phát triển ngoại thương
Thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế thay đổi khá nhanh chóng từ những năm 80 trở lại đây, tỷ trọng xuất khẩu so với GDP của thế giới tư mức 10% năm 1965 đã tăng lên 20% năm 1990, riêng tỷ lệ này ở Đông Á- Thái Bình Dương là 8% và 31%. Tìm hiểu về nguyên nhân của sự thay đổi trên, có một nhân tố hết sức quan trọng đó là sự tiến bộ về khoa học công nghệ đã làm giảm giá thành sản phẩm và các chi phí vận chuyển, thông tin liên lạc…đã tạo điều kiện phát triển xuất khẩu của các nước.
Tình hình thế giới trong giai đoạn 1965 - 1990 tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng tài nguyên cao giảm đi 1,6 lần (từ 31.2% năm 1965 giảm xuống còn 18,8% năm 1990), ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu hàng thâm dụng kỹ thuật tăng 1,8 lần (từ 7,2% tăng lên 12,7%). Đối với các nước NICs trong cùng kỳ, tỷ trọng hàng xuất khẩu có hàm lượng tài nguyên cao giảm đi 2,6 lần và tỷ trọng hàng thâm dụng kỹ thuật tăng lên 5,5 lần, điều này thể hiện sự phát triển năng động hơn so với các nước khác trong khu vực. Trong khi đó
nhóm các nước đang phát triển cũng theo xu thế nêu trên với mức giảm tỷ trọng hàng thâm dụng tài tài nguyên giảm đi 3 lần và tỷ trọng hàng thâm dụng kỹ thuật tăng lên 5,6 lần. Điều đáng chú ý ở đây là tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng thâm dụng lao động của thế giới trong thời gian đó hầu như không đổi, các nước đang phát triển tăng 2 lần trong khi các nước NICs giảm đi 1,6 lần (từ 46,5% năm 1965 giảm còn 29,8% năm 1990), đây là một biểu hiện tốt trong xuất khẩu của các nước NICs.
Sau đây chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về tình hình phát huy lợi thế so sánh của các nước NICs Châu Á để từ đó rút ra các kinh nghiệm phát triển gần gũi hơn với điều kiện Việt Nam.
Đài Loan là một hòn đảo nhỏ có diện tích khoảng 36.000km2 (chỉ bằng 1/9 diện tích Việt Nam), nằm cách lục địa Trung Quốc 150km. Diện tích đất canh tác của Đài Loan chỉ chiếm khoảng 25% diện tích, còn lại là rừng núi, tài nguyên không đáng kể, không đáp ứng đủ nhu cầu của nội địa, nông nghiệp chủ yếu dựa trên lúa nước, năm 1945 lạm phát lên đến 600%. Trước tình hình đó, Đài Loan đã có những chính sách kinh tế hết sức mềm dẻo và khôn ngoan. Lúc đầu họ thực hiện cuộc “Cách mạng xanh” bằng chủ trương cải cách ruộng đất nhằm tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều này có ý nghĩa là một mặt tăng năng suất lao động trong nông nghiệp để có điều kiện tích lũy vốn cho công nghiệp hóa; mặt khác tạo điều kiện giải phóng lao động trong nông nghiệp để chuyển sang ngành, lĩnh vực khác thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình này đã đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, đầu tiên là những sản phẩm cơ bản nhưng sử dụng diện tích đất canh tác lớn như: gạo, đường, dần dần chuyển sang những sản phẩm mới sử dụng nhiều lao động nhưng nhu cầu về diện tích rất ít và có thể tận dụng được những địa thế không thuận lợi cho nông nghiệp như: Nấm, măng tây, lươn xuất cho Nhật, ốc sên xuất cho Pháp... Trong công nghiệp, những sản phẩm được ưu tiên phát triển trong thời kỳ đầu là hàng dệt, quần áo may
sẵn, giày dép, đồ chơi và các sản phẩm công nghiệp nhẹ khác phù hợp với điều kiện sử dụng ít vốn mà thu hút nhiều lao động; kế tiếp là đầu tư chế biến nông sản để phát huy mạnh mẽ hơn hiệu quả của ngành nông nghiệp, đến khi có đầy đủ điều kiện về vốn thì họ tập trung vào các ngành công ngiệp tinh xảo có kỹ thuật cao... Có thề nói rằng Đài Loan thiên về phát triển các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ nhưng kỹ thuật công nghệ khá tốt và có độ linh hoạt cao trong vấn đề thích nghi với thị trường.
