Đến nay, cả trong nước và ngoài nước đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực bán lẻ nói chung như sau: - Về sự cần thiết của việc phát triển hệ thống thương mại bán lẻ:
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Xuân Thiên
Hà Nội - 2015
Trang 3MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình vẽ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ii
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 10
1.2.1 Khái niệm và phân loại hệ thống thương mại bán lẻ 10
1.2.2 Vai trò của hệ thống thương mại bán lẻ trong nền kinh tế 13
1.2.3 Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế 155
1.2.4 Những nhân tố tác động đến sự phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ 18
1.2.5 Khái quát về hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam hiện nay. 233
CHƯƠNG 2 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Khung phân tích 28
2.1.1 Phát triển hệ thống theo chiều rộng 28
2.1.2 Phát triển hệ thống thương mại bán lẻ theo chiều sâu 30
2.2 Phương pháp nghiên cứu 311
2.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp 322
Trang 42.2.2 Phương pháp thống kê, thu thập dữ liệu 344
2.2.3 Phương pháp so sánh 377
2.2.4 Phương pháp case study 39
2.2.5 Phương pháp phân tích SWOT 39
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 43
3.1 Khái quát thị trường bán lẻ tại Tp Hồ Chí Minh 43
3.1.1 Đặc điểm thị trường tiêu dùng của Tp Hồ chí Minh 43
3.1.2 Tình hình cạnh tranh trên thị trường bán lẻ TP Hồ Chí Minh 43
3.2 Khái quát hệ thống thương mại bán lẻ tại Tp Hồ Chí Minh 47
3.2.1 Về quy mô hệ thống thương mại bán lẻ Tp Hồ chí Minh 47
3.2.2 Về các hình thức bản lẻ 50
3.3 Phân tích tình hình phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ TP.Hồ Chí Minh 52
3.3.1 Sự gia tăng số lượng chợ và mạng lưới phân bố chợ 52
3.3.2 Sự gia tăng số lượng siêu thị, trung tâm thương mại và mạng lưới phân bố siêu thị, trung tâm thương mại 58
3.3.3 Về chất lượng hoạt động thương mại bán lẻ TP Hồ Chí Minh 63
3.4 Xu hướng mới của thương mại bán lẻ của Việt Nam ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của TPHCM 71
3.4.1 Xu hướng mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp 711 3.4.2 Bùng nổ thương mại điện tử 722 3.4.3 Kết hợp chức năng vừa là bán lẻ vừa là bán buôn 733 3.4.4 Tăng thêm các dịch vụ nhằm thỏa mãn khách hàng 733 3.4.5 Hướng về thị trường nông thôn 744 3.4.6 Sự phát triển về nhượng quyền thương mại 744 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
Trang 54.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống thương mại bán
4.1.3 Định hướng phát triển 79
4.2.1 Những cơ hội và thách thức đối với hệ thống thương mại bán lẻ TP
4.2.2 Điểm mạnh và điểm yếu của ngành thương mại bán lẻ TP Hồ Chí Minh 85
4.3 Một số giải pháp phát triển hệ thống thương mại bán lẻ tại Tp Hồ Chí
4.3.2 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 95
KẾT LUẬN 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1000
Trang 6i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
hóa và GDP của TPHCM thời kỳ 2000 –
2014
50
Trang 8iii
DANH MỤC HÌNH
Trang 91
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại thế giới (WTO), chính sự kiện gia nhập WTO đã mang lại cho Việt Nam có nhiều
cơ hội trong việc phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội
và triển vọng phát triển kinh tế xã hội thì Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt những thách thức trong việc gia nhập WTO Đây là sân chơi lớn, khi tham gia vào sân chơi đó đòi hỏi các nước phải xóa bỏ các rào cản, mở cửa tự do hóa các ngành dịch vụ trong đó có dịch vụ phân phối đặc biệt là dịch vụ phân phối bán lẻ, điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và ngoài nước
Cụ thể, ở Việt Nam, ngay khi gia nhập WTO, đã có nhiều tập đoàn bán
lẻ nước ngoài đến Việt Nam điều tra, nghiên cứu, đầu tư mở rộng phát triển thị trường như Big C, Metro cash&carry, Parkson, Lotte các tập đoàn này đều lựa chọn và tập trung đầu tư tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và Hà Nội Điều này đã đặt ra cho các nhà bán lẻ Việt Nam nhiều thách thức, phải cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường của mình Trong đó, sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp bán lẻ của thành phố Hồ Chí Minh với các doanh nghiệp nước ngoài là điều không tránh khỏi bởi Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trong những địa chỉ đầu tiên được các tập đoàn đầu tư bán lẻ nước ngoài nghiên cứu, mở rộng và đầu tư phát triển khi đến Việt Nam
Thật vậy, với những lợi thế về môi trường đầu tư, dân số đông, sức mua cao, hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và đặc biệt có các chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài khi quyết định đầu
tư đã làm cho TPHCM trở thành một thị trường đầy tiềm năng và có sức thu hút lớn mà các nhà bán lẻ nước ngoài không thể bỏ qua cơ hội đầu tư phát
Trang 102
triển Điều đó đã được chứng minh thông qua sự đổ bộ ào ạt vào TPHCM của hàng loạt đại gia bán lẻ nước ngoài trong thời gian qua và chính sự phát triển một cách nhanh chóng của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ của thành phố với các doanh nghiệp nước ngoài Vậy, đứng trước những khó khăn, thách thức và cơ hội phát triển của quá trình hội nhập kinh tế ngành thương mại thành phố Hồ Chí Minh làm thế nào để tạo điều kiện cho các nhà bán lẻ nội địa có thể phát triển vươn lên, nâng cao năng lực phân phối, cạnh tranh với các nhà doanh nghiệp thuộc hệ thống thương mại bán lẻ nước ngoài
Do đó việc lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “Phát triển Hệ thống bán lẻ của Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là hết sức
cần thiết Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: Phát triển hệ thống bán lẻ của Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế làm đề tài nghiên
cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
- Thực hiện đề tài này, nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:
1 Tại sao cần phát triển hệ thống thương mại bán lẻ nói chung và hệ thống thương mại bán lẻ của TPHCM nói riêng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế Quốc tế?
2 Thực trạng hệ thống thương mại bán lẻ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào? Nó có những điểm mạnh và điểm yếu gì? Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với hệ thống thương mại bán lẻ Thành phố Hồ Chí Minh
là gì?
