ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tàiRau má là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình người Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Trong khi đó, khu vực sản xuất rau má chỉ tập trung ở một số vùng, Quảng Thọ là một “ vựa” rau má ở Thừa Thiên Huế.Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích sản xuất rau má hơn 40 ha, tập trung chủ yếu ở thôn Phước Yên và thôn La Vân Thượng. Trước đây, người dân ở đây trồng rau má tự phát, thị trường đầu ra không ổn định, thường xuyên bị tư thương ép giá, nhưng từ khi chuyển sang sản xuất rau theo hướng VietGAP và xây dựng dây chuyền chế biến trà rau má, với diện tích rau má hiện tại là hơn 42,5 ha, hiện mỗi ngày bình quân cho sản lượng trên 5 tấn rau má tươi. Tuy nhiên HTX Quảng Thọ II chỉ mới cam kết thu mua được 1,2 tấn, trong đó 80% rau má được sơ chế để sản suất rau má tươi cung cấp cho thị trường ở trong và ngoài tỉnh, 20% còn lại được tái chế, sấy khô để sản xuất trà rau má, số còn lại người dân phải phụ thuộc vào thương lái. Là đơn vị HTX sản xuất nông nghiệp duy nhất đảm bảo tiêu thụ rau má cho bà con xã viên nhưng HTX chưa đáp ứng sự mong đợi của người dân. Mô hình trồng rau má đã và đang mở ra nhiều triển vọng cho người dân địa phương nơi đây. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao, cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng có xu hướng sử dụng rau an toàn để bảo vệ sức khỏe, hay là làm đẹp từ thiên nhiên và thảo dược cùng với sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản như trà rau má và nước giải khát từ rau má phát triển. Rau má là một loại thảo dược từ thiên nhiên, có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, giải khát… có thể đáp ứng được các nhu cầu trên. Hiện rau má Quảng Thọ không chỉ đứng vững trên thị trường rau xanh Thừa Thiên Huế mà còn rất được ưa chuộng ở khắp các tỉnh miền Nam và miền Trung. Để thương hiệu rau má Quảng Thọ ngày càng có uy tín thì phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của HTX Quảng Thọ II trong việc thiết lập và quản lý hệ thống chuỗi cung ứng vừa đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, vừa giải quyết tốt bài toán đầu ra cho sản phẩm. Do đó để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như đưa thương hiệu Rau má Quảng Thọ đến với ngươi tiêu dùng thì cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng Rau má hiện tại giúp cho thương hiệu Rau má Quảng Thọ thật sự trở thành thương hiệu sản phẩm đặc trưng của làng quê, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng dược sử dụng những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe cũng như góp phần nâng cao chất lượng và đời sống kinh tế của người dân nông thôn hôm nay.Xuất phát từ những lý do đó, em quyết định lựa chọn đề tài: “phân tích và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng Rau Má cho HTX Quảng Thọ IIQuảng Điềntỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình.2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng. Tìm hiểu về thực trạng sản xuất rau má ở huyện Quảng ĐiềnThừa Thiên Huế. Tìm hiểu về HTX Quảng Thọ IIQuảng Điềntỉnh Thừa Thiên Huế. Đánh giá về hiện trạng và tiềm năng phát triển chuỗi cung ứng Rau má của HTX Quảng Thọ II Quảng Điềntỉnh Thừa Thiên Huế. Đưa ra những giải pháp nhằm phát huy được những điểm mạnh và hạn chế trong chuỗi cung ứng Rau Má của HTX Quảng Thọ II với mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng Rau Má cho HTX Quảng Thọ II.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu: phân tích và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng Rau Má cho HTX Quảng Thọ IIQuảng Điềntỉnh Thừa Thiên Huế.Phạm vi nghiên cứu:+ Về thời gianĐề tài thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 20092014..+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.4. Phương pháp nghiên cứuSử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Sau khi thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu của đề tài, thì tiến hành phân tích, so sánh và tổng hợp thông tin, từ đó có những đánh giá cũng như nhận xét về nội dung vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp so sánh, định tính, định lượng
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
- -BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: Marketing Nông Nghiệp
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG RAU MÁ CỦA HTX(Hợp Tác Xã)QUẢNG THỌ II – HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SINH VIÊN THỰC HIỆN: GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
Lớp: K46A-Kinh Tế Nông Nghiệp
Nhóm: NO1