Singapre có diện tích khoảng 625km2 dân số 2,7 triệu người với hơn 300.000 người nước ngoài sinh sống thờng xuyên, 77% người Hoa, 15% người Mã Lai; là một nước nghèo tài nguyên, phải nhập khẩu nước ngọt từ năm 1965, không có nông nghiệp và công nghiệp đủ lớn để khởi động cho tăng trưởng, nền kinh tế chỉ nhờ vào ngàng dịch vụ. Thế nhưng sau 30 năm bằng một chiến lược tăng trưởng nhanh và bền vững, nước này đã trở thành một quốc gia, một thành phố sạch nhất thế giới và giàu có, một rừng cao ốc hiện đại, một cảng biển lớn bậc nhất thế giới với khoảng 600 con tàu lớn trong vịnh, một trung tâm công nghệ cao cấp về điện tử, lọc dầu, đóng tàu, chế tạo máy; một trung tâm tài chính lớn nhất Đông Nam Á; một trung tâm tích cực truyyền bá khoa học và công nghệ hiện đại của khu vực và là một trung tâm dịch vụ thế giới. Trên hết, đây là một trung tâm tái xuất khẩu khổng lồ. Vậy đâu là những bí quyết cho sự thành công của đất nước này? Đó chính là nhờ họ đã biết chọn cơ hội để phát triển khi Mỹ chọn đất nước này làm vị trí trọng yếu vào năm 1965. Đây là quốc gia điển hình về lợi thế về địa hình, biết tận dụng những nguồn lực về vốn ở bên ngoài và có một chính phủ mạnh. Tương tự như Singapore, Hongkong là một thương cảng để mặc doanh nhân tự làm, với diện tích khoảng 1052km2
, dân số gần 6 triệu người, dân thành thị chiếm 93%, cực kỳ hiếm tài nguyên còn khí hậu thì không thuận lợi. Nước này đã thực hiện một chiến lược phát triển kinh tế và công nghiệp hóa bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, kể cả chấp nhận loại hình công nghệ thấp, miễn
sao có tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy mà nước này trở thành một trung tâm lớn của thế giới về quần áo may sẵn và xuất khẩu sản phẩm may mặc, truing tâm số một của thế giới về xuất khẩu đồ chơi trẻ em và đồng hồ; riêng về dịch vụ, người ta gọi Hongkong là “thiên đường của khách mua hàng” vì khách du lịch đến đây chi tiêu cho khách sạn 30% còn chi tiêu mua hàng đến 55%. Mặt khác Hongkong ngày càng phát huy vai trò của một trung tâm tài chính quốc tế, không chỉ khai thác thị trường vốn phục vụ phát triển công nghiệp nội địa mà còn có ảnh hưởng đối với cả khu vực Đông Á. Trung Quốc đã thu hồi Hongkong vào năm 1997 nhưng vẫn giữ nguyên trạng thể chế kinh tế - chính trị của vùng lãnh thổ này nhằm tiếp tục lợi dụng vai trò trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế của nó làm chỗ dựa quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội toàn Trung Quốc.
Tóm lại, có thể nói rằng các nước trên đều có đặc điểm giống nhau là rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, có xuất phát điểm thấp hơn nhiều nước khác trên thế giới khi bước vào thời điểm bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa, nhưng sau 30 năm tăng trưởng cao, nhựng nước này đã trở thành những “con rồng” của Châu Á. Các nước này đạt được những kết quả nêu trên là vì họ có chiến lược phát triển kinh tế và công ngiệp hóa đúng đắn, Đó là chiến lược CNH, HĐH theo hướng mở cửa hội nhập, họ biết phát huy những lợi thế so sánh của mình về các nguồn lực nhất là lao động, đồng thời không ngừng tạo ra các nguồn lực để phát triển, trong đó ngoại thương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự thành công của quá trình CNH, HĐH ở các quốc gia này. Ngoài ra, trong các nguyên nhân ngoài việc tuân thủ các quy luật phát triển chung, kinh nghiệm của các nước đi sau còn có một kinh nghiệm quan trọng khác nữa đó là nhờ thu hút được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài dồi dào hơn, cùng với việc tiếp nhận kỹ thuật hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến của các nước công nghiệp phát triển, về vấn đề này có những điểm cần chú ý sau:
o Thứ nhất là phải tạo mọi điều kiện để nước ngoài đầu tư vào những ngành mà các nhà sản xuất trong nước không đủ sức do đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn và kỹ thuật cao, điều này sẽ tạo điều kiện để phát triển những ngành công nghiệp hướng xuất khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh trên cả những mặt hàng thâm dụng lao động và mặt hàng tinh xảo có hàm lượng kỹ thuật cao.
o Thứ hai là không đầu tư một cách dàn trãi mà chỉ đầu tư tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn hướng đến xuất khẩu nhằm tạo điều kiện để các ngành này được đầu tư đúng mức và nhanh chóng phát triển nắm được lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường thế giới.
o Ngoài ra, chính phủ cần phải khuyến khích hợp tác với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới, đầu tiên chỉ mang tính gia công lắp ráp để phục vụ nhu cầu trong nước, sau đó là xuất khẩu sang các nước lân cận.
