0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Những hạn chế trong công tác đấu thầu

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÂN TẢI VIỆT NAM (Trang 52 -58 )

III. Các dự án thực hiện bằng nguồn vốn ODA của ADB

3.2.1 Những hạn chế trong công tác đấu thầu

Xu hớng từ những năm 95 trở về đây cho thấy tỷ lệ % giá trúng thầu trên giá dự toán có xu hớng giảm dần. Những dự án đấu thầu năm 95, tỷ lệ này là 70-80%, năm 97 là 60-70%, đến năm 99 chỉ còn 50-60% và trong buổi mở thầu Hầm Hải Vân tháng 2 năm 2000, ngời ta đã không khỏi sửng sốt khi giá mở thầu chỉ bằng 30% giá dự toán (giá trúng thầu cả hai gói là 72.690 triệu USD trên giá dự toán là 241.890 triệu USD).

Bảng 8: So sánh giá trúng thầu của dự án ADB3 - nâng cấp quốc lộ 1A (Quảng Ngãi - Nha Trang)

ST T T Tên gói thầu Liên danh trúng thầu Giá trúng thầu VNĐ Giá trúng thầu so với giá dự toán Giá trúng thầu so với giá trung bình bỏ thầu

1 ADB 3-1 Cienco5-Kuk Dong 210.813.415.304 57.14% 69.98%2 ADB 3-2 Cienco5-Thành An 201.996.115.097 45.79% 58.31% 2 ADB 3-2 Cienco5-Thành An 201.996.115.097 45.79% 58.31% 3 ADB 3-3 Cienco5-Kuk Dong 252.739.583.428 54.78% 73.71% 4 ADB 3-4 Cienco5-Cienco 6 171.205.892.896 47.55% 62.70%

(Nguồn: Bộ GTVT)(13)

Sự chênh lệch quá lớn giữa giá đấu thầu và giá dự toán không thể do nguyên nhân giá dự toán đợc định quá cao vì giá dự toán đợc lập ra qua sự xem xét kỹ lỡng cẩn thận của các chuyên gia t vấn có kinh nghiệm và qua rất nhiều cấp xét duyệt. Sự chênh lệch này chỉ nói lên một hiện trạng là: các nhà thầu đang bằng mọi giá phải có đợc công trình, để có đợc công ăn việc làm.

Vì sợ trợt thầu nên ngay trớc khi bỏ thầu ngời ta còn làm các th giảm giá, đôi khi trị giá đến 15% của giá bỏ thầu để đảm bảo chắc chắn hơn cho sự thắng thầu của các giá bỏ thầu đã thấp hơn nhiều với giá dự toán. Các th giảm giá này thực sự là không có cơ sở vì giá bỏ thầu đã đợc tính toán và giải trình đến từng chi tiết của từng hạng mục công việc, không thể bỏ hạng mục nào và cũng không thể giảm giá thành của hạng mục đó đi đến 15%. Một số nhà thầu khi đợc yêu cầu giải trình lý do của th giảm giá thì chủ đầu t đợc giải thích rằng họ sẽ cắt giảm lợi nhuận và tối u hoá các

chi phí quản lý.v.v. Điều này nghe có vẻ có lý nhng trên thực tế thì họ cứ giảm giá để trúng thầu, khi có công trình rồi thì tiếp tục xoay xở.

Tất cả các nhà thầu lớn nớc ngoài đã từng đấu thầu rất đông đúc ở các dự án vào đầu những năm 1995-1997 đều nản lòng với giá bỏ thầu rẻ bất ngờ của các nhà thầu Việt Nam và các liên danh có nhà thầu Việt Nam. Cho đến các dự án ADB3 Quảng Ngãi - Nha Trang, không còn một Nhà thầu Châu Âu, Châu Mỹ và thậm chí cả Nhật Bản là nớc cho vay đầu t dự án cũng còn không nhiều, chỉ còn một số nhà thầu Đông Nam á, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc vẫn còn cố gắng theo đuổi dới dạng liên danh với các nhà thầu Việt Nam. Khi trúng thầu, họ chỉ cử một vài ngời làm công tác quản lý, hởng tỷ lệ % và tuyệt đối không tham gia trực tiếp vào bất kỳ hạng mục thi công nào. Có thể lấy Kuk-Dong, một nhà thầu Hàn Quốc từng đợc đánh giá là một nhà thầu tham gia thực sự một cách đúng đắn và nghiêm túc gói thầu WB1 (đoạn Dốc Xây - Vinh) và nay khi liên danh với Cienco 5 trúng thầu hai gói 1 và 3 của dự án ADB3 (Quảng Ngãi - Nha Trang) là một điển hình.

