ODA trong phát triển cảng biển và đờng thuỷ nội địa

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vân tải Việt Nam (Trang 47 - 52)

III. Các dự án thực hiện bằng nguồn vốn ODA của ADB

3.1.3 ODA trong phát triển cảng biển và đờng thuỷ nội địa

a) ODA trong phát triển cảng biển

Trong giai đoạn 1993-2000, nguồn vốn ODA đã đợc triển khai cho xây dựng hệ thống cảng biển là 188 triệu USD chiếm 7% trên tổng số vốn ODA dành cho ngành GTVT.

Dự án nâng cấp cải tạo cảng Hải Phòng giai đoạn I (hay còn gọi là giai đoạn khẩn cấp)

Dự án có tổng mức đầu t là 40 triệu USD sử dụng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản nhằm nâng tổng công suất cảng Hải Phòng đạt công suất 8 triệu tấn hàng hoá/năm.

Quy mô dự án bao gồm 3 gói thầu: Gói thầu 1: Mua tàu lai dắt và xuồng cao tốc;

Gói thầu 2:Cải tạo và mở rộng cảng Container Chùa Vẽ ; Gói thầu 3: Cung cấp thiết

bị xếp dỡ và hệ thống quản lý bến Container bằng vi tính.

Việc thực hiện dự án cải tạo nâng cấp giai đoạn I nói trên tập trung chủ yếu vào việc bổ sung và hoàn thiện công tác làm hàng Container của cảng Hải Phòng. Sau khi

hoàn thành dự án, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, cảng Hải Phòng sẽ có một bến chuyên dụng làm hàng container tại khu cảng Chùa Vẽ, có công suất thông qua dự kiến 250.000 TEU/năm.

Dự án nâng cấp cảng Sài Gòn

Cảng Sài Gòn nằm ngay giữa trung tâm Tp Hồ Chí Minh trong nhiều năm đã đóng vai trò là cảng biển hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, sau 60 năm khai thác, hệ thống cầu bến, kho bãi thiết bị đã xuống cấp nghiêm trọng. Trớc nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của cả nớc và đặc biệt là của TP Hồ Chí Minh, cảng cần đợc đầu t nâng cấp lớn và đồng bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển của hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung cũng nh bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế.

Trong 3 năm, từ tháng 3 năm 1997 đến tháng 10 năm 2000, dự án trị giá 40 triệu USD vốn ODA u đãi của ADB nhằm nâng cấp cải tạo cảng Sài Gòn đạt công suất 15 triệu tấn/năm cho toàn bộ khu cảng đã đợc triển khai.

Quy mô của dự án bao gồm xây dựng cầu cảng dài 1.742m, 47.900 m2 nhà kho, 86.464 m2 bãi chứa hàng và đầu t đồng bộ toàn bộ các trang thiết bị của 2 khu cảng là Cảng Nhà Rồng và cảng Khánh Hội. Gói thầu cung cấp trang thiết bị bao gồm đóng mới hai tàu lai dắt 1750CV, lắp đặt 4 cẩu bờ di động, hai cẩu container RTG, 4 xe nâng Container và 27 xe nâng hàng từ 2.5 đến 10T.

Trong cùng thời gian với việc triển khai dự án trên, cảng đã tập trung nguồn vốn thực hiện nhiều dự án nâng cấp cải tạo khác trên hai khu cảng Tân Thuận 1 và Tân Thuận 2. Cùng với dự án của ADB, nỗ lực này của cảng đã tạo bớc chuyển biến lớn về năng lực của cảng, tạo ra cho cảng một cơ sở hạ tầng giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống cảng biển Việt Nam.

Hai dự án trên là hai dự án đầu t ODA rất thành công trong việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT nói chung cũng nh với sự nghiệp phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.

Dự án nâng cấp cảng Hải Phòng là một dự án ODA triển khai rất sớm (từ năm 1996) hơn nữa, đây là dự án ODA đầu tiên của Nhật Bản dành cho phát triển cảng

biển của Việt Nam. Dự án nâng cấp cảng Sài Gòn là một trong những dự án ODA đầu tiên ADB chấp thuận cho Việt Nam kể từ khi thiết lập lại quan hệ ngoại giao. Những bớc đi đầu tiên này đã gặt hái đợc rất nhiều thành công.

Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử hơn 100 năm tồn tại, cảng Hải Phòng đạt sản lợng thông qua trên mức 6 triệu tấn. Vào thời điểm này, mới chỉ có gói thầu 1 là cung cấp tàu lai dắt đã hoàn thành (tầu lai dắt đã đợc đa vào sử dụng), gói thầu 2 mới hoàn thành đợc 80%, gói thầu 3 cha triển khai.

