Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Trong đó, huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng và đóng một vai trò to lớn trong việc trung chuyển vốn cho nền kinh tế, giúp đồng vốn được sử dụng hiệu quả, đúng đối tương, đúng mục đích. Nền kinh tế muốn đạt được tốc độ tăng trưởng cao thì nguồn lực về vốn là rất quan trọng do vậy vấn đề tăng cường huy động vốn của các ngân hàng thương mại để phục vụ phát triển kinh tế xã hội đang rất cấp thiết. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trên đà phát triển, một loạt các ngân hàng thương mại ra đời, đồng thời với sự gia nhập vào thị trường tài chính Việt Nam ngày càng sâu và rộng của các ngân hàng nước ngoài. Cuộc canh tranh, chạy đua giữa các ngân hàng thương mại đã thực sự bắt đầu và ngày càng khốc liệt khi mà thị phần đang dần bị chia nhỏ. Đứng trước những thách thức đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (VCB Thăng long) với mục tiêu xây dựng trở thành tập đoàn tài chính lớn trong khu vực và trên thế giới, đang nỗ lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình trong tất cả các hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, đặc biệt đối với hoạt động huy động vốn trong giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa quan trọng của nguồn vốn đối với phát triển kinh tế và mở rộng hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long”.
Trang 1Luận văn thạc sĩ của tôi được hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân, sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo viên hướng dẫn GS.TS PhạmQuang Trung, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương
và hoàn thành luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Chủ Nhiệm, cùng các thầy cô giáo Khoa Tàichính Ngân hàng trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tổ chức và thực hiện thànhcông khóa đào tạo thạc sĩ chuyên năm 2009-2011, tạo cơ hội học tập nâng cao trình
độ về lĩnh vực mà tôi tâm huyết
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long đã nhiệt tình trao đổi, góp ý vàcung cấp thông tin tài liệu, kinh nghiệm thực tế bổ ích
Để đáp lại tấm chân tình đó, tôi sẽ cố gắng vận dụng các kiến thức mà mình
đã được trang bị vào thực tiễn cuộc sống một cách có hiệu quả nhất nhằm đem lạilợi ích cho bản thân, công việc và xã hội
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỂ TÀI 1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Một số hạn chề của để tài 2
1.6 Bố cục luận văn 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 7
2.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 7
2.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 8
2.1.3 Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 9
2.2 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 13
2.2.1 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động của ngân hàng thương mại 13
2.2.2 Các phương thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 14
2.2.3 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 18
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 26
2.3.1 Chính sách huy động vốn của ngân hàng 26
2.3.2 Uy tín của ngân hàng 27
2.3.3 Tính đa dạng của các dịch vụ ngân hàng cung cấp 27
2.3.4 Vị trí địa lý và cơ cấu dân cư 28
2.3.5 Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng 28
2.3.6 Yếu tố vĩ mô 28
2.3.7 Chính sách của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước 29
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QỦA HUY ĐỘNG VÔN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG 30
3.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 30
Trang 33.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long 41
3.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 41
3.2.2 Cơ cấu vốn: 44
3.2.3 Chi phí vốn 49
3.2.4 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn 53
3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long 57
3.3.1 Kết quả đạt được 57
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 59
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG LONG 64
4.1 Định hướng phát triển hoạt động vốn tại VCB Thăng Long đến năm 2015 64
4.1.1 Chiến lược và mục tiêu của Vietcombank đến năm 2015 64
4.1.2 Định hướng phát triển của VCB Thăng Long đến năm 2015 65
4.1.3 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn của VCB Thăng Long đến năm 2015 66
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại VCB Thăng Long 67
