Minh
Về vai trò của hoạt động ngoại thương có nhiều quan điểm khác nhau, đối với quan điểm của trường phái tự do thì ngoại thương được đánh giá rất cao vì nó giúp cho các quốc gia có được những hàng hóa mà nước đó không sản xuất được. Ngoài ra, hoạt động ngoại thương còn có các vai trò quan trọng khác như: phân bổ có hiệu quả các nguồn lực sản xuất của thế giới, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi cho mỗi quốc gia, tăng thu hút vốn đầu tư và góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Còn vai trò của ngoại thương theo quan điểm của trường phái dân tộc chủ nghĩa thì ngoại thương là hành vi rất nguy hiểm vì nó làm cho an ninh của mỗi quốc gia không được đảm bảo, tác động đến cả những giá trị văn hóa của quốc gia thậm chí có người cho rằng ngoại thương là hình thức chủ nghĩa đế quốc văn hóa cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Đối với họ, ngoại thương được xem như nguồn gốc tạo nên sự căng thẳng về chính trị và đòn bẫy kinh tế. Nói tóm lại, ngoại thương mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia, tuy nhiên mức độ lợi ích sẽ khác nhau tùy theo từng nước và nhóm nước. Các nước phát triển thường thu được nhiều lợi ích từ ngoại thương do họ có trình độ công nghệ và tổ chức quản lý sản xuất cao, có khả năng cạnh tranh cao trên cả bốn cấp độ là Nhà nước,
ngành, doanh nghiệp và sản phẩm. Đối với các nước chậm phát triển, ngoại thương chỉ mang lại lợi ích thật sự khi các nước có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn trong từng giai đoạn.
Vai trò của hoạt động ngoại thương là một trong những động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế nhanh chóng hơn, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Vai trò quan trọng đó của ngoại thương được thể hiện qua các nhiệm vụ cơ bản như: phát huy lợi thế so sánh của nền kinh tế thông qua xuất nhập khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ và tích lũy vốn cho nhu cầu đầu tư, chiuyển giao công nghệ hiện đại để nâng cao trình độ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, mở rộng thị trường tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình phân công lao động quốc tế. Một khi giải quyết tốt các nhiệm vụ như trên thì hiệu quả kinh tế xã hội của ngoại thương sẽ vô cùng lớn lao mà trực tiếp nhất là sự tăng trưởng nhanh GDP. Ngoại thương có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố. Về vai trò xuất khẩu có thể cụ thể một số vai trò quan trọng như sau:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy sản xuất phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông thường, nhập khẩu dựa vào ba nguồn ngoại tệ chính là từ xuất khẩu, vốn vay và viện trợ. Trong thực tế xuất khẩu là phương tiện còn nhập khẩu là mục đích, xuất khẩu để nhập khẩu các thiết bị công nghệ hiện đại nhằm đẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế.
Xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng để kích thích tăng trưởng kinh tế thành phố, đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và kết quả là GDP thành phố sẽ tăng nhanh.
+ Xuất khẩu có vai trò kích thích việc đổi mới trang thiết bị và khoa học công nghệ sản xuất do những đòi hỏi khắt khe của thị trường thế giới và yêu cầu cạnh tranh, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, tìm cách hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Đối với thành phố Hồ Chí Minh, xuất khẩu có tác động mạnh đến cơ cấu kinh tế của toàn nền kinh tế, nó có tác dụng làm thay đổi cơ cấu kinh tế ngành của thành phố theo hướng phát huy tối đa các lợi thế so sánh của nơi đây so với cả nước và quốc tế nhằm tính cạnh tranh của các hàng hóa có lợi thế của thành phố.
+ Xuất khẩu có vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập và mức sống của người dân nơi đây, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, giảm thất nghiệp, nâng cao thu nhập của người lao động. Thực tế trong thời gian qua, hoạt động này đã chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong GDP của Thành phố.
+ Xuất khẩu còn làm tăng cường mối quan hệ của thành phố Hồ Chí Minh với các nước, các địa phương khác trong khu vực và quốc tế.
Riêng về hoạt động nhập khẩu chiếm giữ một vai trò hết sức quan trọng, có tác động trực tiếp đến sản xuất vì chúng ta phải nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và qua đó hoạt động nhập khẩu có tác động mạnh mẽ đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của thành phố. Nhập khẩu quyết định quá trình đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất vì hàng ngoại nhập sẽ gây một áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp nội địa. Mặt khác, nhập khẩu còn góp phần cải thiện đời sống nhân dân và trình độ dân trí nhất là việc nhập khẩu các hàng tiêu dùng và văn hóa phẩm.
