Định hớng của nhà nớc về phát triển cơ sở hạ tầng GTVT thông qua các dự án ODA

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vân tải Việt Nam (Trang 66 - 72)

III. Các dự án thực hiện bằng nguồn vốn ODA của ADB

2.Định hớng của nhà nớc về phát triển cơ sở hạ tầng GTVT thông qua các dự án ODA

2. Định hớng của nhà nớc về phát triển cơ sở hạ tầng GTVT thông qua các dự án ODA ODA

2.1 Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng GTVT

2.1.1 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đối với ngành GTVT.

Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá. Quá trình đó sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia có thể tận dụng đợc lợi thế so sánh của mình duy trì và thúc đặy tăng tr- ởng kinh tế trong điều kiện thay đổi nhanh chóng về công nghệ. Việt Nam, một nớc đang ở trình độ kinh tế phát triển thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, có nhiều cơ hội nhng đồng thời đứng trớc nguy cơ tụt hậu. Để có thể tham gia vào tiến trình hội nhập này Việt Nam buộc phải tham gia và có giải pháp phát triển đồng bộ tất cả các ngành, đặc biệt là ngành GTVT, một ngành quan trọng không thể thiếu trong việc phục vụ sự phát triển của các ngành khác.

Cho đến nay, ngành GTVT đã ky kết đợc 13 hiệp định khung về đờng biển, 3 hiệp định về đờng bộ, 1 hiệp định về đờng sông. Đó là các hiệp định tìm kiếm tầu bị nạn, công nhận bằng lái xe, công nhận giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật xe cơ giới, hiệp định khung về quá cảnh, tham gia hiệp định khung về vận tải đa phơng thức,

cung nh hiệp định ASEAN về dịch vụ, dự án mạng đờng bộ ASEAN, mạng đờng bộ xuyên á, dự án hành lang Đông – Tây, cầu đờng trên vùng sông Mê Kông, đờng sắt Singapore – Côn Minh,... Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đã kí kết hiệp định chung về vận tải đờng bộ với Trung Quốc, Lào, Căm pu chia.

Nh vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là một nhu cầu tất yếu trong xu thế kinh tế khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Đờng lối mở cửa của chúng ta bao gồm cả việc hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành GTVT theo chiến lợc hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nớc cũng cần phải có chiến lợc cụ thể của riêng mình dựa vào các lợi thế, tiềm năng đặc thù của ngành để nắm bắt cơ hội, vợt qua các thử thách, đẩy nhanh tốc độ tăng trởng trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nớc. Cần phải đánh giá đúng cơ hội và thách thức, thực trạng và lợi thế để xây dựng lộ trình hội nhập bao gồm định hớng phát triển, mục tiêu phấn đấu và các giải pháp lớn đảm bảo sự phát triển mạnh và bền vững.

2.1.2 Cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành GTVT Việt Nam

Để thay đổi thực trạng ngành GTVT trong thời gian qua, Nhà nớc đã tập trung u tiên về vốn, do đó các công trình hạ tầng cơ sở GTVT nh cầu, đờng, nhà ga, sân bay, bến cảng đã đợc đầu t xây dựng. Đến nay đã có nhiều công trình đa vào sử dụng có hiệu quả cao. Phơng tiện vận tải, đặc biệt là phơng tiện vận tải viễn dơng tăng nhanh. Công nghiệp cơ khí GTVT đang còn nhiều khó khăn nhng đã có định hớng và những bớc đi thích hợp, tạo ra sản phẩm mới phục vụ cho sản xuất. Lĩnh vực quản lí nhà n- ớc đợc tăng cờng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải đợc ban hành. Nói chung ngành giao thông vận tải đang trên đà phát triển ổn định. Tuy vậy, để tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới thì ngành giao thông vận tải thì vẫn gặp phải không ít khó khăn thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nh đã đề cập trong phần thực trạng. Và để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành thì nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là không thể thiếu.

2.1.3 Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng GTVT

Ngành giao thông vận tải đợc đặc trng bởi các loại hình vận tải: đờng sắt, đờng bộ, đờng thuỷ nội địa, đờng biển và đờng không với các kết cấu hạ tầng tơng ứng. Kết cấu hạ tầng cơ sở cũng đã bớc đầu đáp ứng đợc yêu cầu hội nhập, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thiếu sót và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải vẫn ngày một tăng nhanh. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã đa ra rất nhiều dự án lớn để vận động vốn ODA.