Tóm lại, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một
tiến trình hiện hữu và khách quan, có tác động ngày càng quyết định đến sự phát triển của hầu hết các quốc gia. Việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới và mở cửa, nền kinh tế đã có tốc độ tăng trưởng khá cao, đánh dấu một bước ngoặt rất quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế hiện đại của mình. Với mức tăng trưởng kinh tế đó đã tạo điều kiện để cải thiện đáng kể mức sống của nhân dân, góp phần vào sự phát triển năng động của khu vực, mở ra khả năng thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo con đường rút ngắn. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới trong việc lựa chọn mô hình, chiến lược phát triển kinh tế là hết sức cần thiết cho chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Muốn phát triển bền vững và ổn định cần phải kết hợp chính sách phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu với sản xuất thay thế nhập khẩu, đồng thời tiến hành cải cách hành chính để nâng cao năng lực quản lý kinh tế vĩ mô của bộ máy nhà nước.
Những kinh nghiệm về phát triển ngoại thương trong điều kiện hội nhập của các nước công nghiệp mới và một số các quốc gia Đông Nam Á
khác có giá trị rất tốt cho Việt Nam và nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, có điều kiện tương đồng với Singapore, HongKong... Trong đó có những vấn đề nổi bật như:
- Trong thời kỳ đầu các nước thường áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch với những mức độ khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Sau đó nới lỏng giới hạn của các biện pháp thuế quan, đồng thời giảm dần hàng rào thuế quan cho phù hợp với quan điểm phát triển của các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực tự do mậu dịch mà nước mình tham gia.
- Áp dụng tỷ giá hối đoái, Chính phủ phải thương xuyên điều chỉnh tỷ giá hối đoái sao cho giá trị đồng nội tệ không quá cao so với đồng ngoại tệ mạnh nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
- Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ việc sử dụng hàng thâm dụng lao động, hàm lượng tài nguyên cao trong giai đoạn đầu sang các mặt hàng thâm dụng vốn và kỹ thuật, chủ yếu là hàng công nghiệp.
Chƣơng 2
NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cụ thể như sau:
Số Dân (người) 6.117.251
Lao động (triệu người - 2003) 2.407,7
Số việc làm mới 80.000
Tỉ lệ thất nghiệp 6,13%
GDP (tỉ đồng, giá 1994) 79.121
Tăng trưởng GDP 11,6%
Tổng giá trị công nghiệp (tỉ đồng, giá 1994) 102.063
Tăng trưởng 15,1%
Tổng giá trị nông nghiệp (tỉ đồng, giá 1994) 2.418,1 Tổng vốn đầu tư phát triển (tỉ đồng) 42.996 Tổng thu ngân sách nhà nước (tỉ dồng) 48.970 Tổng chi ngân sách địa phương (tỉ dồng) 15.869
Xuất khẩu (triệu USD) 9.816
Nhập khẩu (triệu USD) 5.645
Vốn FDI (triệu USD) 755,1
Số du khách nước ngoài 1.580.000
Doanh thu du lịch (tỉ đồng) 10.812
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 1998 tốc độ tăng GDP của thành phố là 9,2% thỡ đến năm 2002 tăng lên 10,2%. Phát triển
kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đó tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.
Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vựng (KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ.
Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ, năm 1997 giá trị sản xuất của thành phố đạt 65,2% của vùng (KTTĐPN), về công nghiệp chiếm 58,7% giá trị sản lượng công nghiệp vùng. Thành phố là trung tâm của vùng về công nghiệp dịch vụ. Giá trị sản lượng công nghiệp thành phố năm 2000 là 76,66 ngàn tỷ đồng, gấp 2, 2 lần Bà Rịa - Vũng Tàu, 3,7 lần Hà Nội và 4 lần Đồng Nai. Kinh tế quốc doanh vẫn giữ vị trí chi phối, đóng góp 45% GDP. Dịch vụ thương mại chiến tỷ lệ cao trong cơ cấu GDP.
Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Nếu như trong giai đoạn 1988 - 1998 thành phố có 786 dự án với tổng vốn đầu tư là 9.540,7 triệu USD thỡ cả nước có 2453 dự án với tổng số vốn là 38.856,8 triệu USD.
Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của vẫn không ngừng tăng. Thời kỳ 1986 - 1990, thu ngân sách thành phố chiếm 26,4% tổng thu ngân sách của cả nước, đến năm 1999 chiếm 36,46%.
Về mặt thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta. Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Thành phố có hệ thống chợ và siêu thị khá lớn. Trong tương lai, thành phố sẽ xây dựng một số chợ mới thuận tiện và hiện đại phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị.
Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách như năm 2002, với lượng khách quốc tế lên đến 1.433.000 người, tăng 20% so với năm 2001. Kể từ năm 1990, doanh thu du lịch của thành phố luôn chiếm từ 28% đến 35% doanh thu du lịch cả nước. éể phỏt triển du lịch, ngành du lịch thành phố đó đề ra cỏc giải phỏp phỏt triển du lịch giai đoạn 2001 - 2005.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc
Trong tương lai thành phố phát triển cỏc ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao… vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hỡnh thành cỏc hệ thống giao thụng như đường Xuyên Á, đường Đông Tây… sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.
Sau khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hoạt động ngoại thương trên địa bàn thành phố diễn ra rất sôi động, tuy vậy vẫn còn