1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội

84 1,5K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Từ khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới đặc biệt là thị trường tài chính. Hội nhập là xu thế, mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính hàng đầu, tuy nhiên cũng đặt ra không ít những thách thức khi các ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh bình đẳng như NHTM trong nướcĐông Á bank là một ngân hàng bán lẻ, luôn đi đầu trong việc phát triển các sản phẩm thẻ, cho vay tiêu dùng... Số lượng khách hàng cũng chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong khối ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, hiện nay cục diện đã có nhiều thay đổi khi mà số lượng các ngân hàng ngày càng nhiều với quy mô và tiềm lực tài chính mạnh, và đặc biệt là sự chuyển dịch từ bán buôn sang bán lẻ của các NHTM đã làm giảm thị phần của Đông Á bank nhất là khu vực Hà Nội. Qua quá trình làm việc tại ngân hàng, tìm hiểu được những khó khăn, thách thức mà ngân hàng đang phải đối mặt như sản phẩm dịch vụ chưa phù hợp với nguồn lực, chi phí cho hoạt động tín dụng cá nhân còn cao, tỷ lệ lãi từ tín dụng cá nhân so với các chi nhánh khác còn thấp, thương hiệu của Đông Á trên địa bàn Hà Nội còn chưa được nhiều người biết đến. Hà Nội là thành phố loại I, là nơi tập trung tất cả những gì tinh túy nhất của cả nước nên rất thuận lợi cho việc phát triển tín dụng cá nhân nhưng những gì mà ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội đã làm trong thời gian qua thật sự không tầm với một chi nhánh hoạt động tại Thủ đô. Chính vì lí do đó tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Trang 1

Tên tôi là Ngô Thị Bích Ngọc

Là học viên cao học khóa 21 lớp CH12R chuyên ngành Tài chính Ngânhàng, Viện Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tôi xin cam đoanh đề tài“Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tạiNgân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các

số liệu trong bài viết phản ánh trung thực , khách qua Kết quả nghiên cứu chưađược công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2014

Người viết

Ngô Thị Bích Ngọc

Trang 2

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN i

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG CÁ NHÂN VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN 3

1.1 Tín dụng cá nhân của NHTM 3

1.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân 3

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng cá nhân 4

1.1.3 Phân loại tín dụng cá nhân 5

1.2 Hiệu quả tín dụng cá nhân của NHTM 9

1.2.1 Quan niệm về hiệu quả TDCN tại NHTM 9

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân 9

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH HÀ NỘI 19

2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Hà Nội 19

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Đông Á chi nhánh 19

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội 19

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Hà Nội 20

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh chung 23 2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Đông Á Chi nhánh

Trang 3

2.2.2 Các căn cứ pháp lý của hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng 33

2.2.3 Quy trình tín dụng cá nhân tại DAB Hà Nội 34

2.2.4 Các sản phẩm tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Á 35

2.2.5 Tình hình hoạt động tín dụng cá nhân giai đoạn từ năm 2009- 2013 38

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội 48

2.3.1 Các kết quả đạt được 48

2.3.2 Các hạn chế cần khắc phục 54

2.4 Nguyên nhân của những tồn tại trên 57

2.4.1.Nguyên nhân khách quan 57

2.4.2.Nguyên nhân từ phía ngân hàng 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH HÀ NỘI 60

3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng Đông Á 60

3.1.1 Định hướng của Hội sở Ngân hàng Đông Á 60

3.1.2 Định hướng của DAB Hà Nội 61

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 61

3.2.1 Phát triển kênh bán hàng phù hợp với nguồn lực hiện có của ngân hàng 61

3.2.2 Đẩy mạnh việc phát triển các sản phẩm phi tín dụng 62

3.2.3 Thiết kế các chương trình tiếp thị hấp dẫn 62

3.2.4 Đầu tư công nghệ hiệu quả 63

3.2.5 Có phương pháp quản trị khoản vay hiệu quả 63

3.2.6 Nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực 63

Trang 4

3.3.2 Kiến nghị với NHNN 64

3.3.3 Kiến nghị với Hội sở Ngân hàng Đông Á 65

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Cơ cấu huy động của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội 23

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội 25

Bảng 2.3: Cho vay theo mục đích sử dụng vốn 27

Bảng 2.4: Cho vay theo ngành nghề kinh tế 28

Bảng 2.5: Lợi nhuận qua các năm 31

Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng qua các năm từ 2009 đến 2013 38

Bảng 2.7: Cơ cấu cho vay theo tính chất tài sản đảm bảo 42

Bảng 2.8: Cho vay theo mục đích sử dụng vốn 44

Bảng 2.9: Cơ cấu cho vay theo thời hạn vay 47

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu/ nợ quá hạn qua các năm 49

Bảng 2.12: Tỷ lệ lãi từ tín dụng cá nhân 51

Bảng 2.11: Tỷ lệ thu lãi từ tín dụng 53

Biểu đồ 2.1 Số dư huy động của Đông Á bank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009- 2013 .24

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng từ 2009- 2013 25

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn 27

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế 28

Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận qua các năm từ 2009 đến 2013 32

Trang 5

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu cho vay theo tính chất tài sản đảm bảo 42 Biểu đồ 2.9: Thể hiện cơ cấu cho vay theo mục đích vay vốn 45 Biểu đồ 2.11: Cơ cấu cho vay theo thời hạn vay 47 Biểu đồ 2.11: thể hiện tình hình nợ xấu TDCN của ngân hàngĐông Á chi nhánh Hà Nội 49

Trang 6

1 NHTM : Ngân hàng Thương mại

Trang 7

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Nội dung nghiên cứu của luận văn như sau:

Phần mở đầu

Lời mở đầu tập trung lý giải lý do học viên lựa chọn đề tài làm nghiên cứutrong luận văn của mình, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như đốitượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và những đóng góp mang tính khoa học

và thực tiễn của luận văn

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiềuđổi mới đặc biệt là thị trường tài chính Hội nhập là xu thế, mở ra cho chúng tanhiều cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính hàng đầu, tuy nhiên cũng đặt ra không

ít những thách thức khi các ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh bình đẳngnhư NHTM trong nước

Đông Á bank là một ngân hàng bán lẻ, luôn đi đầu trong việc phát triển cácsản phẩm thẻ, cho vay tiêu dùng Số lượng khách hàng cũng chiếm tỉ lệ tương đốilớn trong khối ngân hàng bán lẻ Tuy nhiên, hiện nay cục diện đã có nhiều thay đổikhi mà số lượng các ngân hàng ngày càng nhiều với quy mô và tiềm lực tài chínhmạnh, và đặc biệt là sự chuyển dịch từ bán buôn sang bán lẻ của các NHTM đã làmgiảm thị phần của Đông Á bank nhất là khu vực Hà Nội

Qua quá trình làm việc tại ngân hàng, tìm hiểu được những khó khăn, tháchthức mà ngân hàng đang phải đối mặt như sản phẩm dịch vụ chưa phù hợp vớinguồn lực, chi phí cho hoạt động tín dụng cá nhân còn cao, tỷ lệ lãi từ tín dụng cánhân so với các chi nhánh khác còn thấp, thương hiệu của Đông Á trên địa bàn HàNội còn chưa được nhiều người biết đến Hà Nội là thành phố loại I, là nơi tập trungtất cả những gì tinh túy nhất của cả nước nên rất thuận lợi cho việc phát triển tíndụng cá nhân nhưng những gì mà ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội đã làmtrong thời gian qua thật sự không tầm với một chi nhánh hoạt động tại Thủ đô.Chính vì lí do đó tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhântại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình

Trang 8

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đã tập trung giải quyết được các vấn đề sau :

- Làm rõ những vấn đề cơ bản về tín dụng cá nhân và hiệu quả tín dụng cánhân ở NHTM

- Làm rõ thực trạng hiệu quả tín dụng cá nhân tại Đông Á bank chi nhánh HàNội giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân tại chinhánh Hà Nội

