1.Tính cấp thiết của đề tàiNăm 2013, nền kinh tế đất nước còn phục hồi chậm, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại, việc tái cơ cấu doanh nghiệp, phục hồi thị trường bất động sản.… hoạt động đầu tư sản xuất của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.Sức mua vẫn yếu, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất thép xây dựng, đặc biệt là một số nhà sản xuất thép mới gia nhập thị trường hoặc tranh giành thị phần đã đưa ra các mức giá thấp gây bất ổn thị trường. Bên cạnh đó, ngành thép xây dựng còn chịu sự cạnh tranh mạnh từ các nguồn thép nhập khẩu. Lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam và thị trường lân cận với số lượng lớn, giá rẻ đã tạo áp lực lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như xuất khẩu, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Kinh tế thế giới năm 2014 đang có dấu hiệu phục hồi, kinh tế xã hội nước ta đang có chuyển biến tích cực. Chính phủ cũng đã quyết định nâng trần bội chi lên 5,3% và phát hành bổ sung trái phiếu, ODA và các nguồn khác của kinh tế tư nhân sẽ là kênh dẫn vốn quan trọng tác động đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, thị trường bất động sản, phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp thép. Tuy vậy, ngành thép vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn từ trong nội bộ ngành, đó là sự mất cân đối lớn giữa năng lực sản xuất tăng cao và khả năng tiêu thụ của thị trường. Theo số liệu thống kê của hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2013, tổng công suất thép xây dựng trong nước khoảng 11 triệu tấnnăm trong khi nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng hiện nay chỉkhoảng 5 triệu tấnnăm. Hầu hết các doanh nghiệp thép xây dựng hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng khoảng 4060% năng lực sản xuất hiệu có. Điều đáng nói, trong khi sản lượng thép xây dựng dư thừa, nhưng nguyên vật liệu sản xuất thì thiếu trầm trọng. Hiện chúng ta vẫn phải nhập khẩu 70 80% sắt thép phế, 20% phôi thép, 100% điện cực, than luyện cốc… Để có thể khắc phục được những bất cập hiện tại, các doanh nghiệp trong ngành thép xây dựng phải có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc về chuỗi cung ứng, nhanh chóng xây dựng và triển khai chuỗi cung ứng, bởi lẽ trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đó chính là chìa khóa để giúp hóa giải các khó khăn cho mỗi doanh nghiệp và toàn ngành.Trên thế giới chuỗi cung ứng là một khái niệm không mới, nhưng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, chuỗi cung ứng còn khá mới mẻ, lạ lẫm. Thực tiễn cho thấy, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Muốn duy trì vị thế, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần và giảm chi phí, giành thế chủ động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải hiểu rõ về vai trò của chuỗi cung ứng và xây dựng tốt cho mình một chuỗi cung ứng.Với thị phần 15%, thép xây dựng Hòa Phát đứng thứ 2 trên thị trường thép Việt Nam. Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát là một trong những công ty dẫn đầu trong ngành thép xây dựng Việt Nam hiện nay, cũng đang gặp phải những cạnh tranh hết sức lớn từ các doanh nghiệp khác. Qua thời gian công tác tại Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát tôi nhận thấy khâu hậu cần kinh doanh tại đơn vị còn một số hạn chế ở các khâu sản xuất, lưu kho, hay dịch vụ khách hàng … Chính vì lý do đó, việc chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát” làm luận án nghiên cứu, với mong muốn tiếp tục đóng góp thêm về phương diện lý luận chuỗi cung ứng và là cơ sở tham khảo cho công ty trên phương diện thực tiễn để giúp công ty có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi toàn cầu hiện nay.
Trang 1L£ THÞ ANH
N¢NG CAO HIÖU QU¶ CHUçI CUNG øNG S¶N PHÈM THÐP CñA C¤NG TY TNHH
MTV THÐP HßA PH¸T Chuyªn ngµnh: QU¶N TRÞ KINH DOANH TH¦¥NG M¹I
Ngêi híng dÉn khoa häc:
PGS.TS §ÆNG §×NH §µO
Hµ Néi - 2014
Trang 2Đề tài: Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của công ty TNHHMTV Thép Hòa Phát
Tên học viên: Lê Thị Anh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh thương mại
Khoá: 21 Hà Nội
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Đặng Đình Đào
Ngày nộp luận văn:
Lời cam kết: “Tôi xin cam đoan bài luận văn này là công trình do chính tôinghiên cứu và soạn thảo Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã đượccông bố mà không trích dẫn nguồn gốc Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xinhoàn toàn chịu trách nhiệm.”
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện
Lê Thị Anh
Trang 3Trong quá trình làm luận văn tác giả đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình củathầy giáo GS.TS Đặng Đình Đào Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắctới thầy giáo GS.TS Đặng Đình Đào, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Việnthương mại và kinh tế quốc tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, cùng các thầy côgiáo Viện Sau đại học, Trường Đại học kinh tế quốc dân đã hướng dẫn và giúp đỡtận tình tác giả hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Qua đây, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới công ty TNHH MTVThép Hòa Phát đã giúp đỡ nhiệt tình, và cung cấp thông tin, số liệu cho tác giả hoànthành bài luận văn của mình
Do thời gian và điều kiện chuyên môn còn hạn chế nên luận văn không thểtránh khỏi những thiếu sót Chính vì vậy, tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn và góp
ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các bạn học viên để tác giả có thể hoànthiện hơn bài luận văn của mình
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện
Lê Thị Anh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 6
1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng và các yếu tố cấu thành chuỗi cung ứng sản phẩm trên thị trường 6
1.1.1.Khái niệm chuỗi cung ứng 6
1.1.2.Cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng 7
1.1.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng 14
1.1.4.Các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng 15
1.1.5.Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh 17
1.2.Hiệu quả chuỗi cung ứng và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng 20 1.2.1.Hiệu quả chuỗi cung ứng 20
1.2.2.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng 22
1.2.3.Những hoạt động nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng 27
1.3 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm nói chung và chuỗi cung ứng thép nói riêng 30
1.3.1.Các nhân tố bên trong 30
1.3.2.Các nhân tố bên ngoài 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM THÉP XÂY DỰNG CUẢ CÔNG TY TNHH MTV THÉP HÒA PHÁT HIỆN NAY 35
Trang 52.1.1.Một số đặc điểm của công ty 35
2.1.2.Cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty 39
2.1.3.Những yêu cầu trong việc nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng 41
2.2 Thực trạng hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép xây dựng Hòa Phát 43
2.2.1 Tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty 43
2.2.2.Thực trạng hiệu quả hoạt động thu mua nguyên vật liệu 46
2.2.3.Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất 49
2.2.4.Thực trạng hiệu quả quá trình phân phối sản phẩm 52
2.2.5.Thực trạng hiệu quả hoạt động vận tải 58
2.3 Phân tích hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát 60
2.3.1.Đánh giá dịch vụ khách hàng 60
2.3.2.Đánh giá hiệu quả hoạt động nội bộ 63
2.3.3.Đánh giá khả năng linh hoạt 63
2.3.4.Đánh giá hiệu quả chung của chuỗi cung ứng 64
2.4 Những kết luận đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát 65
2.4.1.Những ưu điểm 65
2.4.2.Những hạn chế còn tồn tại 66
2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH MTV THÉP HÒA PHÁT 68
3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển của ngành thép Việt Nam và những yêu cầu trong phát triển của Hòa Phát 68
3.1.1.Quan điểm phát triển 68
3.1.2.Mục tiêu phát triển 68
3.1.3.Những yêu cầu trong phát triển của Hòa Phát 69
Trang 63.2.1.Cơ hội 71
3.2.2.Thách thức 72
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát 72
3.3.1.Giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng lập kế hoạch 72
3.3.2.Giải pháp nhằm cải tiến chức năng mua hàng 73
3.3.3.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất 74
3.3.4 Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả mạng lưới phân phối 76
3.3.5.Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ khách hàng 80
3.3.6 Các giải pháp nhằm cải tiến hoạt động của chuỗi cung ứng nội bộ 81
3.4 Các kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát 84
3.4.1.Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan 84
3.4.2.Kiến nghị đối với Hiệp hội ngành thép VSA 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 7STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Trang 8Bảng 1.1 Những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng 8
Bảng 1.2 So sánh 2 chuỗi siêu thị lớn của Việt Nam: Co-opmart và BigC 17
Bảng 1.3 Bốn loại thị trường cơ bản và những cơ hội của từng thị trường 22
Bảng 1.4 Khung đo lường hiệu quả cho bốn thị trường cơ bản 27
Bảng 1.5 Hệ thống đo lường hiệu quả cấp độ hai 28
Bảng 1.6 Hệ thống đo lường hiệu quả cấp độ ba 29
Bảng 2.1 Thị phần 5 doanh nghiệp thép xây dựng đứng đầu thị trường 35
Bảng 2.2 Báo cáo nhân sự công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát năm 2014 37
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát 38
Bảng 2.4 Sản lượng sản xuất, tiêu thụ và tồn kho 43
Bảng 2.5 Doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát 44
Bảng 2.6 Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát .45
