Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại ở thành phố Hồ Chí Mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92)

Bảng 14. Dự báo các mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010

Đơn vị tớnh: triệu USD

1995 2000 2005 2010

1. Kim ngạch xuất khẩu

- Phương án 1 (tối thiểu với tốc độ 22% năm giai đoạn 1996 - 2000 và 20%/năm giai đoạn 2001 - 2010)

2.525 6.825 16.983 42.259

- Phương án 2 (tối đa với tốc độ tăng 25% năm cho cả 2 giai đoạn)

2.525 7.706 23.516 71.765

2. Kim ngạch nhập khẩu:

- Phương án 1 (tối thiểu với tốc độ tăng 24% năm trước năm 2000 và 19% sau năm 2000)

- Phương án 2 (tối đa tốc độ tăng 30% trước năm 2000 và 20% sau năm 2000).

2.486 9.230 22.967 57.149

Bảng 15. Thị trƣờng xuất nhập khẩu trong thời gian tới

Thị trƣờng Mặt hàng Phƣơng thức

chiến lƣợc Xuất khẩu Nhập khẩu tiếp cận và mở rộng

ASEAN - Sản phẩm CN (điện tử, viễn thông) - Nụng sản phẩm - CN nhẹ - Mỏy múc thiết bị lẻ - Mỏy múc lẻ, dụng cụ phụ tựng - Nguyờn liệu - Nhiờn liệu

- Tham gia phân công lao động quốc tế trong hiệp hội. - Trực tiếp. NHẬT - Sản phẩm may mặc. - TTCN - Thủy hải sản - Dầu thụ - Nụng sản phẩm - Mỏy múc thiết bị - Cụng nghệ - Hàng tiờu dựng cao cấp - Trực tiếp - Sản phẩm có chất lượng cao - Mở rộng chế độ thuế quan ưu đói phổ cập (GSP) EU - Sản phẩm may mặc - Da giày - TTCN - Thủy hải sản - Nụng sản phẩm - Mỏy múc thiết bị - Hàng tiờu dựng cao cấp - Cụng nghệ - Trực tiếp - Chính phủ hỗ trợ theo chế độ GSP hoặc MFN SNG VÀ ĐÔNG ÂU - Thực phẩm chế biến - Điện tử , viễn thông - TTCN - May mặc - Giày da - Nguyờn nhiờn vật liệu - Phõn bún - Sắt, thộp - Bụng, sợi - Trực tiếp - Khụi phục sự hợp tỏc hai bờn cựng cú lợi - Cải thiện điều kiện thanh toán quốc tế

HOA KỲ CANADA

- Gạo (đi nước khác) - Nông sản tươi và chế biến - May mặc, giày da - TTCN - Mỏy múc nguyờn vật liệu cao cấp - Cụng nghệ - Hàng tiờu dựng cao cấp - GSP hoặc MFN - Sản phẩm chất lượng cao CHÂU PHI VÀ TRUNG CẬN ĐÔNG - Gạo - Hàng tiờu dựng - TTCN - Dụng cụ phụ tùng điện tử

- Nguyờn vật liệu - Trực tiếp - Thụng qua E.U

Bảng 16. Mục tiêu phát triển xuất khẩu trên địa bản Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 Đơn vị tính: % Năm 2000 2010 Tổng số 100,0 100,0 Nụng sản chế biến 27,5 24,5 Thủy hải sản 14,0 12,5 Lõm sản 3,5 3,0 Hàng CN - TTCN 55,0 60,0

Nguồn: Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh

27.5 14 3.5 55 Nông sản chế biến Thủy hải sản Lâm sản Hàng CN - TTCN 24.5 12.5 3 60 Nông sản chế biến Thủy hải sản Lâm sản Hàng CN - TTCN Năm 2000 Năm 2010

3.3. Một số giải pháp chung đối với việc phát triển hoạt động ngoại thƣơng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ nhất là phát triển sản xuất để tạo nguồn hàng xúât khẩu, trong thời

gian tới phải tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp, tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng tinh chế, giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng thô và sơ chế, tăng tính ổn định và chủ động trong việc tổ chức cung ứng hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh cả về chất lượng lẫn giá cả các sản phẩm trên thị trường thế giới, cụ thể phải thực hiện các giải pháp sau:

- Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, nên tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con để giảm bớt các đầu mối, các chi phí trung gian không thật sự cần thiết góp phần giảm chi phí đầu vào. Thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, nếu thực hiện cổ phần hóa thì phải đánh giá đúng giá trị thực tài sản của công ty, đánh giá đúng thực lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Hoàn thiện các công tác tiếp thị, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế.các doanh nghiệp cần phải tổ chức các hiệp hội của ngành để kịp thời nắm bắt thông tin thị trường đẩy mạnh công tác quảng cáo tiếp thị trong nước lẫn nước ngoài bằng nhiều cách như tham gia hội chợ quốc tế, xây dựng các trang web để giới thiệu công ty và sản phẩm nhằm nâng cao uy tín và hình tượng công ty. Đồng thời, nên giảm các chi phí hội họp, tiền hoa hồng để tập trung vốn cho việc thay đổi mẫu mã, xâm nhập thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp cần phải chủ động nắm bắt các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra của các thị trường quốc tế khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng.

- Cần có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường việc đổi mới công nghệ góp phần nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong

sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của quốc tế, nâng cao sức ép cạnh tranh với các mặt hàng khác trên thế giới.

Thứ hai là đẩy mạnh việc sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, khi

giải quyết tốt được vấn đề này thì mới đảm bảo được tính ổn định và vững chắc cho thị trường nội địa trong cuộc chạy đua với các mặt hàng nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO. Thành phố Hồ Chí Minh có mãi lực rất lớn, nhu cầu tiêu dùng của dân cư ngày càng tăng do vậy cần phải khuyến khích phát triển các mặt hàng tiêu dùng cao cấp thay thế hàng nhập khẩu. Đồng thời nên có cơ chế điều tiết kinh tế bằng các công cụ vĩ mô như các chế độ ưu đãi cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu hàng nội thay thế hàng ngoại nhập, ưu tiên mua ngoại tệ của ngân hàng trong việc cân đối thu chi của doanh nhiệp.

Thứ ba là mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tổ chức lại thị trường nội

địa thích ứng tốt với điều kiện hội nhập và tự do hóa thương mại, nhất là đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại từ việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng xúc tiến thương mại như Bộ thương mại, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại cho đến việc thành lập các trung tâm thông tin thị trường, tăng cường ký kết các hiệp định thương mại, hợp đồng trao đổi hàng hóa giữa các Chính phủ.

Thứ tư là phải cải tiến cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, đây là giải pháp

đặc biệt quan trọng. Yêu cầu đặt ra đối với cơ chế quản lý là phải đồng bộ, hợp lý và liên thông với quốc tế. Việc trước tiên là phải sắp xếp lại bộ máy quản lý kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, kể cả cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước và đội ngũ quản trị doanh nghiệp. Cính phủ cần cải tiến cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, đơn giản hóa các thủ tục quản lý xuất nhập khẩu, điều chỉnh thuế quan choo phù hợp và kể cả các biện pháp phi thuế quan.

Cuối cùng là các giải pháp bổ trợ khác như: phát triển dịch vụ bảo

hiểm, khuyến khích các đơn vị đầu tư hệ thống kho bãi, phát triển và đa dạng hóa các loại hình vận tải, đầu tư nâng cao các dịch vụ hoàn tất sản phẩm xuất nhập khẩu ngay tại cảng, chú ý phát triển và hiện đại hóa khả năng tiếp nhận an toàn các tàu biển có tải trọng lớn, mở rộng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống cảng, khuyến khích phát triển các dịch vụ có liên quan khác như: viễnthông và thông tin liên lạc, hệ thống kiểm toán và giám định hàng hóa. Nhóm giải pháp này nhằm củng cố cơ sở hạ tầng và phát triển các dịch vụ bổ trợ nhằm phục vụ công tác khuếch trương xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.4. Những giải pháp cụ thể về việc mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