Còn đối với cảng Sài Gòn, ngay từ khi mới chỉ có một số hạng mục chính đợc đa vào sử dụng, tháng 5 năm 2000 cảng Sài Gòn đã lập nên một kỷ lục là giải phóng đợc 186 lợt tầu với sản lợng 1.011.927 tấn hàng hoá. Đến tháng 4 năm 2001 lợng tầu bè và hàng hoá đã tăng lên mức cao nhất từ trớc đến nay là 231 lợt chiếc và 1.040.365 tấn hàng, Cảng đang phấn đấu đạt 10 triệu tấn/ năm trong năm 2001 và đạt ngỡng 15 triệu tấn vào năm 2005.

Dự án xây dựng cảng nớc sâu Cái Lân

Cảng Cái Lân nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Trong khu vực tam giác kinh tế này, từ lâu cảng Hải Phòng đã có vai trò lịch sử trong lĩnh vực vận tải biển của Việt Nam. Tuy nhiên cảng Hải Phòng nằm sâu trong luồng Nam Triệu có mức bồi lắng tự nhiên cao khiến cho khối lợng nạo vét hàng năm để đảm bảo luồng là rất cao. Mặt khác do không tiếp cận biển nên cảng Hải Phòng không thể tiếp nhận các tầu có mớn nớc sâu với trọng tải trên 10.000 DWT

Cảng Cái Lân nằm trong vịnh Bãi Cháy thuộc tỉnh Quảng Ninh, cảng nối liền với biển bằng một luồng hàng hải thông từ vịnh Bãi Cháy qua eo Cửa Lục đi vào vịnh Bắc Bộ. Nhờ kín sóng gió nên không phải xây dựng đê chắn sóng, luồng sâu tự nhiên, không bị sa bồi Cảng Cái Lân là vị trí lý tởng duy nhất ở miền Bắc để xây dựng cảng nớc sâu.

Dự án trị giá 101 triệu USD nguồn vốn vay u đãi OECF (nay là JBIC) nhằm nâng cấp cảng Cái Lân thành cảng nớc sâu đầu tiên của miền Bắc với công suất đạt

2.8 triệu tấn/năm và có thể tiếp nhận tầu hàng rời 40.000 DWT và tàu container 20.000 DWT.

Quy mô dự án bao gồm:

♦ Xây dựng 3 bến tầu với kết cấu xây dựng bến là thùng chìm bê tông cốt thép có thể cập các tầu 40.000 DWT với vận tốc cập bến 0.15m/s, độ sâu thiết kế -13CLD ♦ Nạo vét luồng tàu: Giai đoạn này chỉ thiết kế 1 luồng với chiều rộng bằng 4.4 lần

chiều rộng tàu là 130m (tàu chở hàng rời trọng tải 74.000 DWT rộng 29.4m) Chiều sâu luồng là -11mCD. Tổng khối lợng nạo vét là 6.1 triệu tấn.

♦ Tôn tạo khu vực cảng: Khu vực phía sau các bến tàu đợc tôn tạo để xây dựng đờng xá, sân bãi, nhà cửa, kho tàng và các cơ sở hạ tâng khác. Khối lợng tôn tạo cho giai đoạn này là 3.5 triệu m3 nhằm tôn cao cao độ mặt đất từ hải đồ -2.5m lên +5m.

♦ Xây dựng đờng và sân bãi: Các bãi Container đợc xây dựng phía sau các bến với đờng ô tô 4 làn.

♦ Thiết bị bốc dỡ hàng: Bao gồm hệ thống thiết bị bốc hàng rời (cẩu di động, băng tải, xe tải) và hệ thống thiết bị bốc dỡ hàng Container (Cần trục chạy trên ray tầm với 33m, máy bốc xếp, cẩu trục)

Cảng đã đợc khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 2000 và dự kiến hoàn thành sau 28 tháng thi công.

Các dự án ODA khác trong phát triển cơ sở hạ tầng các cảng biển Việt Nam:

Nghiên cứu khả thi dự án xây dựng cảng Tổng hợp Thị Vải (Khu vực cảng Vũng tầu). Dự án đợc thực hiện bằng nguồn ODA của Chính phủ Bỉ với trị giá 700.000 USD, thực hiện từ tháng 3 năm 1998 đến tháng 6 năm 1999.

D án tăng cờng năng lực quản lý của Cục Hàng hải Việt Nam. Dự án bao gồm các công tác hỗ trợ thiết lập chính sách, lập dự án đầu t, quản lý cảng. Dự án trị giá 1 triệu Đôla Canada đợc thực hiện trong 3 năm, từ năm 1885 đến năm 1998.