3 Ngành thương mại TPHCM cần phải làm gì để có thể phát triển hệ thống thương mại bán lẻ phù hợp với bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 113
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống thương mại bán lẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến 2014 Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của TPHCM cũng như nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đang hoạt động trên lĩnh vực bán lẻ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc
tế
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của
- Kiến nghị một số biện pháp chủ yếu nhằm phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của Thành phố Hồ Chí Minh
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh bán lẻ của ngành thương mại TP Hồ Chí Minh gắn với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: hoạt động kinh doanh bán lẻ nói chung bao gồm cả kinh doanh bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (ví dụ dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ bảo hiểm bán lẻ…) Giới hạn phạm vi Luận văn này, chỉ nghiên cứu về hoạt
động thương mại bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 124
Thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2014 (là thời điểm kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO) đến nay
4 Những đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ cơ sở các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ TP HCM trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc
5 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương như sau:
Chương 1: tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển
hệ thống thương mại bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2 Khung phân tích và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2014
Chương 4: Thảo luận và kiến nghị
Trang 135
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ
SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phát triển hệ thống thương mại bán lẻ là vấn đề được cả cơ quan quản lý
vĩ mô và các doanh nghiệp, cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm Chính vì vậy, đã có một số công trình và tài liệu nghiên cứu đề cập về vấn đề này Đến nay, cả trong nước và ngoài nước đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực bán lẻ nói chung như sau:
- Về sự cần thiết của việc phát triển hệ thống thương mại bán lẻ:
+ Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy (2013) trong đề tài: phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, đã cho rằng: Việc phát triển hệ thống thương mại bán lẻ hiện nay là hết sức cần thiết, một mặt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ngày càng gia tăng của người dân, mặt khác, đẩy mạnh và gia tăng được quy mô của hệ thống thương mại bán lẻ của quốc gia
+ Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc trong bài viết: đặc trưng và định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan cho các dạng tuyến phố thương mại – dịch vụ điển hình tại khu trung tâm cũ Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng sự phát triển các tuyến phố thương mại – dịch vụ TPHCM trong đó có chợ, siêu thị, trung tâm thương mại một cách đồng bộ và đúng định hướng không chỉ tạo ra tính thẩm mỹ cho không gian kiến trúc đô thị mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai
- Về vai trò của hệ thống thương mại bán lẻ:
+ Theo nhóm tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Quốc Nghi (2012) trong bài viết Giải pháp phát triển ngành thương mại và dịch vụ để thành phố
Trang 146
Cần Thơ trở thành trung tâm động lực phát triển đồng bằng sông cửu long, đã cho rằng việc phát triển ngành TM&DV trong đó phải kể đến các ngành quan trọng như ngành bán lẻ, tài chính, giáo dục…sẽ đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế của thành phố
+ Đồng quan điểm trên, tác giả John A Dawson trong Bài viết " Lĩnh vực phân phối tại Anh Quốc (The Distribution Sector in the United Kingdom) ", tài liệu số 140 , OECD/GD (93) 174 của Ban Kinh Tế, OECD, Paris đã đánh giá cao sự đóng góp của hệ thống phân phối đối với nền kinh tế của Anh
- Về qui mô và hình thức của hệ thống thương mại bán lẻ:
+ Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (2012) trong báo cáo: kinh nghiệm quốc tế về hệ thống phân phối bán lẻ đã thể hiện: các hình thức bán lẻ
và tỷ lệ của từng hình thức trong hệ thống thương mại bán lẻ của các quốc gia
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và liên minh Châu Âu
+ Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (2012) trong bài tổng hợp phân tích: kinh nghiệm của Hàn Quốc: mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ theo cam kết WTO và phát triển ngành công nghiệp bán lẻ đã phân tích rõ: các định dạng bán lẻ, thị phần của từng loại hình bán lẻ và các nhà bán lẻ hàng đầu tại Hàn Quốc
+ Tương tự có Bài viết "A Retail – led Distribution Model (Mô hình bán
lẻ hàng đầu)" của Francis Kwong Bài viết nói về mô hình và tình hình hoạt động của một nhà bán lẻ điển hình tại Trung Quốc, đồng thời cũng cho ta biết định dạng của siêu thị tại trung quốc về diện tích và danh mục số lượng hàng hóa
- Về điều kiện phát triển hệ thống thương mại bán lẻ
+ Nhóm tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Quốc Nghi (2012) trong bài viết: Giải pháp phát triển ngành thương mại & dịch vụ để thành phố Cần
Trang 15về tác động các quy định của chính phủ đối với hoạt động trong lĩnh vực phân phối, từ đó cho thấy để phát triển hệ thống phân phối cần có phải có sự điều chỉnh của các quy định của chính phủ
+ Cùng quan điểm Dirk Pilat, trong Báo cáo "Rà soát khuôn khổ pháp
lý về dịch vụ phân phối ở Việt Nam và những khuyến nghị về sự phù hợp của các quy định chuyên ngành với cam kết WTO" của Ông Andras Lakatos và tập thể tác giả báo cáo tháng 12/2009 đã nêu rõ khuôn khổ pháp lý cho ngành phân phối ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Pháp, Bỉ và một số nước thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam, qua đó Báo cáo đã đánh giá được tác động của các quy định đối với các hoạt động của ngành phân phối tại Việt Nam và khuyến nghị những chính sách liên quan đến phân phối ở Việt Nam
- Về phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của các ngành, địa phương + Nhóm tác giả Nguyễn Thị Trâm Anh và Lương Thiện Khang Uyên (2012) trong bài viết : Hệ thống bán lẻ tỉnh Kiên Giang và giải pháp phát triển