Bảng 2.7 Bảng so sánh lựa chọn nhà cung ứng 48
Bảng 2.8: Tỉ lệ phế phẩm và hàng loại 2 của Phôi 49
Bảng 2.9 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ các tháng năm 2013 51
Bảng 2.10: Tỉ lệ phế phẩm và hàng loại 2 của thành phẩm 51
Bảng 2.11 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực thị trường 58
Bảng 2.12 Sản lượng công ty thuê vận tải ngoài của công ty 60
Bảng 2.13 Một số tiêu chí đánh giá dịch vụ khách hàng trong môi trường BTS của công ty 61
Bảng 2.14 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động nội bộ 63
SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Năm tác nhân chính trong chuỗi cung ứng 9
Sơ đồ 1.2 Chuỗi cung ứng cũ và chuỗi cung ứng mới 14
Sơ đồ 2.2 Chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty 39
Sơ đồ 2.3 Chuỗi cung ứng trong quá trình sản xuất 40
Sơ đồ 2.4 Quy trình mua hàng của Phòng Vật tư 47
Sơ đồ 2.5 Cơ cấu Phòng Kinh doanh 52
Sơ đồ 2.6 Quy trình xem xét và đáp ứng yêu cầu của khách hàng 53
Sơ đồ 2.7 Mô hình kênh phân phối số 1 55
Sơ đồ 2.8 Mô hình kênh phân phối số 2 56
Trang 10L£ THÞ ANH
N¢NG CAO HIÖU QU¶ CHUçI CUNG øNG S¶N PHÈM THÐP CñA C¤NG TY TNHH
MTV THÐP HßA PH¸T Chuyªn ngµnh: QU¶N TRÞ KINH DOANH TH¦¥NG M¹I
Ngêi híng dÉn khoa häc:
PGS.TS §ÆNG §×NH §µO
Hµ Néi - 2014
Trang 11TÓM TẮT LUẬN VĂN
Kinh tế thế giới năm 2014 đang có dấu hiệu phục hồi, kinh tế xã hội nước tađang có chuyển biến tích cực Chính phủ cũng đã quyết định nâng trần bội chi lên5,3% và phát hành bổ sung trái phiếu, ODA và các nguồn khác của kinh tế tư nhân
sẽ là kênh dẫn vốn quan trọng tác động đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung, đặcbiệt trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, thị trường bất động sản, phát triểncông nghiệp, trong đó có công nghiệp thép Tuy vậy, ngành thép vẫn phải đối mặtvới những khó khăn thách thức lớn từ trong nội bộ ngành, đó là sự mất cân đối lớngiữa năng lực sản xuất tăng cao và khả năng tiêu thụ của thị trường
Để có thể khắc phục được những bất cập hiện tại, các doanh nghiệp trongngành thép xây dựng phải có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc về chuỗicung ứng, nhanh chóng xây dựng và triển khai chuỗi cung ứng, bởi lẽ trong bốicảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đó chính là chìa khóa để giúp hóa giải các khókhăn cho mỗi doanh nghiệp và toàn ngành Thực tiễn cho thấy, nhiều doanh nghiệpchưa hiểu rõ tầm quan trọng của chuỗi cung ứng trong môi trường cạnh tranh toàn cầuhiện nay Muốn duy trì vị thế, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần và giảmchi phí, giành thế chủ động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải hiểu rõ về vaitrò của chuỗi cung ứng và xây dựng tốt cho mình một chuỗi cung ứng
Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát là một trong những công ty dẫn đầutrong ngành thép xây dựng Việt Nam hiện nay, cũng đang gặp phải những cạnhtranh hết sức lớn từ các doanh nghiệp khác Qua thời gian công tác tại Công tyTNHH MTV Thép Hòa Phát tôi nhận thấy khâu hậu cần kinh doanh tại đơn vị cònmột số hạn chế ở các khâu sản xuất, lưu kho, hay dịch vụ khách hàng … Chính vì lý
do đó, việc chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của
Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát” làm luận án nghiên cứu, với mong muốn
tiếp tục đóng góp thêm về phương diện lý luận chuỗi cung ứng và là cơ sở thamkhảo cho công ty trên phương diện thực tiễn để giúp công ty có thể tồn tại và pháttriển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên phạm vi toàn cầu hiện nay
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
Ở chương này, tác giả tập trung tổng hợp và hệ thống hóa các cơ sở lý luận vềchuỗi cung ứng và hiệu quả của chuỗi cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp Trướctiên, tác giả đề cập đến các khái niệm về chuỗi cung ứng trên thế giới
Sau đó, tác giả đã hệ thống được các nội dung cơ bản của chuỗi cung ứng baogồm:
Cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng: Các doanh nghiệp tham gia trongchuỗi cung ứng bất kì đều phải đưa ra quyết định với tư cách cá nhân và tập thể liênquan đến hoạt động của mình trong năm lĩnh vực, đó là: Sản xuất, Tồn kho, Địađiểm, Vận tải, Thông tin
So sánh cấu trúc chuỗi cung ứng cũ và cấu trúc chuỗi cung ứng mới
Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở
vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng; Loại thứ hai là khách hàng của cáckhách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng; Loại thứ
ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗicung ứng Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị vàcông nghệ thông tin
Chuỗi cung ứng của công ty là phần thiết yếu trong phương pháp tiếp cận đếnthị trường mà công ty phục vụ Chuỗi cung ứng cần phải đáp ứng yêu cầu của thịtrường và đáp ứng chiến lược kinh doanh của công ty Chiến lược kinh doanh màcông ty sử dụng xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà công ty phục vụ hay sẽ phục
vụ Dựa vào nhu cầu khách hàng, chuỗi cung ứng phải thể hiện tính đáp ứng nhanh
và tính hiệu quả Cùng với mức chi phí, chuỗi cung ứng của công ty nào đáp ứngnhu cầu khách hàng càng hiệu quả thì công ty đó sẽ giành được thị phần cũng như
có lợi nhuận nhiều hơn
Để đánh giá được hiệu quả của chuỗi cung ứng, tác giả đã tham khảo mô hình
Trang 13lý thuyết SCOR, bao gồm các chỉ tiêu cơ bản đánh giá như: Hệ thống đánh giá dịch
vụ khách hàng với hai bộ hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng của công ty haychuỗi cung ứng là thiết lập để tồn kho - BTS (Build to Stock) và thiết lập theo đơnhàng - BTO (Build to Order); Hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động nội bộ với bốnthước đo hiệu quả nội bộ phổ biến là Giá trị hàng tồn kho, Vòng quay tồn kho, Tỷsuất lợi nhuận trên doanh thu, Vòng quay tiền mặt; Hệ thống đánh giá khả năngphản ứng trước biến động cầu bao gồm các tiêu chí là: Thời gian chu kỳ hoạt động,Mức gia tăng tính linh hoạt, Mức linh hoạt bên ngoài; Hệ thống đánh giá khả năngphát triển sản phẩm bao gồm các tiêu chí để đánh giá như: Số lượng sản phẩm đượcbán ra trong năm ngoái, Doanh số từ việc bán sản phẩm trong năm ngoái, Thời gian
để phát triển và phân phối một sản phẩm mới
Ngoài ra, tác giả còn nêu lên những hoạt động để nâng cao hiệu quả chuỗicung ứng Công ty cần lưu ý đến đo lường và cải thiện khả năng của mình trong 4lĩnh vực hoạt động của chuỗi cung ứng: Lập kế hoạch; Cung ứng; Sản xuất; Phânphối Hiệu quả thực hiện các hoạt động này thể hiện qua các vấn đề như tỉ lệ hoànthành đơn hàng, giao hàng đúng hạn, vòng quay tồn kho, và vòng quay tiền mặt.Công ty cần thu thập dữ liệu về các hoạt động của mình trong 4 lĩnh vực này đồngthời giám sát hiệu quả đạt được
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM THÉP XÂY DỰNG CUẢ CÔNG TY TNHH
MTV THÉP HÒA PHÁT HIỆN NAY
Sản xuất thép là mảng sản xuất kinh doanh có đóng góp lớn nhất vào tổngdoanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Năm 2013 là một bước tiến mới củamảng thép Hòa Phát với việc Giai đoạn 2 Khu liên hợp Gang thép Hòa Phátchính thức đi vào hoạt động vào tháng 10, nâng công suất của Khu liên hợp lên850.000 tấn/năm Như vậy kể từ năm 2014, tổng công suất thép xây dựng toànTập đoàn lên 1.150.000 tấn/năm Thị phần thép xây dựng của Hòa Phát tiếp tụckhẳng định vị thế của mình, từ năm 2011, Hòa Phát luôn là một trong ba doanh
Trang 14nghiệp chiếm thị phần hàng đầu trong mảng thép xây dựng Việt Nam
Tác giả đã mô tả chuỗi cung ứng sản phẩm thép xây dựng của Công ty TNHHMTV Thép Hòa Phát và nêu lên những yêu cầu trong việc nâng cao hiệu quả chuỗicung ứng: Yêu cầu về doanh số, Yêu cầu về sản xuất, Giảm thời gian trong việc đặthàng, mua hàng, Giảm tồn kho thành phẩm, Giảm chi phí
Tác giả đã nêu lên thực trạng hiệu quả của chuỗi cung ứng sản phẩm thép xâydựng của công ty thông qua thực trạng hiệu quả ở các hoạt động
Hoạt động thu mua nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chính để cán thép củacông ty được chia thành hai loại: Phế liệu, thép phế để đúc phôi, Phôi đã đúc sẵn.nguồn nguyên vật liệu của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài Đây là mộtđiểm bất lợi cho công ty trong việc tự chủ về sản xuất, có ảnh hưởng trực tiếp đếnchuỗi cung ứng Hoạt động thu mua này do Phòng Vật tư phụ trách, dựa trên yêucầu của Phòng Kinh doanh
Hoạt động sản xuất: Phòng Kinh doanh đảm nhiệm việc lập kế hoạch sản xuấtcho hai nhà máy Phòng Kinh doanh và Phòng Vật tư kết hợp với giám đốc hai nhàmáy điều phối hoạt động sản xuất Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm của 2 nhà máychịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra hệ thống sản xuất, chất lượng sản phẩm.Hoạt động phân phối sản phẩm: do phòng Kinh doanh của phụ trách Công typhân phối sản phẩm qua hệ thống các đại lý Hệ thống phân phối được chia làm 2kênh, kênh phân phối hàng dự án và kênh phân phối hàng dân dụng
Hoạt động vận tải: Công ty thuê ngoài trong vận chuyển vì hiện nay các công tyvận tải khá nhiều, và chi phí để tạo một đội ngũ xe vận chuyển riêng là khá tốn kém.Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng đã đưa ra ở Chương 1 là:Đánh giá dịch vụ khách hàng, Đánh giá hiệu quả hoạt động nội bộ, Đánh giá khả nănglinh hoạt, tác giả đã đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty và đưa ra những kếtluận về ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những nhược điểm còn tồn tại ấy
- Nguồn nhân lực am hiểu về chuỗi cung ứng của công ty là tương đối ít, kể cảnhân sự cấp quản lý cấp cao của công ty chỉ có một vài người am hiểu đôi chút vềchuỗi cung ứng Do đó, việc tổ chức, xây dựng chuỗi cung ứng còn hạn chế nên
Trang 15công tác dự báo chưa được quan tâm.
