231.1.3 Phân loạ i tranh ch ấp môi trườ ng

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 33)

Có nhiều cách thức phân loại tranh chấp môi trường khác nhau tùy

thuộc vào tiêu chí phân loại. Việc phân loại tranh chấp môi trường giúp phân

tích, nhận diện một cách đầy đủ, đúng đắn về từng dạng tranh chấp và đưa ra những phương án giải quyết tranh chấp chi tiết và phù hợp. Có một sốtiêu chí phân loại tranh chấp môi trường như chủ thể trong tranh chấp, lợi ích mà tranh chấp hướng tới; đối tượng tranh chấp; phạm vi xảy ra tranh chấp; nội dung tranh chấp.

1.1.3.1 Phân loại theo chủ thể trong tranh chấp môi trường

Theo định nghĩa tranh chấp môi trường trên, chủ thể tranh chấp môi

trường gồm tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền. Như vậy có thểphân tranh chấp môi trường thành:

- Tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với các tổ

chức/cá nhân. Các tranh chấp này thường phát sinh từ hoạt động quản lý nhà

nước về môi trường như thanh tra, xửlý vi phạm. Nội dung tranh chấp thường

là yêu cầu các tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại cho những tổn thất về môi trường; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ hoặc sửa đổi quyết định, hành vi hành chính trong lĩnh vực môi trường…

- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Các tranh chấp này thường phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai

thác, sử dụng và BVMT. Nội dung tranh chấp thường là yêu cầu bồi thường

thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản; yêu cầu khôi phục lại môi trường bị

ô nhiễm, suy thoái; yêu cầu không được triển khai các hoạt động tiềm ẩn nguy

cơ gây ra các vấn đề về môi trường…

24

Theo lợi ích tranh chấp hướng tới, có thể phân tranh chấp môi trường

thành các tranh chấp môi trường vì lợi ích công và tranh chấp môi trường vì lợi ích tư.

Theo quy định tại Điều 130 Luật BVMT 2005, Thiệt hại do ô nhiễm,

suy thoái môi trường bao gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những sự suy

giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và nhóm thứ hai là những thiệt

hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra [7]. Nhóm thiệt hại thứ nhất là những thiệt hại đối với các yếu tố môi trường tự nhiên, biểu hiện cụ thể ở sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được hiểu là việc môi trường không thể hoặc mất dần khả năng thực hiện

chức năng vốn có đối với con người do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi

trường gây nên. Ví dụ như chức năng cung cấp nguồn lợi thủy sản; cung cấp

nước để nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối … cho người dân. Đây là những thiệt hại gắn liền với các lợi ích công cộng. Những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân là những thiệt hại gắn liền với các chủ thể như cá nhân, tổ chức (lợi ích tư) và là các thiệt hại thứ phát, phát sinh từ sự suy giảm chức năng, tính hữu

ích của môi trường gây nên chứkhông phải do hành vi vi phạm pháp luật môi

trường của các chủ thể. Như vậy, trong vụ việc Vedan, nguyên nhân trực tiếp gây ra những thiệt hại về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối của

người dân không phải là hành vi xả nước thải chưa qua xử lý của Vedan mà

do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của dòng sông Thị Vải.

Trong một số trường hợp, những thiệt hại về lợi ích công và lợi ích tư là một. Ví dụnhư sự suy giảm của các loài thủy hải sản vừa là những thiệt hại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25

như trong trường hợp, ngoài việc đòi bồi thường cho những thiệt hại về tính

mạng, sức khỏe, tài sản, người dân còn yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì có nghĩa rằng, tranh chấp môi trường này vừa hướng tới bảo vệ lợi ích công vừa hướng tới bảo vệ lợi ích tư.

Mặc dù chưa có thống kê chính thức nhưng hầu hết các tranh chấp về

đòi bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện

nay đều chỉlà yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của các cá nhân, tổ chức, hướng đến lợi ích tư. Các thiệt hại đối với

môi trường gần như chưa được quan tâm. Ngay cả trong vụ việc của Vedan đã

có rất nhiều ý kiến về việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên khởi kiện

Vedan để đòi bồi thường cho các thiệt hại về Môi trường. Tuy nhiên thực tế

vẫn không có cơ quan nào đứng ra để bảo vệ cho các lợi ích công đã bị xâm

hại.

Một trong những nhiệm vụ cơ bản làm nên tính chính danh của nhà nước

(NN) là bảo vệ, bảo đảm quyền lợi chung của xã hội trước những quyền lợi riêng

của những tổ chức, cá nhân khác. Trên cơ sởvà trong khuôn khổ Hiến pháp (Điều

3 Hiến pháp 1992), NN có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ lợi ích chung của xã

hội ở bất cứ nơi nào nó bị xâm phạm hoặc có nguy cơ bị xâm phạm. Một trong

những biện pháp bảo vệ ấy có việc khởi kiện chủ thể có hành vi xâm hại để yêu cầu chủ thểnày chấm dứt ngay hành vi xâm hại, bồi thường thiệt hại hoặc/và khắc phục hậu quả

Việc Vedan xả thải chưa qua xử lý ra môi trường là điều không thể chối

cãi. Chính hành vi trái pháp luật này của Vedan đã gây ra hậu quả thiệt hại về môi trường. Không chỉ người dân đôi bờ Thị Vải mà NN – với tư cách là chủ sở hữu –

26

vào việc thiệt hại của người dân làm cho người ta quên đi hai nội dung quan trọng khác, đó là việc Vedan cần phải tái tạo môi trường và bồi thường cho chủ sở hữu

là NN. Cho nên, ngoài việc người dân kiện đòi bồi thường, NN cũng phải đứng

nguyên đơn để kiện Vedan, buộc chủ thể vi phạm này phải bồi thường thiệt hại và

khắc phục hậu quả (bằng cách bỏ ra chi phí để tái tạo môi trường sông Thị Vải

như khi Vedan chưa vi phạm).