đã đánh giá được thực trạng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ tỉnh Kiên Giang về qui mô sản xuất và cung ứng hàng hóa, hoạt động phân phối mạng lưới các kênh bán lẻ cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ cũng như các chính sách, công tác quản lý nhà nước về hệ thống thương mại bán lẻ
Trang 168
+ Bài viết "Phân tích hiện trạng thị trường hàng hóa trên địa bàn
TP.HCM" của Mã Văn Tuệ và Trần Gia Trung Đỉnh - Viện Nghiên cứu phát
triển TP.HCM : Trong bài viết có phân tích thực trạng phát triển thị trường
bán lẻ trên địa bàn TPHCM, các tác giả đã chỉ rõ tốc độ tăng bình quân tổng mức bán lẻ của ngành thương mại giữa hai giai đoạn 2001 – 2005 và giai đoạn 2006 – 2010; mức bán lẻ 2011 và dự báo về thị trường bán lẻ trong năm
2012, đồng thời các tác giả cũng đã nêu lên những điểm tích cực và những điểm hạn chế của thị trường bán lẻ TPHCM
+ Tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2011) đã nêu rõ thực trạng, cơ hội và thách thức cho hệ thống thương mại bán lẻ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong bài viết: hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
+ Bài viết "Thị trường bán lẻ Việt Nam cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển" của Nguyễn Quốc Nghi được đăng trên tạp chí phát triển và hội nhập kỳ số 3 (13) – tháng 3-4/2012: Bài viết đã mô tả thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2000 - 2010, Nhận định được thời cơ, thách thức đối với thị trường bán lẻ và đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam;
+ Hoặc Nghiên cứu "VietNam Retail Analysis (2008 – 2012)", xuất bản tháng 5/2008 bởi RNCOS, nghiên cứu đã phân tích rõ tình hình phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam, mức bán lẻ hàng tiêu dùng và nêu lên xu hướng phát triển của thị trường bán lẻ trong tương lai
- Về hệ thống phân phối của một số nước thì có một loạt bài viết:
+ Bài viết "Lĩnh vực phân phối tại Anh Quốc (The Distribution Sector in the United Kingdom)" của Ông John A Dawson, tài liệu số 140, OECD/GD (93) 174 của Ban Kinh Tế, OECD, Paris Bài viết này cung cấp một cái nhìn toàn diện về hệ thống phân phối ở Anh, nó đánh giá sự đóng góp của ngành
Trang 179
này đối với nền kinh tế và nêu lên các vấn đề chính sách công liên quan đến
hệ thống phân phối ở Anh
+ Bài viết "Phân tích hệ thống phân phối của Hoa Kỳ (An Analysis of the U.S.Distribution System)" của Roger R.Betancourt, tài liệu số 135, OECD/GD (93) 169 của Ban Kinh Tế, OECD, Paris Bài viết cho ta một cái nhìn tổng quan về hệ thống phân phối của Mỹ trong những năm 1980
+ Bài viết "Nghiên cứu hệ thống phân phối tại Nhật bản (A study of the distribution system in Japan)" của Masayoshi Maruyama, tài liệu số 136, OECD/GD (93) 170 của Ban Kinh Tế, OECD, Paris Bài viết đưa ra một cái nhìn tổng quan về cấu trúc của Hệ thống phân phối Nhật bản cũng như hiệu quả của nó đối với nền kinh tế Nhật, từ đó đề ra một số chính sách phát triển + Bài viết "The French Distribution Industry and the Openness of the French Economy (Công nghiệp phân phối của Pháp và sự mở cửa của nền kinh tế Pháp) "của Patrick A.Messerlin tài liệu số 138, OECD/GD (93) 172 của Ban Kinh Tế, OECD, Paris Bài viết đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về cấu trúc, chính sách và hoạt động của hệ thống phân phối tại Pháp trong giai đoạn 1970 – 1990
- Cuối cùng là một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nhưng được thể hiện dưới dạng khóa luận thạc sỹ và luận án tiến sỹ như:
+ Đề tài "Làn sóng đầu tư nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam và Giải pháp cho hệ thống thương mại bán lẻ nội địa" Luận văn thạc sỹ kinh tế của Bùi Thị Mai Hương đã làm rõ thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam trong những năm trước 2010
+ Đề tài "Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam" Luận văn thạc sỹ kinh tế của Phạm Thị Thu Trang đã nêu rõ những tác động tích cực và tiêu cực của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Trang 1810
+ Đề tài "Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại TPHCM giai đoạn 2011 – 2020" Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Xuân Hiệp đã khám phá các yếu tố lợi thế cạnh tranh, định vị tình trạng hiện tại của các yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị tại TPHCM, từ đó hoạch định một số giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho các siêu thị trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011-2020
Tóm lại, do những nhu cầu và mục đích khác nhau cũng như ở những mức độ và phạm vi khác nhau đã có nhiều đề tài trong nước và ngoài nước
nghiên cứu về lĩnh vực bán lẻ Nhưng nghiên cứu Phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì chưa có công trình nào đề cập đến
1.2 Cơ sở lý luận về phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1 Khái niệm và phân loại hệ thống thương mại bán lẻ
1.2.1.1 Khái niệm hệ thống thương mại bán lẻ
Cho tới thời điểm hiện tại, học viên chưa tìm thấy một khái niệm cụ thể nào về “hệ thống thương mại bán lẻ“ của các nhà kinh tế Vì vậy, dựa trên khái niệm “hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau tuân theo quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể “ [29] của Bách khoa toàn thư, học viên xin đưa ra cách hiểu về khái niệm
“hệ thống thương mại bán lẻ” như sau: Hệ thống bán lẻ là một hệ thống tập hợp các loại hình bán lẻ trong cùng một quốc gia, một địa phương, một khu vực nhằm phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng với mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
1.2.1.2 Phân loại hệ thống thương mại bán lẻ
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân loại nhiều hệ thống thương mại bán lẻ khác nhau Tuy nhiên, trên thực tế người ta dựa vào tiêu
Trang 1911
chí phương thức bán lẻ để phân loại hệ thống thương mại bán lẻ, trên cơ sở đó
có hai hệ thống thương mại bán lẻ chính đang tồn tại trên thị trường đó là: hệ
thống dịch vụ bán lẻ truyền thống và hệ thống dịch vụ bán lẻ hiện đại
* Hệ thống dịch vụ bán lẻ truyền thống
- Dịch vụ bán lẻ truyền thống: là phương thức bán lẻ hàng hóa bằng thủ
công, trong đó người mua hàng lựa chọn hàng và mua hàng dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của người bán hàng, các loại hình bán lẻ truyền thống bao gồm: + Chợ: là một loại hình bán lẻ truyền thống rất lâu đời và nó phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới Có thể hiểu đó là nơi quy tụ nhiều người bán lẻ
và người tiêu dùng để mua bán các loại hàng hóa khác nhau Hoạt động mua bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ tại một khoảng thời gian nhất định
