Thị trường xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại ở thành phố Hồ Chí Mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55)

Bảng 2. Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố

(Năm trước = 100) Đơn vị tính: %

Năm 1995 2000 2001 2002

Tổng số 144,3 137,8 94,0 106,0

1. Phõn theo cấp quản lý

- Trung ương 174,0 147,6 91,3 105,8

- Địa phương 127,5 103,5 99,9 94,8

- Đầu tư nước ngoài 217,9 135,0 100,2 114,8

2. Phõn theo nhúm hàng

(không kể đầu tư nước ngoài )

- Nụng sản 105,8 82,5 91,2 146,5

- Hải sản 93,4 110,4 100,1 93,1

- Lõm sản 66,6 127,1 90,0 106,8

- Hàng cụng nghiệp 165,4 146,5 92,4 101,8

3. Phân theo nước (không kể

đầu tư nước ngoài)

- Lào 129,4 67,8 61,7 64,1 - Campuchia 46,5 152,5 176,6 41,6 - Hồng Kụng 93,2 96,2 86,8 105,2 - Singapore 132,4 146,2 90,7 83,5 - Phỏp 131,4 80,0 104,5 72,6 - Nhật 146,8 135,8 80,6 95,5 - Đài Loan 128,6 102,9 71,0 79,0 - Thỏi Lan 132,4 87,4 97,5 99,2 - Inđônêsia 682 27,9 164,8 656,0 - Hàn Quốc 97,3 99,3 86,7 102,2 - Nga 135,2 71,8 91,5 59,1 - Mỹ 121,3 111,0 - Nước khác 168,4 149,9 90,9 115,3

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh

Căn cứ vào bảng trên cho phép rút ra các nhận định cụ thể sau về thực trạng cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu trên địa bàn thành phố:

Thứ nhất là về mặt hàng nông sản xuất khẩu, đây là mặt hàng có mức

tăng trưởng không đều qua các năm chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

 Thành phố Hồ Chí Minh không có lợi thế về mặt hàng này mà chủ yếu chỉ nhờ vào vai trò trung tâm kinh tế, có điều kiện thuận lợi về giao thông nên phần lớn nông sản trong vùng phía nam đều được xuất khẩu qua đây. Nhiều doanh nghiệp đã tham gia việc huy động nông sản để xuất khẩu nhưng đa số chưa chủ động được về nguồn hàng do chưa có tác động trực tiếp vào việc cung ứng nông sản của các tỉnh, chưa có sự liên kết và đầu tư một cách đúng mức vào khu vực sản xuất nông nghiệp nơi đây, thậm chí đến lúc cần thiết phải mua hàng trôi nổi trên thị trường để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

 Thêm vào đó là tình trạng yếu kém về kỹ thuật chế biến hàng xuất khẩu, chất lượng nông sản không cao, chủ yếu xuất thô hoặc chỉ qua sơ chế nên giá cả không cao, các doanh nghiệp lại không đủ vốn để dự trữ nên để xảy ra tình trạng rớt giá vào mùa thu hoạch rộ. Mặt khác thị trường xuất khẩu nông sản không ổn định thể hiện qua tốc độ tăng của cơ cấu thị trường xuất khẩu của các nước, nhất là khối thị trường mang tính truyền thống của Việt Nam như Nga, Đông Âu…đã thị thu hẹp chủ yếu còn duy trì ở mức độ để trả nợ hay xuất khẩu nhỏ lẻ qua các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Thứ hai là về mặt hàng hải sản xuất khẩu, nếu tính theo cả nước thì

đây là mặt hàng chủ lực quan trọng thứ năm sau hàng dệt may, dầu thô, gạo và giày dép. Tuy nhiên, mặt hàng này ở Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động tham gia xuất khẩu với quy mô nhỏ, nhịp độ tăng không đáng kể . Sở dĩ có tình hình trên là do tương tự như nông sản, Thành phố Hồ Chí Minh ít trực tiếp khai thác mà chủ yếu mua lại từ các tỉnh bạn, rất bị động. Hàng hải sảnxuất khẩu chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh là hàng sơ chế đông lạnh, tuy tỷ lệ hàng chế biến có tăng nhưng chưa đáng kể. Bên cạnh đó giá hải sản các năm qua có xu hướng giảm rõ rệt đã ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu không chỉ của thành phố mà còn ảnh hưởng cả đến xuất khẩu hải sản

của cả nước. Về thị trường xuất khẩu chủ yếu của thành phố là thị trường Nhật Bản và EU, riêng thị trường Nhật Bản chủ yếu tái xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam qua các thị trường quan trọng ở nước thứ ba mà chúng ta chưa tiếp cận được.