3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu dựa trên phương pháp định tính bằng cách thống kê, tổnghợp phân tích các số liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo thường niên của ngân hàngĐông Á chi nhánh Hà Nội và một số chi nhánh khác

4 Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu thành ba chương:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng cá nhân

- Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàngĐông Á chi nhánh Hà Nội

- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân Ngânhàng Đông Á chi nhánh Hà Nội

Nội dung của các chương như sau

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín dụng cá nhân và hiệu quả tín dụng cá nhân

1.1 Tín dụng cá nhân của NHTM

Trong phần này học viên đã đưa ra những cái nhìn khái quát nhất về tín dụng

cá nhân của NHTM bao gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại và vai trò của TDCN

Cụ thể:

Đặc điểm của tín dụng cá nhân

Có ba đặc điểm chính của tín dụng cá nhân như sau:

- Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn

Trang 9

- Cho vay cá nhân thường tiềm ẩn nhiều rủi ro

- Chi phí để phát triển cho vay cá nhân thường tốn kém

Phân loại tín dụng cá nhân

Trong phần này học viên đã thực hiện phân loại tín dụng cá nhân theo cáctiêu thức khác nhau Cụ thể:

Phân loại theo tính chất của tài sản thế chấp gồm có tín dụng có tài sản đảmbảo và tín dụng không có tài sản đảm bảo

Phân loại theo thời gian vay vốn gồm có tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dàihạn

Phân loại theo mục đích vay vốn gồm có: cho vay tiêu dùng, cho vay bấtđộng sản, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp

Phân loại theo nguồn gốc của khoản vay gồm có tín dụng trực tiếp và tíndụng gián tiếp

Phân loại theo phương thức hoàn trả nợ vay gồm có tín dụng trả góp và tíndụng thanh toán một lần

Vai trò của tín dụng cá nhân

Trong phần này, học viên đã trình bày vai trò tín dụng cá nhân với ba chủ thểchính là đối với nền kinh tế, đối với ngân hàng và đối với khách hàng Cụ thể

Đối với nền kinh tế tín dụng cá nhân thể hiện ở hai khía cạnh: Nâng cao hiệuquả nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và kích cầu cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuấttrong nước

Đối với ngân hàng: Xây dựng, và củng cố thương hiệu cho ngân hàng; gópphần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng phân tán rủi ro cho ngân hàng

Đối với khách hàng: có thêm nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng sảnxuất, tăng thu nhập cho bản thân Cũng nhờ tín dụng cá nhân mà khách hàng có thểthỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân

1.2 Quan niệm về hiệu quả TDCN tại NHTM

Trong phần này luận văn đã đưa ra được các quan niệm về hiệu quả tín dụng cánhân đồng thời đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng cá nhân cũng

Trang 10

như các nhân tố tác động đến hiệu quả TDCN của NHTM

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân bao gồm:

- Tính đa dạng của sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và nguồn lực củangân hàng

- Tỷ lệ nợ quá hạn

- Tỷ lệ nợ xấu

- Tỷ lệ lãi của tín dụng cá nhân

- Tỷ trọng lãi từ tín dụng cá nhân so với tín dụng nói chung

- Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng

Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân

Trong phân này học viên đã nêu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng cánhân trong đó có các nhân chủ quan và khách quan

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội

Trong chương này gồm có ba phần chính:

2.1: Tổng quan về ngân hàng Đông Á Chi nhánh Hà Nội gồm có các nộidung như lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ củacác phòng ban và tình hình hoạt động kinh doanh chung xét trên các khía cạnh nhưhuy động vốn, cho vay, đầu tư, dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, lợi nhuậncủa ngân hàng trong 05 năm qua

2.2: Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Đông Á bank chinhánh Hà Nội

Trong phần này học viên đã nêu bật được các vấn đề sau:

Thứ nhất là quá trình triển khai tín dụng cá nhân tại Đông Á bank chi nhánh Hà NộiThứ hai là các căn cứ pháp lý cho hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Đông ÁThứ ba là quy trình tín dụng cá nhân tại ngân hàng Đông Á

Thư tư là các sản phẩm tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nộiđược học viên phân chia theo tính chất của tài sản đảm bảo

Thứ năm là hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Đông Á bank chi nhánh Hà Nội

Trang 11

giai đoạn 2009- 2013 Trong phần này, học viên đã bám sát vào các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả tín dụng cá nhân đã nêu ở chương 1 để nêu lên thực trạng hoạt động tíndụng cá nhân tại chi nhánh Hà Nội

2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng Đông Á chinhánh Hà Nội

Trong phần này học viên đã đánh giá được những thành tựu đạt được, nhữngtồn tại vướng mắc cần khắc phục và nêu được nguyên nhân của những tồn tại đó

Đối với ngân hàng các thành tựu đạt được thể hiện qua các chỉ tiêu như: dư

nợ cho vay tín dụng cá nhân ngày càng tăng, cơ cấu cho vay tiếp tục được điềuchỉnh phù hợp với mục tiêu của chi nhánh và định hướng chỉ đạo của Hội sở, nợxấu có khuynh hướng giảm, tỉ lệ thu lãi từ tín dụng cá nhân tăng qua các năm, tỉ lệlãi từ tín dụng cá nhân so với tín dụng nói chung tăng qua các năm

Về các mặt hạn chế cần khắc phuc nổi trội lên những vấn đề sau

Thứ nhất, sản phẩm cho vay đa dạng nhưng tính khả thi không cao, chưa có

đặc điểm nổi trội rõ ràng

Thứ hai, lãi suất cho vay chưa linh hoạt

Thứ ba, chính sách tín dụng còn nhiều điểm chưa phù hợp

Phần nguyên nhân đã nêu bật được các nguyên nhân từ bên ngoài tác động

và nguyên nhân từ chính nội tại của ngân hàng

Nguyên nhân từ các chủ thể bên ngoài gồm có: Biến động về môi trường vĩ

mô, nguyên nhân từ phía khách hàng

Nguyên nhân từ phía ngân hàng gồm có: Chưa chuyên môn hóa trong côngviệc, công tác nghiên cứu sản phẩm chưa thực sự hiệu quả, hệ thống công nghệchưa được chú trọng đầu tư, công tác tiếp thị sản phẩm chưa hiệu quả

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Đông

Á bank chi nhánh Hà Nội.

Chương này có ba nội dung chính như sau:

3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng TMCP Đông Á

Phần này nêu định hướng hoạt động của hệ thống hoạt động của ngân hàng

Trang 12

Đông Á, trên cơ sở đó nêu được định hướng hoạt động của chi nhánh Hà Nội trongthời gian tới như số lượng khách hàng, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu dư nợ

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàngĐông Á Chi nhánh Hà Nội

Từ thực trạng hoạt động, đánh giá kết quả đạt được, tìm hiểu được nguyênnhân tồn tại đồng thời căn cứ vào định hướng phát triển học viên đã mạnh dạn nêu

ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân tại chi nhánh Hà Nội.Học viên đã đề xuất các nhóm giải pháp như sau:

- Phát triển kênh bán hàng phù hợp với nguồn lực hiện có của ngân hàng

- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phi tín dụng

- Thiết kế các chương trình tiếp thị hấp dẫn

- Đầu tư công nghệ hiệu quả

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.3 Các kiến nghị

Phần này học viên đã đưa ra một số kiến nghị với ba đối tượng kiến nghị vớiNhà nước, kiến nghị với ngân hàng Nhà nước và kiến nghị với Hội sở Đông Ábank

Đối với Nhà nước: Cần tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động tíndụng cá nhân theo các hướng sau

Thứ nhất, có quy hoạch phát triển tổng thể theo vùng lãnh thổ và theo cáckhu vực

Thứ hai, hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạtđộng tín dụng cá nhân tại ngân hàng