Sự thật hiển nhiên là các Tổng công ty hoặc liên danh Tổng công ty (TCT) gặp rất nhiều khó khăn trong việc chỉ định các Công ty thành viên tham gia vì giá quá thấp, càng làm càng lỗ. TCT không thể bù lỗ hàng trăm tỷ cho các gói thầu lớn và chỉ còn một giải pháp là "ép" các công ty thành viên nhận một phần của gói thầu nh một nghĩa vụ "chia lửu và chịu lỗ" với TCT. Tiếp đến các công ty thành viên lại chia cho các xí nghiệp trực thuộc và đôi khi còn đợc chia tiếp đến các đội sản xuất dẫn đến một sự thật là ngời làm thầu thì ít trực tiếp thi công còn ngời thi công thì chẳng đợc bàn đến giá thầu.

Những gói thầu lớn, mang tiếng là đấu thầu quốc tế, gói thầu hàng mấy trăm tỷ nhng đi hàng chục km cũng chẳng thấy bóng dáng"ông tây" nào cả, ngời chỉ đạo trực tiếp lại là những xí nghiệp sản xuất trực tiếp và rất mù mờ về những " thông lệ và quan hệ trong Dự án quốc tế, Điều kiện hợp đồng, Tài liệu đấu thầu...".

Xét về hình thức thì giá bỏ thầu thấp đã tiết kiệm đợc một khoản tiền cho nhà n- ớc nhng những hậu quả mà nó đem lại là nguy cơ dẫn đến những ảnh hởng nghiêm

trọng đến tiến độ dự án, chất lợng công trình và bản thân sự phát triển bền vững của các nhà thầu. Hơn nữa nó còn ảnh hởng chung đến uy tín của Việt Nam đối với nhà tài trợ:

♦ Vì giá bỏ thầu quá thấp nên nhà thầu không còn khả năng thuê hoặc mua thêm máy móc thiết bị mà chỉ có thể dùng các thiết bị hiện có, nhà thầu sẽ không thể đáp ứng đợc năng lực về thiết bị khi công trình cần đẩy nhanh tiến độ.

♦ Với giá trúng thầu thấp, nhà thầu không còn đủ khả năng để thuê thầu phụ cho các phần việc không đủ máy móc thiết bị hoặc chuyên môn mà sẽ phải tự xoay xở, gây chậm trễ cho tiến độ công trình và ảnh hởng đến chất lợng công trình.

♦ Nhà thầu có xu hớng trốn tránh tối đa các chi phí khi có điều kiện. Điều này có thể gây ảnh hởng xấu đến chất lợng công trình và gây rất nhiều khó khăn cho t vấn giám sát. Nhà thầu thờng có t tởng đối phó nhiều hơn tự giác trong công tác đảm bảo chất lợng.

♦ Giá trúng thầu thấp sẽ gây ảnh hởng trực tiếp đến thu nhập của ngời lao động, chế độ thởng, đãi ngộ không thoả đáng dẫn đến tâm lý thiếu trách nhiệm gây ảnh h- ởng đến chất lợng công trình.

♦ Đối với bản thân nhà thầu, nếu đảm bảo đợc chất lợng công trình thì cũng không thể có lãi, không tích luỹ thêm đợc vốn để mở rộng, đầu t mới, tăng phúc lợi cho ngời lao động. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng về tài chính và nguy cơ phá sản.

♦ Về phía chủ đầu t cũng không mong muốn một giá bỏ thầu quá thấp tới mức bất hợp lý vì nó gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý và đảm bảo tiến độ.

Việc chậm tiến độ ảnh hởng trực tiếp đến tốc độ giải ngân. Phía tại trợ không chỉ đánh giá việc nguồn vốn có đợc sử dụng hiệu quả hay không thông qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội vĩ mô mà trớc hết là các chỉ tiêu cụ thể, trong đó có tiến độ của dự án và tốc độ giải ngân.

Thực tiễn năm 2000 đã phần nào cho thấy vai trò tích cực của công tác GPMB trong tiến độ thi công và trong công tác vận động ODA. Năm 2000 mặc dù hệ thống pháp lý cha hoàn thiện nhng với quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phơng và đặc biệt là công tác vận động và thuyết phục nhân dân nên việc GPMB cho nhiều công trình trọng điểm đã đợc hoàn thành kịp thời, công trình nhanh chóng đợc khởi công. Nhờ vậy, năm 2000 tổng vốn ODA đợc giải ngân đạt 1.650 triệu USD, bằng 99.3% kế hoạch là mức cao nhất kể từ năm 1993 đến nay (năm 1999 là 83%, năm 1998 là 76.2%, năm 1997 là 66.8%). Qua kết quả giải ngân này, hội nghị nhóm tài trợ cho Việt Nam cuối năm ngoái đã cam kết tiếp tục tài trợ cho nớc ta ở mức cao là 2.4 tỷ USD

Tuy đã có rất nhiều cố gắng nhằm đẩy nhanh công tác GPMB nhng các giải pháp của ta mới chỉ là các giải pháp tình thế, mang tính chất đối phó chứ cha đợc đảm bảo bằng một khung pháp lý phù hợp. Chính vì lý do này nên chỉ một số ít dự án đợc sự quan tâm thích đáng của các ban ngành liên quan là có tiến độ GPMB khá còn hầu hết các dự án đều rất chậm trễ.