4.2.1 Chính sách khách hàng đúng đắn 67
4.2.2 Phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng cường hoạt động bán chéo sản phẩm .69
4.2.3 Chính sách lãi suất linh hoạt 72
4.2.4 Mở rộng đầu tư hệ thống các phòng giao dịch 74
4.2.5 Thực hiện tốt công tác quản trị nguồn vốn 74
4.2.6 Tăng cường hoạt động quảng cáo, khuyếch trương 76
4.3 Kiến nghị 76
4.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 76
4.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam 77
4.3.3 Kiến nghị với Chính Phủ 78
KẾT LUẬN 82
Trang 41 TMCP: thương mại cổ phần
2 Vietcombank: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
3 VCB Thăng Long: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chinhánh Thăng Long
4 NHTM: Ngân hàng thương mại
5 NHNN: Ngân hàng nhà nước
Trang 5Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh qua các năm 2008 – 2010 34
Bảng 3.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh năm 2010 36
Bảng 3.3: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh năm 2010 37
Bảng 3.4: Doanh số hoạt động bán lẻ tại Chi nhánh năm 2010 38
Bảng 3.5: Tình hình lợi nhuận tại Chi nhánh năm 2010 40
Bảng 3.6: Tình hình huy động vốn tại VCB Thăng Long 41
Bảng 3.7: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của VCB Thăng Long (Từ năm 2008-2010) 44
Bảng 3.8: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng tại VCB Thăng Long (Từ năm 2008-2010) 46
Bảng 3.9: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của VCB Thăng Long (từ năm 2008-2010) 48
Bảng 3.10: Thu nhập thuần từ lãi của VCB thăng long (từ năm 2008-2010) 50
Bảng 3.11: Nguồn vốn huy động và chi phí lãi tại VCB Thăng Long (2008-2010) .51
Bảng 3.12: Lãi suất bình quân cho vay–huy động năm 2008-2009-2010 52
Bảng 3.13: Lãi suất bình quân đầu vào–đầu ra năm 2008-2009-2010 53
Bảng 3.14: Cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay theo kỳ hạn của VCB Thăng Long (2008-2010) 54
Bảng 3.15: Cơ cấu nguồn huy động và cho vay theo loại tiền tệ (Từ năm 2008- 2010) .56
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tình hình huy động vốn tại VCB Thăng Long từ năm 2008-2010 34
Biểu đồ 3.2: Tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng tại VCB Thăng Long từ năm 2008-2010 36
Biểu đồ 3.3: Tình hình huy động vốn tại VCB Thăng Long từ năm 2008-2010 41
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của VCB Thăng Long (Từ năm 2008-2010) 44
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng của VCB Thăng Long (Từ năm 2008-2010) 46
Biểu đồ 3.6: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của VCB Thăng Long (Từ năm 2008-2010) 48
Biểu đồ 3.7: Chi phí trả lãi tại VCB Thăng Long (Từ năm 2008-2010) 51
Trang 6Biểu đồ 3.9: Lãi suất bình quân cho vay–huy động bằng ngoại tệ năm
2008-2009-2010 53
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế Ngânhàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp cácdịch vụ khác Trong đó, huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàngthương mại đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngânhàng và đóng một vai trò to lớn trong việc trung chuyển vốn cho nền kinh tế, giúpđồng vốn được sử dụng hiệu quả, đúng đối tương, đúng mục đích Nền kinh tế muốnđạt được tốc độ tăng trưởng cao thì nguồn lực về vốn là rất quan trọng do vậy vấn đềtăng cường huy động vốn của các ngân hàng thương mại để phục vụ phát triển kinh tế
xã hội đang rất cấp thiết
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trên đà phát triển, một loạt các ngânhàng thương mại ra đời, đồng thời với sự gia nhập vào thị trường tài chính ViệtNam ngày càng sâu và rộng của các ngân hàng nước ngoài Cuộc canh tranh, chạyđua giữa các ngân hàng thương mại đã thực sự bắt đầu và ngày càng khốc liệt khi
mà thị phần đang dần bị chia nhỏ Đứng trước những thách thức đó, Ngân hàngthương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nói chung và Ngânhàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (VCBThăng long) với mục tiêu xây dựng trở thành tập đoàn tài chính lớn trong khu vực
và trên thế giới, đang nỗ lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình trong tất cả cáchoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng, đặc biệt đối với hoạt động huy độngvốn trong giai đoạn hiện nay
Với ý nghĩa quan trọng của nguồn vốn đối với phát triển kinh tế và mở rộnghoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long”.