Trang 2Huế, tháng 12 năm 2014
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
NỘI DUNG 3
Chương 1: Cơ sở lý luận 3
1.1.Định nghĩa về chuỗi cung ứng 3
1.2 Mô hình chuỗi cung ứng 3
1.3 Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng 3
Chương 2: Thực Trạng Chuỗi Cung Ứng Rau Má Của HTX Quảng Thọ II 4
2.1 Giới thiệu khái quát về HTX Quảng Thọ II-Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế 4
2.2 Đánh giá về hiện trạng và tiềm năng phát triển của HTX Quảng Thọ và chuỗi cung ứng Rau Má của HTX trên thị trường 4
2.3 Kế hoạch cung ứng cho HTX Quảng Thọ II 10
Chương 3: Định hướng và giải pháp 12
3.1 Định hướng trong tương lai 12
3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiêu quả chuỗi cung ứng Rau Má cho HTX Quảng 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Rau má là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình người Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng Trong khi đó, khu vực sản xuất rau má chỉ tập trung ở một số vùng, Quảng Thọ là một “ vựa” rau má ở Thừa Thiên Huế
Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích sản xuất rau má hơn 40 ha, tập trung chủ yếu ở thôn Phước Yên và thôn La Vân Thượng Trước đây, người dân ở đây trồng rau má tự phát, thị trường đầu ra không ổn định, thường xuyên bị tư thương
ép giá, nhưng từ khi chuyển sang sản xuất rau theo hướng VietGAP và xây dựng dây chuyền chế biến trà rau má, với diện tích rau má hiện tại là hơn 42,5 ha, hiện mỗi ngày bình quân cho sản lượng trên 5 tấn rau má tươi Tuy nhiên HTX Quảng Thọ II chỉ mới cam kết thu mua được 1,2 tấn, trong đó 80% rau má được sơ chế để sản suất rau má tươi cung cấp cho thị trường ở trong và ngoài tỉnh, 20% còn lại được tái chế, sấy khô để sản xuất trà rau
má, số còn lại người dân phải phụ thuộc vào thương lái Là đơn vị HTX sản xuất nông nghiệp duy nhất đảm bảo tiêu thụ rau má cho bà con xã viên nhưng HTX chưa đáp ứng sự mong đợi của người dân Mô hình trồng rau má đã và đang mở ra nhiều triển vọng cho người dân địa phương nơi đây Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao, cuộc sống ngày càng hiện đại, con người càng có xu hướng sử dụng rau an toàn để bảo vệ sức khỏe, hay là làm đẹp từ thiên nhiên và thảo dược cùng với sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản như trà rau má và nước giải khát từ rau má phát triển Rau má là một loại thảo dược từ thiên nhiên, có nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giải độc, giải khát… có thể đáp ứng được các nhu cầu trên Hiện rau má Quảng Thọ không chỉ đứng vững trên thị trường rau xanh Thừa Thiên - Huế mà còn rất được ưa chuộng ở khắp các tỉnh miền Nam và miền Trung Để thương hiệu rau má Quảng Thọ ngày càng có uy tín thì phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của HTX Quảng Thọ II trong việc thiết lập và quản lý hệ thống chuỗi cung ứng vừa đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, vừa giải quyết tốt bài toán đầu ra cho sản phẩm Do đó để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như đưa thương hiệu Rau má Quảng Thọ đến với ngươi tiêu dùng thì cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng Rau má hiện tại giúp cho thương hiệu Rau má Quảng Thọ thật sự trở thành thương hiệu sản phẩm đặc trưng của làng quê, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng
Trang 4dược sử dụng những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe cũng như góp phần nâng cao chất lượng và đời sống kinh tế của người dân nông thôn hôm nay
Xuất phát từ những lý do đó, em quyết định lựa chọn đề tài: “phân tích và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng Rau Má cho HTX Quảng Thọ II-Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng
- Tìm hiểu về thực trạng sản xuất rau má ở huyện Quảng Điền-Thừa Thiên Huế
- Tìm hiểu về HTX Quảng Thọ II-Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đánh giá về hiện trạng và tiềm năng phát triển chuỗi cung ứng Rau má của HTX Quảng Thọ II- Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đưa ra những giải pháp nhằm phát huy được những điểm mạnh và hạn chế trong chuỗi cung ứng Rau Má của HTX Quảng Thọ II với mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng Rau Má cho HTX Quảng Thọ II
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: phân tích và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng Rau Má cho HTX Quảng Thọ II-Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về thời gian
Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu trong giai đoạn
từ năm 2009-2014
+ Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.