Chính vì những vai trò quan trọng như trên mà Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: phải chú ý nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, vì nó
góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo công ăn việc làm, thu hút ngoại tệ; cần phải chú ý chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị của sản phẩm chế biến và sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao đồng thời thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. Về nhập khẩu, cần phải chú trọng tới nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh, sao cho ngoại thương phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà.
1.3. Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển ngoại thƣơng trong điều kiện hội nhập
Sống trong một xã hội mà xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng mà quốc gia nào không hội nhập vào kinh tế thế giới là đi ngược trào lưu. Là một người dân đang đứng trước thời điểm lịch sử này, mỗi ngày chứng kiến biết bao sự thay đổi lớn lao chắc hẳn ai cũng không khỏi lo ngại về ngành nghề tương lai, chúng ta phải làm gì để không bị thời đại bỏ rơi? Đó là một thử thách rất lớn mà chính người Trung Quốc đã từng trãi nghiệm.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có rất nhiều điểm tương đồng. Do vậy việc học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong hội nhập kinh tế quốc tế là một việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc Trung Quốc đã gia nhập được WTO là một khẳng định quá trình cải cách mở cửa của họ đã được tăng tốc và Trung Quốc sẽ hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới. Thế nhưng, mọi việc không đơn giản bởi vì khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã đặt người dân Trung Quốc trước vô vàn những khó khăn, những cơ hội kinh doanh tuột khỏi tầm tay, những làn sóng văn hóa phương Tây tràn ngập... Tất cả những việc đó có thể làm thay đổi lối sống, hành vi và quan điểm của mỗi con người. Vì vậy họ phải đối mặt với những cơ hội và thách thức mới. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, đặc
biệt là những thử thách, khó khăn cũng như cách giải quyết của họ là những kinh nghiệm quý báu cho cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong tiến trình hội nhập.
Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, một số nước và khu vực như Hàn Quốc, Singapore, Đài loan, HongKong, Thailand… đã sử dụng cơ cấu kinh tế mở một cách hiệu quả, giúp họ thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH, trở thành những “con rồng” của Châu Á. Vậy đâu là giải pháp cho họ? Làm thế nào họ tận dụng được những cơ hội do tiến trình hội nhập mang lại ? Để trả lời được câu hỏi này cần đi vào phân tích những yếu tố trong và ngoài nước, những kinh nghiệm vận dụng của các nước trong việc phát triển ngoại thương nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thúc đẩy việc xuất khẩu của họ. Có rất nhiều kinh nghiệm, giải pháp để phát triển ngoại thương nhưng trong đó chỉ có một số là phù hợp với đặc điểm của thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy trong phần này chúng ta sẽ tập trung vào ba kinh nghiệm có khả năng vận dụng thành công vào việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương trên địa bàn thành phố phát triển mạnh hơn vào thời gian tới đó chính là:
+ Kinh nghiệm về việc điều chỉnh các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương.
+ Kinh nghiệm về quản lý tỷ giá hối đoái.
+ Kinh nghiệm trong việc tận dụng những lợi thế so sánh để phát triển ngoại thương.
1.3.1. Kinh nghiệm về việc điều chỉnh các biện pháp thực hiện chính sách ngoại thương sách ngoại thương
Kinh nghiệm của các nước trong vấn đề này chủ yếu bao gồm chính sách về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan.
Thứ nhất, chính sách thuế quan của các quốc gia chủ yếu là nhằm bảo hộ mậu dịch trong nước trước nguy cơ cạnh tranh của nước ngoài. Tại các nước Đông Nam Á chính sách này thường được áp dụng đối với các nhóm hàng: nông sản, công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và một số mặt hàng khuyến dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm của các nước cho thấy việc duy trì dài hạn các biện pháp này sẽ làm cho sức cạnh tranh của các mặt hàng này ngày càng giảm đi trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp mất dần sự linh hoạt, nhạy bén, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng thấp. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản trên cấp độ quốc gia đối với những mặt hàng được bảo hộ và nhất là sẽ gặp trở ngại rất lớn khi gia nhập WTO hay các khu vực mậu dịch tự do do phải giảm hàng rào thuế quan. Chính vì vậy mà đa số các nước đều có xu hướng giảm dần hàng rào thuế quan cùng với sự phát triển tương ứng của các ngành công nghiệp nội địa. Có thể khẳng định rằng giảm hàng rào thuế quan là con đường đúng đắn để các nước đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới. Mặt khác, đa số các quốc gia đang phát triển trước đây như Thailand, Philippine thuế nhập khẩu là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nên việc nới lỏng hàng rào thuế quan đòi hỏi các quốc gia phải có những bước đi thận trọng trong việc giảm hàng rào thuế quan để đảm bảo hiệu quả tăng trưởng và bù đắp các khoản thiệt hại cho ngân sách.