Luận văn được xây dựng trên cơ sở những kiến thức cơ bản về kinh tế vànghiệp vụ thưc tế tại ngân hàng, kết hợp với việc tìm hiểu và tham khảo một số tàiliệu liên quan
Trang 81.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động huy động vốn của ngân hàngthương mại, thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam - Chi nhánh Thăng Long, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghịnhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả cho công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mạinói chung và thực tế hoạt động huy động vốn của VCB Thăng Long nói riêng trong
3 năm 2008-2009-2010 với phạm vi nghiên cứu chủ yếu tại VCB Thăng Long
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,phương pháp thống kê phân tích, phương pháp so sánh và tổng hợp, diễn dịch vàqui nạp Cụ thể:
Trên cơ sở các kiến thức về tài chính, ngân hàng, dựa vào các chính sáchkinh tế vĩ mô và các chủ trương, quy định của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước
đề ra nhằm ổn định và phát triển kinh tế trong từng thời kì của đất nước , luận vănnghiên cứu cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động huy động vốn của ngânhàng thương mại Từ thực tiễn hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long trong 3 năm 2008, 2009, 2010bằng phương pháp thống kê cho ta các số liệu, xây dựng thành các biểu đồ Từ việcphân tích, so sánh, đánh giá một cách khoa học các số liệu đó chúng ta rút ra các kếtluận và đề xuất các biện pháp tốt nhất cho hoạt động huy động vốn của VCB ThăngLong nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung
Trang 9có hạn cùng với trình độ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên luậnvăn vẫn chưa nghiên cứu sâu các vấn đề trên, ví dụ: đề tài mới chỉ nghiên cứu vềhuy động với tư cách là tài sản nợ, hay chỉ chủ yếu tập trung giải quyết vấn đề đốivới nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng…
Một phần do kinh phí có hạn, luận văn chưa tổ chức thu thập thông tin từnhiều nguồn khác nhau như từ khách hàng, các ngân hàng khác… mà chủ yếu từcác báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của ngân hàng Do vậy, kết quả nghiêncứu chưa thật sự khách quan
Phương thức nghiên cứu còn hạn chế về mặt không gian Đề tài nghiên cứu mới chỉ bó hẹp ở cấp chi nhánh của một ngân hàng do đó vấn đề chưa được xemxét và giải quyết một cách toàn diện
1.6 Bố cục luận văn
Tên luận văn “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long”
Nội dung luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng
thương mại Chương 3: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long
1.7 Tóm tắt đề tài:
Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm 3 phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mạiTác giả đã khái quát những khái niệm cơ bản về Ngân hàng thương mạivới những chức năng và hoạt động chủ yếu của ngân hàng Đồng thời, tập trungtìm hiểu nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả huy dộng vốn tại ngân hàngthương mại với các nội dung chính : khái niệm về hiệu quả huy động vốn của các
Trang 10ngân hàng thương mại, các thước đo đánh giá hiệu quả huy động vốn và cácnhân tố ảnh hưởng.