- Sau khi thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu của đề tài, thì tiến hành phân
tích, so sánh và tổng hợp thông tin, từ đó có những đánh giá cũng như nhận xét về nội dung vấn đề nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp so sánh, định tính, định lượng
Trang 5NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1.Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng nhưng chúng ta bắt đầu sự thảo luận với
khái niệm: “ Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp
hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng”.
1.2 Mô hình chuỗi cung ứng
- Nhà cung cấp dịch vụ: là những công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng, tập trung phục vụ một hoạt động đặt thù mà chuỗi cung ứng cần
- Nhà phân phối (nhà bán buôn): là những công ty mua lượng lớn các sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho khách hàng, bán sản phẩm với số lượng lớn
- Nhà máy (nhà sản xuất): là các công ty làm ra sản phẩm, bao gốm các nhà sản xuất nguyên vật liệu và các công ty sản xuất thành phẩm
- Nhà bán lẻ: bán cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng
- Khách hàng: là bất kì cá nhân, công ty nào mua và sử dụng sản phẩm
1.3 Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng
- Giải quyết đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả
- Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Đóng vai trò then chốt trong quá trình đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến vào đúng thời điểm thích hợp
- Điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất nhằm làm cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao nhất
- Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp nhất
Các nhà phân phối
Nhà bán buôn
Nhà bán lẻ- Khách hàng
Các nhà
xuất
Trang 6Chương 2: Thực Trạng Chuỗi Cung Ứng Rau Má Của HTX
Quảng Thọ II
2.1 Giới thiệu khái quát về HTX Quảng Thọ II-Quảng Điền-tỉnh Thừa Thiên Huế
Địa chỉ:
- Tỉnh lộ 19, thôn La Vân Thượng - Quảng Thọ - Quảng Điền- Thừa Thiên Huế Các loại hình kinh doanh dịch vụ:
- Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp
- Thu mua, chế biến và tiêu thụ các loại rau quả
- Sản xuất thực phẩm chức năng (sản xuất trà rau má)
- Chủng loại rau quả: rau má, mướp đắng
2.2 Đánh giá về hiện trạng và tiềm năng phát triển của HTX Quảng Thọ và chuỗi cung ứng Rau Má của HTX trên thị trường.
2.2.1 Ma trận SWOT của HTX Quảng Thọ II-Quảng Điền-Thừa Thiên Huế Bảng 1: ma trận SWOT của sản xuất Rau Má của HTX Quảng Thọ II
S (điểm mạnh)
- Chuyên môn hóa và có kinh nghiệm về
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm
nông nghiệp
- Nhận được sự quan tâm của các cơ quan
chức năng như Sở khuyến nông, ủy ban
tỉnh, huyện
- Gần vùng sản xuất rau má
W (điểm yếu)
- Quy mô HTX nhỏ, vốn hoạt động ít
- Thiếu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường, marketing
- Chuỗi cung ứng của HTX chưa có sự liên kết và hợp tác giữa ban chủ nhiệm HTX với nông dân
- Vị trí hơi xa so với trung tâm thành phố
- Quản lý chuỗi cung ứng chưa hiệu quả
O (cơ hội)
Sử dụng rau sạch là mong muốn của khách
hàng và rau má là sản phẩm mà khách hàng
quan tâm
Tận dụng được nguồn nhân công bản
địa có kinh nghiệm
T (thách thức)
Sự cạnh tranh của chính các thương lái đặc biệt khi rau má bị thiếu do sâu bệnh, hạn hán
Sản phẩm trà rau má mới xuất hiện trên thị trường nên khó tiêu thụ
Trang 72.2.2 Chuỗi cung ứng rau má HTX Quảng Thọ II
Vai trò các tác nhân trong chuỗi
Thu gom gồm: thu gom nhỏ và thu gom lớn.