- Chiến lược chuỗi cung ứng chưa được hoạch định rõ ràng: như chúng ta đãbiết, chiến lược chuỗi cung ứng chịu ảnh hưởng bởi chiến lược kinh doanh Trongkhi chiến lược kinh doanh chưa phù hợp thì kéo theo chiến lược chuỗi cung ứngcũng chưa phù hợp
- Các hoạt động trong chuỗi cung ứng hoạt động rời rạc, chưa có mối liên kếtchặt chẽ nhằm làm cho chuỗi cung ứng hoạt động một cách hiệu quả
- Việc quản lý hoạt động quản lý đơn hàng còn nhiều hạn chế do yếu tố trình
độ quản lý và sự am hiểu quản lý chuỗi cung ứng của bộ phận còn hạn chế
- Công ty chưa khảo sát thật kỹ về môi trường bên trong, môi trường bên ngoài
để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức một cách đầy đủ, vì thếcông ty chưa xây dựng chiến lược cho phù hợp với tình hình thực tế
Từ những nguyên nhân trên, tác giả sẽ nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp
để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty ở chương sau
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM THÉP CỦA CÔNG TY TNHH
MTV THÉP HÒA PHÁT
Ở chương này, nhằm tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗicung ứng của công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát, tác giả đã tìm hiểu về quanđiểm và mục tiêu ngành thép Việt Nam và những yêu cầu trong phát triển của HòaPhát Dựa trên cơ sở việc phân tích thực trạng hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩmthép xây dựng kết hợp với những định hướng phát triển của tập đoàn Hòa Phát đểđưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của sảnphẩm thép xây dựng Hòa Phát
Giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng lập kế hoạch: Cần sự phối hợp chặt chẽgiữa Phòng Vật tư và Phòng kinh doanh trong công tác tiếp nhận dự báo và tự dựbáo Công ty dùng kết hợp cả hai phương thức dự báo là dự báo theo mô hình chuỗi
Trang 16thời gian và mô hình nhân quả Phòng Vật tư cần phối hợp chặt chẽ với phòng kinhdoanh để theo dõi xu hướng giá cả thành phẩm trên thị trường, đây chính là yếu tốchính để có thể ép giá nhà cung cấp nguyên vật liệu.
Giải pháp nhằm cải tiến chức năng mua hàng: Hoạt động mua hàng cũng cần
đa dạng hóa nhà cung cấp nhằm giảm thiểu rủi ro Bộ phận mua hàng cần tìm kiếm
và đánh giá nhà cung cấp để chọn các nhà cung cấp có năng lực đáp ứng nhu cầucho công ty đảm bảo giao hàng đúng hạn nhằm giảm thiểu lượng tồn kho an toàn.Xây dựng các chính sách phát triển các nhà cung cấp là điều cần thiết
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất: Công ty cần quan tâmtrong việc phải phân loại các chiến lược sản xuất sao cho phù hợp với chiến lượcchuỗi cung ứng như phân loại các mặt hàng nào, thời gian nào thì sản xuất theochiến lược “sản xuất để dự trữ”, mặt hàng nào, thời gian nào thì sản xuất theo chiếnlược “sản xuất theo đơn hàng”
Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả mạng lưới phân phối: Mở rộngmạng lưới phân phối ở khu vực miền Trung và miền Nam; Hình thành bộ phậnMarketing chuyên trách nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và dự báo thị trường;Quản lý mối quan hệ khách hàng
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ khách hàng: Công ty cần tuyểnthêm nhân viên cho Phòng kinh doanh, cho các nhân viên Phòng kinh doanh thamgia các lớp đào tạo về dịch vụ khách hàng; yêu cầu các bộ phận có liên quan đếnviệc xuất hàng nắm rõ quy trình, quy chế xuất hàng cho khách Sắp xếp hàng và khobãi một cách khoa học Quản lý tốt hàng trả về
Các giải pháp nhằm cải tiến hoạt động của chuỗi cung ứng nội bộ: Kết nối các
bộ phận trong Chuỗi; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị chuỗi cung ứng;Đào tạo nhân lực và tổ chức quản lý ở công ty
Cuối cùng, tác giả đã đưa ra những kiến nghị Chính phủ và các cơ quan hữu quan
Trang 17L£ THÞ ANH
N¢NG CAO HIÖU QU¶ CHUçI CUNG øNG S¶N PHÈM THÐP CñA C¤NG TY TNHH
MTV THÐP HßA PH¸T Chuyªn ngµnh: QU¶N TRÞ KINH DOANH TH¦¥NG M¹I
Ngêi híng dÉn khoa häc:
PGS.TS §ÆNG §×NH §µO
Hµ Néi - 2014
Trang 18MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2013, nền kinh tế đất nước còn phục hồi chậm, kinh tế vĩ mô chưa vững chắc,lạm phát vẫn có nguy cơ tăng trở lại, việc tái cơ cấu doanh nghiệp, phục hồi thị trườngbất động sản.… hoạt động đầu tư sản xuất của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn
Sức mua vẫn yếu, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng, cạnh tranh gaygắt giữa các nhà sản xuất thép xây dựng, đặc biệt là một số nhà sản xuất thép mớigia nhập thị trường hoặc tranh giành thị phần đã đưa ra các mức giá thấp gây bất ổnthị trường Bên cạnh đó, ngành thép xây dựng còn chịu sự cạnh tranh mạnh từ cácnguồn thép nhập khẩu Lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam và thịtrường lân cận với số lượng lớn, giá rẻ đã tạo áp lực lớn đối với các doanh nghiệpsản xuất thép trong nước, ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm trong nước cũngnhư xuất khẩu, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Kinh tế thế giới năm 2014 đang có dấu hiệu phục hồi, kinh tế xã hội nước tađang có chuyển biến tích cực Chính phủ cũng đã quyết định nâng trần bội chi lên5,3% và phát hành bổ sung trái phiếu, ODA và các nguồn khác của kinh tế tư nhân
sẽ là kênh dẫn vốn quan trọng tác động đến sự tăng trưởng kinh tế nói chung, đặcbiệt trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, thị trường bất động sản, phát triểncông nghiệp, trong đó có công nghiệp thép
Tuy vậy, ngành thép vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn từtrong nội bộ ngành, đó là sự mất cân đối lớn giữa năng lực sản xuất tăng cao và khảnăng tiêu thụ của thị trường Theo số liệu thống kê của hiệp hội Thép Việt Nam,năm 2013, tổng công suất thép xây dựng trong nước khoảng 11 triệu tấn/năm trongkhi nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng hiện nay chỉkhoảng 5 triệu tấn/năm Hầu hết cácdoanh nghiệp thép xây dựng hiện nay chỉ hoạt động cầm chừng khoảng 40-60%năng lực sản xuất hiệu có Điều đáng nói, trong khi sản lượng thép xây dựng dưthừa, nhưng nguyên vật liệu sản xuất thì thiếu trầm trọng Hiện chúng ta vẫn phảinhập khẩu 70 - 80% sắt thép phế, 20% phôi thép, 100% điện cực, than luyện cốc…
Trang 19Để có thể khắc phục được những bất cập hiện tại, các doanh nghiệp trongngành thép xây dựng phải có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc về chuỗicung ứng, nhanh chóng xây dựng và triển khai chuỗi cung ứng, bởi lẽ trong bốicảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đó chính là chìa khóa để giúp hóa giải các khókhăn cho mỗi doanh nghiệp và toàn ngành.