Phần 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam Chi Nhánh Thăng Long
Hiệu quả huy động vốn tại VCB Thăng Long được đánh giá qua các chỉ tiêu:Quy mô vốn tăng trưởng nhanh và ổn định qua các năm Hoạt động tíndụng nhờ đó mà có đà tăng trưởng cao Hiện nay, nguồn vốn huy động đã đápứng đủ nhu cầu sử dụng vốn , ngoài ra còn có nguồn vốn nhàn rỗi gửi tại VCBTrung ương mang lại một khoản thu đáng kể
Cơ cấu nguồn vốn huy động dần ổn định theo hướng tăng tỷ trọng tiền gửi từcác doanh nghiệp và dân cư VCB Thăng Long đã rất chú trọng đến hình thức huyđộng vốn trong thanh toán Sự tăng lên của qui mô tiền gửi không kỳ hạn cũngtạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện chiến lược hướng sang lĩnh vực dịch
vụ Tuy nhiên, nguồn vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong khi đó
tỷ trong vốn huy động dài hạn có tăng lên nhưng không lớn, tỷ lệ sử dụng nguồnngắn hạn để cho vay trung và dài hạn còn khá cao Đây là một cơ cấu vốn chưa hợp
lý Điều này sẽ làm giảm tính chủ động trong việc kiểm soát nguồn vốn từ đó ảnhhưởng đến kế hoạch sử dụng vốn
Về yếu tố chi phí vốn bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi lãi Chi phí nàytăng lên theo tổng vốn huy động và tình hình biến động lãi suất .Ngân hàng đã đưa
ra một chính sách lãi suất huy động hợp lý, thống nhất và có tính cạnh tranh cao,dựa trên nguyên tắc lãi suất dương nhằm đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền
Hiện nay, tổng vốn huy động của VCB Thăng Long đã đáp ứng được nhucầu và đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận
Phần 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long
Chính sách khách hàng đúng đắn
Mặc dù VCB Thăng Long đã ý thức được chính sách khách hàng rất quantrọng, giữ chân được những khách hàng có số dư lớn nhưng mảng khách hàng lâu
Trang 11năm có giao dịch gửi tiền nhiều lần vẫn chưa được quan tâm chính đáng, mảng kháchtiềm năng chưa được khai thác hết do chưa thực sự có biện pháp và kế hoạch triểnkhai tốt.VCB Thăng Long cần phải nghiên cứu kỹ thị trường hướng tới, tiến hànhphân đoạn khách hàng Nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng và chất lượng phục
vụ khách hàng cũng là một nội dung cần thực hiện trong chính sách khách hàng
Phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng cường hoạt động bán chéo sản phẩm
Giải pháp phát triển các sản phẩm các dịch vụ được thực hiện theo haihướng, không ngừng hoàn thiện, phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm,dịch vụ truyền thống như: dịch vụ huy động vốn, dịch vụ kinh doanh ngoại hối vàcác dịch vụ khác có liên quan Đồng thời, phát triển thêm các hoạt động dịch vụ mớimang đặc điểm của “ngân hàng điện tử”
Đối với các sản phẩm dịch vụ truyền thống, đặc biệt là dịch vụ huy độngvốn, điều quan trọng là cần phải đa dạng hóa các loại sản phẩm dịch vụ có sự khácbiệt so với các sản phẩm của các ngân hàng khác, đa dạng hóa các kỳ hạn và lãisuất tương ứng cho mỗi kỳ hạn cũng là một cách huy động vốn hiệu quả mà khôngtốn quá nhiều chi phí
Ngoài các sản phẩm dịch vụ huy động truyền thống, VCB Thăng Long cầnchú trọng đến việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng
Chính sách lãi suất linh hoạt
Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, VCB Thăng Long cần phải tính toán kỹchi phí lãi suất và chi phí phi lãi suất để đảm bảo lợi nhuận cũng như có đủ lực hấpdẫn đối với khách hàng
VCB Thăng Long cần phải điều hành chính sách lãi suất một cách mềm dẻo,linh hoạt phù hợp với từng đối tượng khách hàng.VCB Thăng Long có thể thỏathuận lãi suất với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, khách hàng mới tiềmnăng, khách hàng truyền thống lâu năm
Mở rộng đầu tư hệ thống các phòng giao dịch
Trang 12Công tác phát triển các phòng giao dịch phải được chú trọng với mục tiêuhướng tới là phải có một bộ phận chuyên trách tìm hiểu thị trường và tìm kiếm vị trí
mở phòng giao dịch để tạo ra một cơ cấu các phòng giao dịch hợp lý, không bịchồng chéo với các chi nhánh Vietcombank khác
Thực hiện tốt công tác quản trị nguồn vốn
Nhiệm vụ của VCB Thăng Long là làm sao phân tích một cách hợp lý , kỹlưỡng mục phí tổn thanh khoản tương ứng với các mục lợi nhuận có được từ kháckhoản vay hay đầu tư có thể nâng cao mức sinh lời của ngân hàng trong khi vẫn giữmức thanh khoản nhất định Đồng thời, công tác nhân sự cũng phải được quan tâmđúng mức về số lượng lẫn chất lượng để đáp ứng yêu cầu của công việc
