1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thương mại ở thành phố Hồ Chí Mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

118 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỖ ĐÌNH NGHĨA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: TS. Đặng Xuân Hoan Hà nội - 2005 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1 11 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC MỞ RỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGOẠI THƢƠNG 11 1.1. Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng kinh tế đối ngoại 11 1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước 11 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc hội nhập kinh tế quốc tế 15 1.2. Hoạt động ngoại thương, các yếu tố tác động và vai trò của hoạt động ngoại thương ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 19 1.2.1. Quan niệm về hoạt động ngoại thương 19 1.2.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động ngoại thương 23 1.2.3.Vai trò của hoạt động ngoại thương đối với Thành phố Hồ Chí Minh 25 1.3. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển ngoại thương trong điều kiện hội nhập 28 1.3.1. Kinh nghiệm về việc điều chỉnh các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương 29 1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý tỷ giá hối đoái 31 1.3.3. Kinh nghiệm trong việc tận dụng những lợi thế so sánh để phát triển ngoại thương 33 Chƣơng 2 39 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 39 2.1. Những điều kiện phát triển ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh . 42 2 2.1.1. Điều kiện về vốn 42 2.1.2. Nguồn nhân lực 43 2.1.3. Khoa học công nghệ 44 2.1.4. Cơ sở hạ tầng vật chất 44 2.1.5. Văn hóa du lịch 46 2.1.6. Thị trường 48 2.2. Thực trạng hoạt động ngoại thương trên địa bàn Thành phố 49 2.2.1. Các kết quả xuất nhập khẩu đạt được trong thời gian qua 49 2.2.2. Thị trường xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố 55 2.2.3. Các điều kiện phát triển ngoại thương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 62 2.2.4.Số doanh nghiệp 64 2.2.5. Những tồn tại cần được giải quyết 76 Chƣơng 3 80 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 80 3.1. Một số quan điểm chỉ đạo nhằm phát triển hoạt động ngoại thương ở Thành phố Hồ Chí Minh 80 3.1.1. Những quan điểm định hướng cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội 80 3.1.2. Những văn bản chỉ đạo phát triển ngoại thương ở Thành phố Hồ Chí Minh 83 3.1.3. Những quan điểm cơ bản để xác định mục tiêu phát triển ngoại thương trong điều kiện hội nhập 90 3.2. Những mục tiêu phát triển ngoại thương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 91 3.2.1. Mục tiêu chung 91 3.2.2. Mục tiêu cụ thể 92 3 3.3. Một số giải pháp chung đối với việc phát triển hoạt động ngoại thương ở Thành phố Hồ Chí Minh 96 3.4. Những giải pháp cụ thể về việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới 98 3.5. Những kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành sản xuất chủ lực trên địa bàn Thành phố 104 KẾT LUẬN 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quá trình phát triển kinh tế thế giới ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đã và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì hoạt động ngoại thương càng trở nên quan trọng, nó có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia và khu vực. Mỗi quốc gia là một bộ phận của thế giới do đó sẽ chịu tác động của những gì diễn ra trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chính vì vậy việc nghiên cứu các điều kiện và khả năng trong hoạt động ngoại thương có ý nghĩa hết sức quan trọng, từ đó sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá giúp đất nước ta hội nhập một cách có hiệu quả. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Hiện nay đã đóng góp trên 18% GDP cả nước, gần 30% giá trị sản xuất công nghiệp, tổng kim ngạch xuất khẩu thành phố chiến khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và hàng năm đóng trên 30% ngân sách quốc gia. Trên thực tế cho đến nay thành phố Hồ Chí Minh luôn đóng góp GDP vượt xa các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước. Với vị trí là một trung tâm kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu, đó là những ngành chủ lực như công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến, cơ khí, hoá chất, may mặc, dệt, cao su, plastic, giày da có đóng góp cao về giá trị sản xuất so với toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên cho đến nay nhiều sản phẩm công nghiệp ở thành phố còn có chất lượng thấp, giá thành cao khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đơn cử ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng như có nhiều nhà máy chế biến thực phẩm với các sản phẩm đa dạng, gần với vùng nguyên liệu là các tỉnh 2 sản xuất nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Cửu Long, điều kiện cơ sở hạ tầng cho chế biến xuất khẩu có nhiều thuận lợi hơn các tỉnh khác. Mặc dù có tiềm năng như vậy song trong những năm qua ngành công nghiệp chế biến đang có xu hướng giảm dần, các tiềm năng chưa được phát huy một cách đúng mức và hiện nay đang có dấu hiệu suy giảm về năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài “Phát triển ngoại thương ở thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là một đề tài mang tính cấp thiết, thời sự cả về lý luận lẫn thực tiễn. Thông qua đề tài này, tác giả muốn có sự tìm hiểu, phân tích kỹ các khả năng và điều kiện của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc gia nhập WTO. Đồng thời, tác giả cũng hy vọng rằng thông qua đề tài này sẽ góp phần nhất định vào việc xác lập các luận cứ khoa học để hoạch định các chiến lược và chính sách thương mại, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và quốc tế, đặt biệt là từ tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của khối ASEAN, đã được kết nạp vào diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và đang chuẩn bị xúc tiến các điều kiện để gia nhập khối WTO (Tổ chức Thương mại quốc tế). Việt Nam cũng đã và đang ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký vào 13.07.2000 và được quốc hội Mỹ thông qua vào tháng 12/2001. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập nói trên, Việt Nam sẽ có điều kiện để mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất, tăng cường xúc tiến các hoạt động thương mại quốc tế, tiến tới gia nhập WTO. 3 Đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và không ít những thử thách trong quá trình gia nhập WTO. Chúng ta phải làm sao hội nhập một cách có hiệu quả và nhất là không bị “hòa tan” vào trong thế giới phức tạp, đầy rẫy những cạm bẫy và thử thách đó. Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam đã thực sự bước vào chiều sâu trên một phương diện rộng lớn bao gồm hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân từ hàng hóa công - nông - ngư nghiệp cho đến ngành điện tử, tin học, du lịch, hàng không… và ở nhiều mức độ khác nhau từ đơn phương, song phương cho đến đa phương và nhiều hình thức đa dạng khác. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế ở nước ta trong hơn một thập niên vừa qua đã bộc lộ nhiều yếu kém, tồn tại cần được nhận thức rõ để khắc phục. Vấn đề then chốt ở đây là công tác chuẩn bị cho quá trình hội nhập chưa tốt, từ đó dẫn đến việc thiếu chủ động và chưa thực sự tích cực thể hiện qua các điểm sau: - Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và giới doanh nhân chưa thống nhất về sự cần thiết, về lợi và hại của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam. Từ đó dẫn đến việc thiếu quyết tâm thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế chính vì vậy mà Đại hội IX của Đảng vào tháng 4 năm 2001 đã giải quyết một bước quan trọng về quan điểm và chủ trương liên quan đến hội nhập kinh tế của nước ta. Đây là cơ sở quan trọng để thống nhất nhận thức và hành động của các tầng lớp, các giới trong tiến trình hội nhập. - Việc nghiên cứu và đánh giá các tác động toàn diện của hội nhập kinh tế quốc tế một cách có hệ thống đối với Việt Nam để làm cơ sở cho các quyết sách chưa thực sự được coi trọng. Mặt khác, bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện công tác hội nhập quốc tế còn hạn chế về nhiều mặt, chưa thực sự đáp ứng tốt nhất yêu cầu của hội nhập trong điều kiện mới. Từ những thực tế trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng định hướng phát triển ngoại thương ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các đề tài trên chủ yếu nêu lên các định hướng cơ bản về nhịp độ 4 phát triển, cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu mà chưa đi sâu vào phân tích các khả năng cũng như điều kiện của Thành phố Hồ Chí Minh trước những biến đổi của thế giới hiện nay. Đứng trước bối cảnh như vậy, cần có một đề tài nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ thống về vấn đề