Giải quyết tranh chấp môi trường

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 38)

29

Tranh chấp môi trường là một tất yếu khách quan trong quá trình phát

triển của xã hội. Khi nền kinh tế phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa

diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu khai thác tài nguyên của con người ngày càng tăng

trong khi nguồn tài nguyên ngày càng giảm đã dẫn đến sự tranh giành lợi ích giữa các chủ thể. Tranh chấp môi trường nảy sinh dẫn đến nhu cầu giải quyết

tranh chấp môi trường. Với những đặc điểmcủa mình, tranh chấp môi trường

nếu không được giải quyết kịp thời sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn cho xã hội,

ảnh hưởng đến đời sống của người dân, ảnh hưởng đến môi trường sống của

con người.

 Giải quyết tranh chấp được hiểu là việc lựa chọn các hình thức, biện

pháp thích hợp để giải tỏa các mâu thuẫn, bất đồng, tạo lập lại sự cân bằng về

mặt lợi ích mà các bên có thể chấp nhận được [4, tr415]. Theo đó, biện pháp

giải quyết tranh chấp sẽ do ý chí của các bên tranh chấp quyết định. Điều này cũng được thể hiện rõ trong các quy định pháp luật về phương thức giải quyết

tranh chấp môi trường. Điều 133 Luật BVMT 2005 quy định có 3 phương

thức giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường: Tự thoả thuận của các bên;

Yêu cầu trọng tài giải quyết; Khởi kiện tại Toà án. Nội dung này cũng được

thể hiện rõ trong quy định tại điều 14 Nghị định 113/NĐ-CP/2010 về Giải quyết bồi thường thiệt hại đối với môi trường. Theo đó, các cơ quan quy định

tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 113/2010/NĐ-CP được quyền tự quyết định

phương thức giải quyết bồi thường thiệt hại đối với môi trường: Thỏa thuận

việc bồi thường với người gây thiệt hại; Yêu cầu trọng tài giải quyết; Khởi

kiện tại tòa án.

 Giáo trình luật môi trường của Viện Đại học Mở Hà Nội đã định

nghĩa “giải quyết tranh chấp môi trường là hoạt động khắc phục, loại trừ tranh chấp môi trường đã phát sinh bằng một phương pháp nào đó nhằm bảo

30

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, đồng thời bảo vệ trật tự kỉ cương xã hội” [31, tr 228].

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân định nghĩa này có điểm chưa phù

hợp vì nếu coi mục đích giải quyết tranh chấp môi trường nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp thì sẽ phủ nhận kết quả thỏa thuận

giải quyết tranh chấp của các bên. Vì theo quy định, nhà nước khuyến khích

giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và hòa giải. Thậm chí hòa giải được

quy định như một thủ tục bắt buộc trong quy trình TTDS tại tòa án. Như vậy, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trước khi tòa án/trọng tài đưa ra phán quyết cho tranh chấp của các bên trên cơ sở quy định của luật thì các bên tranh chấp có quyền tự thỏa thuận và đưa ra phương án giải quyết. Ví dụ như trong các tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại, phương án giải quyết được chấp nhận có thể thấp hơn mức mà chủ thể bị thiệt hại có thể được hưởng nếu giải quyết theo quy định của

luật. Như vậy, mục đích của giải quyết tranh chấp không phải bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp mà phải là hài hòa lợi ích các bên tranh chấp trên cơ sở

tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật . Tuy nhiên cần

lưu ý,với những tranh chấp nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, thì các

chủ thể đại diện để bảo vệ lợi ích chung không được quyền thỏa thuậnvới chủ

thể gây thiệt hại mức thấp hơn mức bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nếu tranh chấp đó đã được khởi kiện tại tòa án thì theo quy định tại Điều 181

Bộ luật TTDS về những vụ án dân sự không được hòa giải thì tòa án sẽ không

được tổ chức hòa giải giống như các tranh chấp khác.

Như vậy, theo quan điểm cá nhân, giải quyết tranh chấp môi trường là

việc lựa chọn các phương thức thích hợp để giải tỏa các mâu thuẫn, bất đồng, hài hòa lợi ích của các chủ thể trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật, giúp đảm bảo trật tự, ổn định xã hội.