+ Cửa hàng bán lẻ độc lập: là một loại hình bán lẻ truyền thống, nó cũng tồn tại rất phổ biến Chủ sở hữu các cửa hàng này thường là các cá nhân hay
hộ gia đình Hàng hóa tại các cửa hàng này thường là các hàng tiêu dùng, dân dụng phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày Các cửa hàng bán lẻ độc lập thường
có mặt tại các mặt phố, khu dân cư
+ Cửa hàng đại lý: Trên cơ sở hợp đồng đại lý, cửa hàng đại lý sẽ được người sản xuất hoặc người phân phối trung gian giao cho việc tiêu thụ hàng hóa và được hưởng một khoảng hoa hồng nhất định Hoạt động của các cửa hàng này thường độc lập
+ Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Người sản xuất sẽ là chủ sở hữu của Cửa hàng Đây là kênh phân phối trực tiếp của người sản xuất tới người tiêu dùng
* Hệ thống dịch vụ bán lẻ hiện đại
- Dịch vụ bán lẻ hiện đại: là phương thức bán lẻ mà hoạt động kinh doanh và quản lý được thông qua phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại, trái
Trang 2012
ngược với phương thức bán lẻ truyền thống, người mua hàng trong phương thức bán lẻ hiện đại sẽ tự lựa chọn và mua hàng mà không có sự hướng dẫn giúp đỡ từ người bán hàng, các loại hình bán lẻ hiện đại bao gồm:
+ Siêu thị: theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09
năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ công thương) thì “siêu thị” là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh;
có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản
lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng [4]
+ Trung tâm thương mại: theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày
24 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ công thương) thì “ Trung tâm thương mại ” là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý,
tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cần phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.[4]
+ Cửa hàng tiện ích: là một trong những loại hình bán lẻ hiện đại, đây là cửa hàng nhỏ, các mặt hàng kinh doanh trong cửa hàng chủ yếu là các loại mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng và lấy sự tiện lợi làm tiêu chí hoạt động của cửa hàng
+ Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Đây là một hình thức bán lẻ hiện đại mới mẻ, mô hình này xuất hiện tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ Hoạt động của mô hình này thường là ký hợp đồng
Trang 21+ Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình thức cửa hàng chuyên sâu kinh doanh một hay một nhóm hàng hóa nhất định hoặc chỉ phục vụ cho một nhóm người tiêu dùng nhất định Ví dụ: cửa hàng chỉ bán một loại hàng hóa như quần áo, giày dép… hay một nhóm sản phẩm như hàng tươi sống, hàng đông lạnh hay cửa hàng chuyên bán hàng cho trẻ em, người già…
1.2.2 Vai trò của hệ thống thương mại bán lẻ trong nền kinh tế
Hệ thống bán lẻ có những vai trò nhất định đối với người tiêu dùng, đối với doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại, đối với nền kinh tế
chủ yếu như sau:
1.2.2.1 Đối với người tiêu dùng
- Mức thụ hưởng của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao do hoạt
động bán lẻ đã cung cấp cho người tiêu dùng đúng chủng loại hàng hoá mà người tiêu dùng cần, đúng thời gian, tại một địa điểm và ở một mức giá mà họ chấp nhận
- Kích thích nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng và đẩy mạnh bán hàng do hệ thống thương mại bán lẻ có vai trò hướng dẫn tiêu dùng cho khách hàng thông qua việc tiếp xúc với nhiều chủng loại hàng hóa, tiếp xúc với nhiều phân đoạn thị trường khách hàng, hoạt động bán lẻ sẽ hướng dẫn khách hàng nên sử dụng loại hình sản phẩm dịch vụ nào thích hợp với mức sống, sở thích, nhu cầu của họ
1.2.2.2 Đối với doanh nghiệp sản xuất
Trang 2214
- Giúp cho nhà sản xuất hoàn vốn nhanh, thúc đẩy đầu tư sản xuất và
sản xuất ngày càng phát triển bởi bán lẻ là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hóa do đó nó sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường và quá trình tái sản xuất sẽ diễn ra liên tục
- Hệ thống bán lẻ là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, nó
sẽ giúp nhà sản xuất nắm bắt được nhu cầu của thị trường một cách linh hoạt, trên cơ sở đó nhà sản xuất sẽ sản xuất ra được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
- Giúp nhà sản xuất quảng bá sản phẩm một cách tiết kiệm chi phí nhất thông qua cách trưng bày hàng hóa một cách đẹp mắt hoặc trực tiếp quảng bá sản phẩm đến khách hàng
1.2.2.3 Đối với nền kinh tế
- Điều tiết hàng hóa: nó điều tiết hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, nó điều tiết hàng hóa ở tất cả các vùng miền từ thành phố, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu Hoạt động bán lẻ phát triển nó đảm bảo cung cấp hàng hóa công bằng cho mọi người dân trên khắp các vùng trên cả nước Do vậy, hoạt động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực
- Tăng cường khả năng tự điều tiết của thị trường, cùng với Nhà nước kiểm soát sự biến động của giá cả tiêu dùng và là công cụ để nhà nước điều chỉnh chỉ số giá hàng tiêu dùng phù hợp với tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Hoạt động bán lẻ phát triển tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phục vụ được nhu cầu tiêu dùng và đặc biệt là góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế
- Hoạt động bán lẻ góp phần giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản
về phân phối hàng hóa của nền kinh tế thị trường Các mâu thuẫn đó là:
Trang 23- Thúc đẩy sản xuất phát triển bởi hoạt động bán lẻ là “khâu tiêu thụ“ – một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất nên nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội Mặt khác, hoạt động bán lẻ giúp người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường mà có kế hoạch, phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường và dựa trên cơ sở đó
sẽ tăng cường thương mại hàng hoá và phát triển thị trường cho các ngành kinh tế và sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước
1.2.3 Sự cần thiết của việc phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế
Với những vai trò nêu trên, có thể nói hệ thống thương mại bán lẻ giữ
vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước Do đó sự phát triển hệ thống thương mại bán lẻ là hết sức cần thiết đặc biệt càng bức thiết hơn trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với những yêu cầu tất yếu đặt ra:
1.2.3.1 Yêu cầu của việc gia tăng quy mô và năng lực cạnh tranh của ngành bán lẻ