Trên thế giới chuỗi cung ứng là một khái niệm không mới, nhưng đối với cácdoanh nghiệp Việt Nam nói chung, chuỗi cung ứng còn khá mới mẻ, lạ lẫm Thựctiễn cho thấy, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chuỗi cung ứngtrong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay Muốn duy trì vị thế, nâng cao khảnăng cạnh tranh, mở rộng thị phần và giảm chi phí, giành thế chủ động sản xuấtkinh doanh, doanh nghiệp buộc phải hiểu rõ về vai trò của chuỗi cung ứng và xâydựng tốt cho mình một chuỗi cung ứng
Với thị phần 15%, thép xây dựng Hòa Phát đứng thứ 2 trên thị trường thépViệt Nam Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát là một trong những công ty dẫnđầu trong ngành thép xây dựng Việt Nam hiện nay, cũng đang gặp phải những cạnhtranh hết sức lớn từ các doanh nghiệp khác Qua thời gian công tác tại Công tyTNHH MTV Thép Hòa Phát tôi nhận thấy khâu hậu cần kinh doanh tại đơn vị cònmột số hạn chế ở các khâu sản xuất, lưu kho, hay dịch vụ khách hàng …
Chính vì lý do đó, việc chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng
sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát” làm luận án nghiên
cứu, với mong muốn tiếp tục đóng góp thêm về phương diện lý luận chuỗi cungứng và là cơ sở tham khảo cho công ty trên phương diện thực tiễn để giúp công
ty có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trênphạm vi toàn cầu hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận văn là đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗicung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát, thông qua đónâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép Hòa Phát trên thị trường trongnước và quốc tế
Trang 20Từ mục tiêu tổng quát trên, cần đi sâu vào các mục tiêu cụ thể sau:
- Luận giải cơ sở lý luận thực tiễn về chuỗi cung ứng và hiệu quả chuỗi cungứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát
- Nhận thức các yếu tố ngoại suy, nội suy ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng
- Phân tích, đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứngsản phẩm thép của Công tyTNHH MTV Thép Hòa Phát
- Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứngsản phẩm thép của Công tyTNHH MTV Thép Hòa Phát
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:Chuỗi cung ứng và hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm
thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: từ năm 2011 trở lại đây
- Không gian: tại các bộ phận thuộc chuỗi cung ứng sản phẩm của công tyTNHH MTV Thép Hòa Phát
4 Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí thuyết sử dụng để phân tích thực tiễn: Phương pháp thống kê, lậpbảng biểu so sánh, phân tích tổng hợp, suy luận diễn dịch quy nạp trên quan niệmduy vật biện chứng Áp dụng mô hình chuỗi cung ứng SCOR
- Các nguồn dữ liệu: Các số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu, báocáo đã được công bố như: báo cáo tài chính của công ty, các bảng biểu của các tổ chứcthống kê (Hiệp hội Thép, VCCI …).Các số liệu sẽ được ghi rõ nguồn trích dẫn
5 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay có một số luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về lĩnh vực chuỗi cung ứng:
- Đề tài “Ứng dụng một số mô hình lý thuyết chuỗi cung ứng trong việc cải
tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng công ty KODA”, tác giả Nguyễn Thị
Hồng Đăng, thực hiện năm 2006 tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Đềtài nghiên cứu về một số mô hình lý thuyết chuỗi cung ứng như: mô hình SCOR,
Trang 21mô hình David Talyor, mô hình phiếu ghi điểm cân bằng BSC … và ứng dụngnhững mô hình này để đánh giá hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng của công tyKODA Qua đó, đề xuất những kiến nghị nhằm cải tiến hiệu suất hoạt động củachuỗi cung ứng đó.
- Đề tài “Quản trị chuỗi cung ứng xi măng tại công ty cổ phần Petec Bình
Định”, tác giả Lê Thu Hòa Hậu thực hiện năm 2012 tại Đại học Đà Nẵng Đề tài sử
dụng mô hình SCOR để phân tích và đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứngcủa công ty cổ phần Petec Bình Định Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoànthiện quản trị chuỗi cung ứng đó
Và có nhiều luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về ngành thép, như:
- Đề tài “Hoàn thiện quản trị tiêu thụ sản phẩm ở công ty ống thép xây
dựng Nghệ An”, tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng thực hiện năm 2004 tại Đại học
Kinh tế quốc dân
- Đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thép xây
dựng của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty thép Việt Nam”, tác giả Phan
Hồng Hải thực hiện năm 2005 tại Đại học Kinh tế quốc dân
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về chuỗi cung ứng sản phẩm thép.Chính vì vậy, đây là đề tài mới, chuyên sâu, không trùng lặp với các tài liệu, côngtrình nghiên cứu trước đó
6 Những đóng góp của luận văn
Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về chuỗi cung ứng và hiệu quả chuỗicung ứng sản phẩm của một doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực thép xâydựng nói riêng
Phân tích thực trạng hiệu quả chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH MTV ThépHòa Phát qua đó làm rõ những việc đã làm được, những vấn đề còn hạn chế, cũngnhư những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại đó
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng hàng hoá tạiCông ty TNHH MTV Thép Hòa Phát
Trang 227 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình bàyqua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hiệu quả của chuỗi cung ứng
sản phẩm của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép xây dựng của
Công ty TNHH MTV thép Hòa Phát hiện nay
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của
Công ty TNHH MTV thép Hòa Phát
Trang 231.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào,các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải thamgia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó Bởilẽ,khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộcphải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết
kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảoquản sản phẩm hoàn thành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặckhách hàng cuối cùng vì thực tế là có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sảnphẩm của họ được sử dụng như thế nào trọng việc tạo ra sản phẩm cuối cùng chokhách hàng Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sảnphẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn
đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của
nó Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông
và vận tải đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹthuật để quản lý nó
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theonhiều hướng tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ "chuỗicung ứng"
Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010): “Chuỗi cung ứng bao gồm mọihoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoànchỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng.”
Trang 24Theo Lambert, Stock và Ellram (Lambert, Douglas M., James R.Stock và LisaM.Ellram, 1998, Những nguyên tắc cơ bản của Quản trị Logistics, Boston, MA: Irwin/McGraw-Hill, Chương 14), “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu tráchnhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường.”
Như vậy, theo các định nghĩa trên, về cơ bản một chuỗi cung ứng bao gồmmộthành trình liên kết giữa các nhân tố trong đó có ba hoạt động cơ bản nhất, gồm:
- Cung cấp: tập trung vào các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào?
Mua từ đâuvà khi nào nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả quátrình sản xuất
- Sản xuất: là quá trình chuyển đổi các nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng.
- Phân phối: là quá trình đảm bảo các sản phẩm sẽ được phân phối đến khách
hàngcuối cùng thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ một cách kịp thời vàhiệu quả
Trên cơ sở nghiên cứu một số khái niệm về chuỗi cung ứng, có thể kết luậnrằngchuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ muanguyên liệu,sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng Nóicách khác, chuỗicung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệuthô cho tới khi tạo thànhsản phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêudùng nhằm đạt được hai mục tiêucơ bản, đó là: tạo mối liên kết với nhà cung cấpcủa các nhà cung ứng và khách hàng củakhách hàng vì họ có tác động đến kết quả
và hiệu quả của chuỗi cung ứng; hữu hiệu và hiệuquả trên toàn hệ thống
1.1.2 Cách thức hoạt động của chuỗi cung ứng
Mỗi chuỗi cung ứng gồm một tập hợp đơn nhất các yêu cầu của thị trườngcũng như những thách thức gặp phải trong quá trình điều hành, tuy nhiên, trong mọitrường hợp, vấn đề phát sinh lại hoàn toàn giống nhau Các doanh nghiệp tham giatrong chuỗi cung ứng bất kì đều phải đưa ra quyết định với tư cách cá nhân và tậpthể liên quan đến hoạt động của mình trong năm lĩnh vực
Trang 25Bảng 1.1 Những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng
Lĩnh vực Các quyết định liên quan Hoạt động liên quan
1.Sản xuất -Thị trường cần có sản phẩm gì?