Dự án lắp đặt hệ thống phao tiêu trên sông Sài Gòn và Cảng Hải Phòng. Dự án trị giá 7 triệu Fr. Pháp nguồn vốn ODA của Chính phủ Pháp, đợc thực hiện trong bốn năm, từ năm 1990 đến năm 1994

Dự án quy hoạch phát triển cảng biển miền trung đến năm 2010 của 3 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế. Dự án trị giá 30.000 USD nguồn vốn viện trợ của JICA - Nhật Bản.

b) ODA trong phát triển hệ thống đờng thuỷ nội địa

Đầu t cho đờng thuỷ nội địa nớc ta nhìn chung là còn rất thấp, nguồn vốn ODA dành cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đờng thuỷ nội địa chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng số vốn ODA đầu t cho GTVT. Trong giai đoạn 1993 - 2000, vốn ODA đã triển khai đầu t cho đờng thuỷ nội địa là 85 triệu USD, chiếm tỷ lệ cực kỳ khiêm tốn là 2.2% trên tổng số vốn đã triển khai trong ngành GTVT

Tuy nhiên những dự án đã triển khai đã đem lại những hiệu quả thiết thực cho ngành và đem lại hiệu quả phát triển kinh tế xã hội cho khu vực có dự án. Có thể nói rằng ngành đờng thuỷ nội địa đã có những bớc đi đầu tiên nhng rất vững chắc trong việc triển khai dự án ODA.

Dự án nâng cấp hai tuyến đờng thuỷ phía Nam và cảng Cần Thơ

Đây là dự án đầu tiên sử dụng vốn ODA trong phát triển đờng thuỷ nội địa. Tổng giá trị của dự án là 85 triệu USD, vốn vay u đãi của WB.

Đồng bằng sông Cửu long (DBSCL) đợc thiên nhiên u đãi với một hệ thống sông kênh dài trên 4000km. Hai tuyến đờng thuỷ thuộc dự án này chỉ nhằm nâng cấp 600km nhng đây lại là hai tuyến huyết mạch từ TP Hồ Chí Minh đi Kiên Lơng và từ TP Hồ Chí Minh đi Cà Mau. Khối lợng vận chuyển hàng hoá trên hai tuyến này chiếm 70% khối lợng vận chuyển hàng hoá của cả khu vực DBSCL. Trớc khi nâng cấp, tầu bè lu thông trên hai tuyến này gặp rất nhiều khó khăn do các điểm bồi lắng và hẹp, không chạy đợc ban đêm. Cảng Cần Thơ, một cửa ngõ xuất khẩu gạo và nông sản của DBSCL nhng hiện thiếu thiết bị và không bốc xếp đợc tầu Container, sản lợng

hai tuyến nói trên và nâng cấp cảng Cần Thơ đạt năng lực 550 ngàn tấn và bốc xếp đ- ợc Container. Điểm nổi bật của dự án là phạm vi ảnh hởng phúc lợi của dự án rất rộng và đi qua các các khu vực tập trung đông dân c và chủ yếu sống bằng nghề sông nớc. Dự án đi qua các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và TP Hồ Chí Minh. Dự án ra đời đã khai thác đợc nội lực của ngời dân ĐBSCL, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn và công cuộc xoá đói giảm nghèo. Ngoài mục tiêu kinh tế, dự án còn góp phần đáng kể vào việc hạn chế các tai nạn đờng sông qua việc cải tạo luồng lạch và trang bị phao tiêu biển báo.

Để thực hiện thành công dự án đầu tiên và có quy mô lớn này trong giao thông thuỷ nội địa, dự án đã đợc sự chú ý quan tâm đặc biệt của các ban ngành liên quan. Mỗi tỉnh có dự án đi qua đều cử Phó chủ tịch Tỉnh tham gia ban điều hành chỉ đạo dự án. Trởng ban chỉ đạo là Bộ trởng Bộ GTVT Lê Ngọc Hoàn. Dự án đã đợc triển khai với tiến độ và chất lợng cao và dự kiến hoàn thành trong năm 2002.

Các dự án ODA khác trong phát triển CSHT đờng thuỷ nội địa:

Dự án tăng cờng năng lực quản lý và điều hành luồng vận tải sông Hồng. Dự án trị giá 0.6 triệu USD đợc thực hiện bằng nguồn ODA u đãi của WB. Dự án nhằm nâng cao năng lực của Cục quản lý đờng sông và Các Chi cục quản lý đờng sông Sông Hồng. Dự án đợc thực hiện trong 4 năm, từ tháng 7 năm 1994 đến tháng 1 năm 1998.

Dự án tăng cờng năng lực của Cục đờng Sông Việt Nam. Dự án trị giá 4.3 triệu Đôla Canada đợc thực hiện bằng nguồn ODA của Chính phủ Canada. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực của Cục đờng sông Việt Nam nhằm quản lý một cách có hiệu quả mạng lới đờng sông Việt Nam, phấn đấu đờng sông Việt Nam trở thành một loại hình vận tải an toàn, kinh tế và góp phần phát triển bền vững môi trờng.

3.2 Những tồn tại của việc sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng GTVT

những năm gần đây

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vân tải Việt Nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w