Tăng cường hoạt động quảng cáo, khuyếch trương
- Thông qua các phương tiện như: truyền hình, đài, báo… hay gần gũi hơn làcác bản tin phát thanh phường, quận, VCB Thăng Long có thể gửi đi những thôngtin về ngân hàng, về các sản phẩm dịch vụ mới…Đây là một phương thức quảngcáo nhanh chóng, hữu hiệu
- Tổ chức các lễ bốc thăm trúng thưởng hay trao giải với sự tham gia trực tiếpcủa nhiều khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng thường xuyên…
- Tham gia tài trợ, hay ủng hộ các hoạt động xã hội cũng là một phương thứcquảng cáo hình ảnh của VCB Thăng Long
Trang 13CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức kinh tế quan trọng nhất củanền kinh tế vì nó đóng vai trò như hệ thống tuần hoàn cho nền kinh tế
Có nhiều cách tiếp cận để có được khái niệm đầy đủ về ngân hàng thươngmại như: thông qua chức năng, hoạt động, các dÞch vụ hoặc thông qua vai trò củangân hàng thương mại
Nếu xem xét từ các loại hình dịch vụ mà ngân hàng thương mại cung cấp,các nhà kinh tế đã cho rằng “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tàichính cung cấp các danh mục tài chính đa dạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm,dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất cứ một tổchức kinh doanh nào trong nền kinh tế”
Ngân hàng thương mại là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong nền kinh
tế, cũng là kênh huy động vốn hữu hiệu nhất Đồng thời, Ngân hàng thương mạicũng là một tổ chức cho vay chủ yếu đối với các tổ chức, cá nhân Đây là một trunggian tài chính quan trọng để trung chuyển vốn cho nền kinh tế sao cho nguồn vốn
đó được phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý
Hiện nay, các tổ chức bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công
ty môi giới chứng khoán, công ty bảo hiểm… đang cố gắng cung cấp các dịch vụcủa ngân hàng như: các dịch vụ thanh toán hay cho vay…Nhưng điểm khác biệt làNgân hàng thương mại là “Một loại hình tổ chức tài chính cung cấp các danh mục
và thưc hiện các chức năng tài chính đa dạng nhất” so với bất cứ một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế
Trang 142.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Trung gian tài chính
Ngân hàng thương mại có một chức năng rất quan trọng đối với nền kinh tế,
đó là trung gian tài chính
Trong nền kinh tế, có hai nhóm cá nhân và tổ chức: (1) Các cá nhân, tổ chứcthặng dư trong chi tiêu, thu nhập hiện tại lớn hơn chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ, tức
họ có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; (2) Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụtchi tiêu, cần bổ sung vốn cho tiêu dùng, hay cho đầu tư Tiền sẽ được di chuyển từnhóm (1) sang nhóm thứ (2) nếu cả hai cùng có lợi Khi dòng tiền di chuyển vớiđiều kiện phải quay lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhấtđịnh thì đó là quan hệ tín dụng Ngân hàng thương mại với tư cách là một trunggian tài chính của nền kinh tế sẽ giúp quan hệ tín dụng này được thực hiện dễ dànghơn và hiệu quả hơn Ngân hàng thương mại sẽ huy động các nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi từ nhóm (1) và sử dụng nguồn vốn đó để cho nhóm (2) vay với một lãi suấtnhất định Sự xuất hiện của trung gian tài chính này sẽ giảm được chi phí giao dịch,bởi quan hệ tín dụng trực tiếp bị nhiều hạn chế về qui mô, không gian, thời gian…Đồng thời, Ngân hàng thương mại sẽ gánh chịu các rủi ro có thể xảy ra và sử dụngcác kỹ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro
2.1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán
Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm: tiền giấy trong lưuthông (Mo), số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các ngânhàng, tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm…
Khi ngân hàng cho vay, số dư trên các tài khoản tiền gửi của khách hàng tạingân hàng tăng lên, khách hàng có thể sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ Dovậy, thông qua nghiệp vụ cho vay, ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán
Mặt khác, khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản vay ngân hàng