-Sản phẩm được sản xuất khi nào
và số lượng bao nhiêu?
-Lập lịch trình sản xuất và lịch trìnhnày phải phù hợp với khả năng sảnxuất của nhà máy
-Cân đối trong xử lý công việc-Kiểm soát chất lượng
-Bảo trì thiết bị
2.Tồn kho -Hàng tồn kho nào sẽ được tồn trữ
ở mỗi giai đoạn trong chuỗi cungứng?
-Mức tồn kho là bao nhiêu chonguyên vật liệu, bán thành phẩm vàthành phẩm?
-Xác định mức độ tồn kho, điểm táiđặt hàng tốt nhất
Chống lại sự không chắc chắn củachuỗi cung ứng
3.Địa điểm -Nơi nào có điều kiện thuận lợi
trong sản xuất, tồn trữ hàng hóa?
-Nơi nào có hiệu quả nhất về chiphí trong việc sản xuất và tồn trữhàng hóa?
-Nên sử dụng những điều kiệnthuận lợi sẵn có hay tạo ra điều kiệnthuận lợi mới?
Khi các quyết định này được thựchiện tức là chúng ta đã xác định mộthướng đi hợp lý để đưa hàng hóađến tay người tiêu dùng thông qua
hệ thống kênh phân phối
4.Vận tải -Hàng tồn kho được vận chuyển từ
nơi cung ứng này đến nơi khácbằng cách nào?
-Khi nào thì sử dụng loại phươngtiện vận chuyển nào là tốt nhất?
So sánh chi phí vận chuyển: vậnchuyển bằng đường hàng không haybằng xe tải thì nhanh và đáng tincậy hơn nhưng chi phí đắt Vậnchuyển bằng đường biển hay xe lửa
có chi phí thấp hơn nhưng thời gianvận chuyển lâu và không đáng tincậy
Dự trữ hàng tồn kho ở mức cao hơn
để bù đắp cho sự không đáng tincậy trong vận tải
5.Thông tin -Nên thu thập dữ liệu gì và chia sẻ
bao nhiêu thông tin?
-Nắm bắt thông tin kịp thời chínhxác tạo ra khả năng kết hợp vàquyết định tốt hơn
Với thông tin tốt, con người có thểquyết định hiệu quả về việc sảnxuất cái gì, bao nhiêu, hàng tồn khođặt ở đâu và vận chuyển tốt nhấtbằng phương tiện nào?
Nguồn: Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng (Micheal Hugos)
Trang 26Sơ đồ 1.1 Năm tác nhân chính trong chuỗi cung ứng
Nguồn: Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng (Micheal Hugos)
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi có sự hiểu biết về mỗi tácnhân thúc đẩy và cách thức hoạt động của nó Mỗi tác nhân thúc đẩy có khả năng ảnhhưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng và tạo ra năng lực nào đó Bước tiếp theo là mởrộng sự đánh giá kết quả đạt được do nhiều sự kết hợp khác nhau của các trục điềukhiển này Sau đây là các tác nhân thúc đẩy và cách thức hoạt động củacác tác nhânnày trong chuỗi cung ứng
1.1.2.1 Sản xuất
Vấn đề cơ bản mà các nhà quản lý đưa ra quyết định sản xuất là làm cách nào
để cân bằng tối đa giữa các khả năng phản ứng linh hoạt và hiệu quả sản xuất Các nhà máy sản xuất được xây dựng nhằm phục vụ một trong hai mục đích:
- Tập trung vào sản phẩm: nhằm chuyên biệt hóa một dòng sản phẩm nhấtđịnh với chi phí dành riêng cho việc phát triển những tính năng nhất định
- Tập trung vào chức năng: nhằm chuyên biệt hóa một chức năng cụ thể thay
vì chú tâm vào một sản phẩm nhất định
Các doanh nghiệp cần quyết định xem đường lối hoặc phương thức kết hợpnào trong hai hướng đi này sẽ mang lại cho mình năng lực cũng như sự thành thạocần thiết để hoàn toàn chủ động trước yêu cầu của khách hàng
Công ty sản xuất thép xây dựng cần quyết định xem đường lối hoặc phương
Trang 27thức kết hợp nào trong hai hướng đi này (cần xác định sản xuất đặc chủng từngchủng loại: thép cây hay thép cuộn, thép dân dụng hay thép công trình, hay có thểsản xuất đa dạng mác thép) để phù hợp với nhu cầu của thị trường và khả năng sảnxuất của công ty về dây chuyền sản xuất cũng như lượng phôi thép tồn kho Mỗichủng loại sản phẩm sản xuất bao nhiêu để đáp ứng đủ nhu cầu của đơn hàng bìnhthường và những đơn hàng có yêu cầu đặc biệt về mác thép, đường kính, chiều dài.
1.1.2.2 Hàng hóa lưu kho
Mục đích cơ bản của việc lưu trữ hàng tồn kho là nhằm đề phòng những biến độngbất thường có thể xảy ra trong chuỗi cung ứng Tuy nhiên, phải xác định được mức độ
dự trữ hàng tối ưu và thời điểm đặt hàng mới, vì chi phí cho việc lưu kho khá tốn kém
Có ba quyết định cơ bản liên quan đến việc sản xuất và lưu kho hàng hóa:
- Lưu kho theo chu kỳ (hay còn gọi là dự trữ thường xuyên): Là khối lượng hànghóa lưu trữ cần để đáp ứng nhu cầu sản phẩm giữa các lần mua hàng Nếu có thể dự đoánnhư cầu tiêu dùng với độ chính xác cao thì cách thức lưu kho này là lựa chọn tối ưu
- Lưu kho chú trọng độ an toàn (hay còn gọi là dự trữ bảo hiểm): Hàng hóa lưukho được xem là là bùa hộ mệnh chống lại tình trạng bất ổn Vì việc dự báo nhu cầuluôn có sai số, nên để bù đắp việc không chắc chắn này ở mức cao hay thấp hơnbằng cách tồn trữ hàng khi nhu cầu đột biến so với dự báo
- Lưu kho theo mùa (hay còn gọi là dự trữ thời vụ): Là tồn trữ xây dựng dựa trên
cơ sở dự báo Tồn kho sẽ tăng theo nhu cầu và nhu cầu này thường xuất hiện vài lầntrong năm Một lựa chọn khác với tồn trữ theo mùa là hướng đến đầu tư khu vực sảnxuất linh hoạt có thể nhanh chóng thay đổi tỷ lệ sản xuất các sản phẩm khác nhaunhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng Trong trường hợp này, vấn đề cần chính là sự đánhđổi giữa chi phí tồn trữ theo mùa và chi phí để có được khu vực sản xuất linh hoạt.Công ty phải lên kế hoạch về lượng hàng tồn kho vừa đảm bảo tối thiểu lượngtồn kho để tối thiểu chi phí lưu kho và do điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam,thép xây dựng rất dễ bị gỉ sét, làm ảnh hưởng đến mỹ quan sản phẩm; nhưng vẫnđảm bảo đa dạng chủng loại tồn kho trong trường hợp có đơn hàng đột xuất
1.1.2.3 Địa điểm
Trang 28Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận củachuỗi cung ứng Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả.Các quyết định sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để đạt được hiệu quả
và tính kinh tế nhờ qui mô Các quyết định sẽ giảm tập trung vào các hoạt động ởcác khu vực gần khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng kịp thời hơn.Quyết định về địa điểm được xem như là một quyết định chiến lược vì ảnhhưởng lớn đến tài chính trong kế hoạch dài hạn Khi quyết định về địa điểm, nhàquản lý cần xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan đến như chi phí phòng ban, laođộng, kỹ năng cần có trong sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và gần với nhàcung cấp hay người tiêu dùng
Quyết định địa điểm có tác động mạnh đến chi phí và đặc tính hoạt động củachuỗi cung ứng Quyết định địa điểm phản ánh chiến lược cơ bản của một công ty
về việc xây dựng và phân phối sản phẩm đến thị trường Khi định được địa điểm, sốlượng và kích cỡ thì chúng ta xác định được số lượng kênh phân phối sản phẩmđến người tiêu dùng cuối cùng
Các nhà máy sản xuất thép thường được xây dựng trong các khu công nghiệp lớn, gầncác nguồn nguyên liệu, thuận tiện về giao thông: gần các trục đường lớn (xe vận tải nguyênvật liệu và vận tải thép đều là các xe có trọng tải lớn), gần cầu cảng đường sông, đường biển
để thuận lợi cho việc vận tải với số lượng lớn bằng xà lan, tàu biển
1.1.2.4 Vận tải
Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm vàthành phẩm trong chuỗi cung ứng Việc cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tínhhiệu quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải Chi phí vận tải có thể bằng1/3 chi phí vận hành của chuỗi cung ứng nên quyết định chọn lựa là rất quan trọng
Có 6 phương thức vận tải mà công ty có thể lựa chọn:
- Tàu thủy: rất có hiệu quả về chi phí nhưng là hình thức vận chuyển chậmnhất Nó giới hạn sử dụng các địa điểm phù hợp với tàu thuyền đi lại như sông,biển, kênh đào
- Xe lửa: cũng rất có hiệu quả về chi phí nhưng chậm Nó cũng giới hạn sử
Trang 29dụng giữa những nơi có lưu thông xe lửa
- Xe tải: là hình thức vận chuyển tương đối nhanh và rất linh hoạt Xe tải hầunhư có thể đến mọi nơi Chi phí của hình thức này dễ biến động vì chi phí nhiên liệubiến động và đường xá thay đổi
- Máy bay: là hình thức vận chuyển rất nhanh, đáp ứng rất kịp thời Đây cũng
là hình thức có chi phí đắt nhất và bị hạn chế bởi công suất vận chuyển
- Đường ống dẫn: rất có hiệu quả nhưng bị giới hạn với những mặt hàng làchất lỏng hay khí như nước, dầu và khí thiên nhiên
- Vận chuyển điện tử: đây là hình thức vận chuyển nhanh nhất, rất linh hoạt và
có hiệu quả về chi phí Hình thức này chỉ được sử dụng để vận chuyển loại sảnphẩm như năng lượng điện, dữ liệu và các sản phẩm được tạo từ dữ liệu như hìnhảnh, nhạc, văn bản