Hộp 3. Nhà nướcphải kiện Vedan! [30]

1.1.3.3 Phân loại theo đối tượng tranh chấp

Theo định nghĩa tranh chấp môi trường tại Khoản 1, điều 3 Luật

BVMT 2005, môi trường bao gồm 2 nhóm yếu tố: các yếu tố môi trường tự

nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo. Các yếu tố này là đối tượng của tranh chấp môi trường vì vậy, có thểphân loại tranh chấp thành 2 loại: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tranh chấp môi trường liên quan đến các yếu tố môi trường tự nhiên

như đất, nước, tài nguyên khoáng sản... với các nội dung tranh chấp như yêu

cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; yêu cầu khôi phục hiện trạng môi trường bị ô nhiễm... Các tranh chấp môi trường hiện nay chủ

yếu chỉliên quan đến các đối tượng này.

- Tranh chấp môi trường liên quan đến các yếu tố vật chất nhân tạo như công trình xây dựng, đê điều, ao hồ... Hiện nay, chưa có tranh chấp môi trường nào liên quan đến các đối tượng này vì các đối tượng này hiện nay

chưa được quan tâm và ranh giới của các tranh chấp liên quan đến các đối

tượng này dễ bị nhầm lẫn sang các dạng tranh chấp khác.

27

Theo phạm vi tranh chấp môi trường có thể phân thành tranh chấp môi

trường trong nước và tranh chấp môi trường quốc tế.

Tranh chấp môi trường trong nước là những tranh chấp môi trường xảy

ra trên lãnh thổ của một quốc gia. Những tranh chấp này được giải quyết theo quy định pháp luật của quốc gia đó.

Tranh chấp môi trường quốc tế. Có nhiều cách tiếp cận khái niệm tranh

chấp môi trường quốc tế khác nhau được đưa ra. Có định nghĩa tiếp cận theo

hướng chủ thể tranh chấp; có định nghĩa tiếp cận theo phạm vi xảy ra tranh

chấp… Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, nên xác định theo phạm vi xảy ra

tranh chấp vì lãnh thổ vì chủ thể của tranh chấp môi trường không chỉ là các

quốc gia mà có thể là giữa các cá nhân, tổ chức của các quốc gia khác nhau.

Ví dụ như việc người dân sống tại Malaysia khởi kiện Indonesia vì khói của

cháy rừng ở Indonesia phát tán dẫn đến tình trạng khói bụi mù mịt tại Malaysia suốt hai tuần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân; hay việc người dân Việt Nam sống ở hạ lưu sông MeKong khởi kiện một

doanh nghiệp của Thái Lan do có hành vi xả thải gây ô nhiễm sông Mekong

và gây thiệt hại cho sản lượng hoa màu và khai thác thủy sản của người

dân… Trong trường hợp này, tranh chấp môi trường sẽ được giải quyết theo

pháp luật quốc tế. Tranh chấp môi trường quốc tế cũng khác với các tranh

chấp môi trường có yếu tốnước ngoài. Tranh chấp môi trường có yếu tốnước

ngoài là các tranh chấp môi trường xảy ra trên lãnh thổ một quốc gia nhưng

có ít nhất một bên chủ thể có quốc tịch nước ngoài. Trong trường hợp này

pháp luật được áp dụng sẽ là pháp luật của quốc gia nơi xảy ra tranh chấp.

Khoản 4, Điều 129 Luật BVMT 2005 của Việt Nam đã quy định “tranh chấp

về môi trường trên lãnh thổ Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo pháp luật Việt Nam”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28

Tranh chấp môi trường quốc tế là một vấn đề pháp lý phức tạp. Trong

phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi chỉ tập trung vào phân tích các tranh chấp môi

trường trong nước.

1.1.3.5 Phân loại theo nội dung tranh chấp

Mặc dù số lượng tranh chấp môi trường ngày càng gia tăng và chưa có thống kê chính xác, tuy nhiên theo quy định tại Điều 129 có thể phân loại tranh chấp môi trường thành các loại:

- Tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư, sản xuất, cung

cấp dịch vụ trong việc khai thác, sử dụng chung các nguồn tài nguyên và các yếu tốmôi trường.

- Tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư với các tổ

chức, cá nhân khác về yêu cầu người gây ô nhiễm, suy thoái môi trường khôi

phục lại môi trường và bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản do

sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây nên.

- Tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền - người đại diện cho lợi ích công với các tổ chức, cá nhân về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường do làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.

- Tranh chấp nảy sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư phát

triển gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của các chủ thể khác.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 33)