31

1.2.2 Cácyêu cầu đối với giải quyết tranh chấp môi trường

1.2.2.1 Giải quyết tranh chấp môi trường phải hướng tới đảm bảo duy trì mối quan hệ lâu dài giữa các bên tranh chấp.

Điều 129 về nội dung tranh chấp môi trường và thực tế cho thấy, giữa các chủ thể của tranh chấp môi trường thường có một mối quan hệ chung liên quan đến môi trường như việc cùng khai thác, sử dụng một thành tố môi

trường; cùng chung sống trong một môi trường… Môi trường chính là sợi dây

ràng buộc tự nhiên giữa các chủ thể. Sự ràng buộc đó có thể diễn ra suốt cuộc

đời họ. Ví dụ như trong vụ việc của Vedan, giữa người dân sống hai bên bờ

sông Thị Vải và Vedan có một mối quan hệ liên quan đến việc khai thác, sử

dụng chung dòng sông Thị Vải. Dòng sông Thị Vải gắn liền với sinh kế của người dân và có những người sẽ gắn bó với nó suốt cuộc đời. Dù vụ việc của

Vedan có được giải quyết hay không thì những người dân đó và Vedan sẽ vẫn

có một mối quan hệ chung liên quan đến dòng sông. Như vậy, một trong

những yêu cầu đặt ra trong giải quyết các tranh chấp môi trường là việc đảm

bảo duy trì mối quan hệ hài hòa giữa các chủ thể tranh chấp. Giải quyết tranh

chấp môi trường không chỉ hướng đến việc phân xử bên thắng, bên thua mà

phải hướng đến đảm bảo hải hòa lợi ích giữa các bên đảm bảo cho việc duy trì

quan hệlâu dài giữa các bên sau khi kết thúc tranh chấp.

1.2.2.2 Giải quyết triệt để nguyên nhân dẫn đến tranh chấp nhằm hạn chế các tranh chấp tiếp tục lặp lại trong tương lai.

Do sau khi kết thúc tranh chấp, các chủ thể vẫn tiếp tục khai thác, sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng chung môi trường nên nếu không giải quyết triệt để nguyên nhân sẽ rất

dễ dẫn đến việc các tranh chấp môi trường sẽ tiếp tục lặp lại trong tương lai.

32

thỏa thuận vềphương án giải quyết tranh chấp và thỏa thuận về những nguyên tắc trong khai thác và sử dụng chung môi trường.

1.2.2.3 Ngăn chặn sớm nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với môi trường.

Chúng ta đều biết, nếu môi trường bị ô nhiễm, suy thoái thì việc khắc

phục là rất khó khăn và việc khôi phục hiện trạng ban đầu là gần như không

thể, vì vậy phòng ngừa những thiệt hại về môi trường là một trong những

nguyên tắc quan trọng trong pháp luật BVMT đã được quy định tại Khoản 3,

điều 4 Luật BVMT 2005.

Tranh chấp môi trường thường phát sinh từ các hành vi vi phạm pháp

luật về môi trường vì vậy, để có thểđảm bảo ngăn chặn sớm nhất sự xâm hại đối với môi trường, giảm thiểu những thiệt hại vềmôi trường thì các việc giải quyết tranh chấp môi trường phải đảm bảo:

- Giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp môi trường mới nảy

sinh. Thực hiện yêu cầu này còn giúp ổn định trật tự xã hội vì số lượng chủ

thể trong tranh chấp môi trường thường rất lớn, rất khó kiểm soát vì vậy, nếu tranh chấp môi trường không được giải quyết nhanh chóng, kịp thời sẽ dễ dẫn đến xung đột xã hội, gây rối loạn trật tự xã hội;

- Sử dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi gây thiệt hại môi trường trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường nếu phát hiện có dấu hiệu vi

phạm pháp luật môi trường. Một số biện pháp có thể áp dụng như tạm đình

chỉ toàn bộ hoặc một phần hoạt động là nguyên nhân phát sinh thiệt hại; yêu cầu các chủ thể liên quan tạm dừng hoạt động đề chờ kết quả giải quyết tranh

chấp…

- Giải quyết cả các tranh chấp môi trường chưa phát sinh thiệt hại trên thực tế.

33

1.2.2.4 Đảm bảo xác định một cách có căn cứ giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường.

Theo quy định tại Điều 130 luật BVMT 2005, thiệt hại do ô nhiễm, suy

thoái môi trường có thể là các thiệt hại về môi trường và các thiệt hại về tính

mạng, sức khỏe và tài sản. Việc xác định được mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi và thiệt hại trong tranh chấp môi trường là rất khó khăn. Giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường thường rất lớn và khó xác định. Để có thểxác định chính xác giá trị của những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và môi trường giống như những thiệt hại về kinh tế là không thể, kết quả xác định thiệt hại dễ bị quyết định bởi ý chí chủ quan của chủ thể xác định thiệt hại. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất trong xác định thiệt hại, cần có các căn cứ

pháp lý, khoa học làm cơ sở. Các căn cứ pháp lý, khoa học này còn giúp đảm

bảo cho chủ thể bị thiệt hại nhận được những bù đắp phù hợp với những thiệt hại mà họ phải gánh chịu, đồng thời đảm bảo cho các chủ thể gây thiệt hại không phải chi trả một mức quá lớn so với những thiệt hại mà mình đã gây ra.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 38)