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, nhu cầu về nguyên liệu đầu vào của người sản xuất ngày càng gia tăng, cũng như cùng với sự gia tăng dân số nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, lúc này, luồng hàng hóa lưu chuyển trong hệ thống bán lẻ ngày càng được tăng cường cả về khối lượng và tốc độ Điều này đòi hỏi hệ thống thương mại bán lẻ cần được phát triển hoàn thiện
Trang 24Hệ thống bán lẻ kích thích thương mại phát triển và giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm chất lượng Hệ thống bán lẻ được quyền lựa chọn những sản phẩm có chất lượng cao với giá cả hợp lý, điều này tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp cùng chủng loại sản phẩm Để cạnh tranh, các nhà sản xuất, nhà cung cấp phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm như áp dụng dây chuyền công nghệ sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại, kiểm soát chi phí để tạo ra những sản phẩm phù hợp với tiêu dùng sẽ tiếp tục đẩy mạnh bán hàng nhiều hơn
Phát triển thương mại điện tử, ngoài việc đơn giản hóa các phương thức giao dịch thương mại giữa người mua và người bán, các doanh nghiệp còn có thể tiếp thị một cách chủ đích, hàng hóa được bày bán công khai, minh bạch
rõ ràng, phong phú đa dạng, người mua hàng và người bán có thể liên hệ trực tiếp với nhau trong việc tư vấn, lựa chọn hàng hóa, đặt hàng, thanh toán và giao nhận hàng hóa, từ một điểm bán hàng duy nhất hàng hóa có thể được bán
đi khắp nơi Điều này góp phần làm cho hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam từng bước phát triển theo hướng văn minh, hiện đại
1.2.3.2 Yêu cầu tất yếu của nền kinh tế hội nhập và mở cửa
Sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và tự do hóa thương mại của Việt
Nam có tác động rất lớn đến sự phát triển hệ thống bán lẻ
Trang 2517
Với môi trường đầy tiềm năng cùng chính sách hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thu hút các công ty đa quốc gia đến đầu tư tại Việt Nam, phát sinh nhu cầu về hàng hóa sẽ rất lớn, lúc này thông qua hệ thống thương mại bán lẻ, hàng hóa của các nhà sản xuất và nhà cung cấp sẽ bán được hàng và
ổn định Từ đó, nhà sản xuất và nhà cung cấp kiểm soát được lượng hàng hóa của mình dễ hơn, thuận lợi nắm bắt được thị hiếu, xu hướng của người tiêu dùng từ đó cải tiến hàng hóa phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sẽ góp phần tăng doanh số, lợi nhuận và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
Là thành viên của WTO, Việt Nam có cơ hội được tiếp cận với nguồn hàng hóa phong phú từ vô vàn nhà cung cấp, các doanh nghiệp trong nước có
cơ hội lựa chọn các sản phẩm với mức giá cạnh tranh cho các sản phẩm chất lượng, cũng như việc cắt giảm thuế nhập khẩu trên hàng hóa do doanh nghiệp bán lẻ nhập vào là một cơ hội cho nhà bán lẻ trong nước tăng tính cạnh tranh
về giá cho sản phẩm của mình, điều này đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ trở nên sôi động hơn
Mở cửa thị trường phân phối, hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam, cùng với nguồn hàng hóa sản xuất trong nước
đã tạo nguồn cung to lớn, điều này sẽ dẫn đến tồn kho, kéo dài thời gian lưu chuyển vốn, lúc này hệ thống thương mại bán lẻ sẽ là cầu nối đưa “Cung“ đến gặp “Cầu“ và giúp người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn được sản phẩm chất lượng cao giữa vô số hàng hóa phong phú, đa dạng
Hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa dịch vụ phân phối, Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà bán lẻ nước ngoài ồ ạt vào thị trường bán lẻ Việt Nam, điều này góp phần làm tăng tổng mức bán lẻ trong nước Bên cạnh đó, các đại gia bán
lẻ này có lợi thế mạnh về công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản lý hiện đại, từ đó làm thay đổi diện mạo của ngành bán lẻ, đó là sự gia tăng nhanh chóng các
Trang 26lẻ trong nước có cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý và tiếp cận được công nghệ hiện đại từ doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài
1.2.4 Những nhân tố tác động đến sự phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ
1.2.4.1 Các chính sách của Nhà nước
Tất cả các hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động dịch vụ bán lẻ nói riêng đều phải chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật của nhà nước Một
hệ thống pháp luật toàn diện, chặt chẽ là nhân tố đảm bảo cho hoạt động bán
lẻ phát triển thuận lợi và phù hợp với những cam kết mà Việt Nam đã tham gia các tổ chức quốc tế đặc biệt là tổ chức thương mại thế giới (WTO) Có thể chia các chính sách của Nhà nước thành hai nhóm chính sách:
Chính sách mở cửa,hội nhập kinh tế quốc tế
Với việc gia nhập WTO, tham gia các hiệp hội quốc tế và ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương đã tạo ra những cơ hội to lớn cho Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư cho hệ thống bán lẻ trong nước, sự xuất hiện của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài giúp cho hệ thống thương mại bán lẻ tăng nhanh về quy mô
Việc cắt giảm thuế cho hàng hóa theo các hiệp định được ký kết làm cho tập hàng hóa trong hệ thống thương mại bán lẻ được đa dạng, phong phú và chất lượng cao, kích thích được tiêu dùng phát triển, từ đó tốc độ tăng trưởng của dịch vụ bán lẻ tăng lên
Trang 2719
Yêu cầu khách quan chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đáp ứng các thông lệ quốc tế đã đảm bảo cho hệ thống thương mại bán lẻ phát triển theo hướng rõ ràng, phù hợp với các cam kết quốc tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, kích thích mở rộng sản xuất kinh doanh trong nước Chính sách hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ quy định các điều kiện để hạn chế gia nhập thị trường bán lẻ trong nước của thương nhân nước ngoài như quy định phạm vi sản phẩm mà thương nhân nước ngoài được phân phối tại Việt Nam, hạn chế thương nhân nước ngoài lập cơ sở bán lẻ thứ hai thông qua kiểm tra nhu cầu kinh tế nhằm phân bổ hợp lý các nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực bán lẻ để hệ thống thương mại bán lẻ được phát triển một cách đồng bộ và bền vững
Quan điểm và chính sách của Nhà nước đối với sự phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ
Quan điểm của Nhà nước đối với sự phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ: phát triển hệ thống thương mại bán lẻ một cách hài hòa, đa dạng hóa các kênh phân phối, các loại hình tổ chức cũng như phương thức hoạt động, thu hút được các thành phần kinh tế tham gia, phát triển đồng đều trên các địa bàn từ thành thị đến nông thôn, kết hợp bán lẻ truyền thống với hiện đại, phát triển phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, phát triển phải trong quản lý, kiểm soát đi đúng mục tiêu