Đối với mặt hàng lâm sản, trong thời gian qua đã có những bước tiến

đáng kể về tốc độ tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, do hạn chế về chính sách bảo vệ rừng, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn nên quy mô xuất khẩu có tăng nhưng vẫn còn nhỏ bé so với các mặt hàng khác. Mặt khác, chính sách hạn chế khai thác gỗ tròn trên của Chính phủ nên việc xuất khẩu lâm sản đã có hướng chuyển biến tốt, hướng hoạt động xuất khẩu trên địa bàn thành phố tập trung vào chế tác các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất cao cấp từ các loại gỗ trồng đã qua xử lý kỹ thuật, đây có thể nói là một hướng đi đúng đắn thể hiện sự linh hoạt và phù hợp với xu thế mới của thời đại. Chính điều này đã giúp kim ngạch xuất khẩu năm 2002 tăng gần gấp đôi so với năm 1995.

Đối với nhóm hàng công nghiệp xuất khẩu, đây là nhóm hàng chủ lực

của Thành phố. Hiện nay, nền công nghiệp Thành phố đang từng bước hình thành các ngành hàng mũi nhọn hướng về xuất khẩu như: dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, chế tạo hàng gia dụng và cả một số ngành kỹ thuật cao như: điện tử, lắp ráp ôtô, xe máy các loại... Tuy nhiên, có thể nói rằng hàng công nghiệp chưa chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Thành phố.

Về thị trường xuất khẩu, đã và đang được mở rộng về không gian và chủng loại mặt hàng xuất khẩu từ các thị trường truyền thống thuộc khối thị trường Nga, Đông Âu, Nhật... sang các thị trường lân cận như Lào, Campuchia, Thailand, Hongkong, Đài Loan... cho đến các thị trường khối ASEAN và Đông Bắc Á, EU, Mỹ... Trong đó, tuy thị trường Mỹ thành phố mới tiếp cận trong thời gian gần đây nhưng đã có một tốc độ phát triển cao

còn thị trường Nhật Bản, Nga, Pháp đang có xu hướng giảm dần, điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu của thành phố. Mặt khác, xét về cơ cấu phân cấp quản lý xuất khẩu chúng ta thấy rằng đối tượng có vốn đầu tư nước ngoài đang có tỷ lệ xuất khẩu ngày càng gia tăng, trong khi đó nhóm địa phương đang có xu hướng giảm. Còn nếu xét về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu không phân biệt đầu tư nước ngoài thì chỉ có mặt hàng nông sản xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng. Nhìn chung tính ổn dịnh trong vấn đề phát triển xuất khẩu chưa được đảm bảo, còn thiếu tính đa dạng phong phú trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu dường như chưa phát huy hết thực lực tiềm năng của thành phố, nhất là các mặt hàng có yếu tố thâm dụng kỹ thuật còn chiếm một tỷ lệ quá nhỏ trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu để rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ xem lại các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của thành phố trong thời gian trên như sau trong bảng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của thành phố:

Bảng 3. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh

ĐVT 1995 2000 2001 2002 - Gạo Tấn 746.497 749.395 906.837 1.373.974 - Cao su " 46.035 61.085 74.455 - Đậu phộng " 42.629 8.747 4.105 5.676 - Tiờu " 4.791 8.461 12.029 17.660 - Cafờ " 54.121 70.896 97.957 83.764 - Rau quả " 23.794 17.526 5.342 4.892 - Thịt đông lạnh " 1.815 - 2.992 175 - Hải sản đông lạnh " 22.723 32.472 30.617 27.959 - Hàng giày dộp 1000USD ... 236.292 232.940 193.380