Thu gom nhỏ: thường là những người dân trong địa phương hoặc ở các vùng lân cận
khoảng 9-10 người, mỗi ngày thu hoạch khoảng 1-2 tạ rau Từ thu gom nhỏ sẽ được bán cho thu gom lớn hoặc chợ đầu mối, các chợ đầu mối như chợ Bãi Dâu Từ đây sẽ được phân phối cho các cửa hàng bán lẻ ở chợ hoặc ở các quán ăn, nhà hàng, quán nước Những người thu gom nhỏ này thường kết hợp vừa sản xuất, vừa thu gom Bộ phận thu gom nhỏ này có vai trò tập trung lại rau để dễ đưa đi tiêu thụ
Thu gom lớn: thường có 3 người trong tỉnh và nhiều thương lái ở các tỉnh khác như
Đà Nẵng, Sài Gòn, Quảng Nam, Quãng Ngãi, nước Lào… mỗi ngày thu mua khoảng 1-2 tấn Những người thu gom này thu mua chủ yếu từ các thu mua nhỏ ở trong thôn, xã và một
ít từ những hộ sản xuất quy mô lớn Những người này có rau trò đưa sản phẩm rau má ra các tỉnh và nước khác góp phần mở rộng thị trường cho sản phẩm rau má
HTX Quảng Thọ 2: cũng đóng góp trong việc thu mua rau má của bà con ở đây để
cung cấp cho nhà máy sản xuất trà rau má Tuy nhiên sản lượng thu mua không lớn, mỗi ngày HTX thu mua trung bình khoảng 1 tấn/ ngày Nếu sản phẩm Trà Rau Má tiêu thụ tốt thì chắc chắn HTX có thể tăng lượng tiêu thụ rau má cho nông dân và trở thành một nhân tố quan trọng trong việc tiêu thụ rau má cho người dân
Nông dân HTX
Thu gom
Xuất hàn quốc
Chợ đầu mối Bãi Dâu
Chợ lẻ
Sinh viên
Nhà hàng, quán nước, cơm
Hộ gia đình Trà rau má Đại lý Khách hàng
Trang 8Ở đây, việc sản xuất rau má của bà con còn được thu mua bởi doanh nghiệp tư nhân Hóa Châu để cung cấp cho các siêu thị như siêu thị Co.opmart, tuy nhiên thu mua với lượng không nhiều Hóa Châu là doanh nghiệp chuyên cung cấp rau an toàn cho các cửa hàng, siêu thị, vì vậy doanh nghiệp chỉ thu mua những rau đạt tiêu chuẩn VietGap và rau má chỉ là một trong số những loại rau mà họ mua
Các nhà phân phối khác
Nhà bán lẻ:
Mua lại từ các nhà bán buôn tại chợ đầu mối và bán lại tại các chợ lẻ
Không để ý nhiều về nguồn gốc rau má
Mua được người quen, được đảm bảo, có tính tin cậy cao
Mong muốn mua giá rẻ
Quán cơm, quán nước: được các người bán buôn đến bỏ hàng trực tiếp
Để ý chất lượng rau má và tin tưởng vào người quen
Ngoài ra, người sản xuất với sản lượng ít thì trực tiếp bán lẻ rả các chợ hoặc với
số lượng lớn thì không bán cho thu gom nhỏ mà trực tiếp bán cho các nhà thu gom lớn, với các hộ sản xuất từ 50 kg trở lên
Qua chuỗi cung ứng rau má, có thể thấy rau má là sản phẩm có nhiều nguồn tiêu thụ khác nhau như trong tỉnh, ngoài tỉnh và ra nước ngoài (xuất khẩu sang Hàn Quốc theo đơn đặt hàng năm 2013 qua một công ty ở Hà Nội) Tuy nhiên vấn đề thị trường tiêu thụ cho rau
má vẫn đang là vấn đề khó khăn gặp phải của người dân Mặc dù có nhiều nguồn tiêu thụ như lượng tiêu thụ từ các nguồn này còn ít và nhỏ lẻ, chưa có nguồn tiêu thụ ổn định
Trang 92.2.3 Các khó khăn còn tồn tại trong chuỗi cung ứng Rau Má
2.2.3.1 Khó khăn từ phía nông dân
Tiêu thụ cho HTX rất khó, buộc họ phải phụ thuộc vào thương lái.