Chính sách quản lý hệ thống thương mại bán lẻ của Nhà nước: có thể nói đây là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ
Chính sách Nhà nước ngăn cản việc phát triển các hệ thống bán lẻ có xu hướng triệt tiêu cạnh tranh và tạo độc quyền Hoặc chính sách phân bố lại dân
cư cũng kéo theo sự thay đổi của quy mô bán lẻ trên từng địa bàn Loại hình
Trang 2820
kinh doanh bán lẻ sẽ thay đổi khi có sự qui hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại và hệ thống thương mại bán lẻ trên các địa bàn lãnh thổ Chính sách Nhà nước thông qua các văn bản pháp luật có thể khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển mạng lưới bán lẻ cũng như hạn chế tốc độ gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài
Mặt khác, chính sách Nhà nước cũng có tác động đến hiệu quả đầu tư xây dựng và vận doanh của các cơ sở bán lẻ Điển hình như Nhà nước thông qua: Chính sách đất đai, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thương mại (thể hiện cụ thể ở địa điểm được phép mở cơ sở bán lẻ) để tác động đến việc ra quyết định đầu tư và hiệu quả đầu tư của các cơ sở dịch vụ bán lẻ; và hàng loạt các chính sách khác như Các quy định về tiêu chuẩn thiết kế của từng loại hình kinh doanh dịch vụ bán lẻ; Các quy định về xây dựng, thủ tục đầu
tư, quy mô tối đa, tối thiểu của các hạng mục, loại hình đầu tư phát triển kinh doanh bán lẻ; chính sách đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cho phát triển dịch vụ bán lẻ….tất cả sẽ tác động đến sự phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ
Ngoài ra, Nhà nước còn tác động đến hiệu quả kinh doanh của hệ thống bán lẻ thông qua các chính sách như: Chính sách sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển các loại hình bán lẻ, chính sách tài chính, tín dụng, đặc biệt là các chính sách về thuế như thuế nhập khẩu hàng hóa, thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp…; các quy định về quản lý giá, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và điều kiện kinh doanh; các quy định chính sách về cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ về kiểm tra, xử lý vi phạm có liên quan đến lĩnh vực bán lẻ…
1.2.4.2 Sự phát triển của sản xuất hàng hóa
Trang 2921
“Sản xuất hàng hóa“ là một trong những “nguồn đầu vào“ cho hệ thống thương mại bán lẻ nên sự phát triển của sản xuất hàng hóa tác động rất lớn đến sự phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ
Sự phát triển của sản xuất hàng hóa sẽ tạo ra nhiều chủng loại hàng hóa trên thị trường, điều này sẽ tạo ra nguồn cung hàng hóa dồi dào cho hệ thống thương mại bán lẻ
Sự phát triển sản xuất hàng hóa tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao, mẫu mã đẹp khi được trưng bày trong hệ thống thương mại bán lẻ sẽ giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, kích thích tiêu dùng, hệ thống thương mại bán lẻ sẽ tiêu thụ được hàng hóa, thu được lợi nhuận
Tình hình cạnh tranh càng gay gắt, buộc mỗi nhà sản xuất hàng hóa phải năng động trong sản xuất, cải tiến kỹ thuật để tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh với hàng có nguồn gốc nước ngoài, từ đó tạo nguồn hàng đầu vào ổn định cho hệ thống thương mại bán lẻ
Hệ thống bán lẻ cung cấp đầu vào cho tiêu dùng tức là tạo doanh thu cho
hệ thống thương mại bán lẻ, khi thu nhập khả dụng tăng lên kéo theo sự cần thiết phải tăng chi mua hàng hóa, vì vậy sự phát triển sản xuất hàng hóa là
điều tất yếu để thỏa mãn mọi nhu cầu tiêu dùng
1.2.4.3 Nhu cầu của thị trường tiêu dùng
Ngược lại với vai trò của “sản xuất hàng hóa“, nhu cầu thị của thị trường tiêu dùng là “nguồn đầu ra“ của hệ thống thương mại bán lẻ nên nhu cầu của thị trường tiêu dùng cũng có những tác động không nhỏ đến sự phát triển của
hệ thống thương mại bán lẻ
Phương châm bán hàng “bán những gì người mua cần không bán những gì mình có“, do đó nhu cầu của thị trường quyết định sản phẩm nào được bày bán tại hệ thống thương mại bán lẻ Chính từ nhu cầu của thị trường tiêu dùng, người bán sẽ lên kế hoạch đưa ra những sản phẩm đa dạng nhằm
Trang 3022
đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời cũng tăng tính cạnh tranh giữa các người bán với nhau Từ đó, người bán sẽ có những chiến lược lâu dài và phù hợp với thực tế
Nhu cầu của thị trường tiêu dùng tăng lên, hệ thống thương mại bán lẻ bán được nhiều hàng, tạo được doanh thu và có lợi nhuận, duy trì được sự tồn tại của hệ thống thương mại bán lẻ, có thể nói nhu cầu thị trường là một trong
những yếu tố quyết định sự thành bại của hệ thống thương mại bán lẻ
1.2.4.4 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hệ thống thương mại bán lẻ Các yếu tố của cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trình độ hiện đại của giao thông đường xá, công nghệ thông tin, chi phí vận tải bảo quản hàng hóa cũng như chi phí xây, thuê, mua mặt bằng kinh doanh đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tập thể và cá nhân tham gia vào hệ thống thương mại bán lẻ Chúng có tác động trực tiếp đến quyết định tham gia vào hệ thống thương mại bán lẻ của chủ thể kinh doanh thông qua việc lựa chọn khu vực và xác định không gian, địa điểm để thiết lập cơ sở bán lẻ của các loại hình bán lẻ Chúng còn ảnh hưởng đến chi phí đầu tư xây dựng, chi phí tạo lập mặt bằng, thiết lập hệ thống điện, nước, thông tin…
Một hệ thống giao thông thuận tiện, thông thoáng, đảm bảo cho sự vận chuyển, đi lại một cách nhanh chóng kịp thời sẽ đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông nhanh chóng, liên tục, kịp thời đến tay người tiêu dùng, điều này sẽ làm giảm chi phí vận chuyển vật liệu, thiết bị, hàng hóa, thuê nhân viên và các chi phí khác mà tất cả chi phí này đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà kinh doanh bán lẻ, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhà bán lẻ được diễn ra liên tục, đồng thời cũng làm tăng năng lực cạnh tranh của các thành phần tham gia hệ thống thương mại bán lẻ
Trang 3123
Và sự phát triển công nghệ thông tin giúp nhà bán lẻ áp dụng được những phương thức quản lý hoạt động kinh doanh hiện đại giúp giảm chi phí quản lý, mặt khác phát triển công nghệ thông tin còn giúp nhà bán lẻ đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, giảm thiểu tối đa chi
phí
1.2.4.5 Yếu tố nguồn nhân lực