Đối với NHNN: Không nên thay đổi lãi suất quá nhiều lần trong năm, cầnphải nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Đối với Hội sở ngân hàng Đông Á:Nâng cao tính khả thi của sản phẩm, cảitiến quy trình nghiệp vụ phù hợp hơn, lãi suất cho vay cần linh hoạt hơn

Phần kết luận:

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu bài luận

Trang 13

văn đã hoàn thành được một số điểm cơ bản sau:

- Hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về tín dụng cá nhân và hiệu quả tíndụng cá nhân của NHTM

- Phân tích được thực trạng hiệu quả tín dụng cá nhân tại ngân hàng Đông Áchi nhánh Hà Nội Từ đó chỉ ra được những thành tựu và hạn chế trong công tác tíndụng tại Đông Á bank chi nhánh Hà Nội

- Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân đã nêu học viên đã đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân cho Đông Á bank chi nhánh

Hà Nội và đưa ra một số kiến nghị với các bên liên quan

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiềuđổi mới đặc biệt là thị trường tài chính Hội nhập là xu thế, mở ra cho chúng tanhiều cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính hàng đầu, tuy nhiên cũng đặt ra không

ít những thách thức khi các ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh bình đẳngnhư NHTM trong nước

Trước giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn để duy trì vàphát triển, do vậy, việc phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp không phải là

ưu tiên số một trong định hướng hoạt động của ngân hàng Đông Á Với thị trườngnhiều tiềm năng như dân số đông khoảng 90 triệu dân, kết cấu dân số trẻ, thu nhậpngày một cải thiện, phong cách tiêu dùng hiện đại thì việc phát triển tín dụng vớikhách hàng cá nhân sự lựa chọn khôn ngoan của các ngân hàng lúc này đặc biệt lànhững ngân hàng nhỏ như Đông Á

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân là điều rất cần thiết góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện hiện nay, đảm bảo lợinhuận và phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hiện nay, ngânhàng Đông Á chi nhánh Hà Nội đã xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàngtrong việc cho vay tuy nhiên vẫn gặp những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến kếtquả kinh doanh của ngân hàng Thực tế cho thấy, sản phẩm cho vay cá nhân củaĐông Á mang tính dàn trải chưa phù hợp với nguồn lực hiện có của ngân hàng

Qua quá trình làm việc tại ngân hàng, tìm hiểu được những khó khăn, tháchthức mà ngân hàng đang phải đối mặt, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạtđộng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiêncứu

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu đã tập trung giải quyết được các vấn đề sau :

- Làm rõ những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng cá nhân của NHTM

- Làm rõ thực trạng hiệu quả tín dụng cá nhân tại Đông Á bank chi nhánh Hà

Trang 15

Nội giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013.

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân tại chinhánh Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Chỉ xét hiệu quả tín dụng cá nhân đối với DAB Hà Nội trong đónghiên cứu các khoản cho vay, không xét đến thẻ tín dụng ngân hàng)

- Phạm vi nghiên cứu: DAB Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu dựa trên các phương pháp

- Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê và so sánh

- Các số liệu được sử dụng: Nguồn dữ liệu thứ cấp, đây là nguồn được thuthập từ các báo cáo của ngân hàng và một số tài liệu tham khảo

5 Kết cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu thành ba chương:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả tín dụng cá nhân

- Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàngĐông Á chi nhánh Hà Nội

- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tạiNgân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội

Trang 16

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG CÁ

NHÂN VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN

1.1 Tín dụng cá nhân của NHTM

1.1.1 Khái niệm tín dụng cá nhân

Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quátrình tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa và thiếu hụt vốn diễn rathường xuyên giữa các chủ thể trong nên kinh tế

Theo Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người

sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, khi đến hạn,người sử dụng phải hoàn trả một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Như vậy, theo quanđiểm này tín dụng có ba nội dung chủ yếu đó là tính chuyển nhượng tạm thời mộtlượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả

Theo luật của các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam thông qua thì cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cánhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc

có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán,bảo lãnh ngân hang và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

Có nhiều cách định nghĩa nhưng tín dụng ngân hàng thường chứa đựng banội dụng chính như sau:

Thứ nhất: Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu vốnsang người sử dụng vốn

Thứ hai: Sự chuyển nhượng này mang tính thời hạn

Thứ ba: Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí và rủi ro

Trên cơ sở định nghĩa tín dụng ngân hàng nêu trên, xét trong phạm vi củaluận văn này đối tượng khách hàng cá nhân bao gồm các cá nhân và hộ gia đình cóchứng nhận đăng ký kinh doanh cá thể, ta có thể đưa ra định nghĩa tín dụng cá nhânnhư sau

Tín dụng cá nhân là hình thức mà trong đó ngân hàng thực hiện việc chuyểnnhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình sử

Trang 17

dụng trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả gốc và lãi với mục đích phục vụ đờisống và sản xuất kinh doanh dưới hình thức cá thể hoặc hộ kinh doanh cá thể.

Tín dụng cá nhân đóng góp lớn đến sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội,điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quảcao để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dung của cá nhân và hộ giađình

Trên thế giới tín dụng cá nhân được phát triển mạnh mẽ từ đầu những năm

80 của thế kỷ XX Còn ở Việt Nam tín dụng cá nhân cho vay cá nhân chỉ bắt đầu từnhững năm đầu của thập kỷ 90, thời gian đầu các sản phẩm còn sơ sài, đơn điệu.Những năm gần đây, tín dụng cá nhân có xu hướng bùng nổ cùng với sự phát triểncủa kinh tế xã hội thời kỳ mở cửa và hội nhập Với thị trường tiềm năng với 90 triệudân, kết cấu dân số trẻ, thu nhập ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng và mua sắm ngàycàng lớn , đây là cơ hội và tiềm năng để phát triển tín dụng cá nhân

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng cá nhân

- Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn:

Trên thực tế, các khoản vay của tín dụng cá nhân thường hướng đến hai đốitượng chủ yếu như cho vay hộ gia đình để bổ sung vốn sản xuất kinh doanh và chovay tiêu dùng như mua xe, sửa nhà, xây nhà Tuy nhiên, do năng lực của kháchhàng vay bị hạn chế về tài sản đảm bảo, về năng lực tài chính, nguồn trả nợ và quađánh giá tính phù hợp của nhu cầu vốn nên thường các khoản vay hướng đến kháchhàng cá nhân thường nhỏ lẻ

Số lượng khách hàng cá nhân lớn do đối tượng là các cá nhân trong xã hội từngười có thu nhập thấp đến người có thu nhập cao Mặt khác, do nhu cầu vay củacác cá nhân trong xã hội rất phong phú và đa dạng nên số lượng các khoản vay cánhân thường lớn

- Cho vay cá nhân thường tiềm ẩn nhiều rủi ro

Rủi ro thứ nhất khi cho vay đối tượng này là rủi ro do thông tin bất đối xứng.Với khách hàng doanh nghiệp, việc thu thập thông tin là tương đối dễ dàng do có rấtnhiều nguồn cung cấp như báo cáo tài chính, bảng xếp hạng tín dụng, tình hình

Trang 18

niêm yết chứng khoán, thậm chí là các mối quan hệ với đối tác của công ty, tìnhhình nộp thuế nhưng với khách hàng cá nhân việc thu đánh giá năng lực kháchhàng gặp nhiều khó khăn khiến cho việc thẩm định khách hàng trở nên thiếu chínhxác Hơn hết, nguồn trả nợ của khách hàng cá nhân là thu nhập hàng tháng kháchhàng kiếm được, do vậy, nếu người vay gặp phải các rủi ro bất ngờ dẫn đến việcmất khả năng thanh toán thì rõ ràng ảnh hưởng rất nhiều đến việc trả nợ cho kháchhàng.