chuẩn bị các điều kiện trong hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phục vụ trước hết là cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu trong nhà trường. Mặt khác, tác giả muốn đi sâu vào phân tích những thuận lợi và khó khăn cũng như việc chuẩn bị của Thành phố Hồ Chí Minh trước cơ hội lớn này nhằm tạo được thế chủ động trong hội nhập. Nói tóm lại, đứng trước bối cảnh trong nước và quốc tế nêu trên đã tác động tạo nên tính cấp thiết cần phải nghiên cứu, đánh giá hoạt động ngoại thương ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm cơ sở cho việc xác định quan điểm, định hướng phát triển ngoại thương trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, đồng thời làm rõ việc Thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bị như thế nào cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: - Trình bày một cách rõ ràng bối cảnh quốc tế đã và đang tạo ra tính tất yếu phải mở rộng kinh tế đối ngoại. Từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với hoạt động ngoại thương trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. - Phân tích và trình bày m ột cách có hệ thống các điều kiện và khả năng của Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích những triển vọng của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc gia nhập WTO một cách thành công và hiệu quả. * Nhiệm vụ: Việc nghiên cứu nhằm đáp ứng các nhiệm vụ cụ thể sau: 5 - Thống nhất về quan điểm, ý chí và hành động trong việc xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tốc độ phát triển ngoại thương trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các hàng hóa, dịch vụ, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Hoàn thiện các luận cứ khoa học, phân tích rõ thực trạng cũng như việc phát huy các lợi thế của địa phương nhằm góp phần nhất định vào việc định hướng phát triển ngoại thương ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, cụ thể là đến năm 2010. - Đưa ra một số kiến nghị để phát triển các ngành sản xuất nhằm chuẩn bị điều kiện sẵn sàng, tạo ra thế chủ động cho hoạt động ngoại thương trên địa bàn thành phố trước cơ hội mở rộng thị trường quốc tế khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Các quan điểm, kinh nghiệm trong việc vận dụng các lý thuyết về khả năng cạnh tranh, lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế cũng như chiến lược công nghiệp hóa theo xu thế kinh tế mở hiện nay. Từ việc nhận thức rõ về ngoại thương và cũng như tầm quan trọng và vai trò của hoạt động ngoại thương đối với thành phố Hồ Chí Minh đã tạo nền tảng cho việc hoạch định các mục tiêu và giải pháp cụ thể để phát triển ngoại thương trên địa bàn thành phố trong bối cảnh hội nhập. * Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp và phương pháp so sánh nhằm làm nổi bật nội dung cần trình bày. 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài 6 Tác giả tập trung vào nghiên cứu về những lợi thế so sánh, khả năng cạnh tranh cũng như một số hạn chế nhất định trong các mặt hàng chủ lực ở Thành phố Hồ Chí Minh để chứng minh làm rõ vấn đề. Phạm vi nghiên cứu về không gian chủ yếu là địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhưng do tính chất và điều kiện của nền kinh tế mở nên đối với nguồn hàng xuất khẩu sẽ được nghiên cứu mở rộng cả khu vực phía Nam và trong sự tác động của các chính sách quản lý chung nhưng có tác động đến Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Đóng góp của luận văn Đề tài tập trung nghiên cứu những kinh nghiệm vận dụng các lý thuyết thương mại quốc tế, kinh nghiệm của các nước có điều kiện tương tự như Thành phố Hồ Chí Minh nhằm có thể áp dụng được vào tình hình thực tiễn ở Thành phố trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH. Đề tài còn tiến thêm một bước nữa là phân tích các điều kiện, khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng chủ lực trên địa bàn từ đó làm rõ về sự chuẩn bị của Thành phố Hồ Chí Minh cho công cuộc hội nhập trong thời gian trước mắt. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương với 17 tiết. Chương 1: Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng kinh tế đối ngoại và một số kinh nghiệm của các nước về phát triển ngoại thương. Chương 2: Những điều kiện và thực trạng của hoạt động ngoại thương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển hoạt động ngoại thương ở Thành phố Hồ Chí Minh. [...]... xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển - Khi các nước đang phát triển hội nhập kinh tế quốc tế sẽ nâng cao vị thế quốc tế và tạo thế đứng vững chắc trong quan hệ quốc tế 12 Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các nước đang phát triển, cụ thể như sau: - Các nước đang phát triển như Việt Nam có trình độ phát riển kinh tế thấp hơn so với các nước có nền kinh tế phát triển, ... dù là nước phát triển hay đang phát triển đều có những lợi ích riêng và những cơ hội để phát triển khi tham gia quá trình này Tuy nhiên chính vì lẽ đó mà hội nhập kinh tế quốc tế vừa là thời cơ và cũng là thách thức đối với các nước Thật vậy, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại nhiều thời cơ cho việc phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế nước ta,... Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mở rộng các cơ hội kinh doanh và xâm nhập thị trường thế giới Bởi lẽ từ năm 1990 trở lại đây Việt Nam đã mất các thị trường truyền thống như: Liên Xô(cũ), Đông Âu Do vậy hội nhập kinh tế sẽ giúp khắc phục tình trạng trên và tiếp cận với thị trường thương mại thế giới - Trong điều kiện toàn cầu hóa, việc giảm và tiến tới bãi bỏ các hàng rào thuế quan cản trở thương mại quốc. .. giúp Thủ tướng chỉ đạo, điều hành các bộ ban ngành địa phương trong việc hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.2 Tính tất yếu khách quan của việc hội nhập kinh tế quốc tế 10 Trước hết, xét về quan điểm cần nhấn mạnh rằng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hóa kinh tế là hai mặt của một quá trình, sẽ không có quá trình toàn cầu hóa nếu không có sự tham gia của các quốc gia, toàn cầu hóa... học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong hội nhập kinh tế quốc tế là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay Việc Trung Quốc đã gia nhập được WTO là một khẳng định quá trình cải cách mở cửa của họ đã được tăng tốc và Trung Quốc sẽ hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới Thế nhưng, mọi việc không đơn giản bởi vì khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã đặt người dân Trung Quốc trước... tới nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh, sao cho ngoại thương phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà 1.3 Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển ngoại thƣơng trong điều kiện hội nhập Sống trong một xã hội. .. trình hội nhập mang lại ? Để trả lời được câu hỏi này cần đi vào phân tích những yếu tố trong và ngoài nước, những kinh nghiệm vận dụng của các nước trong việc phát triển ngoại thương nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thúc đẩy việc xuất khẩu của họ Có rất nhiều kinh nghiệm, giải pháp để phát triển ngoại thương nhưng trong đó chỉ có một số là phù hợp với đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh Chính vì vậy trong. .. nhận định sau: - Quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay đã có những nội dung mới Đó là sự chuyển giao công nghệ và các hình thức hợp tác quốc tế ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn - Mỗi quốc gia phải định hướng đúng về chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược về cơ cấu ngành kinh tế nhằm phát triển kinh tế xã hội theo 8 hướng xuất khẩu, khai thác tốt lợi thế so sánh giữa các quốc gia, tận dụng được... hành tinh của chúng ta - Quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay đã trở thành vấn đề sống còn của các quốc gia trên thế giới Mặt khác, sự cạnh tranh khốc liệt để giành giật thị trường đã dẫn đến việc hình thành các liên minh kinh tế khu vực và liên minh kinh tế quốc tế Điều này chứng tỏ rằng hoạt động thương mại quốc tế đã giữ vai trò quan trọng không thể thiếu đối với các quốc gia, không một nước nào có thể... vào ba kinh nghiệm có khả năng vận dụng thành công vào việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương trên địa bàn thành phố phát triển mạnh hơn vào thời gian tới đó chính là: + Kinh nghiệm về việc điều chỉnh các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương + Kinh nghiệm về quản lý tỷ giá hối đoái + Kinh nghiệm trong việc tận dụng những lợi thế so sánh để phát triển ngoại thương 1.3.1 Kinh nghiệm về việc điều chỉnh . HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỖ ĐÌNH NGHĨA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. khả năng của Thành phố Hồ Chí Minh trong tiến trình chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế. - Phân tích những triển vọng của Thành phố Hồ Chí Minh trong việc gia nhập WTO một cách thành công và. trong việc hội nhập kinh tế quốc tế 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của việc hội nhập kinh tế quốc tế 11 Trước hết, xét về quan điểm cần nhấn mạnh rằng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày đăng: 09/07/2015, 17:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mai Quế Anh - Phạm Văn Chiến - Nguyễn Ngọc Thanh (1992), Lịch sử tư tưởng kinh tế, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng kinh tế