+ Do HTX chỉ thu mua rau sản xuất theo tiêu chuẩn Viet Gap và chỉ mua rau có chất lượng tốt Nông dân vẫn sản xuất theo đúng tiêu chuẩn này nhưng do điều kiện khách quan (thời tiết xấu, sâu bệnh) nên không phải 100% rau má đều đẹp, nên HTX chỉ đồng ý thu mua 1 phần nào đó sản lượng rau má( cụ thể là khoảng trên dưới 1 tấn 1 ngày trong khi đó
1 ngày rau má thu hoạch khoảng 2,5 tấn) tức số còn lại nông dân phải tự tìm đầu ra cho mình mà đầu ra duy nhất cuả nông dân là phụ thuộc vào các thương lái tại địa phương hoặc ngoài tỉnh Các thương lái thì lại đồng ý mua hết rau má (không kể rau đẹp hay rau xấu) tức
là HTX thì yêu cầu tiêu chẩn cao, rau đạt chuẩn mới mua còn thương lái thì dễ tính hơn, điều này dẫn đếm rau lượng thu mua rau má từ nông dân của HTX là không ổn định như các thương lái, từ đó đẫn đến 1 vấn đề lớn nhất là giá bán Đáng lẽ HTX biết rõ là mình không thể thu mua hết rau má cho nông dân thì phải tạo điều kiện giúp đỡ nông dân tìm kiếm đầu
ra, tức là đúng ra HTX cần phải liên kết, hợp tác với thương lái chia nhau giải quyết tiêu thụ hết rau má cho dân thông qua việc đặt giá bán làm sao có lợi cho nông dân nhất nhưng thực
tế thì mỗi bên chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình
Nhận thức của nông dân:
Chưa thật sự hiểu rõ lý do vì sao HTX lại khó tính trong khâu thu mua, họ cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc HTX phải bảo vệ uy tín thương hiệu Rau má sạch cho chính HTX và cũng chính là cho người dân Quảng Thọ nên buộc HTX phải kiểm soát khắt khe chất lượng rau má thu mua về HTX mua rau má với giá cam kết là không dưới 4000đ, với điều kiện rau đẹp còn thương lái thì không đặt ra yêu cầu cao về chất lượng rau như HTX và giá mua thì tùy từng đợt, do đó nông dân hiểu nhầm là HTX ép giá với mình nhưng thật ra là do HTX bắt buộc chỉ được mua rau đẹp vì uy tín của nó trên thị trường còn thương lái ở đây không coi trọng vấn đề uy tín cao như HTX nên dễ dãi hơn trong việc thu mua rau Điều này giải thích cho viêc trong suy nghĩ của nông dân thì có vẻ thương lái tốt hơn HTX, thông cảm cho nông dân nhiều hơn HTX, nông dân chưa tin tưởng vào HTX
Sức mạnh đàm phán của nông dân thấp.vì
- Số lượng nhiều (cung > cầu)
- Sản phẩm đồng nhất, không có sự khác biệt
- Lợi nhuận nhiều là từ việc trồng rau má nên nông dân khó từ bỏ viêc trồng rau má
Trang 10Bảng 2: so sánh ưu – nhược điểm khi Rau Má được bán cho thương lái và bán cho HTX
ĐÁNH GIÁ HTX THƯƠNG LÁI
ƯU ĐIỂM - Giá không thấp hơn 4000đ - Thu mua liên tục
- Mua với số lượng nhiều và không đặt yêu cầu quá cao về chất lượng rau
Hạn chế Chỉ thu mua rau đạt chất lượng cao
(rau đẹp thì mua, rau xấu không mua)
-Thu mua không liên tục vì phụ thuộc vào nhu cầu từng ngày
- Giá bấp bênh
- Lợi dụng cung nhiều hơn cầu nên
ép giá nông dân
Khả năng kết nối giữa các hộ nông dân còn yếu, ít chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất nên khi bị thương lái ép giá, họ không liên kết lại với nhau nên khó có được quyền lực đàm phán
Mong muốn của nông dân
- Nếu HTX mua rau má nhiều với giá cao hơn thương lái mua thì nông dân sẽ phấn khởi, an tâm sản xuất
- Hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau má nhất là khi rau bị bệnh
- Muốn có giống rau má tốt nhất thông qua việc có 1 công ty chuyên nghiên cứu và cung cấp giống rau má vì hiện tại nông dân đang phải tự nhân giống rau má để hạn chế tối
đa thiệt hại do giống không đạt tiêu chuẩn dẫn đến sâu bệnh nhiều
- Mong chi cục bảo vệ thực vật tư vấn, hướng dẫn cách phòng chống và chữa trị sâu bệnh
2.2.3.2 Khó khăn từ phía HTX
Đầu ra chưa nhiều, dẫn đến chưa dám mở rộng quy mô sản xuất
Đối với rau má tươi:
Chỉ tiêu thụ ở các tỉnh khác còn ở Huế thì chiếm lĩnh được thị phần nhỏ, do đa số là của thương lái phục vụ thị trường này, nên HTX quyết định bỏ qua thị trường trong tỉnh và tập trung xuất rau má tươi cho các tỉnh khác
Đối với trà rau má (đầu ra còn yếu):