Rủi ro thứ hai là rủi ro tác nghiệp: Do đặc điểm tín dụng cá nhân là khoảnvay nhỏ nhưng số lượng lớn nên để đảm bảo đúng tiến độ, nhu cầu vay của kháchhàng thì bản thân nhân viên của ngân hàng phải tiến hành thẩm định nhanh chóngnhưng như phân tích ở trên, việc thẩm định khách hàng cá nhân thường gặp thôngtin bất đối xứng nên công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn và có thể trở nên thiếuchính xác

- Chi phí để phát triển cho vay cá nhân thường tốn kém: do đặc điểm củakhách hàng cá nhân là phân bố rộng và đối tượng nhiều nên thường gây tốn kém chiphí cho ngân hàng như chi phí bán hàng: tiếp thị quảng cáo, in tờ rơi , chi phí chonhân lực, chi phí quản lý như điện nước, văn phòng

1.1.3 Phân loại tín dụng cá nhân

1.1.3.1 Phân loại theo tính chất của tài sản thế chấp

- Tín dụng có tài sản đảm bảo: Là khoản vay được đảm bảo bằng tài sản hoặcgiấy tờ có giá hoặc được bảo lãnh từ bên thứ ba Tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh củabên thứ ba thực chất là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm được nguồn dự phòngkhi nguồn thu chính từ khách hàng bị thiếu hụt, tạo áp lực trả nợ cho khách hàng,từ

đó giảm thiểu rủi ro cần thiết cho sngân hàng

- Tín dụng không có tài sản đảm bảo: Là khoản vay được đảm bảo bằng uytín của khách hàng với ngân hàng Thông thường hình thức cấp tín dụng này được

áp dụng với một số nhóm đối tượng cụ thể hoặc các khách hàng có giao dịch thườngxuyên và uy tín với ngân hàng

Trang 19

1.1.3.2 Phân loại theo thời gian vay vốn

- Tín dụng ngắn hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn tới 12 tháng Với tíndụng cá nhân thì tín dụng ngắn hạn là hình thức đem lại không nhiều rủi ro chongân hàng bởi vì trong thời gian ngắn thường có ít biến động xảy ra với khách hàngvay, và nếu có thì ngân hàng cũng có thể dự báo trước được

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 05 năm Đối với

cá nhân, tín dụng trung hạn thường phục vụ các nhu cầu vay vốn tương đối lớn nhưmua ô tô, xây sửa nhà

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm Tín dụng dài hạnđược cấp khi cá nhân có khoản vay lớn, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu mua sắmnhà cửa, đất đai Thông thường tín dụng dài hạn thường tiềm ẩn nhiều rủi ro

1.1.3.3 Phân loại theo mục đích vay vốn

Thông thường nếu phân loại theo mục đích vay vốn thì tùy theo các chươngtrình của từng ngân hàng khác nhau mà có những khoản vay khác nhau Nó thườngrất đa dạng, phong phú đáp ứng được hầu hết các nhu cầu vay thuộc mọi tầng lớpcủa khách hàng Phân theo hình thức này chủ yếu gồm các loại sau:

- Cho vay tiêu dùng: Đây là hình thức có nhu cầu vay vốn nhiều nhất, nhằmđáp ứng nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi, sinh hoạt gia đình để cải thiện vànâng cao chất lượng cuộc sống

Nhóm khách hàng thuộc loại này là những người có thu nhập ổn định, vàthông thường họ là những người công viên chức hưởng lương

- Cho vay bất động sản: Cho vay bất động sản là sản phẩm dành cho các cácnhân nhằm đáp ứng nhu cầu mua, sửa chữa nhà ở của khách hàng Hình thức chovay này thường được cấp hạn mức tín dụng cao hơn và thời gian cho vay dài hơncho vay tiêu dùng

- Cho vay sản xuất kinh doanh: Đây là sản phẩm cho vay nhằm bổ sungnguồn vốn cho cá nhân, hộ gia đình kinh doanh cá thể để sản xuất kinh doanh Đây

là đối tượng có nhu cầu vay vốn khá lớn tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất donguồn vốn cho vay hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách hàng

Trang 20

- Cho vay phụ vụ sản xuất nông nghiệp: Là hình thức cho vay tập trung vàocác ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản Hình thức chovay này khuyến khích bà con nông dân chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ để sang một

mô hình sản xuất lớn hơn phục vụ cho thị trường rộng hơn

1.1.3.4 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản vay

Gồm có tín dụng trực tiếp và tín dụng gián tiếp

- Tín dụng trực tiếp là hình thức ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng

có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếp cho ngân hàng

Ưu điển của hình thức tài trợ này là rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữangân hàng và khách hàng,quyết định cho vay hay không hoàn toàn do ngân hàngquyết định Khi khách hàng quan hệ trực tiếp với ngân hàng, giúp cho ngân hàng có

cơ hội bán chéo them nhiều sản phẩm khác Như vậy, quyền lợi của cả hai bên đềuđược thỏa mãn trên cơ sở thỏa thuận trực tiếp

- Tín dụng gián tiếp: Là hình thức ngân hàng cấp tín dụng qua một trung gian

ủy thác Đối với khách hàng cá nhân, trung gian ủy thác có thể là nhà bán lẻ hànghóa, dịch vụ Theo hình thức này ngân hàng sẽ ký két hợp đồng với chính nhà cungcấp trên cơ sở đó nhà cung cấp sẽ bán chịu hàng hóa cho người tiêu dung Hợp đồng

ký kết giữa ngân hàng và nhà cung cấp nêu rõ các điều kiện về việc bán chịu chokhách hàng

1.1.3.5 Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay

- Tín dụng trả góp: Theo hình thức tài trợ này, người vay trả nợ cho ngânhàng gồm cả gốc và lãi theo nhiều lần, theo những định kỳ nhất định do ngân hàngquy định HÌnh thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc với nhữngkhách hàng mà thu nhập định kỳ không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay

- Tín dụng hoàn trả một lần: Đây là hình thức hoàn trả mà theo đó số tiền vaycủa khách hàng sẽ được thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn Đặcđiểm của các khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ, thời gian cho vayngắn.1.1.4 Vai trò của tín dụng cá nhân

Trang 21

1.1.4.1 Đối với nền kinh tế

- Nâng cao hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội: Tín dụng trong nước

là kênh phân phối có hiệu quả nguồn vốn của xã hội, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếuvốn, từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao góp phần tạo nên sự năng độngcủa đồng tiền trong nền kinh tế

- Kích cầu cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất trong nước:Tín dụng cá nhân làkênh hỗ trợ vốn để người dân có thể thỏa mãn được nhu cầu của chính bản thân,nâng cao chất lượng cuộc sống Cũng thông qua tín dụng cá nhân mà người dân cóthêm nguồn vốn để sản xuất kinh doanh từ đó thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việclàm cho người lao động từ đó giúp ổn định về mặt xã hội

1.1.4.2 Đối với ngân hàng

- Xây dựng, và củng cố thương hiệu cho ngân hàng: Do đặc điểm của kháchhàng cá nhân là phân bố rộng khắp và thuộc mọi tầng lớp trong xã hội nên việc pháttriển khách hàng cá nhân sẽ giúp cho hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng đượcbiết đến rộng khắp

- Góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng: Cùng với tín dụng doanhnghiệp, tín dụng cá nhân cũng là nguồn thu chính trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuậncủa doanh nghiệp, hơn hết, thông qua tín dụng cá nhân còn giúp cho ngân hàng bánchéo được các sản phẩm như tiết kiệm, thẻ từ đó cũng làm tăng doanh thu chongân hàng về mảng dịch vụ

- Phân tán rủi ro cho ngân hàng: Do đặc điểm của khách hàng cá nhân là sốlượng đông nhưng quy mô của các khoản vay nhỏ nên việc một hay một số cá nhânkhông trả được nợ cũng không ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng

1.1.4.3 Đối với khách hàng

Thông qua tín dụng cá nhân giúp khách hàng có thêm nguồn vốn để sản xuấtkinh doanh, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho bản thân Cũng nhờ tín dụng cánhân mà khách hàng có thể thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân

Trang 22

1.2 Hiệu quả tín dụng cá nhân của NHTM

1.2.1 Quan niệm về hiệu quả TDCN tại NHTM

Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả tín dụng cá nhân Có

ý kiến cho rằng đó là sự gia tăng về số lượng cũng như chất lượng khi cho vaykhách hàng cá nhân hay là lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng cá nhân

Theo cách hiểu khác, hiệu quả tín dụng cá nhân là một trong những biểu hiệncủa hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của các hoạtđộng tín dụng cá nhân Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu pháttriển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo mục tiêu

an toàn sinh lời cao của ngân hàng

Vì vậy, hiệu quả tín dụng cá nhân là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánhkhả năng thích nghi của tín dụng cá nhân của một ngân hàng với sự thay đổi của cácnhân tố chủ quan như khả năng quản lý, trình độ cán bộ quản lý và các yếu tốkhách quan như mức độ an toàn vốn tín dụng, lợi nhuận của ngân hàng

Vì vậy, đứng trên góc độ ngân hàng, để đạt được hiệu quả tín dụng cá nhân cần phảiđáp ứng các yêu cầu sau:

Một là, dư nợ cho vay phải có sự tăng trưởng ổn định về quy mô, đảm bảo phù hợpvới nguồn vốn huy động được

Hai là, dư nợ cho vay phải đảm bảo doanh thu cao nhất Đây là yếu tố quan trọngnhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một ngân hàng Doanh thu nàychính là số tiền mà khách hàng phải trả cho ngân hàng để sử dụng vốn Tuy nhiên,lãi suất cho vay cũng là một trong những nhân tố để cạnh tranh trên thị trường cácngân hàng, lãi suất cho vay cao sẽ làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.Yêu cầuđặt ra là phải đưa ra được mức lãi suất hợp lý để đảm bảo được lợi nhuận và tínhcạnh tranh cho ngân hàng

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân

1.2.2.1 Tính đa dạng của sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và nguồn lực của ngân hàng.

Đây là chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển tín dụng cá nhân, qua đó phản

Trang 23

ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này Nguồn lực của ngânhàng bao gồm nguồn lực về con người, nguồn lực về nguồn vốn cho vay… Sự đadạng hóa sản phẩm cần phải thực hiện trong mối tương quan với các nguồn lực hiện

có của ngân hàng Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm chongân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực Mặt khác, nếu nguồnlực ngân hàng có mà sản phẩm lại nghèo nàn dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực

và tính cạnh tranh của sản phẩm không cao

Nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng nên việc phát triển sản phẩm tíndụng là điều tất yếu, tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm tín dụng phải phù hợp vớicác nguồn lực hiện có của ngân hàng để đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng

Khi xét tính phù hợp giữa cho vay và nguồn vốn ta hay dùng công thức tính

hệ số giữa dư nợ cho vay và tổng nguồn vốn huy động được Hệ số này cho biếtngân hàng cho vay bao nhiêu trong một đồng vốn tiền gửi huy động Thông thườngcác ngân hàng luôn cố gắng khai thác hết tiềm năng huy động vốn để cho vay nhằmkiếm được lợi nhuận tối đa và mức hợp lý cho tỷ lệ này là khoảng 0,8 lần để đảmbảo các giới hạn an toàn vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tuy nhiên, khi xét riêng tíndụng cá nhân thì tỷ lệ này không có ý nghĩa bởi lẽ không có một hệ số nào quy địnhriêng cho mảng hoạt động này Vì vậy, xét trong phạm vi luận văn này học viên chỉxét đến sự phù hợp của sản phẩm đến nguồn lực con người hiện có tại ngân hàng

Trang 24

lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư nợ thực tế đã quá hạn mà không phản ánhtoàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn.

1.2.2.3 Tỷ lệ nợ xấu

Từ ngày 1/6/2014 trở về trước, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng được phân loạitheo quyết định 493 của ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và dựphòng rủi ro trong ngân hàng thì nợ của ngân hàng gồm các nhóm sau:

Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thuhồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

- Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2,Điều này

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơcấu lại;

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn

đã cơ cấu lại;

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

theo thời hạn đã cơ cấu lại;

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý

- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời

hạn đã được cơ cấu lại;

Tuy nhiên, từ 1/6/2014 đến nay, Theo đó, Thông tư 02 có một số thay đổi

Trang 25

căn bản so với Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ở các mặt sau:

Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh: Nếu theo Quyết định 493 và Quyết định 18

nợ được phân loại chỉ bao gồm hoạt động tín dụng thuần túy (Các khoản cho vay,ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; Các khoản chiết khấu, tái chiết khấuthương phiếu và giấy tờ có giá khác; Các khoản bao thanh toán), thì theo Thông tư

02 phạm vi điều chỉnh được mở rộng sang một số “Tài sản Có” khác thể hiện đúngbản chất của hoạt động tín dụng như : Các khoản cấp tín dụng dưới hình thức pháthành thẻ tín dụng; Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng; Số tiền mua và ủythác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặcchưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưaniêm yết (Upcom) (sau đây gọi tắt là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm muatrái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro; Ủythác cấp tín dụng; Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng trong nước,chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và tiềngửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài

Thứ hai, về đối tượng áp dụng: Quyết định 493 và 18 quy định đối tượng ápdụng là tổ chức tín dụng nói chung thì Thông tư 02 chỉ áp dụng đối với TCTD làNHTM, TCTD phi NH và Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài Các đối tượng không

áp dụng thông tư này bao gồm: Ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở,Ngân hàng Chính sách xã hội và Tổ chức tài chính vi mô

Thứ ba, bổ sung vai trò của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) trong việc thuthập số liệu, thông tin khách hàng, xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ và các quyđịnh nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự phòng rủi ro Tổ chứctín dụng phải thường xuyên thực hiện thu thập, khai thác thông tin, số liệu về kháchhàng từ CIC để: Sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quy định nội bộ

về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro; Theo dõi, đánh giá khảnăng trả nợ của khách hàng sau khi đã xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội

bộ, có biện pháp quản lý rủi ro, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp; Thực hiện phânloại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng theo quy

Trang 26

định tại Thông tư này Theo đó, TCTD ít nhất mỗi quý 1 lần phải gửi cho CIC kếtquả tự phân loại nợ để CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độrủi ro cao nhất, sau đó TCTD sẽ sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ khách hàng doCIC cung cấp để điều chỉnh kết quả tự phân loại của mình và trích lập đủ số dự phòng

và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định

Thứ tư, về phương pháp và nguyên tắc phân loại nợ: Về cơ bản nguyên tắcphân loại được áp dụng không thay đổi, tòan bộ số dư nợ và giá trị cam kết ngoạibảng của một khách hàng tại một TCTD phải được phân loại vào cùng một nhóm

nợ có mức độ rủi ro cao nhất Ngoài ra, so với QĐ 493 và 18, Thông tư 02 còn mởrộng các quy định đối với các hoạt động khác như cho vay hợp vốn, ủy thác cấp tíndụng mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân, các khoản nợ đã bán nhưng chưa thuđược tiền, các khoản nợ được mua…theo phạm vi điều chỉnh đã thay đổi

Thông tư 02 có một số tiêu chí chặt chẽ trong việc phân loại nợ:

- Các khoản nợ bị gia hạn nợ lần đầu sẽ được đưa vào nợ nhóm 3 thuộcnhóm nợ xấu, thay vì nếu gia hạn nợ trong thời hạn vẫn được xếp vào nhóm 2 theoQuyết định 493

- Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy

đủ theo hợp đồng tín dụng cũng được đưa vào nhóm nợ xấu

Thứ năm, về tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính mức dự phòng cụ thểphải trích lập Yêu cầu chặt chẽ hơn đối với tài sản bảo đảm được khấu trừ như: đápứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; phải đượcđịnh giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá đối với tài sản bảo đảm có giá trịcao (trên 50 tỷ đồng đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan củaTCTD và các đối tượng hạn chế cấp tín dụng theo Luật các TCTD 2010; có giá trị

từ 200 tỷ đồng trở lên đối với tài sản bảo đảm của các đối tượng khác)