Thứ hai là các biện pháp phi thuế quan, các quốc gia thường áp dụng như: quota, trợ cấp xuất khẩu, trợ giá… Nhìn chung là cần thiết trong giai đoạn đầu phát triển. Nhưng việc áp dụng này vô hình dung đã tạo ra lợi nhuận siêu ngạch, đặc quyền đặc lợi cho một số doanh nghiệp. Chính điều này đã tạo ra tiêu cực, các doanh nghiệp không tập trung tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường mà chỉ chú trọng vào việc vận động xin quota. Đây không chỉ là bài học của Brasil mà là chính bài học thực tế của nước ta. Kinh nghiệm cho thấy quốc gia nào muốn duy trì sự tăng trưởng xuất khẩu ổn định
dài hạn ở mức cao thì phải nghiên cứu điều chỉnh giảm các biện pháp phi thuế quan và chuyển dần sang biện pháp thuế quan. Trong đó, thuế quan trên hàng xuất khẩu được loại bỏ còn thuế quan trên hàng nhập khẩu sẽ giảm dần.
Ngoài ra, một vấn đề hết sức quan trọng là việc xây dựng khu vực kinh tế quốc doanh với một mức độ nhất định nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện quyền kiểm soát của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc doanh. Kinh nghiệm các nước cho thấy để thực hiện tốt việc kiểm soát của Nhà nước đối với nền kinh tế thông qua thành phần kinh tế quốc doanh cần tập trung vào một số trọng điểm mang tính chiến lược, không nên dàn rãi hoạt động trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Theo Indonesia cần chấn chỉnh, rà soát và giảm bớt các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả nhằm khắc phục nhược điểm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có tác động lên giá cả của hầu hết giá cả của các sản phẩm có trên thị trường nhất là thị trường xuất nhập khẩu. Vì vậy tỷ giá hối đoái có thể xem là một loại giá có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thương mại quốc tế. Nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu đánh giá quá cao giá trị đồng nội tệ. Cụ thể là:
+ Nếu các điều kiện khác không đổi mà chính sách tỷ giá duy trì giá trị đồng nội tệ quá cao sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu giảm đi tương đối so với kinh doanh nội địa. Điều này sẽ trực tiếp kìm hãm hoạt động xuất khẩu và nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu ngoại tệ trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Muốn khắc phục tình trạng này, cần phải phá giá đồng nội tệ ở mức độ hợp lý để làm tăng lợi nhuận cho các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.
+ Mặt khác, chính sách tỷ giá quy định giá trị đồng nội tệ cao thì cùng một loại hàng hóa nhưng có chi phí nhập khẩu thấp hơn tương đối so với sản xuất nội địa, dẫn đến kết quả là kinh doanh hàng nhập khẩu sẽ có lợi hơn hàng
nội địa. Điều này sẽ kích thích nhập khẩu, gây khó khăn, trở ngại lớn cho nền sản xuất trong nước. Mặc dù chính sách bảo hộ mậu dịch có khả năng làm giảm cách biệt giữa giá cả hàng nhập khẩu và nội địa nhưng về lâu dài biện pháp này sẽ dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực kinh tế quốc gia kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh của hàng nội địa ngày càng suy giảm.
Kinh nghiệm của các nước NICs là duy trì chính sách tỷ giá ổn định ở mức cân bằng hợp lý sau nhiều lần giảm giá trị đồng nội tệ. Đài Loan là một ví dụ điển hình về việc điều chỉnh hoạt động ngoại thương bằng tỷ giá hối đoái, Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn đầu quá trình tăng trưởng của nước này là: gạo, đường, dứa và một vài loại nông sản khác với giá trị không đáng kể. Trong những năm đầu thập niên 50, gạo và đường chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan. Thế nhưng việc xuất khẩu đường rất khó mở rộng vì phải tuân thủ hiệp định quốc tế đa phương ấn định thị phần cho mỗi quốc gia xuất khẩu đường, còn gạo thì chỉ xuất khẩu cho Nhật với hạn ngạch và giá cả cũng được cố định theo hiệp định song phương ký kết hàng năm giữa hai chính phủ. Chính vì vậy mà hai sản phẩm này có độ co dãn của nhu cầu xuất khẩu bằng không ứng với tỷ giá hối đoái. Điều đó khiến cho các nhà kinh tế của Đài Loan lúc bấy giờ cho rằng biện pháp phá giá đồng tiền chỉ