Bất kỳ hệ thống kinh doanh nào bao gồm hệ thống thương mại bán lẻ cũng đều được cấu thành bởi nhiều nguồn lực như vốn, con người, cơ sở vật chất…, trong đó nguồn nhân lực giữ vai trò chủ đạo, làm chủ quá trình kinh doanh Nguồn nhân lực quyết định đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của nhà bán lẻ bởi thông qua kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ, người lao động sẽ quyết định được năng suất, chất lượng và sử dụng các yếu khác của nhà bán lẻ một cách hiệu quả nhất Nguồn nhân lực đều tham gia vào mọi quá trình hoạt động kinh doanh của từng chủ thể tham gia hệ thống thương mại bán lẻ, hệ thống sẽ không tồn tại nếu không có nhân lực Ngược lại, với nhân lực đầy đủ, có trình độ và được sử dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và nâng cao
được năng lực cạnh tranh
1.2.5 Khái quát về hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam hiện nay 1.2.5.1 Các loại hình bán lẻ truyền thống
Hiện nay, ở nước ta tồn tại các loại hình bán lẻ truyền thống phổ biến là chợ truyền thống, các cửa hàng, cửa hiệu
+Chợ truyền thống: loại hình bán lẻ có quá trình phát triển lâu đời nhất, phổ biến nhất Theo số liệu của Bộ công thương, đến cuối năm 2013, cả nước
có 8.583 chợ, tốc độ tăng bình quân đạt 1,7%/năm trong giai đoạn 2009 –
2013 Loại hình chủ yếu của chợ là kinh doanh tổng hợp, hàng hóa phong phú
đa dạng và chủ yếu phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày Cơ sở hạ tầng chợ
Trang 3224
còn kém phát triển, lực lượng kinh doanh chủ yếu là các hộ tư thương Các hộ
tư thương kinh doanh tại chợ thường có tiềm lực vốn thấp, quy mô lao động nhỏ
+Cửa hàng, cửa hiệu: tại khu vực đô thị, các cửa hàng, cửa hiệu thường tập trung buôn bán trên những dãy phố Tại các cụm, khu dân cư, các cửa hàng siêu nhỏ, lẻ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cũng rất nhiều Quy mô của các cửa hàng này nhỏ, thường sử dụng diện tích nhà để kinh doanh, sử dụng ít lao động, chủ hộ kinh doanh trực tiếp bán hàng chiếm tỷ lệ lớn
1.2.5.2 Các loại hình bán lẻ hiện đại
+Siêu thị: Trong những năm qua, siêu thị xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam, đã chiếm một phần thị phần của chợ truyền thống Theo số liệu của
Bộ Công Thương, nếu năm 2008 cả nước chỉ có 385 siêu thị thì đến năm
2013, cả nước có đến 724 siêu thị, đạt bình quân 13,5%/ năm giai đoạn
Trang 3325
Qua bảng 1.1 cho thấy, số lượng siêu thị tập trung phần lớn ở Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2013 chiếm 30,8% số siêu thị cả nước, kế đến là vùng Đồng Bằng Sông Hồng năm 2013 chiếm 23,6% số siêu thị cả nước và Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung năm 2013 chiếm 23,06% số siêu thị cả nước Đây là những vùng có nhiều đô thị lớn, dân cư thành thị tập trung cao, trình độ tiêu dùng tiên tiến nên tập trung phần lớn khách hàng tiềm năng của mạng lưới siêu thị Trong đó, thị phần của doanh nghiệp bán lẻ trong nước chiếm ưu thế với một số thương hiệu nổi bật như Co.op mart với 74 siêu thị [34], Citimart 28 siêu thị [33], Fivimart 18 siêu thị [35] , Hapromart 21 siêu thị [36], bên cạnh đó các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cũng không ngừng
mở rộng quy mô với một số thương hiệu Metro 19 siêu thị [37], Big C 30 siêu thị.[32]
+Trung tâm thương mại: Số lượng trung tâm thương mại cũng tăng nhanh chóng trong cả nước, nếu từ năm 2008 cả nước có 72 TTTM thì đến năm 2013 cả nước có 132 TTTM, đạt tốc độ bình quân 12,9%/năm trong giai đoạn 2009-2013 gần xấp xỉ tốc độ tăng của số lượng siêu thị
Bảng 1.2 Số lượng Trung tâm thương mại của Việt Nam
Trang 3426
Nguồn: Niên giám thống kê cả nước năm 2013
Qua bảng 1.2 cho thấy, số lượng TTTM tập trung phần lớn ở Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2013 chiếm 34,8% số TTTM cả nước, kế đến là Bắc Trung
Bộ và Duyên Hải Miền Trung năm 2013 chiếm 26,5% số TTTM cả nước và vùng Đồng Bằng Sông Hồng năm 2013 chiếm 25% số TTTM cả nước Mặt hàng kinh doanh trong TTTM đa số là các mặt hàng cao cấp và hướng tới các đối tượng khách hàng có thu nhập cao
+ Cửa hàng tiện lợi: Tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại tuy chưa thống
kê được số lượng chính xác cửa hàng tiện lợi, nhưng qua thu thập số liệu thông qua các phương tiện công cộng và các trang web của chính các cửa hàng tiện lợi cho thấy con số này không nhỏ ( lớn hơn 1000 cửa hàng ) và đang tiếp tục được mở rộng quy mô, có hơn 30 thương hiệu đang hoạt động kinh doanh theo chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam như Circle K, Shop &
Go, Familymart, B’smart, Ministop, B&B, Day & Night, Coop food, Satra food, New Chợ, C Express, Haprofood…Quy mô cửa hàng tiện lợi nhỏ, diện
phẩm và hàng thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày Các cửa hàng này phân bổ khắp từ ngoại thành đến nội thành
+ Cửa hàng chuyên doanh: Tại Việt Nam, cửa hàng chuyên doanh cũng thường hoạt động theo chuỗi cửa hàng, kinh doanh phổ biến nhất là các mặt hàng điện tử có các thương hiệu Điện máy Nguyễn Kim, Điện máy Trần Anh, Điện máy Chợ Lớn, kế đến là điện thoại di động có các thương hiệu Thế Giới
Di Động, Viễn Thông A, Viettel Store, FPT shops, ….bên cạnh đó có thể kể
Trang 3527
đến một số thương hiệu khác như Vinatext chuyên doanh may mặc thời trang, Fahasa chuyên doanh sách, …
Trang 3628
CHƯƠNG 2 KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 2.1 Khung phân tích
- Quy trình thực hiện nghiên cứu:
Phát triển hệ thống bán lẻ bao gồm hai nội dung quan trọng là: Phát triển hệ thống bán lẻ theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu
Phát triển theo chiều rộng là sự gia tăng về quy mô và số lượng
Phát triển theo chiều sâu là sự gia tăng về mặt chất lượng trên cơ sở quy mô và số lượng không đổi
2.1.1 Phát triển hệ thống theo chiều rộng
2.1.1.1 Về các chợ truyền thống
CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG
BÁN LẺ
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA TPHCM
THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ CỦA TPHCM TRONG THỜI GIAN TỚI
Trang 3729
Chợ là nơi tập trung nhiều tiểu thương và khách mua hàng, hàng hóa thường được bày bán ngay tại sạp Hiện nay, chủng loại hàng hóa tại chợ rất phong phú đa dạng trong khi diện tích của từng sạp rất nhỏ không đủ trưng bày nên việc mở rộng không gian diện tích để trưng bày hàng hóa là nhu cầu tất yếu của các tiểu thương Không gian, diện tích được mở rộng không chỉ tạo điều kiện cho các tiểu thương phục vụ khách hàng tốt hơn mà còn giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc lựa chọn và sử dụng hàng hóa, dịch vụ Công tác mở rộng quy mô chợ có thể theo hai hướng: mở rộng diện tích mặt bằng hoặc đầu tư xây dựng thêm các tầng của chợ Tuy nhiên việc quy hoạch mở rộng quy mô chợ là khá khó khăn do vấn đề kinh phí và do không gian xung quanh chợ bị lấp kín bởi nhà dân
