Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 108)

chấp môi trường

3.2.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh

chấp môi trường

 Phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội là một trong những yếu tố đảm bảo cho hiệu quả giải quyết tranh chấp môi trường. Hơn nữa, vị thế của

các bên tranh chấp môi trường thường không cân bằng và các đòi hỏi về tái

chính, nghĩa vụ chứng minh rất phức tạp và khó đáp ứng. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả giải quyết tranh chấp môi trường cần phát huy sức mạnh tổng hợp của xã hội. Sức mạnh đó có thểlà những hỗ trợ trực tiếp về mặt tài chính, kỹ thuật, kiến thức pháp lý hay hỗ trợ gián tiếp qua việc ủng hộ, tẩy chay hàng hóa, sản phẩm, dịch của chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Kết quả của sự tổng hợp sức mạnh của cộng đồng được thể hiện rõ trong vụ việc của

99

Vedan. Ngược lại, xét ở một góc độ nào đó, đây chính là hành động thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân.

 Khuyến khích giải quyết tranh chấp môi trường bằng thương lượng

hoặc hòa giải. Do đặc điểm về mối quan hệ giữa các chủ thể gây tranh chấp và các ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải, thì pháp luật nên quy định về việc khuyến khích giải quyết tranh chấp môi trường bằng thương lượng và hòa giải

3.2.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường

3.2.2.1 Khuyến khích các tổ chức, cá tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp môi trường

Tranh chấp môi trường đa dạng và phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức

chuyên sâu và khả năng tài chính, vì vậy, cần có cơ chế để khuyến khích các

tổ chức, cá nhân tham gia gia hỗ trợ giải quyết các tranh chấp môi trường. Sự hỗ trợ đó rất đa dạng tùy theo khảnăng của chủ thể và nhu cầu của người tiếp nhận. Đó có thểlà sự hỗ trợ về tài chính giống như việc Quỹ BVMT của Việt Nam hỗ trợ 2,6 tỉ đồng tiền tạm ứng án phí cho các hộ dân khởi kiện Vedan; Hỗ trợ về kĩ thuật như Viện TN & MT, ĐH Quốc gia TP.HCM hỗ trợ xác định thiệt hại vụ việc của Vedan; Hỗ trợ về kiến thức, thủ tục pháp lý như Hội Luật gia Việt Nam và sự hỗ trợ về nhân lực của các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội phụ nữ… Sự hỗ trợ này giúp cân bằng vị thế và tháo gỡ những khó khăn cho các chủ thể bị thiệt hại trong quá trình giải quyết tranh chấp môi trường.

Có một mô hình hỗ trợ pháp lý trong giải quyết tranh chấp môi trường

100

khả thi ở Việt Nam, đó là mô hình Văn phòng thực hành luật đặt tại các trường đại học. Tại Trung Quốc, “một số tổ chức phi chính phủ này đã thành lập các trung tâm thực hành luật tại các trường đại học luật. Nổi tiếng nhất là

Trung tâm trợ giúp pháp lý cho nạn nhân ô nhiễm (CLAPV), do Giáo sư

Wang Canfa thành lập tại Đại học Chính trịvà Luật Trung Quốc tại Bắc Kinh. Trung tâm đã hỗ trợ rất nhiều các vụ kiện, trong đó có những vụ kiện môi

trường lớn nhất trong 11 năm kể từ khi Trung tâm được thành lập vào năm

1999” [20]

CLAPV (1999-2009) Không khí Nước Tiếng ồn Khác Tổng số

Thành công/Thắng 12 13 4 3 32

Thất bại/Thua 8 5 3 10 26

Hòa giải qua tòa án 1 2 1 0 4

Hòa giải hành chính 2 3 2 1 8

Không có phán

quyết/chưa kết thúc

26 23 5 11 65

Tổng số 49 46 15 25 135

Hộp 7. Số lượng các vụ việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý cho nạn

nhân ô nhiễm (CLAPV) trong 10 năm đầu hoạt động (1999-2009). [20]

Tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, mô hình Văn phòng thực hành luật đã bắt đầu hình thành và phát triển. Đã có nhiều cơ

sở đào tạo Luật xây dựng văn phòng/trung tâm thực hành luật cho sinh viên

như Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Văn phòng Thực hành Luật, ĐH

101

học Quốc gia, Đại học Huế, Đại học Cần Thơ, Đại học Vinh, Đại học Kinh tế

Luật TP.HCM. Các Văn phòng/trung tâm này có chức năng chủ yếu là hỗ trợ

pháp lý cho cộng đồng dưới hai hình thức: tư vấn giải quyết vụ việc tại Văn phòng và tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cộng đồng. Thành viên làm việc trực tiếp tại văn phòng là các sinh viên luật. Tuy nhiên, mọi hoạt động tư

vấn, tuyên truyền của sinh viên đều đặt dưới sự giám sát của các giám sát viên

là các Luật sư, thẩm phán, giảng viên và các chuyên gia pháp lý. Tuy nhiên, ở

Việt Nam hiện nay, chưa có văn phòng nào thực hiện các hoạt động liên quan

đên hỗ trợ giải quyết tranh chấp môi trường. Nhưng với một nền tảng như hiện nay, việc thiết lập các văn phòng thực hành luật có chức năng hỗ trợ pháp lý cho giải quyết tranh chấp môi trường là rất khả thi, cần được khuyến khích thực hiện.

