó kiểm soát, dễ trở thành xung đột quy mô lớn ảnh hưởng đến trật tự xã hội
- Các chủ thể sẽ tự mình tham gia giải quyết tranh chấp hay cần thiết phải thông qua người đại diện, và ai là người có thể đại diện cho các chủ thể
để giải quyết tranh chấp?
Vị thế của các bên tranh chấp không cân bằng
Dạng tranh chấp môi trường chủ yếu là tranh chấp về yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi gây ÔNMT, suy thoái và sự cố môi trường gây nên Các tranh chấp này thường diễn ra giữa một bên là các chủ thể đầu tư, kinh doanh, một bên là các cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư cùng khai thác, sử dụng chung môi trường giống như trong vụ việc Vedan Qua vụ việc của Vedan có thể thấy, vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường này là không cân bằng Vì: i)Các chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường thường là các nhà đầu tư, kinh doanh, cung cấp dịch vụ Các chủ thể này với lợi thế về tiềm lực kinh tế, họ sẽ có được sự hỗ trợ về mặt pháp lý từ các luật
sư, chuyên gia giỏi; ii) Tại nhiều quốc gia đang phát triển, do mục tiêu phát triển kinh tế nên chính quyền địa phương luôn dành cho các nhà đầu tư nhiều
sự ưu ái, hỗ trợ; iii) Bên gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường luôn có xu hướng không muốn hợp tác để giải quyết tranh chấp, có nhiều trường hợp cố tình trây ì để kéo dài thời gian thương lượng, hòa giải để chờ hết thời hiệu khởi kiện như trường hợp của Vedan
Trang 3121
1.1.2.2 Trong tranh chấp môi trường lợi ích công và lợi ích tư gắn liền với nhau
Điều 130 Luật BVMT 2005 đã quy định các hành vi gây ô nhiễm hay
sự cố môi trường gây thiệt hại đồng thời cho lợi ích công và lợi ích tư
- Lợi ích công: Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Không có định nghĩa rõ ràng thế nào là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường nhưng có thể hiểu đó là việc môi trường bi mất/giảm khả năng thực hiện các chức năng vốn có đối với con người Đây là những thiệt hại trực
tiếp, kết quả của các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường
- Lợi ích tư: Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản do sự suy giảm
chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra Những thiệt hại này gắn với các chủ thể là các cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư và là thiệt hại thứ phát, gián tiếp từ sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường VD như do
ô nhiễm nguồn nước nên nguồn lợi thủy sản của người dân giảm; do ô nhiễm bụi xi măng nên nhiều người dân bị ung thư…
Vì vậy, tranh chấp môi trường có một đặc trưng là lợi ích công và lợi
ích tư gắn liền với nhau Đây là điểm khác biệt giữa tranh chấp môi trường
với tranh chấp dân sự, kinh tế, thương mại Vì “các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình - lợi ích mà các bên đương sự hướng tới thường có tính chất đơn nhất (một loại lợi ích - lợi ích tư)” [4, tr409] Trong khi đó lợi ích mà các bên trong tranh chấp môi trường hướng tới “mang tính đa chiều”, các bên “dù tham gia vì lợi ích tư thì vẫn hướng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội Lợi ích chung chính là chất lượng môi trường sống của con người, chất lượng nước, không khí, sự hài hòa về cảnh quan… Như vậy, trong tranh chấp môi trường việc các chủ
Trang 3222
thể yêu cầu khôi phục môi trường, bồi thường thiệt hại hay chấm dứt hành vi
vi phạm… thì đều hướng tới bảo vệ cả lợi ích công và lợi ích tư
1.1.2.3 Thiệt hại trong tranh chấp môi trường rất lớn và khó xác định
- Do tính thống nhất của môi trường nên hậu quả phát sinh từ các hành
vi gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường thường diễn ra trên diện rộng, nghiêm trọng, đa dạng và ở nhiều cấp độ khác nhau Thiệt hại đó có thể là các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các thiệt hại về môi trường Đó có thể là các thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp; thiệt hại trước mắt, thiệt hại lâu dài… vì vậy nên giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn và xác định đầy đủ thiệt hại là rất khó khăn
- Do thiệt hại thường xảy ra trên một phạm vi rất rộng và số lượng cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư phải gánh chịu thiệt hại là rất lớn nên tổng giá trị thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường thường rất lớn Ví dụ trong vụ Vedan, nếu tính trung bình số tiền được bồi thường của mỗi hộ dân chỉ khoảng hơn 30 triệu đồng nhưng do số lượng chủ thể bị thiệt hại quá đông (7158 hộ dân của ba tỉnh) nên tổng giá trị thiệt hại mới lên đến 218,949,043,262 đồng [32]