1Sản phẩm thép xây dựng cũng như nguyên vật liệu sản xuất thường được vậnchuyển bằng đường bộ (ô tô, tàu hỏa) và đường thủy Các công ty phải cân nhắcgiữa hai hình thức này trong mỗi đơn hàng vì vận tải theo đường bộ thì nhanh, antoàn và thuận tiện hơn nhưng chi phí cao hơn; trong khi vận tải theo đường thủy thìphải qua nhiều khâu hơn (vận tải bằng xe ra cầu cảng, bốc xếp lên xà lan hoặc tàu,xếp dỡ cầu cảng, vận tải về nơi giao nhận), dễ xảy ra tổn thất trong quá trình vậnchuyển (hàng hóa gỉ sét do ngấm nước; thời tiết xấu, xà lan và tàu không thể khởihành, dẫn đến trễ hàng…) nhưng chi phí thấp hơn
1.1.2.5 Thông tin
Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với 4 tác nhân thúcđẩy của chuỗi cung ứng Đó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗicung ứng
Trong phạm vi này, sự kết nối mạnh (dữ liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ) thìcác công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có thể quyết định tốt đối với các hoạt động củariêng họ Điều này giúp cho việc tối đa hóa lợi nhuận của toàn bộ chuỗi cung ứng
- Phối hợp các hoạt động hằng ngày – liên quan đến chức năng của 4 tác nhân
Trang 30thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải Các công tytrong chuỗi cung ứng sử dụng các dữ liệu sẵn có về cung - cầu sản phẩm để quyết địnhlịch trình sản xuất hàng tuần, mức tồn kho, lộ trình vận chuyển và địa điểm tồn trữ.
- Dự báo và lập kế hoạch – để dự báo và đáp ứng các nhu cầu trong tương lai,thông tin dự báo được sử dụng để bố trí lịch trình sản xuất hàng tháng, hàng quý,hàng ngày Thông tin dự báo cũng được sử dụng cho việc ra quyết định chiến lược
có nên lập các phòng ban mới, thâm nhập thị trường mới, rút lui khỏi thị trườngđang tồn tại…
Trong phạm vi của một công ty, cân đối giữa tính kịp thời và tính hiệu quả liênquan đến việc đo lường lợi ích mà thông tin đem lại cũng như chi phí có được thôngtin đó Thông tin chính xác giúp dự báo tốt hơn và hoạt động cung ứng hiệu quả.Tuy nhiên, chi phí xây dựng và thiết lập hệ thống để phân phối thông tin có thể làrất cao
1Để có thể lên kế hoạch sản xuất phù hợp, các công ty sản xuất thép xâydựng cần nắm bắt được thông tin nhu cầu từng thời điểm của thị trường (thépcuộn hay thép cây, thép dân dụng hay thép công trình tiêu thụ nhiều hơn), cũngnhư nhu cầu phát sinh mới (công trình bắt đầu khởi công với những yêu cầu kĩthuật đặc biệt) Ngoài ra, còn phải nắm được thông tin thị trường nguyên vậtliệu thế giới cũng như trong nước để có kế hoạch thu mua và sản xuất phù hợp.Bên cạnh đó, công ty có thể đưa ra thông tin về sản phẩm, giá cả, các chínhsách khuyến mãi cho khách hàng để tăng cầu, nhưng phải cân nhắc lượngthông tin đưa ra và đối tượng thông báo (Ví dụ: giá cả có thể thông báo chotoàn bộ hệ thống, nhưng chính sách chiết khấu chỉ thông báo cho đại lý cấp1).Các công ty chia sẻ thông tin càng nhiều về sản phẩm, nhu cầu khách hàng,
dự báo thị trường, lịch trình sản xuất thì mỗi công ty càng đáp ứng kịp thờihơn Nhưng việc công khai này lại liên quan đến việc tiết lộ thông tin công ty
có thể sử dụng chống lại các đối thủ cạnh trạnh Chi phí tiềm ẩn này cộng thêmtính cạnh tranh tăng cao có thể gây thiệt hại đến lợi nhuận của công ty
1.1.3.Cấu trúc chuỗi cung ứng
Trang 31Các tổ chức trong chuỗi cung ứng tác động liên tục đến cách quản lý 5 tác nhânthúc đẩy của chuỗi cung ứng Mỗi tổ chức cố gắng tối đa thành tích ở các tác nhânthúc đẩy này thông qua sự kết hợp các nguồn lực ngoài, đối tác và chuyên gia nội bộ.Ngày nay, do toàn cầu hóa, thị trường cạnh tranh cao, thay đổi nhanh về côngnghệ kéo theo sự tiến triển của chuỗi cung ứng trong đó các công ty kết hợp vớinhau và mỗi công ty tập trung vào những hoạt động mà mình làm tốt nhất Các công
ty khai mỏ tập trung vào khai khoáng, hình thành các công ty vận tải chuyên phục
vụ từng chủng loại sản phẩm (vận tải thép, vận tải hàng thủy sản), trong khi đó cáccông ty sản xuất thép tập trung vào sản xuất thành dây chuyền từ đúc phôi đến cánthành thành phẩm Theo cách này, mỗi công ty có thể theo kịp tỉ lệ thay đổi và họcđược những kỹ năng mới cần thiết để cạnh tranh trong kinh doanh
Sơ đồ 1.2 Chuỗi cung ứng cũ và chuỗi cung ứng mới
Nguồn: Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng (Micheal Hugos)
Xu hướng hiện nay các công ty thực hiện "liên kết ảo" thay vì liên kết dọc
Nguyên vật liệu thô Công ty cung cấp nguyên vật liệu
thôVận tải
Các thị trường đại trà có tốc độ biến đổi chậm chạp
Chuỗi cung ứng cũ và mới
Trang 32Các công ty tìm kiếm các đối tác khác để cùng thực hiện các hoạt động cần có trongchuỗi cung ứng Điều quan trọng hơn hết chính là bằng cách nào để một công ty xácđịnh năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình và xác định vị thế của công ty, trong chuỗicung ứng, trên thị trường mà công ty phục vụ
1.1.4 Các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó Đây là tập hợp những đối tượng tham gia
cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản Những chuỗi cung ứng mở rộng có baloại đối tượng tham gia truyền thống:
Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối
cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng
Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở
vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng
Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác
trong chuỗi cung ứng Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếpthị và công nghệ thông tin
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện nhữngchức năng khác nhau Đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ vàkhách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức Những công ty thứ cấp này sẽ cónhiều công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết
1.1.4.1 Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm Nhà sản xuất bao
gồm những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm Cácnhà sản xuất nguyên vật liệu như khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, cưa gỗ
và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi hay đánh bắt thuỷ hải sản Cácnhà sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sảnxuất ra từ các công ty khác
1.1.4.2 Nhà phân phối:là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà
sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng Nhà phân phối cũng được xem lànhà bán sỉ Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số
Trang 33lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhàphân phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua
từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng Ngoài khuyến mãi sản phẩm và bánhàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn kho,vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng
Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất vàkhách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó Loại nhà phân phối này thực hiệnchức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm
Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu củakhách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất
1.1.4.3 Khách hàng: là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm.
Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản phẩm khác rồi bánchúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau/ mua sản phẩm về tiêu dùng
1.1.4.4 Nhà cung cấp dịch vụ: là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng
Nhà cung cấp dịch vụ có những chuyên môn và kỹ năng đặc biệt ở một hoạtđộng riêng biệt trong chuỗi cung ứng Chính vì thế, họ có thể thực hiện những dịch
vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà sản xuất, nhà phânphối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch
vụ vận tải và dịch vụ nhà kho Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thườngđược biết đến là nhà cung cấp logistics
Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tíchtính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tíndụng và công ty thu nợ
Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sảnphẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia và những đối tượng này được
Trang 34chia ra thành một hay nhiều loại Điều cần thiết của chuỗi cung ứng là duy trì tính ổnđịnh theo thời gian Những gì thay đổi chính là sự tác động và vai trò của các đốitượng tham gia trong chuỗi cung ứng nắm giữ.