3.2.2.2 Sử dụng công cụ truyền thông & công khai thông tin

Truyền thông đã phát huy một vai trò quan trọng trong quá trình giải

quyết vụ việc của Vedan. Sự quan tâm của các cơ quan truyền thông đã giúp

vụ việc thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, qua đó thu hút được sự hỗ

trợ của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, truyền thông giúp công khai thông tin về vụ việc, gây sức ép đối với Vedan và cơ quan giải quyết tranh chấp, tránh được những tiêu cực trong giải quyết tranh chấp. Nhờcó truyền thông nên các thông điệp của Hội Bảo vệ Người tiêu dùng TP.HCM về nâng cao trách

nhiệm xã hội đối với BVMT bằng biệc việc người tiêu dùng và các siêu thị

tẩy chay hàng hóa của Vedan. Công cụ này đã khiến cho Vedan không có lựa

chọn nào khác ngoài việc chấp nhận bồi thường nếu như không muốn gánh

chịu những thiệt hại nặng nề hơn về kinh tế.

Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ truyền thông và công khai thông

tin chỉphát huy hiệu quả tối đa khi người tiêu dùng là những người tiêu dùng

102

3.2.2.3 Nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về “trách nhiệm xã hội

Tại các quốc gia phát triển các doanh nghiệp, nhà đầu tư luôn hướng

đến xây dựng một hình ảnh doanh nghiệp xanh bằng các hoạt động sản xuất,

sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường. Các doanh nghiệp coi đây như

là một công cụ để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đối với sản phẩm

của mình, tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủkhác... Vì vậy, các doanh nghiệp luôn có tâm lý rất sợ người tiêu dùng biết được các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của mình vì điều đó gây ảnh hưởng lớn đến

doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này chỉđạt được khi ý thức của

người tiêu dùng tăng lên, phải là những người tiêu dùng xanh luôn hướng đến

sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường mặc dù giá cả của sản phẩm/dịch vụđó cao hơn so với các sản phẩm/dịch vụcùng loại.

Ở Việt Nam, người tiêu dùng chưa biết sử dụng sức mạnh của mình. Ý

thức của người tiêu dùng chưa cao, chưa thực sự quan tâm đến tiêu chí

BVMT của sản phẩm và nhà sản xuất/cung cấp. Vẫn còn xu hướng ưu tiên sử

dụng các sản phẩm có giá thành thấp và được quảng cáo nhiều. Chính điều

này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chủđầu tư, sản xuât/cung

cấp dịch vụ không đầu tư cho BVMT trong quá trình sản xuất bởi nếu làm

như vậy thì chi phí sản xuất sẽ tăng lên, làm tăng giá thành của sản phẩm, dịch vụ và điều này đồng nghĩa rằng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm giảm,

ảnh hưởng đến doanh thu. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả BVMT nói chung và

giải quyết tranh chấp môi trường nói riêng thì việc cần làm là nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ. Hình thành ý thức

tẩy chay các sản phẩm/dịch vụ mà quá trình sản xuất/tiến hành gây ÔNMT

103

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp trong BVMT. Tuy nhiên, với các chủ thể này thì mục tiêu lợi nhuận

được đặt lên hàng đầu vì vậy cần hướng đến tăng lợi ích cho các chủ thể này

khi tiến hành các hoạt động BVMT. Có thể bằng việc khuyến khích người

tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường; công khai thông

104

KẾT LUẬN

Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Một số nội dung bất cập cần được lưu ý và sớm hoàn thiện:

- Chưa có một hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường

hoàn chỉnh, các quy định hiện nay không tập trung thống nhất mà nằm rải rác

ở nhiều văn bản pháp lý khác nhau;

- Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường còn

nhiều mâu thuẫn, bất đồng gây khó khăn cho quá trình áp dụng;

- Phương thức giải quyết tranh chấp môi trường tại tòa án chưa được

áp dụng nhiều trên thực tế do những rào cản trong quy định của pháp luật; - Pháp luật chưa thừa nhận hình thức khiếu kiện tập thể dẫn đến những khó khăn, phức tạp trong quá trình giải quyết tranh chấp, chi phí cao và mất nhiều thời gian, công sức.

- Trách nhiệm chứng minh trong tranh chấp môi trường vẫn thuộc về

bên bị thiệt hại, gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp và giúp tăng lợi thế cho bêngây thiệt hại.

- Thời hiệu giải quyết tranh chấp môi trường không phù hợp với đặc điểm của những thiệt hại trong tranh chấp môi trường gây ảnh hưởng đến quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của các tổ chức, cá nhân…

Trên cơ sở phân tích những bất cập trong pháp luật và thực hiện pháp

luật giải quyết tranh chấp môi trường, tôi đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật giải quyết tranh chấp môi trường:

105

- Thành lập tòa án môi trường như là một bộ phận của tòa án nhân dân

khu vực.