1.1.2.4 Tranh chấp môi trường có thể phát sinh từ khi chưa có hành vi gây thiệt hại đến môi trường
Những thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường là rất lớn và không thể khôi phục nguyên trạng nên phòng ngừa được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong BVMT Trước khi triển khai các hoạt động đầu tư, phát triển, con người có thể dự báo trước những thiệt hại về môi trường mà hoạt động đó có thể gây ra Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa, các chủ thể liên quan có thể khởi kiện yêu cầu chủ đầu tư dự án dừng hoặc áp dụng các biện pháp BVMT phù hợp Như vậy, tranh chấp môi trường có thể nảy sinh từ giai đoạn dự án chưa được triển khai, khi chưa có
thiệt hại thực tế xảy ra
Trang 3323
1.1.3 Phân loại tranh chấp môi trường
Có nhiều cách thức phân loại tranh chấp môi trường khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân loại Việc phân loại tranh chấp môi trường giúp phân tích, nhận diện một cách đầy đủ, đúng đắn về từng dạng tranh chấp và đưa ra những phương án giải quyết tranh chấp chi tiết và phù hợp Có một số tiêu chí phân loại tranh chấp môi trường như chủ thể trong tranh chấp, lợi ích mà tranh chấp hướng tới; đối tượng tranh chấp; phạm vi xảy ra tranh chấp; nội dung tranh chấp
1.1.3.1 Phân loại theo chủ thể trong tranh chấp môi trường
Theo định nghĩa tranh chấp môi trường trên, chủ thể tranh chấp môi trường gồm tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Như vậy có thể phân tranh chấp môi trường thành:
- Tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ chức/cá nhân Các tranh chấp này thường phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về môi trường như thanh tra, xử lý vi phạm Nội dung tranh chấp thường
là yêu cầu các tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại cho những tổn thất về môi trường; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ hoặc sửa đổi quyết định, hành vi hành chính trong lĩnh vực môi trường…
- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau Các tranh chấp này thường phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng và BVMT Nội dung tranh chấp thường là yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản; yêu cầu khôi phục lại môi trường bị
ô nhiễm, suy thoái; yêu cầu không được triển khai các hoạt động tiềm ẩn nguy
cơ gây ra các vấn đề về môi trường…
1.1.3.2 Phân loại theo lợi ích mà tranh chấp hướng tới
Trang 3424
Theo lợi ích tranh chấp hướng tới, có thể phân tranh chấp môi trường thành các tranh chấp môi trường vì lợi ích công và tranh chấp môi trường vì lợi ích tư
Theo quy định tại Điều 130 Luật BVMT 2005, Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm hai nhóm Nhóm thứ nhất là những sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và nhóm thứ hai là những thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra [7] Nhóm thiệt hại thứ nhất là những thiệt hại đối với các yếu
tố môi trường tự nhiên, biểu hiện cụ thể ở sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được hiểu là việc môi trường không thể hoặc mất dần khả năng thực hiện chức năng vốn có đối với con người do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường gây nên Ví dụ như chức năng cung cấp nguồn lợi thủy sản; cung cấp nước để nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối … cho người dân Đây là những thiệt hại gắn liền với các lợi ích công cộng Những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân là những thiệt hại gắn liền với các chủ thể như cá nhân, tổ chức (lợi ích tư) và là các thiệt hại thứ phát, phát sinh từ sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây nên chứ không phải do hành vi vi phạm pháp luật môi trường của các chủ thể Như vậy, trong vụ việc Vedan, nguyên nhân trực tiếp gây ra những thiệt hại về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối của người dân không phải là hành vi xả nước thải chưa qua xử lý của Vedan mà
do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của dòng sông Thị Vải
Trong một số trường hợp, những thiệt hại về lợi ích công và lợi ích tư
là một Ví dụ như sự suy giảm của các loài thủy hải sản vừa là những thiệt hại của môi trường tự nhiên vừa là thiệt hại lợi ích kinh tế của người dân Nếu
Trang 3525
như trong trường hợp, ngoài việc đòi bồi thường cho những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, người dân còn yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì có nghĩa rằng, tranh chấp môi trường này vừa hướng tới bảo vệ lợi ích công vừa hướng tới bảo vệ lợi ích tư