Đồng thời, Quyết định 493 chưa quy định cụ thể việc định giá tài sản bảođảm khi tính giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, gây nhiều tranh cãi khi tính toánthì Thông tư 02 đã quy định cụ thể tại khoản 5, Điều 12

Thứ sáu, về trích lập dự phòng chung: Nhìn chung so với QĐ 493, Thông tư

Trang 27

02 vẫn quy định mức trích lập dự phòng chung là 0,75% tổng số dư các khoản nợ từnhóm 1 đến nhóm 4 và loại trừ một số khoản sau: Tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán)tại tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam theoquy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng nước ngoài; khoản cho vay,mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với TCTD, Chi nhánh NH nước ngoài

Thứ bảy, về quản lý nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòngrủi ro So với Quyết định 493, Thông tư 02 yêu cầu TCTD phải có bộ phận quản lý

nợ, cam kết ngoại bảng để thực hiện việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập

và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống

Ngày 18/3/2014, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửađổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 Theo đó, thay đổi cơ bản của Thông tư

09 là:

TCTD được giữ nguyên nhóm nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ đến 1/4/2015.Đồng thời với quy định này, việc cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ vớiđiều kiện chặt chẽ hơn TCTD phải ban hành quy định nội bộ về kiểm soát, giám sátviệc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; kiểm soát nội dung, lý do cơcấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ

TCTD thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt doCông ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) phát hành, để mua nợxấu của TCTD thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày6/9/2013 của Thống đốc NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu củaVAMC và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư 19

Điều chỉnh kết quả phân loại nợ theo kết quả phân loại nợ của CIC theohướng cho phép các tổ chức tín dụng chưa phải thực hiện quy định này cho đếnngày 31/12/2014, tuy nhiên trong thời gian chưa áp dụng các tổ chức tín dụng vẫnphải tự phân loại nợ và gửi kết quả cho CIC đế tổng hợp và giám sát

Trang 28

Tỷ lệ xấu được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ xấu cho biết cứ 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu Nợxấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này khôn còn

ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà trở thành nguy cơ bị mất vốn Với các khoản

nợ xấu, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi rocho từng nhóm nợ cụ thể, do vậy làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của ngân hàng

1.2.2.4 Tỷ lệ lãi của tín dụng cá nhân

Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân = Lãi từ tín dụng cá nhânTổng dư nợ x 100%Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lãi của hoạt động tín dụng cá nhân, qua

đó ngân hàng có thể đánh giá được chất lượng của tín dụng cá nhân để đưa ra địnhhướng hoạt động cụ thể

1.2.2.5 Tỷ trọng lãi từ tín dụng cá nhân so với tín dụng nói chung

Tỷ trọng lãi từ tín dụng cá nhân = Lãi từ tín dụng cá nhân x 100%

Lãi từ tín dụng nói chungChỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng thu lãi từ tín dụng thì có bao nhiêu đồngtín dụng cá nhân mang lại Chỉ tiêu này cho biết hoạt động tín dụng cá nhân góp baonhiêu vào tổng số lãi từ hoạt động cho vay Tỷ trọng này còn giúp ngân hàng xâydựng định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân cho phù hợp

cho ngân hàng

1.2.2.6 Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng

Đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc giúp ngân hàng triển khai các sản phẩmđến khách hàng, một chính sách tín dụng minh bạch, ổn định sẽ dễ dàng được kháchhàng chấp nhận và ngược lại Tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng thểhiện ở lãi suất cho vay, các loại phí liên quan đến quá trình giải quyết hồ sơ

Về lãi suất cho vay: Thể hiện ở phương thức tính lãi, biên độ và kỳ hạn thayđổi của lãi suất

Về các loại phí liên quan: như phí thẩm định, phí phạt, phí thanh lý, phí quản

lý tài sản

Trang 29

Khi các ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, các sản phẩmtín dụng tương tự nhau thì tiêu chí minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng ảnhhưởng lớn đến việc ra quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của khách hàng.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân

1.2.3.1.Nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân chủ yếu là các yếu tố về môi trường kinh tế xã hội, pháp luật, các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

Về Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến tín dụng ngân hàng nóichung và tín dụng cá nhân nói riêng Một môi trường kinh tế, xã hội ổn định ngườidân có tâm lý yên tâm hơn về thu nhập của mình trong tương lai nhu cầu tiêu dùngcủa họ sẽ tăng lên do đó ngân hàng có thêm tiềm năng để phát triển tín dụng cánhân Ngược lại, kinh tế suy thoái, xã hội rối ren, người dân chỉ mong muốn đảmbảo được mức sống ở thời điểm hiện tại mà không có nhu cầu vay mượn để thỏamãn các nhu cầu cao hơn do e ngại khả năng trả nợ của bản thân trong tương lai, vìvậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng

Về môi trường pháp luật

Mội trường pháp luật ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàngthương mại Một hệ thống pháp luật chặt chẽ, minh bạch sẽ tạo môi trường cạnhtranh lành mạnh, hoạt động của các ngân hàng được diễn ra một cách thông suốt,hạn chế nhiều những rủi ro không đáng có, góp phần nâng cao được hiệu quả tíndụng Nếu những văn bản luật không rõ ràng, chặt chẽ, có nhiều khe hở, gây ranhiều tổn thất cho các bên tham gia

Một hệ thống pháp lý ổn định, thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho NHTMxây dựng được đường lối phát triển theo quỹ đạo ổn định, ngăn chặn kịp thời nhữngrủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đồng thời các cơ quan chức năng có thểkiểm tra kiểm soát và ổn định tiền tệ quốc gia

Trang 30

Về đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạt độngkinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế Trong lĩnh vực ngân hàng thì cạnhtranh về lãi suất, sản phẩm, chính sách tín dụng… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng tín dụng cá nhân của NHTM

Về năng lực tài chính và thói quen tiêu dùng của người dân

Năng lực tài chính là nhân tố quyết định hạn mức cho vay và là điều kiện tiênquyết khi xét duyệt hồ sơ Ngoài ra thói quen tiêu dùng, vay mượn tại các vùngmiền cũng khác nhau, điều đó ảnh hưởng lớn đến việc phát triển tín dụng

1.2.3.1.Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan xuất phát từ chính nội tại của ngân hàng Đây là nhân tốquan trọng quyết định sự thành bại của một ngân hàng trên thị trường Cụ thể:Chiến lược cho vay của ngân hàng

Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển tín dụng cá nhân Trong kế hoạchphát triển của các ngân hàng được xem nhẹ chiến lược để phát triển nhóm kháchhàng cá nhân làm đối tượng tiềm năng của riêng ngân hàng của mình Tín dụng cánhân là một phần quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, vì vậy định hướngchiến lược của mỗi ngân hàng là chỉ tập trung vào bán buôn, hay tập trung vào bán

lẻ hay tiến hành song song sẽ quyết định khả năng phát triển tín dụng cá nhân củangân hàng đó

Chiến lược kinh doanh có thể là đường lối, phương hướng hoạt động của mộtngân hàng, mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau Chiến lượckinh doanh quyết định quy mô, cơ cấu, chính sách tín dụng và hướng phát triển cácsản phẩm tín dụng trong ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng Đó là hệ thống những quy trình, quyđịnh của các sản phẩm TDCN Chính sách tín dụng của ngân hàng vạch ra hướngphát triên và khung tham chiếu rõ để làm căn cứ khi triển khai từng sản phẩm.Chính sách tín dụng rõ ràng, ổn định sẽ giúp cho nhân viên thuận lợi hơn trong việcchào bán sản phẩm với khách hàng