Bên cạnh việc mở rộng quy mô các chợ hiện có, người ta có thể xây
dựng thêm các chợ để tăng số lượng Hệ thống chợ ở khu vực nội thành thì
khá phát triển nhưng ở khu vực ngoại thành, các vùng quê thì hệ thống chợ chưa thực sự phát triển Chúng ta có thể đầu tư xây dựng thêm các chợ tuy nhiên việc xây dựng chợ phải phù hợp với quy định hiện hành Bên cạnh đó cũng cần có những chính sách hợp lý đối với các chợ cóc, chợ tự phát gây mất trật tự, an toàn giao thông
2.1.1.2 Tăng các trung tâm thương mại, các siêu thị
Với thu nhập ngày càng được cải thiện của người dân TPHCM dẫn đến nhu cầu tiêu dùng phát sin, từ đó đặt ra yêu cầu cần phát triển hệ thống bán lẻ
hiện đại Vấn đề đầu tiên đặt ra là mở rộng quy mô các siêu thị, các trung tâm
gian bày hàng, thiếu kho dự trữ hàng, thiếu chỗ để xe…Do đó, để có thể tiến hành kinh doanh hiệu quả thì hệ thống bán lẻ này đòi hỏi phải có quy mô, diện tích mặt bằng tương đối rộng lớn Chính vì vậy nhà nước cũng như các
Trang 3830
doanh nghiệp cần có chiến lược mở rộng quy mô diện tích của hệ thống bán lẻ hiện đại này
Vấn đề thứ hai là việc tăng số lượng các trung tâm thương mại, các siêu
thị Hệ thống bán lẻ hiện đại tồn tại nhằm thỏa mãn nhu cầu nhân dân và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển Điều đó đặt ra yêu cầu xây dựng mới, tăng số lượng siêu thị, trung tâm thương mại
2.1.1.3 Đối với các cửa hàng tiện lợi
Tương tự như siêu thị, trung tâm thương mại, diện tích của hệ thống các chuỗi cửa hàng hiện đại cũng không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh
đủ các tiêu chuẩn của một hệ thống kinh doanh hiện đại
Phát triển theo chiều rộng của hệ thống này chủ yếu là việc các chủ thể kinh doanh đầu tư thêm mới các cửa hàng Như vậy số lượng các cửa hàng sẽ tăng lên và tăng khả năng đáp úng nhu cầu của nhân dân
2.1.2 Phát triển hệ thống thương mại bán lẻ theo chiều sâu
2.1.2.1 Đối với các chợ truyền thống
Do việc mở rộng quy mô diện tích và tăng số lượng các chợ có thể gặp nhiều khó khăn đặt ra yêu cầu có định hướng phát triển chợ theo chiều sâu Thực chất đây chính là việc nâng cao chất lượng của các chợ hiện có
Nội dung phát triển thứ nhất là quy hoạch lại không gian chợ Chúng ta
cần tiến hành cải tạo và tận dụng thêm những khoảng không gian trước đây chưa sử dụng đến hoặc sử dụng chưa hiệu quả để tiết kiệm diện tích Thực hiện tốt nội dung này sẽ thay đổi được bộ mặt các chợ hiện nay, biến sự rối ren ách tắc, mất vệ sinh trước đây thành nơi gọn gàng, sạch sẽ
Nội dung phát triển thứ hai thể hiện ở việc nâng cao chất lượng hàng
hóa dịch vụ trong chợ Chất lượng hàng hóa dịch vụ ảnh hưởng đến sự phát triển chợ Việc nâng cao chất lượng hàng hóa, hàng thực phẩm đảm bảo an
Trang 3931
toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tăng niềm tin nơi người tiêu dùng, giúp việc kinh doanh của các chủ thương tốt hơn từ đó tạo điều kiện phát triển hệ thống chợ
Nội dung thứ ba là nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ quản lý chợ,
cải thiện văn hóa kinh doanh tại chợ
2.1.2.2 Đối với các trung tâm thương mại, các siêu thị và các chuỗi cửa hàng hiện đại
Nội dung phát triển thứ nhất là quy hoạch phát triển, đầu tư cơ sở vật
chất kĩ thuật hiện đại
Nội dung phát triển thứ hai là nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa Cuối cùng, Trong các hệ thống bán lẻ hiện đại thì đội ngũ cán bộ quản
lý đặc biệt nhân viên bán hàng hết sức quan trọng Cần đào tạo cho các nhân
viên trong hệ thống không chỉ kiến thức về sản phẩm hàng hóa mà còn nâng cao khả năng giao tiếp
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung của nghiên cứu khoa học như phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích, so sánh và tổng hợp
Luận văn có vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Lênin, các quan điểm của Đảng, Chính phủ và các chính sách của Nhà nước đối với quản lý nhà nước về kinh tế trong kinh doanh thương mại
Mác-Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp định tính vì hệ thống thương mại bán lẻ mang tính chất vô hình, xuất hiện đa dạng nhưng không tồn tại ở một mô hình cụ thể nào cả Mặt khác, chất lượng hệ thống thương mại bán lẻ là một hàng hóa đặc biệt, không thể dữ trữ và không đồng đều, dịch vụ lại không thể tồn tại độc lập mà gắn liền với người tạo ra dịch vụ Vì vậy có nhiều yếu tố không định lượng được như chất lượng dịch
vụ, các yếu tố hiện đại và sẵn sàng của trang thiết bị, năng lực, kỹ năng, kinh
Trang 4032
nghiệm … của người cung cấp dịch vụ Các yếu tố này có vai trò, tác động lớn đến phát triển hệ thống thương mại bán lẻ nhưng không thể lượng hóa thành các chỉ số như đối với một số yếu tố khác
Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê thu thập dữ liệu, phương pháp so sánh, phương pháp case study, phương pháp phân tích SWOT.…
2.2.1 Phương pháp phân tích tổng hợp
- Mục đích sử dụng phương pháp này:
+ Phân tích các tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận
về hệ thống thương mại bán lẻ và phát triển hệ thống thương mại bán lẻ từ đó tìm ra những vấn đề mà các tài liệu và các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập đến làm cơ sở đặt vấn đề cho việc xác định câu hỏi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của luận văn
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thương mại bán lẻ, căn cứ vào các điều kiện bắt buộc để phát triển hệ thống thương mại bán lẻ từ đó xem xét khả năng để áp dụng được trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
+ Phân tích, đánh giá kết quả phát triển hệ thống thương mại bán lẻ dựa trên các số liệu tổng hợp thực hiện trong thời gian qua trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
- Các bước thực hiện phương pháp này như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu, phân tích
Luận văn thực hiện phân tích các quan điểm về hệ thống thương mại bán lẻ và phát triển hệ thống thương mại bán lẻ Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành phân tích vì sao cần phải phát triển hệ thống thương mại bán lẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ? Những cơ sở để phát triển hệ thống thương mại bán lẻ của địa phương này là gì ? Cơ hội nào để phát triển hệ thống thương mại bán
lẻ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh với nguồn lực và tiềm năng hiện có ?