Các kết quả xuất nhập khẩu đạt được trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại ở thành phố Hồ Chí Mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)

Những đổi mới về chính sách ngoại thương của Nhà nước theo hướng khuyến khích xuất khẩu đã có tác động tích cực đối với hoạt động ngoại thương trên địa bàn thành phố, nhất là sau khi Việt Nam khai thông quan hệ

với các tổ chức kinh tế như Quỹ tiền quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), ASEAN, Khu vực mậu dịch tự do (AFTA)... Do vậy tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố từ giai đoạn 1994 đến năm 2004 có thể cụ thể hóa qua các mặt sau:

Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển tốt trong thời gian vừa qua với nhịp độ tăng trưởng khá nhanh, trong xuất khẩu đã phát huy được các lợi thế của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là các mặt hàng sử dụng nhiều lao động và hàm lượng tài nguyên cao, nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất để đầu tư chế biến hàng xuất khẩu, tạo điều kiện nâng cao dần tỷ trọng hàng tinh chế. Đồng thời, Thành phố cũng tạo điều kiện thuận lợi đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sớm phát triển một ngành sản xuất hiện đại, tham gia sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế thực hiện công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn

Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ 1994 -2004

Đơn vị tính: triệu USD

NĂM TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU KIM NGẠCH XUẤT KHẨU KIM NGẠCH NHẬP KHẨU 1994 3981,1 1799,9 2181,2 1995 5504,8 2597,7 2907,1 1996 7680,0 3828,2 3851,8 1997 7925,1 3829,8 4095,3 1998 7502,2 3757,4 3744,8 1999 8060,8 4645,8 3415,0 2000 8927,6 5282,2 3645,4 2001 8720,6 5041,0 3679,6 2002 9449,4 5424,0 4025,4

2003 12119,1 7349,0 4770,1

2004 15461,0 9816,0 5645,0

BIỂU ĐỒ TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU

Trong giai đoạn từ năm 1994- 2004 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố tăng rất mạnh 3,9 lần với nhịp độ tăng trung bình hàng năm 20% năm và đã đạt mức tuyệt đối là 15461 triệu USD trong năm 2004

BIỂU ĐỒ CÂN ĐỐI XUẤT NHẬP KHẨU

Tình hình cân đối xuất nhập khẩu giai đoạn từ 1994- 1997 nhập siêu nhưng từ giai đoạn 1998-2004 đã xuất siêu với mức độ ngày càng tăng dần. Đây là một biểu hiện rất tích cực của ngoại thương thành phố, do trong giai đoạn 1994 - 1997 phải nhập nhiều máy móc và tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nội địa nhưng tỷ lệ

3981.1 5504.8 7680 7925.1 7502.28060.8 8927.6 8720.69449.4 12119.1 15461 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 XuÊt KhÈu NhËp khÈu

nhập siêu có xu hướng giảm dần và kết quả là trong giai đoạn sau thành phố đã có tỷ lệ xuất siêu.

BIỂU ĐỒ XUẤT KHẨU

Kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1994- 2004 tăng 5,5 lần đạt số liệu tăng tuyệt đối là 9816 triệu USD, nếu ước tính kim ngạch xuất khẩu trên bình quân đầu người thành phố (6.117.251 người) khoảng 1604 USD. Còn kim ngạch nhập khẩu tăng 2,5 lần đạt tăng mức 5645 triệu USD vào năm 2004, tương ứng với kết quả đó thì kim ngạch nhập khẩu bình quân tính trên đầu người của thành phố vào khoảng 923 USD.

Tuy nhiên nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của thành phố trong hai năm 1997 và 1998 chúng ta dễ dàng nhận thấy là có sự giảm sút khá mạnh. Thế nhưng nếu so sánh về cả một quá trình từ năm 1994 chúng ta thấy rằng đây không phải là một bước thụt lùi nghiêm trọng, bởi vì do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á vào năm 1997 và mặt khác hai năm 1995 và 1996 có sự tăng trưởng đột biến nhờ có sự tính thêm dầu thô và gạo vào kim ngạch. Còn từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã ổn định và đạt mức cao.

Đó chính là bức tranh tổng thể của tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố trong những năm qua. Sở dĩ đạt được những bước tăng trưởng

0 2000 4000 6000 8000 10000 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

khả quan trên là nhờ vào nhiều yếu tố khác nhau thuộc về lợi thế của thành phố so với các địa phương khác. Về điều kiện khách quan là do Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn có nhiều điều kiện để thúc đẩy hoạt động ngoại thương như; hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phát triển hơn các địa phương khác, có đội ngũ lao động hùng hậu, hội đủ điều kiện để phát triển nền sản xuất hiện đại, là nơi quy tụ nhiều thành phần kinh tế từ trung ương đến địa phương, trong nước và nước ngoài cùng tham gia phát triển sản xuất. Mặt khác, cần phải kể đến những biện pháp cải cách hành chánh cơ bản đã được Chính phủ áp dụng trong quá trình hội nhập như nới lỏng hàng rào thuế quan, điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu, tự do hóa về tài chính, thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhất là tư nhân phát triển. Bên cạnh đó chính quyền thành phố đã có nhiều biện pháp thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển như cải cách các thủ tục hải quan, cấp giấy phép, ban hành nhiều văn bản luật và dưới luật… Tất cả những yếu tố đó đã có tác động rõ rệt đối với hoạt động ngoại thương trên địa bàn thành phố. Đồng thời cũng còn một nguyên nhân nữa là do mức tăng trưởng xuất khẩu cao là do so sánh với điểm xuất phát thấp. Chính vì vậy, tuy nhìn vào tỷ lệ tăng theo sơ đồ trên mà không xét đến bối cảnh cụ thể thì không thể nào nhìn nhận và đánh giá một cách chính xác và khách quan được. Bởi vì tình hình phát triển ngoại thương của thành phố trong điều kiện hội nhập vẫn còn nhiều điểm yếu cần phải khắc phục trong thời gian tới. để có thế nhận thức rõ về vấn đề này chúng ta cần đi sâu vào phân tích cụ thể về thị trường xuất nhập khẩu và tình hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại ở thành phố Hồ Chí Mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 49)