Nhu cầu phát triển mạng lới đờng ô tô: Mạng lới đờng ô tô của Việt Nam có mật độ trung bình so với các nớc trong khu vực nhng chất lợng và công tác duy tu, khai thác, tổ chức giao thông còn kém, mức độ an toàn thấp. Tuyến đờng trục Bắc – Nam cha đáp ứng đợc nhu cầu của thị trờng vận tải. Các tuyến đờng nối thông với các nớc láng giềng còn xấu. Mạng lới đờng đô thị ở các khu vực phát triển vẫn cha đủ đáp ứng nhu cầu, cha đợc quy hoạch gắn kết với mạng chung của cả nớc. Đồng thời, Việt Nam hiện cha có đờng cao tốc thực sự, trong khi đây là một nhu cầu tất yếu trong phục vụ phát triển kinh tế. Các dự án kêu gọi đầu t cho lĩnh vực giao thông vận tải đ- ờng bộ hiện nay đang có 33 dự án với trên 1,8 tỷ USD, lớn nhất là xây dựng tuyến Metro Bến Thành – Chợ Bình Tây tại Thành phố Hồ Chí Minh (390 triệu USD), Về cầu có 7 dự án với trên 150 triệu USD, lớn nhất là cải tạo cầu Long Biên (72 triệu USD).

Nhu cầu phát triển mạng lới đờng sắt: Đờng sắt Việt Nam tuy đã đợc trải dài theo chiều dài đất nớc, nối liền các thành phố nhng nhìn chung chất lợng còn thấp, cha có kế hoạch đầu t mang tính chiến lợc, tính cạnh tranh cha cao, cha đồng bộ, chênh lệch nhiều so với khu vực và thế giới, nhiều tiêu chuẩn còn cha phù hợp với mạng đờng sắt xuyên á nh: trọng tải trục cho phép, chiều dài đờng ga, tốc độ chạy tàu,... Hiện đang có 5 dự án đang chờ vốn đầu t với khoảng 1,4 tỷ USD, trong đó riêng xây dựng hai tuyến đờng sắt trên cao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã chiếm tổng vốn 1,13 tỷ USD.

Nhu cầu phát triển mạng lới đờng sông: Hiện nay, đờng sông Việt Nam đang đợc đầu t cha tơng xứng với tầm quan trọng của nó. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thiếu mối liên hệ với các phơng thức vận tải khác, chủ yếu là vận tải cục bộ, đờng thuỷ nội địa của các địa phơng, các vùng. Phần lớn các tuyến đờng đều dựa vào tự nhiên để khai thác, chịu ảnh hởng lớn của sa bồi, việc nạo vét cha đáp ứng yêu cầu. Các cảng sông hầu hết sử dụng công cụ bốc xếp thủ công, một số cảng lớn có trang thiết bị lớn hơn nhng đang xuống cấp cần đợc sửa chữa. Mạng lới đờng sông đang có 4 dự án chờ đầu t với hơn 450 triệu USD, lớn nhất là cải tạo giao thông thuỷ, kè chỉnh trị Sông Hồng khu vực Hà Nội (255 triệu USD).

Nhu cầu phát triển hệ thống cảng biển: Cảng biển Việt Nam hiện nay đang thiếu trầm trọng các cảng nớc sâu cho các loại tàu lớn. Hỗu hết các cảng biển đã đợc khai thác nhiều năm, do thiếu đầu t nên bị xuống cấp nghiêm trọng. Một số cảng có thiết bị xếp dỡ quá cũ, lạc hậu nên năng suất bốc xếp rất thấp. Mức độ hiện đại hoá thấp, các thiết bị chuyên dùng bốc xếp Container thiếu nên phải kéo dài thời gian giải phóng tàu. Quá trình container hoá chỉ mới bắt đầu, tronh khi đó trình độ thế giới đang ở giai đoạn tự động hoá, vi tính hoá hầu hết các hoạt động của cảng. Các cảng trớc đây không đợc quy hoạch tổng thể, gần đây đang đợc nâng cấp để nâng cao chất lợng và trình độ quản lý. Nói chung, các cảng biển của ta còn cha đồng bộ, thiếu khả năng cạnh tranh do cha có cảng biển hiện đại, cảng nớc sâu, công nghệ bốc xếp, cơ sở hạ tầng phục vụ, thiếu liên kết với các loại vận tải khác. Hiện mới chỉ có Hải Phòng là cảng duy nhất có đờng sắt vào cảng. Về đờng biển có 10 dự án chờ đầu t với 600 triệu USD, lớn nhất là xây dựng cảng tổng hợp Thị Vải (170 triệu USD).

Nh vậy, nhu cầu đầu t cho các lĩnh vực cơ sở hạ tầng về vận tải là rất lớn. Nhà nớc cần phải có định hớng đúng đắn cho việc thu hút đầu t nhằm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

2.2 Định hớng phát triển cơ sở hạ tầng GTVT

- Tập trung duy tu, bảo dỡng hệ thống hiện có, chống xuống cấp và nâng dần theo thứ tự u tiên. Đồng thời chuẩn bị xây dựng một số tuyến đờng xa lộ, nhiều làn xe, đ- ờng vành đai thành phố, đờng đến các khu kinh tế trọng điểm, đến cửa khẩu biên giới, đến các nớc láng giềng và đến các cảng biển, hải cảng quan trọng.