- Cho phép khiếu kiện tập thể trong tranh chấp môi trường nhằm khắc phục các vấn đề về sốlượng chủ thể quá đông tiết kiệm thời gian và kinh phí

tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, nguyên

đơn phải kí vào đơn khởi kiện tập thể và biên bản ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng. Đồng thời có thể tiếp thu kinh nghiệm của Trung Quốc trong quy định về người khởi kiện tiềm năng.

- Hoán đổi nghĩa vụ chứng minh trong tranh chấp môi trường từ chủ

thể yêu cầu bồi thường sang cho chủ thể bị yêu cầu bồi thường. Quy định này giúp cân bằng vị thế của các bên tranh chấp vàgây sức ép đểbên gây thiệt hại

có thiện chí trong quá trình thương lượng, hòa giải.

- Kéo dài thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của các cá nhân. Theo kinh nghiệm quốc tế thì thời hiệu khởi kiện cho dạng tranh chấp này có thể là 10 năm từ khi chủ

thể đó biết quyền và lợi ích của mình bịxâm phạm.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật giải quyết tranh

chấp môi trường thì pháp luật cũng cần có quy định về khuyến khích các tổ

chức, cá tham gia hỗ trợ giải quyết tranh chấp môi trường; Sử dụng công cụ

truyền thông và công khai thông tin; Nâng cao nhận thức của người dân và

106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo kết quả giải quyết vụ

việc Vedan trình Chính phủ, Hà Nội

2. http://www.baogialai.com.vn/channel/1602/201105/Co-toi-40-KCN-

vi-pham-phap-luat-ve-moi-truong-1992849/

3. Chính phủ (2010), Nghị định số 113/2010/NĐ-CP về xác định thiệt

hại môi trường, Hà Nội

4. Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật môi trường, NXB Công

an nhân dân, Hà Nội

5. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Hướng dẫn áp

dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,Hà Nội

6. Đinh Văn Quế (1012), Khả năng chính quyền kiện công ty Vedan nói

riêng và các doanh nghiệp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường nói chung để bảo vệ lợi ích cộng đồng, bài tham luận tại Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ pháp luật môi trường và tranh tụng vì lợi ích cộng đồng, Hà Nội

7. Quốc hội (2005), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội

8. Quốc hội (1993), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội

9. Quốc hội (2012), Luật Tài nguyên nước, Hà Nội

10. Quốc hội (2010), Luật Khoáng sản, Hà Nội

107

12. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội 13. Quốc hội (2013), Luật tài nguyên nước, Hà Nội

14. Quốc hội (2010), Luật trọng tài thương mại, Hà Nội

15. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội

16. Quốc hội (2011), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố

tụng dân sự, Hà Nội

17. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội

18. http://laodong.com.vn/Moi-truong/Vedan-bat-ngo-dong-y-boi-thuong-

100-cho-nong-dan/19167.bld

19. http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=24&I

D=92717&Code=8GIGA92717

20. Nick Booth (2010), Sử dụng tòa án để đấu tranh chống ô nhiễm môi

trường - một số kinh nghiệm từ Trung Quốc, bài tham luận tại Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ pháp luật

môi trường và tranh tụng vì lợi ích cộng đồng, Hà Nội

21. Nhà xuất bản Đà Nẵng (1997), Từ điển tiếng Việt, Đà Nẵng

22. NXB chính trị quốc gia (1995), Các công ước quốc tế về bảo vệ môi

trường, tr 33

23. PGS TS Phạm Duy Nghĩa (2012), Vai trò của Hội nông dân qua vụ

việc Vedan, bài tham luận tại Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức

108

cộng đồng, Hà Nội

24. Phạm Hữu Nghị, Bùi Đức Hiển (2011), Các quy định pháp luật về

thiệt hại, xác định thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm mội trường gây ra và định hướng xây dựng, hoàn thiện, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (01)

25. Trương Trọng Nghĩa (2012), Vụ kiện Vedan: một điển cứu pháp lý

mang tính cột mốc, bài tham luận tại Hội thảo “Sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ pháp luật môi trường và tranh tụng vì

lợi ích cộng đồng, Hà Nội

26. http://www.songtre.tv/news/tin-noi-bat/hoi-thao-chinh-sach-tai-

nguyen-va-moi-truong-giua-viet-nam-va-nhat-ban-49-1890.html

27. http://tintuctonghop.com.vn/tin-tuc-Dam-tau-du-lich-Ba-Ria---Vung-

Tau-thiet--n

28. Đào Thanh Trường“Tranh chấp môi trường (Environmental

Disputes)”,

http://www.cepsta.net/web/ReadMessage.php?news=45&lang=1&boy =2&it8x=13&title=Tranh-chap-moi-truong.html

29. Trung tâm con người và thiên nhiên (2011), Quyền khởi kiện bồi

thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam, cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện , Hà Nội

30. http://tsnguyenvannam.wordpress.com/2010/07/04/nha-

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)