Trang 31

Tính cạnh tranh của sản phẩm

Hiện nay, các ngân hàng buộc phải cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển.Muốn tồn tại và phát triển thì những yếu tố nội lực từ chính ngân hàng luôn là nềntảng, còn để tạo ra thương hiệu, vị thế của mình thì các ngân hàng cần tạo ra sựkhác biệt từ chính sản phẩm mình mang tới cho khách hàng Mỗi ngân hàng cần tạo

ra được sự khác biệt vượt trội trong chính sách tín dụng, sản phẩm, dịch vụ vàkhách hàng mục tiêu so với các đối thủ khác Chính yếu tố khác biệt này đã làm nêntính đa dạng trong các sản phẩm tín dụng cá nhân của mỗi ngân hàng và góp phầntích cực trong công cuộc phát triển tín dung cá nhân của mỗi ngân hàng

Trong tín dụng cá nhân thì sự phong phú về sản phẩm là thực sự cần thiếtbởi nhu cầu của người dân ngày càng phong phú, nếu ngân hàng thiết lập được các

bộ sản phẩm cho đầy đủ các loại tầng lớp trong xã hội, không để trống bất kỳ mộtphân khúc nào thì khả năng phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng đó ngày càngcao và được nhiều người biết đến

Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng

Năng lực tài chính là một trong những thế mạnh của ngân hàng trong hoạtđộng kinh doanh Môt ngân hàng có năng lực tài chính tốt sẽ có nguồn lực để pháttriên hoạt động kinh doanh, tạo được sự tin tưởng từ khách hàng Uy tín của ngânhàng được đánh giá thông qua một quá trình hoạt động lâu dài Uy tín không phải làyếu tố bền vững mà rất cần sự nỗ lực không ngừng của ngân hàng để giữ gìn vàphát huy

Chất lượng đội ngũ nhân sự

Nguồn lực con người là quan trọng mà bất kì một doanh nghiệp, tổ chức nào cũng phải quan tâm Một đội ngũ nhân sự giỏi sẽ giúp cho ngân hàng kinh doanh hiệu quả khi cho vay mà lại tránh được nhiều rủi ro trong quá trình triển khai cho vay

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Á Chi nhánh Hà Nội

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Đông Á chi nhánh

Hà Nội

Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội tên đầy đủ là ngân hàng TMCP Đông

Á chi nhánh Hà Nội Nằm trong chủ trương phát triển mạng lưới của ngân hàngĐông Á nhằm giúp mở rộng thị trường tại khu vực Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đông

Á chi nhánh Hà Nội chính thức khai trương hoạt động vào ngày 17/9/1993, tính đếnnay vừa tròn 21 năm 21 năm qua là quá trình vừa hoạt động kinh doanh vừa hoànthiện cơ cấu bộ máy quản lý Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời đã giúpcho ngân hàng chiếm thị phần tương đối lớn trên địa bàn Hà Nội Ngân hàng Đông

Á chi nhánh Hà Nội đã từng bước trưởng thành phát triển và đã đạt được nhiều kếtquả khả quan

Trụ sở của ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội được đặt tại số 181 NguyễnLương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội Đây là khu vực đông dân cư, chủ yếu là các

hộ gia đình kinh doanh cá thể rất thuận lợi để phát triển khách hàng cá nhân Cácphòng ban của chi nhánh được đầu tư thiết bị công nghệ đầy đủ, cơ sở khang trang,

hệ thống thương hiệu dễ dàng nhận diện

Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Hà Nội với phương châm “ngân hàngtrách nhiệm, ngân hàng của những trái tim” trong tất cả các lĩnh vực hoạt động củangân hàng như ứng dụng công nghệ Ngân hàng hiện đại để tiết kiệm chi phí, phongcách phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo với mục tiêu vì sự phát triển của ngânhàng, cho lợi ích kinh tế xã hội, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội

Thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước

Thực hiện việc chu chi hộ cho các doanh nghiệp

Trang 33

Mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện thanh toánkhông dùng tiền mặt

Thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm, tiền gửikhông kỳ hạn

Nhận tiền chuyển nhanh trong nội bộ hệ thống ngân hàng Đông Á

Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng Việt Nam Đồng và ngoại tệThực hiện việc mua bán, kinh doanh ngoại tệ

Thực hiện các nghiệp vụ, dịch vụ quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu,tái chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán quốc tế

Phát hành thẻ đa năng, thẻ tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng Trong suốt quá trình 21 năm qua, Đông Á Hà Nội đã đem lại nhiều thành quảđáng khích lệ không chỉ cho bản thân ngân hàng mà còn cho nhiều khách hàng.Quán triệt mục tiêu đề ra Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội luôn chủ độnghướng phát triển kinh doanh của mình để ngày càng chiếm ưu thế quan trọng trongthị trường Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Á- Chi nhánh Hà Nội

Nhìn vào cơ cấu tổ chức trên, có thể thấy đây chưa phải là một cơ cấu tổ chức tối ưu của một ngân hàng hiện đại Mặc dù DAB Hà Nội đã có sự phân chia

hành chính

Phòng KHDN

Phòng KHCN

Trang 34

giữa bộ phận vận hành và kinh doanh tuy nhiên bộ phận vận hành chỉ bao gồm các phòng ban như kế toán, kho quỹ, hành chính còn bộ phận kinh doanh vẫn chưa có

sự tách biệt giữa vận hành và kinh doanh Cán bộ tín dụng vẫn phải thực hiện các khâu từ tìm kiếm đến quản lý sau khi cho vay Điều này đã làm giảm khả năng kinh doanh của chi nhánh mặt khác lại làm tăng nhiều rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động cho vay

2.1.3.1 Phòng kế toán

Thực hiện việc hạch toán để phán ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạtđộng kinh doanh và các nghiệp vụ kinh doanh tại ngân hàng Phổ biến, hướng dẫn,kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các chính sách và chế độ kế toán của Nhànước và của Ngành

Tổng hợp, lưu trữ chứng từ kế toán, cân đối kế toán ngày, tháng, năm, cácbáo cáo quyết toán, kiểm tra nội bộ của toàn ngân hàng

Thực hiện báo cáo kế toán đối với các cơ quan quản lý Nhà nươc theo chế độhiện hành và cung cấp số liệu báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của banlãnh đạo Trực tiếp thực hiện kinh doanh các dịch vụ như dịch vụ chuyển tiền, dịch

vụ trả lương

2.1.3.2 Phòng khách hàng Doanh nghiệp

Tìm kiếm, thu thập hồ sơ vay, thực hiện thẩm định, giải ngân và quản lý hồ

sơ vay của các khách hàng là Doanh nghiệp

Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng vềtài khoản hiện tại và tài khoản mới

Thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội , ngoại tệ củakhách hàng

Thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanhnghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của giám đốc

Tiếp nhận các thông tin phản hồi của khách hàng vay và các bên liên quan.Duy trì, kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng vay

Thực hiện công tác tiếp thị , bán các sản phẩm khác cho khách hàng

Trang 35

2.1.3.3 Phòng khách hàng cá nhân

Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch với khách hàng cá nhân

Tìm kiếm, thu thập hồ sơ vay, tiến hành thẩm định, giải ngân và quản lý saukhi cho vay với khách hàng cá nhân

Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng vềtài khoản hiện tại và tài khoản mới

Thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội , ngoại tệ củakhách hàng

Thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanhnghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của giám đốc

Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụngcho khách hàng là cá nhân

Tiếp nhận và xử lý các phản hồi của khách hàng

Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng

Thực hiện công tác tiếp thị bán chéo các sản phẩm của ngân hàng

Nhận xét cơ cấu tổ chức nhân sự tại Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội

Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta có thể nhận thấy rằng cơ cấu tổ chức chưa hợp lý Mặc dù đã có sự phân chia giữa hai bộ phận vận hành và kinh doanh tuynhiên bộ phận vận hành lại chỉ phụ trách và thực hiện đến các công việc liên quanđến kế toán, giao dịch, hành chính, kho quỹ Phòng kinh doanh phải đảm nhận tất cảcác công việc liên quan đến việc tìm kiếm, thẩm định và quản lý khách hàng mà bảnthân nhân viên mang lại Rõ ràng cơ cấu tổ chức như vậy chưa hợp lý tiềm ẩn nhiềurủi ro mà hơn hết là không cho thấy sự chuyên nghiệp của một ngân hàng hiện đại

Trang 36

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh chung

2.1.4.1.Tình hình huy động vốn

Kinh tế Việt Nam từ giai đoạn 2010 mặc dù đã phục hồi sau khủng hoảng tài

chính toàn cầu và đã có bước chuyển biến tích cực song nhìn chung chưa thực sự ổn

định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi

Đối với ngành ngân hàng, kể từ năm 2010 là năm mà hệ thống phải đối diện

với nhiều khó khăn như biến động mạnh về tỷ giá, lãi suất, áp lực về đảm bảo tỷ lệ

an toàn tối thiểu Dự báo được tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín

dụng trong hoạt động huy động vốn, ngay từ đầu năm 2010 Hội sở ngân hàng Đông

Á đã giao chỉ tiêu huy động đến từng chi nhánh và phòng giao dịch, đồng thời đa

dạng hóa các sản phẩm huy động với lãi suất hợp lý, đi kèm các chương trình

khuyến mại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh huy động Được sự chỉ đạo của Hội

sở, chi nhánh Hà Nội đã chủ động vào cuộc, xâm nhập thị trường và chăm sóc

khách hàng chu đáo Kết quả ngay từ năm 2010 trở lại đây nguồn vốn của Đông Á

chi nhánh Hà Nội liên tục tăng trưởng cao và đều đặn

Bảng 2.1 Cơ cấu huy động của Đông Á Bank chi nhánh Hà Nội

Đơn vị tính: Tỷ đồngTiêu chí Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013Huy động từ thị trường liên ngân hàng 646.8 666 689.516 801.345 1224.43Huy động từ dân cư 1117.2 1124.8 1178.052 1528.419 2306.28Huy động từ tổ chức kinh tế 1176 1169.2 1224.788 1579.236 2164.29

( Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội)

Tổng huy động vốn từ nền kinh tế tăng trưởng liên tục từ 2940 tỷ năm 2009

đến thời điểm cuối năm 2013 là 3397 tỷ đồng Cơ cấu nguồn vốn được giữ ổn định,

Trang 37

Huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm khoảng 37-38% tổng nguồn vốn huyđộng được.

Với nguồn vốn lớn, cơ cấu vốn được giữ ở mức ổn định đã tạo thế chủ độngtrong kinh doanh của chi nhánh đồng thời góp phần không nhỏ vào việc điều hòanguồn vốn chung của hệ thống ngân hàng Đông Á

Biểu đồ 2.1 Số dư huy động của Đông Á bank chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2009- 2013

( Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội)

2.1.4.2.Tình hình cho vay

Nguồn vốn dành cho tín dụng của ngân hàng Đông Á luôn đóng vai trò quantrọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành nghề trong nền kinh tế, góp phần nhất địnhtrong việc tạo công ăn việc làm, ổn định sản xuất của chủ thể vay vốn Ngân hàngĐông Á chi nhánh Hà Nội đã thường xuyên quán triệt nghiêm túc chỉ đạo củaNHNN và Hội sở nhằm chủ động đưa ra định hướng phát triển để nâng cao chấtlượng tăng trưởng tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khảnăng quản lý, kiểm soát của chi nhánh Nét nổi bật trong hoạt động tín dụng tại chinhánh Hà Nội là chất lượng tín dụng luôn được giữ vững, phát triển bền vững làkim chỉ nam trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua, chinhánh đã sàng lọc khách hàng để phân loại và có những biện pháp khắc phục kịp

Trang 38

thời, nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, nhất là đối với các khách hàngmới, các dự án lớn Chi nhánh tăng cường xây dựng các mối quan hệ với các Tổngcông ty, các tập đoàn lớn để nâng cao vị thế, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụngcủa ngân hàng.

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội

Từ biểu đồ trên có thể nhận thấy rằng hoạt động tín dụng có sự tăng trưởngkhông đồng đều Cụ thể

Năm 2009 hoạt động tín dụng của khối ngân hàng vẫn đang chịu sử ảnhhưởng của chính sách tiền tệ của Chính phủ và sự điều chỉnh lãi suất của NHNN

Trang 39

Do vậy dư nợ tín dụng trong năm chỉ dừng ở mức 2038 tỷ đồng.

Sang năm 2010, do một số bất ổn trong kinh tế vĩ mô và các chính sách điềutiết hoạt động ngân hàng thay đổi nên có sự sụt giảm trong dư nợ tín dụng của ngânhàng Dư nợ trong năm chỉ đạt 1756 tỷ đồng giảm 282 tỷ so với năm 2009

Năm 2011 dư nợ tín dụng có sự phục hồi nhẹ, tổng dư nợ năm 2011 là 2105

tỷ đồng tăng 19,87% so với năm 2010

Năm 2012, dư nợ tín dụng tiếp tục được tăng cao đạt mức 2601 tỷ đồng tăng

496 tỷ đồng tương đương với 23, 56% so với năm trước đó

Đến năm 2013 được sự chỉ đạo của lãnh đạo các phòng ban Hội sở, tín dụngcủa DAB Hà Nội lại có bước nhảy vọt Tính đến cuối năm 2013 tổng dư nợ của Chinhánh đạt khoảng 3472 tỷ đồng, tăng 871 tỷ đồng tương đương với 33.5% so vớicùng kỳ năm 2012

DAB chi nhánh Hà Nội luôn cố gắng huy động các nguồn lực có thể để đáp ứng nhucầu của khách hàng, đồng thời không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ,đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ Ngoài ra DAB Hà Nội cũng tăng cường hợp tác,liên kết với các đối tác để tăng tính đa dạng, linh hoạt cho sản phẩm tín dụng, tăngtính cạnh tranh trên thị trường Nhờ vậy, kết quả tín dụng trong hai năm qua luôngiữ được mức tăng trưởng đều đặn

Các khỏan vay của Đông Á chủ yếu là cho vay ngắn hạn, với độ an toàn cao Ngoàicác doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay DAB Hà Nội đang thiết lập thêm mạng lưới,sản phẩm để phục vụ cho các doanh nghiệp lớn, có uy tín trên địa bàn Tính đếnnăm 2013, DAB Hà Nội đã thu hút trên 25 doanh nghiệp lớn nâng tổng số doanhnghiệp lên tới 37 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau

Trang 40

Bảng 2.3: Cho vay theo mục đích sử dụng vốn

Tiêu chỉ theo mục đích sử dụng vốn Tỷ trọng cho vay ( %)

Đầu tư TSCĐ Cho vay khác

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn

( Nguồn: Báo cáo tín dụng Đông Á bank chi nhánh Hà Nội)

Qua biểu đồ cho thấy, hiện nay tại DAB Hà Nội đang tài trợ cho vay ngắnhạn là chủ yếu, trong đó

- Vay bổ sung vốn lưu động chiếm tỷ lệ tối đa khoảng 45 % trong tổng cơcấu vay tại Đông Á do vòng quay vốn nhanh, thời gian vay ngắn, và số tiền vaykhông nhiều nên được ưu tiên để xét duyệt cho vay

- Tài trợ cho mục đích đầu tư tài sản cố định chiếm khoảng 22% trong cơcấu cho vay Đây là nhu cầu vay thường có thời hạn dài, nhu cầu vốn lớn tiềm ẩnnhiều rủi ro hơn nên điều kiện cho vay xiết chặt hơn Do vậy, không nhiều kháchhàng có thể tiếp cận được vốn

- Tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa là 18% Tài trợ nhập

Ngày đăng: 27/01/2015, 14:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w