Một trong những vấn đề quan trọng để phát triển ngoại thương chính là phải thiết lập các mối quan hệ giao dịch và phải có biện pháp tiếp cận đối với thị trường thế giới. Việc này không chỉ đòi hỏi về năng lực của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố mà đòi hỏi phải có sự can thiệp của Chính phủ trong vấn đề thiết lập mối quan hệ và tiếp cận các đối tác lớn, có thể cụ thể những cách tiếp cận đối với các thị trường thế giới và khu vực như sau :

THỊ TRƢỜNG ASEAN:

Xuất khẩu: gạo, nông sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm công

nghiệp nhẹ, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, hàng tiểu thủ công nghiệp, hàng điện tử gia dụng, ôtô xe máy, sản phẩm tin học.

Nhập khẩu:nguyên liệu chế biến thực phẩm, vật tư và nguyên liệu dùng trong công nghiệp nhẹ, chất bán dẫn, vật tư nông nghiệp.

Biện pháp tiếp cận: Cấp chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các

quan có hiệu lực chung (CEPT) và các quy định khác của AFTA, APEC. Đối với doanh nghiệp cần phải tăng cường buôn chuyến trong phạm vi khu vực, mua bán với khối lượng nhỏ, giao hàng nhanh bằng máy bay và các phương tiện khác. Đồng thời, cần phải thiết lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở các địa điểm trung tâm để thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, không cần phải qua khâu trung gian và tiến tới đầu tư trực tiếp qua các khu vực này.

THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN:

Xuất khẩu: gạo, hải sản tươi sống, đông lạnh và chế biến bao gồm

chế biến nông sản, thực phẩm, rau quả, trái cây tươi và đóng hộp, hàng may mặc, dệt kim, giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ chơi, hàng mỹ nghệ, xe hơi.

Nhập khẩu:công nghệ, máy móc công cụ, thiết bị toàn bộ cho công nghiệp chế biến, thiết bị chính xác, nguyên vật liệu hàng tiêu dùng cao cấp.

Biện pháp tiếp cận: Cấp chính phủ khai thông các quan hệ thương

mại trên nguyên tắc hoạt động của tổ chức APEC (Việt Nam và Nhật đều là thành viên chính htức của tổ chức kinh tế này) để hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp. Mặt khác phải mua công nghệ chế biến thực phẩm và cử cán bộ kỹ thuật sang Nhật để học tập, năm vững kỹ thuật chế biến thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn về chất lượng mà thị trường này đòi hỏi. Trong phân phối hàng hóa cần tăng cường hợp tác với các công ty bán lẻ của Nhật để cung cấp hàng đến tận tay người tiêu dùng. Riêng về sản phẩm điện tử và ôtô, khuyến khích các nhà đầu tư Nhật tái nhập các sản phẩm này với giá cả cạnh tranh cao (do chúng ta có nhiều lợi thế so sánh) để phân phối tại Nhật và nước thứ ba.

THỊ TRƢỜNG CÁC NƢỚC NICs VÀ ĐÔNG BẮC Á:

Xuất khẩu: gạo, thủy sản, nông sản, thực phẩm chế biến, trái cây

Nhập khẩu: nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, máy móc công cụ, máy móc công trình, vật liệu xây dựng phụ tùng xe hơi, linh kiện điện tử.

Biện pháp tiếp cận: Cấp chính phủ triển khai các nguyên tắc giao

dịch của tổ chức APEC. Đặt văn phòng đại diện và chi nhánh ở HongKong để trực tiếp giao dịch loại trừ mua bán qua khâu trung gian. Thông qua hoạt động liên doanh với Đài Loan, Hàn Quốc, HongKong để tái xuất hàng hóa trở lại đối với các nước này và xuất đi Mỹ, EU.

THỊ TRƢỜNG NGA VÀ ĐÔNG ÂU

Xuất khẩu: gạo, lương thực thực phẩm chế biến, thịt gia súc, rau

quả đóng hộp, hàng may mặc, dệt kim, giày dép, hàng tiêu dùng, công nghiệp nhẹ, hóa mỹ phẩm, hàng tiểu thủ công nghiệp, hàng điện tử gia dụng, xe máy, ôtô, sản phẩm công nghệ thông tin.