Công tác giải phóng mặt bằng là khâu then chốt quyết định tiến độ của một dự án. Rất nhiều dự án gặp khó khăn trong GPMB nên đành tập trung vào hạng mục chính và làm theo kiểu "cuốn chiếu" nghĩa là mặt bằng có đến đâu thì làm đến đó và đến khi không bàn giao mặt bằng kịp thì "tắc", máy móc thiết bị nhân lực và cả "nhà tài trợ" cũng đành ngồi đợi để giải ngân.

Có những tuyến đờng đáng lẽ có thể đợc đa vào sử dụng nhng chỉ do vớng một vài điểm cha giải phóng đợc mặt bằng nên không thể thi công nốt. Tình trạng máy móc thiết bị, nhân lực vật t và cả vốn ngồi đợi mặt bằng diễn ra ở hầu hết các dự án GTVT.

Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều, song có thể đa ra một vài nguyên nhân chủ yếu:

Nguyên nhân cơ bản chính là việc định giá đền bù mà vấn đề này lại liên quan đến một loại các chính sách cha đủ "chín" và việc áp dụng các chính sách này cũng

cha thống nhất, dẫn đến sự chênh lệch cao trong mức chi trả đền bù trong cùng một khu vực và luôn luôn xảy ra một tình trạng là ngời dân cho rằng " giá đền bù nh vậy là quá thấp", nhất là trong điều kiện nhà đất đang sốt nh hiện nay. Sự không thống nhất trong việc định giá dẫn đến kết cục là ngời dân sẽ dựa vào mức giá thực tế chứ không cần biết đến các khung giá và hệ số K của Chính phủ và họ chỉ chịu đồng ý di dời khi thấy thoả mãn với giá trị đền bù.

Chính vì cha có sự thống nhất về định giá đền bù nên nh một Đại biểu Quốc hội đã phát biểu trong kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá X "những ngời ngoan cố chây ỳ không chịu di dời trong quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình công cộng đợc lợi hơn những ngời có ý thức chấp hành chủ trơng của một Nhà nớc" là một thực tế. Nguyên nhân có một phần bắt nguồn chính từ Nghị định 22 của Chính phủ, trong đó còn nhiều điều bất cập nh:

♦ Cha có quy định về mức đất ở đối với các trờng hợp đã sử dụng đất trớc khi có Luật năm 1993, nhất là các trờng hợp thừa kế.

♦ Quy định này cũng còn nhiều điểm cha thống nhất với Nghị Định 60/Cp và Nghị định 45/CP của Chính Phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất.

♦ Những quy định về đất ở và đất nông nghiệp ở nông thôn còn cha rõ ràng. Tình trạng chậm GPMB có một phần nguyên nhân là do ngời dân không có thông tin, hầu hết đến khi chuẩn bị phải di dời ngời dân mới biết chính xác là mình sắp bị "hót đi" nh thế nào. Trớc đó hầu hết là các thông tin ngoài luồng, các tin đồn thổi. Tình trạng rất phổ biến là khi thấy "mấy ông nhà nớc" đi "đo đo". "vẽ vẽ", "cắm cái cọc chỗ này, chỗ kia" thì ngời dân thờng tự đi hỏi nhau, tự nghe ngóng và khi đợc hỏi thì câu cửa miệng bao giờ cũng là "nghe ngời ta nói là..." chứ không bao giờ là "uỷ ban có thông báo với chúng tôi rằng...".

Nguyên nhân tiếp theo là sự nhận thức về luật pháp của ngời dân còn thấp. Trên thực tế thì không thể yêu cầu ngời dân có nhận thức cao vì rất nhiều tuyến đờng giải

làng" là rất phổ biến, nhất là khi tại một số khu vực nhận thức ngay cả của các cấp chính quyền cũng cha thấu đáo.

Sự tồn tại độc lập của các cơ quan quản lý cùng tham gia giải quyết GPMB cũng là một nguyên nhân gây ra các chậm trễ và ách tắc trong khâu này. Ví dụ nh muốn di dời dù chỉ một cây cột điện trung thế cũng cần mời các ban ngành liên quan của ngành điện đến thực hiện các công tác đo đạc, lập biên bản, lập kế hoạch di chuyển. Sau đó phải chờ ngành chủ quản phê duyệt, quá trình phê duyệt này thờng mất rất nhiều thời gian do phải qua nhiều bớc. Sau khi phê duyệt rồi thì mới có thể tiến hành di dời nhng cũng cha hẳn đã hết các khó khăn. Chủ đầu t dù có "sốt ruột" đến mấy cũng không thể "điều binh" của ngành khác đợc, còn cha kể đến mối quan hệ giữa Chủ đầu t, Ban GPMB địa phơng và các cấp chính quyền địa phơng không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió"

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÂN TẢI VIỆT NAM (Trang 52 -58 )

×