1.1.5 Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh
Chuỗi cung ứng của công ty là phần thiết yếu trong phương pháp tiếp cận đếnthị trường mà công ty phục vụ Chuỗi cung ứng cần phải đáp ứng yêu cầu của thịtrường và đáp ứng chiến lược kinh doanh của công ty Chiến lược kinh doanh màcông ty sử dụng xuất phát từ nhu cầu khách hàng mà công ty phục vụ hay sẽ phục
vụ Dựa vào nhu cầu khách hàng, chuỗi cung ứng phải thể hiện tính đáp ứng nhanh
và tính hiệu quả Cùng với mức chi phí, chuỗi cung ứng của công ty nào đáp ứng nhucầu khách hàng càng hiệu quả thì công ty đó sẽ giành được thị phần cũng như có lợinhuận nhiều hơn
Bảng 1.2 So sánh 2 chuỗi siêu thị lớn của Việt Nam: Co-opmart và BigC
Co-opmart Big CDiện tích Siêu thị có diện tích trung bình Siêu thị có diện tích lớn
Địa điểm Đặt ở trung tâm thành phố có mật
độ dân cư cao
Đặt ở cửa ngõ chính của thànhphố
Khách hàng thường vội vã, tìmcửa hàng gần nhất và có loại sảnphẩm mà họ thường dùng
Khách hàng muốn hưởng chiếtkhấu khi mua hàng, tìm kiếmgiá thấp nhất
Khách hàng không vội vã và họsẵn lòng đi xa để có thể mua với
số lượng lớn, giá thấp nhất vànhiều loại thức ăn nhất có thể.Đặc tính Chuỗi cung ứng cần phải làm
Các chuỗi cung ứng của hai công ty này đều phù hợp với chiến lược kinhdoanh nên họ thành công trên thị trường
Trang 35Có 3 bước để chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty:Buớc 1: hiểu thị trường mà công ty đang phục vụ; Bước 2: xác định thế mạnhhay khả năng cạnh tranh cốt lõi của công ty và vai trò công ty có thể thực hiện trongviệc phục vụ thị trường; Bước 3: phát triển khả năng cần thiết trong chuỗi cung ứng
để hỗ trợ vai trò mà công ty đã chọn
1.1.5.1 Hiểu thị trường mà công ty đang phục vụ
Thực tế có những vấn đề về khách hàng của công ty cần được làm rõ như:loại khách hàng phục vụ? Loại khách hàng bán sản phẩm? Loại chuỗi cung ứngcủa công ty?
Trả lời được các câu hỏi này cho biết chuỗi cung ứng công ty phục vụ vàlàm nổi bật tính đáp ứng hay tính hiệu quả Để làm rõ các yêu cầu đối vớikhách hàng mà công ty phục vụ cần xác định những thuộc tính sau: Khối lượngsản phẩm cần thiết cho mỗi lô hàng; Thời gian đáp ứng để khách hàng hài lòng;
Đa dạng hoá sản phẩm cần thiết; Mức độ phục vụ yêu cầu; Giá cả của sảnphẩm; Mức độ mong muốn thay đổi sản phẩm…
1.1.5.2 Xác định năng lực cạnh tranh cốt lõi của công ty
Bước tiếp theo chính là xác định vai trò của công ty trong chuỗi cung ứng: Công
ty là đối tượng tham gia nào trong chuỗi cung ứng: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhàbán lẻ hay nhà cung cấp dịch vụ? Công ty có thể làm gì để trở thành một bộ phận củachuỗi cung ứng? Khả năng cạnh tranh cốt lõi của công ty là gì? Công ty muốn tạo lợinhuận bằng cách nào?
Trả lời hết những câu hỏi này sẽ xác định được vai trò nào trong chuỗi cungứng sẽ phù hợp nhất cho công ty Công ty có thể phục vụ nhiều thị trường và thamgia vào nhiều chuỗi cung ứng khác nhau Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát sảnxuất thép cho hai mảng thị trường khác nhau là thị trường dân dụng và thị trường dự
án Thị trường dân dụng không yêu cầu sản phẩm đạt kỹ thuật cao như thị trường dự
án và giá cả phải cạnh tranh hơn
Khi phục vụ nhiều phân khúc thị trường, công ty cần có nhiều cách để tạo đònbẩy cho năng lực cạnh tranh cốt lõi Các bộ phận của chuỗi cung ứng này có thể là
Trang 36duy nhất đối với phân khúc thị trường mà họ đang phục vụ, trong khi đó các bộphận khác có thể được kết hợp với nhau để đạt được tính kinh tế nhờ qui mô Điểnhình, nếu xem sản xuất là năng lực cốt lõi của công ty thì nên tạo một loạt các sảnphẩm khác nhau trong bộ phận sản xuất Sau đó, lựa chọn hàng tồn kho khác nhau vàphương tiện vận tải khác nhau để phân phối sản phẩm đa dạng đến với khách hàngtrong nhiều phân khúc khác nhau
1.1.5.3 Phát triển khả năng cần thiết trong chuỗi cung ứng
Khi xác định loại thị trường mà công ty đang phục vụ, vai trò của công tytrong chuỗi cung ứng thì bước sau cùng là thực hiện việc phát triển năng lực cần thiết
để đáp ứng vai trò này Mỗi trục điều khiển có thể được triển khai, tập trung vào tínhkịp thời hay hiệu quả trên cơ sở yêu cầu kinh doanh
+ Sản xuất - tác nhân thúc đẩy này có thể đáp ứng nhanh qua việc xây dựng
nhà máy với công suất thừa, sử dụng kỹ thuật sản xuất linh hoạt nhằm tạo ra đủ loạisản phẩm Để đáp ứng tính kịp thời, công ty thực hiện việc sản xuất tại các nhà máynhỏ đặt gần khách hàng chính để rút ngắn thời gian giao hàng Để đáp ứng tính tínhhiệu quả, công ty cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lớn tập trung để đạt tính kinh tếnhờ qui mô hay tối ưu hóa sản xuất một số sản phẩm
+ Tồn kho - Tính đáp ứng nhanh có thể đạt được thông qua việc tồn trữ sản
phẩm ở mức cao với đủ chủng loại Tính đáp ứng kịp thời có thể đạt được bằng cáchtồn trữ sản phẩm nhiều nơi gần với khách hàng, sẵn sàng cung ứng ngay khi cần.Quản lý tồn kho hiệu quả đòi hỏi giảm mức tồn kho cho tất cả các sản phẩm, đặcbiệt là các sản phẩm không bán được thường xuyên Có thể đạt được tính kinh tế nhờqui mô và tiết kiệm chi phí bằng cách tồn trữ sản phẩm ở những địa điểm trung tâm
+ Địa điểm -Tính kịp thời có thể đạt được thông qua việc mở nhiều địa điểm
gần nơi khách hàng Ví dụ: Co-opmart sử dụng địa điểm để đáp ứng nhanh cho kháchhàng thông qua việc mở cửa hàng ở nơi có nhiều khách hàng Tính hiệu quả có thểđạt được bằng việc hoạt động ở một số địa điểm, tập trung vào các hoạt động ởnhững địa điểm phổ biến; Big C, Metro thoả mãn thị trường theo vùng địa lý nhưngchỉ tập trung vào những địa điểm có các hoạt động đầy đủ
Trang 37+ Vận tải - Tính đáp ứng nhanh có thể đạt được thông qua phương thức vận
chuyển nhanh và linh hoạt Nhiều công ty bán hàng qua catalogs hay qua Internet cómức đáp ứng rất cao qua chuyển giao hàng trong vòng 24 giờ: Fed.Ex và UPS là haicông ty cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh Tính hiệu quả có thể đạt được bằngcách vận chuyển sản phẩm với lô lớn hơn và thực hiện ít thường xuyên hơn Sửdụng hình thức vận chuyển như tàu, xe lửa, và đường dẫn rất hiệu quả
+ Thông tin - Sức mạnh của tác nhân thúc đẩy này phát triển mạnh vì kỹ thuật
thu nhận và chia sẻ thông tin ngày càng phổ biến, dễ sử dụng và rẻ hơn Thông tin
là một sản phẩm rất hữu ích vì nó thể được ứng dụng trực tiếp để nâng cao khảnăng thực thi của bốn tác nhân thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng Khả năng đápứng ở mức cao có thể đạt được khi công ty thu thập, chia sẻ chính xác và kịp thờinhững dữ liệu từ các hoạt động của bốn tác nhân thúc đẩy kia Chuỗi cung ứngphục vụ trong thị trường điện tử là đáp ứng nhanh nhất trên thế giới Những công tytrong chuỗi cung ứng này từ nhà sản xuất, nhà phân phối đến nhà bán lẻ đều thu thập
và chia sẻ thông tin
Các công ty có thể quyết định chia sẻ ít thông tin để hạn chế nhiều rủi ro khi thôngtin đó được sử dụng chống lại chính họ Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng tính hiệu quảcủa thông tin chỉ trong thời gian ngắn và ít hiệu quả trong thời gian dài vì chi phí vềthông tin giảm còn chi phí của bốn tác nhân thúc đẩy kia liên tục tăng Về lâu dài, cáccông ty và chuỗi cung ứng học cách sử dụng tối đa thông tin nhằm đạt hiệu quả tối ưu từcác tác nhân thúc đẩy khác, đạt được thị phần lớn nhất và lợi nhuận cao nhất
1.2 Hiệu quả chuỗi cung ứng và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng
1.2.1 Hiệu quả chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng tồn tại nhằm đáp ứng thị trường mà nó phục vụ Để xácđịnh hiệu quả của chuỗi cung ứng, công ty cần đánh giá thị trường mà chuỗi đangphục vụ bằng một mô hình đơn giản Mô hình này cho phép phân loại thị trường, xácđịnh những yêu cầu và cơ hội mà từng loại thị trường đem lại cho chuỗi cung ứng Môhình này đưa ra những hướng dẫn mở cuộc điều tra về thị trường mà công ty đang
Trang 38phục vụ Chúng ta bắt đầu xác định thị trường thông qua hai yếu tố cơ bản là cung vàcầu Trong mô hình xác định bốn loại thị trường cơ bản.