Mặc dù chưa có thống kê chính thức nhưng hầu hết các tranh chấp về đòi bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện nay đều chỉ là yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của các cá nhân, tổ chức, hướng đến lợi ích tư Các thiệt hại đối với môi trường gần như chưa được quan tâm Ngay cả trong vụ việc của Vedan đã
có rất nhiều ý kiến về việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên khởi kiện Vedan để đòi bồi thường cho các thiệt hại về Môi trường Tuy nhiên thực tế vẫn không có cơ quan nào đứng ra để bảo vệ cho các lợi ích công đã bị xâm hại
Một trong những nhiệm vụ cơ bản làm nên tính chính danh của nhà nước (NN) là bảo vệ, bảo đảm quyền lợi chung của xã hội trước những quyền lợi riêng của những tổ chức, cá nhân khác Trên cơ sở và trong khuôn khổ Hiến pháp (Điều
3 Hiến pháp 1992), NN có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ lợi ích chung của xã hội ở bất cứ nơi nào nó bị xâm phạm hoặc có nguy cơ bị xâm phạm Một trong những biện pháp bảo vệ ấy có việc khởi kiện chủ thể có hành vi xâm hại để yêu cầu chủ thể này chấm dứt ngay hành vi xâm hại, bồi thường thiệt hại hoặc/và khắc phục hậu quả
Việc Vedan xả thải chưa qua xử lý ra môi trường là điều không thể chối cãi Chính hành vi trái pháp luật này của Vedan đã gây ra hậu quả thiệt hại về môi trường Không chỉ người dân đôi bờ Thị Vải mà NN – với tư cách là chủ sở hữu – cũng bị thiệt hại nặng nề Cách đưa tin của báo chí trong thời gian qua cứ xoáy
Trang 36Hộp 3 Nhà nước phải kiện Vedan! [30]
1.1.3.3 Phân loại theo đối tượng tranh chấp
Theo định nghĩa tranh chấp môi trường tại Khoản 1, điều 3 Luật BVMT 2005, môi trường bao gồm 2 nhóm yếu tố: các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo Các yếu tố này là đối tượng của tranh chấp môi trường vì vậy, có thể phân loại tranh chấp thành 2 loại:
- Tranh chấp môi trường liên quan đến các yếu tố môi trường tự nhiên như đất, nước, tài nguyên khoáng sản với các nội dung tranh chấp như yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; yêu cầu khôi phục hiện trạng môi trường bị ô nhiễm Các tranh chấp môi trường hiện nay chủ yếu chỉ liên quan đến các đối tượng này
- Tranh chấp môi trường liên quan đến các yếu tố vật chất nhân tạo như công trình xây dựng, đê điều, ao hồ Hiện nay, chưa có tranh chấp môi trường nào liên quan đến các đối tượng này vì các đối tượng này hiện nay chưa được quan tâm và ranh giới của các tranh chấp liên quan đến các đối tượng này dễ bị nhầm lẫn sang các dạng tranh chấp khác
1.1.3.4 Phân loại theo phạm vi xảy ra tranh chấp
Trang 3727
Theo phạm vi tranh chấp môi trường có thể phân thành tranh chấp môi trường trong nước và tranh chấp môi trường quốc tế
Tranh chấp môi trường trong nước là những tranh chấp môi trường xảy
ra trên lãnh thổ của một quốc gia Những tranh chấp này được giải quyết theo quy định pháp luật của quốc gia đó
Tranh chấp môi trường quốc tế Có nhiều cách tiếp cận khái niệm tranh chấp môi trường quốc tế khác nhau được đưa ra Có định nghĩa tiếp cận theo hướng chủ thể tranh chấp; có định nghĩa tiếp cận theo phạm vi xảy ra tranh chấp… Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, nên xác định theo phạm vi xảy ra tranh chấp vì lãnh thổ vì chủ thể của tranh chấp môi trường không chỉ là các quốc gia mà có thể là giữa các cá nhân, tổ chức của các quốc gia khác nhau
Ví dụ như việc người dân sống tại Malaysia khởi kiện Indonesia vì khói của cháy rừng ở Indonesia phát tán dẫn đến tình trạng khói bụi mù mịt tại Malaysia suốt hai tuần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân; hay việc người dân Việt Nam sống ở hạ lưu sông MeKong khởi kiện một doanh nghiệp của Thái Lan do có hành vi xả thải gây ô nhiễm sông Mekong
và gây thiệt hại cho sản lượng hoa màu và khai thác thủy sản của người dân… Trong trường hợp này, tranh chấp môi trường sẽ được giải quyết theo pháp luật quốc tế Tranh chấp môi trường quốc tế cũng khác với các tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài Tranh chấp môi trường có yếu tố nước ngoài là các tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ một quốc gia nhưng
có ít nhất một bên chủ thể có quốc tịch nước ngoài Trong trường hợp này pháp luật được áp dụng sẽ là pháp luật của quốc gia nơi xảy ra tranh chấp Khoản 4, Điều 129 Luật BVMT 2005 của Việt Nam đã quy định “tranh chấp
về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam”
Trang 3828
