Kinh nghiệm về việc điều chỉnh các biện pháp thực hiện chính

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại ở thành phố Hồ Chí Mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29)

sách ngoại thương

Kinh nghiệm của các nước trong vấn đề này chủ yếu bao gồm chính sách về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan.

Thứ nhất, chính sách thuế quan của các quốc gia chủ yếu là nhằm bảo hộ mậu dịch trong nước trước nguy cơ cạnh tranh của nước ngoài. Tại các nước Đông Nam Á chính sách này thường được áp dụng đối với các nhóm hàng: nông sản, công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và một số mặt hàng khuyến dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước cho thấy việc duy trì dài hạn các biện pháp này sẽ làm cho sức cạnh tranh của các mặt hàng này ngày càng giảm đi trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp mất dần sự linh hoạt, nhạy bén, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng thấp. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản trên cấp độ quốc gia đối với những mặt hàng được bảo hộ và nhất là sẽ gặp trở ngại rất lớn khi gia nhập WTO hay các khu vực mậu dịch tự do do phải giảm hàng rào thuế quan. Chính vì vậy mà đa số các nước đều có xu hướng giảm dần hàng rào thuế quan cùng với sự phát triển tương ứng của các ngành công nghiệp nội địa. Có thể khẳng định rằng giảm hàng rào thuế quan là con đường đúng đắn để các nước đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới. Mặt khác, đa số các quốc gia đang phát triển trước đây như Thailand, Philippine thuế nhập khẩu là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nên việc nới lỏng hàng rào thuế quan đòi hỏi các quốc gia phải có những bước đi thận trọng trong việc giảm hàng rào thuế quan để đảm bảo hiệu quả tăng trưởng và bù đắp các khoản thiệt hại cho ngân sách.

Thứ hai là các biện pháp phi thuế quan, các quốc gia thường áp dụng như: quota, trợ cấp xuất khẩu, trợ giá… Nhìn chung là cần thiết trong giai đoạn đầu phát triển. Nhưng việc áp dụng này vô hình dung đã tạo ra lợi nhuận siêu ngạch, đặc quyền đặc lợi cho một số doanh nghiệp. Chính điều này đã tạo ra tiêu cực, các doanh nghiệp không tập trung tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường mà chỉ chú trọng vào việc vận động xin quota. Đây không chỉ là bài học của Brasil mà là chính bài học thực tế của nước ta. Kinh nghiệm cho thấy quốc gia nào muốn duy trì sự tăng trưởng xuất khẩu ổn định

dài hạn ở mức cao thì phải nghiên cứu điều chỉnh giảm các biện pháp phi thuế quan và chuyển dần sang biện pháp thuế quan. Trong đó, thuế quan trên hàng xuất khẩu được loại bỏ còn thuế quan trên hàng nhập khẩu sẽ giảm dần.

Ngoài ra, một vấn đề hết sức quan trọng là việc xây dựng khu vực kinh tế quốc doanh với một mức độ nhất định nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện quyền kiểm soát của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc doanh. Kinh nghiệm các nước cho thấy để thực hiện tốt việc kiểm soát của Nhà nước đối với nền kinh tế thông qua thành phần kinh tế quốc doanh cần tập trung vào một số trọng điểm mang tính chiến lược, không nên dàn rãi hoạt động trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Theo Indonesia cần chấn chỉnh, rà soát và giảm bớt các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả nhằm khắc phục nhược điểm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại ở thành phố Hồ Chí Mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 29)