Thị trường đầu tiên là thị trường đang phát triển, cả lượng cung và cầu đều
thấp, dễ thay đổi Đây thường là thị trường mới và sẽ xuất hiện trong tương lai Thịtrường này hình thành do xu hướng kinh tế xã hội hay công nghệ tiên tiến tạo ra nhucầu mới từ một nhóm khách hàng và phát triển lớn dần Trong thị trường này, cácthành phần tham gia chuỗi cung ứng kết hợp lại để thu thập thông tin xác định nhucầu thị trường Ở thị trường này chi phí bán hàng cao và lượng tồn kho thấp
Thị trường thứ hai là thị trường tăng trưởng có lượng cầu cao hơn lượng cung
nên lượng cung thường hay thay đổi Nếu thị trường thay đổi, tăng đột ngột thời gianngắn thì nhu cầu tăng cao và và cung không thể đáp ứng được Trong thị trường nàycung cấp mức phục vụ khách hàng cao thông qua tỉ lệ hoàn thành đơn hàng và giaohàng đúng hạn Khách hàng muốn nguồn cung ứng đáng tin cậy và sẽ trả thêm chi phícho sự tin cậy này Chi phí bán hàng thấp và tồn kho có thể cao
Thị trường thứ ba là thị trường ổn định, cả lượng cung và cầu đều cao, có thể
dự đoán được Đây là thị trường có sự cân bằng khá tốt giữa lượng cung và cầu Cáccông ty nên tập trung vào cực tiểu hoá hàng tồn kho và chi phí bán hàng mà vẫn duytrì mức phục vụ khách hàng cao
Thị trường cuối cùng là thị trường trưởng thành, lượng cung vượt hơn nhu
cầu và có sự dư thừa sản phẩm Nhu cầu tạm ổn định hoặc giảm chậm nhưng do cạnhtranh quyết liệt nên lượng cầu có thể thay đổi Mức linh hoạt trong thị trường đượcđánh giá qua khả năng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu sản phẩm màvẫn duy trì mức phục vụ khách hàng cao Khách hàng trong thị trường này thích sựthuận tiện của cửa hàng có thể mua đủ loại hàng hoá với mức giá thấp Trong thịtrường này, tồn kho sẽ là cực tiểu và chi phí bán hàng có phần cao hơn chi phí thu hútkhách hàng trong một thị trường cạnh tranh
Bảng 1.3 Bốn loại thị trường cơ bản và những cơ hội của từng thị trường
Trang 39Thị trường trưởng thành
Cung vượt cầu
Là cơ hội kết hợp các công ty tham gia
trong chuỗi cung ứng cung cấp nhiều loại
sản phẩm cho thị trường, xem xét sự biến
động lớn về cầu sản phẩm mà vẫn duy trì
mức độ phục vụ khách hàng cao
Thị trường ổn định
Cung và cầu cân bằng
Là cơ hội mỗi công ty thực hiện và điềuchỉnh các hoạt động nội bộ để đạt hiệuquả tốt nhất, lợi nhuận cao nhất cho toàn
bộ chuỗi cung ứng
Thị trường đang phát triển
Cung và cầu đều thấp
Là cơ hội kết hợp các công ty tham gia
trong chuỗi cung ứng thu thập thông tin:
nhu cầu thị trường, sản phẩm sản xuất,
phân phối, …
Thị trường tăng trưởng
Cầu vượt cung
Là cơ hội phát triển thị phần và kết hợpcác đối tác trong chuỗi cung ứng đểcung cấp mức phục vụ khách hàng caonhư tỉ lệ hoàn thành đơn hàng, giaohàng đúng hạn…
Nguồn: Tinh hoa quản trị chuỗi cung ứng (Micheal Hugos)
Hiện nay, thị trường thép xây dựng Việt Nam là thị trường trưởng thành, tổngcông suất thép xây dựng trong nước khoảng 11 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu tiêuthụ thép xây dựng hiện nay chỉkhoảng 5 triệu tấn/năm Khách hàng có thể thoải máilựa chọn nhà sản xuất với giá thành, chất lượng phù hợp với nhu cầu của mình nhất
1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng
Mỗi loại thị trường đem lại nhiều cơ hội riêng biệt cho chuỗi cung ứng Đểphát triển ổn định, các công ty cần nắm bắt cơ hội sẵn có khác nhau trong thịtrường Công ty sẽ đạt lợi nhuận cao nhất khi nắm bắt thành công cơ hội thị trường.Ngược lại, công ty sẽ thụt lùi khi không đáp ứng các cơ hội đó
1.2.2.1 Hệ thống đánh giá dịch vụ khách hàng
Mức phục vụ khách hàng đo lường khả năng chuỗi cung ứng đáp ứng nhữngmong đợi của khách hàng Dựa vào loại thị trường công ty đang phục vụ, kháchhàng có những mong đợi khác nhau đối với dịch vụ cung ứng Khách hàng trongmột số thị trường đòi hỏi và chi trả cho việc giao hàng nhanh với lượng mua nhỏcũng như mức độ sẵn có về sản phẩm cao Khách hàng trong các thị trường khác sẽchấp nhận chờ lâu hơn để mua sản phẩm và sẽ mua với số lượng lớn Bất kể thị
Trang 40trường nào đang được phục vụ, chuỗi cung ứng phải đáp ứng các mong đợi củakhách hàng trong thị trường đó.
Dịch vụ khách hàng liên quan đến khả năng tham gia dự báo, nắm bắt và đápứng nhu cầu các sản phẩm theo cá nhân và giao hàng đúng hạn Bất kỳ công ty nàomuốn tồn tại đều phải phục vụ khách hàng tốt nhất Bất kỳ chuỗi cung ứng nàomuốn tồn tại đều phải phục vụ thị trường mà nó tham gia Việc đo lường này chobiết công ty biết được mức độ phục vụ khách hàng và chuỗi cung ứng đáp ứng thịtrường tốt như thế nào Có hai bộ hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng của công tyhay chuỗi cung ứng là thiết lập để tồn kho - BTS (Build to Stock) và thiết lập theo đơnhàng - BTO (Build to Order)
Thiết lập để tồn kho - BTS
BTS là nơi mà các sản phẩm phổ biến cung cấp đến khách hàng hay thị trườngrộng lớn Các sản phẩm này như văn phòng phẩm, dụng cụ dọn dẹp, vật liệu xâydựng… Khách hàng mong muốn nhận được sản phẩm bất cứ khi nào họ cần Chuỗicung ứng cho dòng sản phẩm này đáp ứng nhu cầu bằng cách tồn trữ hàng hóa trongkho để luôn có sẵn để bán
Đơn vị đo lường phổ biến trong BTS là:
- Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng
- Tỉ lệ giao hàng đúng hạn
- Giá trị tổng các đơn hàng bị trả lại và số đơn hàng trả lại
- Tần suất và thời gian các đơn hàng bị trả lại
- Tỉ lệ hàng bị trả lại
Trong môi trường BTS, khách hàng muốn đơn hàng phải được thực hiện ngaytức thì Nếu đơn đặt hàng có số lượng lớn và nhiều chủng loại thì chi phí cung ứngrất đắt Nếu công ty tồn trữ tất cả các mặt hàng đó thì cần nhiều vốn nên họ có kếhoạch dự phòng giao hàng các sản phẩm không có trong kho hay thay thế bằng mặthàng chất lượng cao không sẵn có Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng cho biết phần trămtổng số đơn hàng được thực hiện lập tức ngay tại kho
Thiết lập theo đơn hàng - BTO (Build to order)