Tranh chấp môi trường quốc tế là một vấn đề pháp lý phức tạp Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi chỉ tập trung vào phân tích các tranh chấp môi trường trong nước
1.1.3.5 Phân loại theo nội dung tranh chấp
Mặc dù số lượng tranh chấp môi trường ngày càng gia tăng và chưa có thống kê chính xác, tuy nhiên theo quy định tại Điều 129 có thể phân loại
tranh chấp môi trường thành các loại:
- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, sản xuất, cung cấp dịch vụ trong việc khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tố môi trường
- Tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư với các tổ chức, cá nhân khác về yêu cầu người gây ô nhiễm, suy thoái môi trường khôi phục lại môi trường và bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do
sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây nên
- Tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền - người đại diện cho lợi ích công với các tổ chức, cá nhân về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường do làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
- Tranh chấp nảy sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư phát triển gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của các chủ thể khác
1.2 Giải quyết tranh chấp môi trường
1.2.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp môi trường
Trang 3929
Tranh chấp môi trường là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của xã hội Khi nền kinh tế phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác tài nguyên của con người ngày càng tăng trong khi nguồn tài nguyên ngày càng giảm đã dẫn đến sự tranh giành lợi ích giữa các chủ thể Tranh chấp môi trường nảy sinh dẫn đến nhu cầu giải quyết tranh chấp môi trường Với những đặc điểm của mình, tranh chấp môi trường nếu không được giải quyết kịp thời sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn cho xã hội, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người
Giải quyết tranh chấp được hiểu là việc lựa chọn các hình thức, biện pháp thích hợp để giải tỏa các mâu thuẫn, bất đồng, tạo lập lại sự cân bằng về mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được [4, tr415] Theo đó, biện pháp giải quyết tranh chấp sẽ do ý chí của các bên tranh chấp quyết định Điều này cũng được thể hiện rõ trong các quy định pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp môi trường Điều 133 Luật BVMT 2005 quy định có 3 phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường: Tự thoả thuận của các bên; Yêu cầu trọng tài giải quyết; Khởi kiện tại Toà án Nội dung này cũng được thể hiện rõ trong quy định tại điều 14 Nghị định 113/NĐ-CP/2010 về Giải quyết bồi thường thiệt hại đối với môi trường Theo đó, các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 113/2010/NĐ-CP được quyền tự quyết định phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại đối với môi trường: Thỏa thuận việc bồi thường với người gây thiệt hại; Yêu cầu trọng tài giải quyết; Khởi kiện tại tòa án
Giáo trình luật môi trường của Viện Đại học Mở Hà Nội đã định
nghĩa “giải quyết tranh chấp môi trường là hoạt động khắc phục, loại trừ tranh chấp môi trường đã phát sinh bằng một phương pháp nào đó nhằm bảo
Trang 40cơ sở quy định của luật thì các bên tranh chấp có quyền tự thỏa thuận và đưa
ra phương án giải quyết Ví dụ như trong các tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại, phương án giải quyết được chấp nhận có thể thấp hơn mức
mà chủ thể bị thiệt hại có thể được hưởng nếu giải quyết theo quy định của luật Như vậy, mục đích của giải quyết tranh chấp không phải bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp mà phải là hài hòa lợi ích các bên tranh chấp trên cơ sở tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật Tuy nhiên cần lưu ý, với những tranh chấp nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, thì các chủ thể đại diện để bảo vệ lợi ích chung không được quyền thỏa thuận với chủ thể gây thiệt hại mức thấp hơn mức bồi thường theo quy định của pháp luật Nếu tranh chấp đó đã được khởi kiện tại tòa án thì theo quy định tại Điều 181
Bộ luật TTDS về những vụ án dân sự không được hòa giải thì tòa án sẽ không được tổ chức hòa giải giống như các tranh chấp khác
Như vậy, theo quan điểm cá nhân, giải quyết tranh chấp môi trường là việc lựa chọn các phương thức thích hợp để giải tỏa các mâu thuẫn, bất đồng, hài hòa lợi ích của các chủ thể trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật, giúp đảm bảo trật tự, ổn định xã hội