Tác giả: Mai Quế Anh - Phạm Văn Chiến - Nguyễn Ngọc Thanh
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 1992
2. Quốc Bình (01/01/1999), “Bộ thương mại với việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại”, Ngoại thương ,(01) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ thương mại với việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại”", Ngoại thương
4. Mai Ngọc Cường - Nguyễn Minh Hằng (1994), Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế
Tác giả: Mai Ngọc Cường - Nguyễn Minh Hằng
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1994
5. Hoàng Thị Chỉnh - Nguyễn Phú Tụ - Nguyễn Hữu Lộc (1995), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế quốc tế
Tác giả: Hoàng Thị Chỉnh - Nguyễn Phú Tụ - Nguyễn Hữu Lộc
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1995
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB Sự thật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật Hà Nội
Năm: 1977
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1982
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1987
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1991
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1996
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
12. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế quốc dân, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế quốc dân
Tác giả: Ngô Đình Giao
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1994
13. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, Khoa Kinh tế chính trị Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế
14. G.Hoasheng (2002), Làm sao xuất khẩu có hiệu quả, Nguyễn Cảnh Lâm dịch, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm sao xuất khẩu có hiệu quả
Tác giả: G.Hoasheng
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2002
15. Hệ thống chính sách thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Tập 1, Bộ Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính sách thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Hệ thống chính sách thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1997
16. Hệ thống chính sách thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), tập 2, Bộ Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính sách thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Hệ thống chính sách thương mại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1997
17. Ngô Thị Ngọc Huyền - Võ Thị Thu Thanh (9/1998), Thực trạng ngành may mặc xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và những giải pháp nâng cao hiệu quả, Đề tài khoa học cấp Bộ, bảo vệ tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng ngành may mặc xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và những giải pháp nâng cao hiệu quả
18. Ngô Thị Ngọc Huyền (2000), Định hướng phát triển ngoại thương ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển ngoại thương ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010
Tác giả: Ngô Thị Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2000
19. Thôi Lệ Kim (2002), WTO và cuộc mưu sinh của người Trung Quốc, Lưỡng Hà dịch, Nhà xuất bản trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: WTO và cuộc mưu sinh của người Trung Quốc
Tác giả: Thôi Lệ Kim
Nhà XB: Nhà xuất bản trẻ
Năm: 2002
20. Kỷ yếu khoa học (2000), Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu Việt Nam hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, Trường Đại học Ngoại thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu Việt Nam hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới
Tác giả: Kỷ yếu khoa học
Năm: 2000
21. Đào Ngọc Lâm (03/3/1997), “Tỷ giá hối đoái - ảnh hưởng đối với hoạt động xuất nhập khẩu”, Đầu tư, (18) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ giá hối đoái - ảnh hưởng đối với hoạt động xuất nhập khẩu”", Đầu tư

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w