- Nâng cấp cải tạo các tuyến đờng xuyên á, các tuyến đờng bộ ASEAN đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

- Nâng cấp mạng lới giao thông đờng bộ tại các đô thị lớn nh Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh để đạt đợc các chỉ tiêu:

+ Quỹ đát dành cho giao thông đạt 25% + Mật độ đờng giao thông: 6 – 10 km/km2

+ Xây dựng các đờng vành đai, xuyên tâm, các nút giao thông lập thể.

Đối với cơ sở hạ tầng đ ờng sắt:

- Nâng cấp kỹ thuật các tuyến đờng sắt đạt tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng đang đợc sử dụng ở các nớc ASEAN, đảm bảo an toàn vận tải và nâng cao tốc độ chạy tàu với tốc độ kỹ thuật đạt 100 - 120 km/h, nâng cao chất lợng phục vụ.

- Xây dựng cải tạo đờng sắt vành đai các thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cải tạo một số điểm hạn chế năng lực thông qua tại các đèo dốc nh Đèo Hải Vân, Khe Nét, Ghềnh - Đồng Giao và các cầu có trọng tải yếu.

- Xây dựng các tuyến đờng sắt mới: Hà Nội – Hạ Long, Tháp chàm - Đà Lạt, Sài Gòn – Vũng Tàu, Sài Gòn – Phnông Pênh, đờng sắt sang Lào và đi vào các cảng biển lớn.

- Hiện đại hoá hệ thống thông tin, tín hiệu đờng sắt.

- Từng bớc xây dựng đờng sắt nội đo của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với cơ sở hạ tầng đ ờng thuỷ nội địa:

- Nâng cấp đồng bộ một số tuyến đờng thuỷ nội địa chính nh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tuyến Quảng Ninh – Phả Lại – Hà Nội – Việt Trì cho tàu có trọng tải 1.200 – 1.600 tấn.

+ Tuyến Quảng Ninh – Hà Nội – Ninh Bình cho các tàu có trọng tải từ 1.200 – 1.600 tấn.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lơng và Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau cho tàu 1.000 tấn – 1.200 tấn.

+ Tuyến Định An – Cần Thơ - Tân Châu cho tàu trọng tải 3.000 tấn. + Mở một số tuyến mới

+ Tiêu chuẩn hoá báo hiệu theo tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Sử dụng các ph- ơng tiện thông tin liên lạc, quản ly tiên tiến. Trang bị đầy đủ cho các hoa tiêu đai dắt cứu hộ, trục vớt, nạo vét,...

- Quy hoạch lại hệ thống cảng thuỷ nội địa với các cầu đầu mối nh:

+ Nâng cấp các cảng đầu mối Hà Nội, Ninh Bình, Việt Trì, Lệ Môn, Đồng Hà, Đà Nẵng ở miền Trung và Tân Thuận, Mỹ Tho, Đồng Tháp ở phía Nam.

+ Xây dựng các bến bốc container tại các cảng Hà Nội, Ninh Phúc, Đồng Tháp, Rạch Giá, hai khu chuyển tải tại Thiềng Liềng và Trà Báu.

+ Xây dựng một số hệ thống cảng khách khang trang tại các trung tâm dân c, du lịch.

Đối với cơ sở hạ tầng đ ờng biển:

- Do quy mô các cảng biển Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ, đồng thời độ sâu bị hạn chế, vì vậy phơng hớng phát triển chủ yếu là tập trung xây dựng và nâng cấp các cụm cảng nớc sâu để tiếp nhận tàu container đến 50.000 tấn, tầu hàng rời đến 80.000 tấn và tàu dầu đến 200.000 tấn. Hiện đại hoá công tác bốc xếp tại cảng để khai thác có hiệu quả các loại tàu dầu, tàu hàng rời, tàu container để bắt nhịp đợc với mức độ kỹ thuật tiên tiến của các cảng biển quốc tế.

- Quy hoạch và xây dựng một số cảng chuyển tải quốc tế trung chuyển container ở các vị trí thích hợp, đáp ứng loại tàu 40.000 tấn, sản lợng có thể đạt đến 25 triệu tấn/

- Hiện đại hoá hệ thống báo hiệu hàng hải theo tiêu chuẩn của tổ chức LALA mà Việt Nam đang là thành viên của tổ chức này.

- Đẩy mạnh xu thế công nghiệp hoá cảng biển nghĩa là trong khu vực quản ly của cảng cần xây dựng những cơ sở công nghiêp.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vân tải Việt Nam (Trang 66 - 72)