- Hàng mỹ nghệ " 1.361 14.104 25.100 24.047 - Hàng may mặc " 301.464 656.842 553.240 634.334 - Hàng dệt kim " 23.442 7.334 2.771 2.183

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh

Điều này cho thấy ưu thế của các mặt hàng có yếu tố thâm dụng về lao động và tài nguyên luôn chiếm ưu thế tuyệt đối so với các ngành có yếu tố thâm dụng kỹ thuật. Tuy gạo dẫn đầu trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu nhưng đối với hai nhóm mặt hàng nông sản và thủy sản đều có tốc độ tăng rất chậm, nguyên nhân chính là do Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế nhờ vị trí trung tâm giao dịch thương mại chứ không có lợi thế về sản xuất, mà chỉ mua lại từ các vùng lân cận, lại thiếu vốn dự trữ nên rất bị động về nguồn hàng, bên cạnh đó do kỹ thuật sản xuất, chế biến, đóng gói còn kém, chất lượng sản phẩm không cao điều này đã có tác động xấu đến giá cả xuất khẩu, trong thời gian qua có xu hướng giảm dần làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố trong thời quan qua. Đối với nhóm hàng công nghiệp, đã được thành phố xác định là nhóm xuất khẩu chủ lực, đang từng bước được hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn như: dệt, may mặc, chế biến thực phẩm, công nghiệp điện tử, lắp ráp ôtô…Tuy nhiên các mặt hàng này chưa chiếm được ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

Với thực trạng như vậy, có thể nói rằng lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố chưa cao. Do vậy cần phải có chiến lược và các giải pháp thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, phải xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm xuất khẩu hàng công nghiệp mũi nhọn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm, tăng cường xúc tiến các hoạt động ngoại thương, chuẩn bị điềi kiện sẵn sàng để

nắm bắt các cơ hội khi Việt Nam gia nhập WTO. Còn riêng về tình hình nhập khẩu trên địa bàn thành phố, chúng ta hãy quan sát bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 4. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh ĐVT 1995 2000 2001 2002 - Sợi Tấn 24.776 42.286 33.794 26.585 - Nhựa " 113.539 130.621 104.133 111.813 - Xi măng " 192.267 6.140 14.287 5.421 - Phõn bún " 473.214 82.769 58.132 41.894 - Thuốc trừ sõu " 24.393 4.927 6.083 6.154 - Nhiờn liệu " 1.537.185 2.116.259 2.128.003 1.023.421 - Bột mỡ " 44.740 10516 23.972 18.805 - Vải 1000 m 5.649 853 856 - Xe mỏy Chiếc 142.195 28217 3668 1000 - Sắt thộp cỏc loại Tấn 114.257 363982 756.377 807.968

Nguồn: Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh

Điều này cho thấy ưu thế của các mặt hàng tư liệu sản xuất trong nhập khẩu, chiếm tuyệt đại bộ phận trong cơ cấu hàng nhập khẩu. Đó là một biểu hiện mang tính quy luật trong phát triển sản xuất trên địa bàn thành phố, ưu tiên nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất để phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Nhưng chúng ta thấy rằng xu thế mức nhập hóa đang giảm dần, đó chính là do chúng ta đã biết chủ động tình nguồn hàng nội chất lượng tương đương có thể thay thế hàng ngoại nhập, góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thương trường quốc tế, thực hiện tốt định hướng hàng xuất khẩu thay thế dần hàng nhập khẩu trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu nêu trên chỉ tính phần nhập khẩu chính ngạch chưa kể đến các tiểu ngạch và tình trạng hàng tiêu dùng bị nhập lậu từ Trung Quốc, Thailand vào thành phố bằng nhiều con đường khác nhau. Chỉ tính riêng Trung Quốc, hàng nhập lậu và hàng tiểu ngạch tràn vào thị trường Việt Nam chiếm tỷ lệ gần bằng 30% khối lượng hàng hóa chính

ngạch, đây là một con số đáng báo động cho việc nhập khẩu hàng hóa ở nước

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại ở thành phố Hồ Chí Mình trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)