Nhập khẩu: thiết bị cho công nghiệp nặng, nguyên vật liệu, phân hóa học, sắt thép, bông sợi và bột mì.

Biện pháp tiếp cận: Cấp chính phủ đảm bảo khai thông về phương

thức thanh toán nợ cũ và xác lập cơ chế thanh toán an toàn cho các quan hệ mậu dịch mới để các doanh nghiệp nâng cao quy mô gia dịch. Khuyến khích các công ty của người Việt Nam ở Đông Âu tích cực mở rộng quan hệ giao dịch và lôi kéo các doanh nghiệp trpng nước đầu tư trực tiếp tại các nước này, trên thực tế đã có nhiều doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đầu tư trực tiếp tại Nga. Mặt khác cần chủ động mở các chi nhánh sản xuất kinh doanh ở vùng Viễn Đông để đẩy mạnh xuất khẩu lương thực thực phẩm chế biến và hàng tiêu dùng sang khu vực này.

THỊ TRƢỜNG TÂY ÂU (EU)

Xuất khẩu: gạo, thủy sản, nông sản, thực phẩm chế biến, thủy sản

kim, giày dép, hàng mỹ nghệ và trang trí nội thất bằng gỗ cao cấp, đồ chơi, hàng lưu niệm, hàng điện tử, phụ tùng cơ khí, linh kiện máy tính.

Nhập khẩu: công nghệ, máy móc công cụ, thiết bị chính xác, thiết bị toàn bộ cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, nguyên vật liệu, bột mì, hàng tiêu dùng cao cấp, dược phẩm, vật liệu xây dựng.

Biện pháp tiếp cận: Cấp chính phủ tăng cường các mối quan hệ song phương Việt Nam - EU , đàm phán mở rộng chế độ ưu đãi thuế quan cho nhiều mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam ngoài hàng may mặc và thủy sản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU. Về phía các doanh nghiệp thiết lập hệ thống văn phòng đại diện và chi nhánh rộng khắp các nước Tây Âu để giao dịch trực tiếp. Thông qua các công ty Việt kiều ở Pháp để liên kết với những công ty bán lẻ tại chỗ và mở rộng buôn bán với các nước khác trong khu vực đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư Tây Âu tái nhập xe hơi và hàng điện tử tương tự như thị trường Nhật Bản.

THỊ TRƢỜNG MỸ VÀ BẮC M Ỹ

Xuất khẩu: gạo, thủy sản, nông sản, thực phẩm chế biến, trái cây

tươi, thủy hải sản chế biến, gia vị và thực phẩm truyền thống Việt Nam, hàng may mặc, dệt kim, giày dép, hàng lưu niệm, linh kiện và sản phẩm điện tử hoàn chỉnh.

Nhập khẩu:công nghệ, máy móc công cụ, thiết bị toàn bộ cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, xe máy công trình, thiết bị chính xác, nguyên vật liệu, bột mì, hàng tiêu dùng cao cấp, dược phẩm, vật liệu xây dựng, máy vi tính và các sản phẩm phầm mềm ứng dụng .

Biện pháp tiếp cận: Cấp chính phủ ttriển khai các giao dịch theo nguyên tắc của tổ chức APEC và Hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ đáp ứng các yêu cầu để được hưởng quy chế tối huệ quốc, tạo điều kiện

cho hàng Việt Nam có sức cạnh tranh cao tại thị rường Mỹ. Đặt văn phòng đại diện và chi nhánh ở Mỹ, Canada để liên kết với các công ty bán lẻ trong khu vực và hướng đến khả năng đầu tư trực tiếp chế biến thực phẩm tại Mỹ và Canada. Kêu gọi cộng đồng người Việt tích cực đầu tư vốn và kỹ thuật về nước làm hạt nhân thu hút ngày càng nhiều công ty lớn đến đầu tư để tái xuất

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại ở thành phố Hồ Chí Mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)