để chi trả cho đối tác tại một ngân hàng khác thì sẽ làm tăng số dư tiền gửi tại ngânhàng của đối tác Ngân hàng đó lại có các khoản vay mới Như vậy, toàn bộ hệthống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán
Trang 152.1.2.3 Trung gian thanh toán
Ngày nay, với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các giao dịch thanh toántrong nền kinh tế được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, an toàn, tiết kiệm chi phí.Ngân hàng thương mại cung cấp rất nhiều hình thức thanh toán như: thanh toánbằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, …, tạo ra các mạng lưới thanh toán điện tử.Với chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông vàđộc quyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán ) đã tiếtkiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn,thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa
2.1.3 Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại
Ngày nay, các ngân hàng thương mại đang ngày càng phát triển, tham giavào rất nhiều lĩnh vực, nhưng xét về các hoạt động chủ yếu, tác giả có thể phânchia thành 3 nhóm hoạt động sau:
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại Hoạtđộng này mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động như cho vay,cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng hoặc đầu tư
Các ngân hàng thương mại huy động vốn theo nhiều phương thức khác nhau:
có thể phát hành thêm cổ phần ( gia tăng vốn chủ sở hữu) hay huy động vốn nợ.Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn này, huy động vốn của ngân hàng thương mạiđược giới hạn là hoạt động huy động vốn nợ với các hình thức huy động vốn là:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dướihình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi tiền, trái phiếu và các giấy tờ có giá để huyđộng vốn của tổ chức cá nhân trong và ngoài nước khi được thống đốc ngân hàngnhà nước chấp thuận
- Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổchức tín dụng nước ngoài
Trang 16- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước theo quy định của luật Ngânhàng Nhà nước Việt Nam.
Các ngân hàng hiện nay chủ yếu huy động vốn thông qua nhận tiền gửi củacác tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi không kỳ hạn và các loại tiền gửi khác
Theo Luật các tổ chức tín dụng thì tiền gửi được hiểu là “số tiền khách hànggửi lại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn,tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởnglãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền”
Ngân hàng thu hút vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, trở thànhngười thủ quỹ cho vô số khách hàng, đồng thời thực hiện các lệnh thu chi theo yêucầu Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế phát triển, hầu hết các tổ chức, doanhnghiệp và cá nhân đều mở tài khoản ở ngân hàng Các giao dịch thanh toán, thuchi được thực hiện qua hệ thống ngân hàng bằng cách trích chuyển tài khoản Cácgiao dịch này được thực hiện thông qua các lệnh của khách hàng bằng các hìnhthức uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu Các chủ tài khoản uỷ quyền cho ngân hàng thựchiện các lệnh chuyển tiền trên tài khoản của mình
Lượng tiền gửi thanh toán ngày càng tăng theo và đây là nguồn vốn huyđộng rất có lợi vì ngân hàng chỉ phải trả một số tiền lãi rất nhỏ trong khi lãi suất chovay luôn cao hơn nhiều, đồng thời thu được các khoản phí chuyển tiền của kháchhàng Tuy nhiên, các nguồn vốn này luôn biến động Với mục tiêu tập trung và tích
tụ các nguồn vốn trong nền kinh tế để cấp tín dụng cho những khách hàng có nhucầu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh thì bên cạnh tiền gửi thanh toán các ngânhàng rất chú trọng đến việc huy động tiền gửi có kỳ hạn, đây sẽ là khoản nguồn vốnquan trọng để các ngân hàng có thể đầu tư cho vay, tài trợ cho nền kinh tế
Như vậy, bằng nghiệp vụ huy động nguồn vốn tiền gửi, có thể nói ngân hàngthương mại đã nắm trong tay một bộ phận lớn của cải xã hội về mặt giá trị, tức làvốn tiền tệ Để huy động được số tiền tệ như vậy các ngân hàng thương mại phải bỏ
Trang 17ra một khoản chi phí nhất định đó là tiền lãi phải trả cho người gửi tiền và cáckhoản chi phí khác.
Một hình thức huy động vốn khá phổ biến đối với nhiều ngân hàng thươngmại hiện nay đó là vay vốn của các tổ chức tín dụng khác cụ thể đây là các ngânhàng thương mại khác hoặc ngân hàng nhà nước thông qua thị trường tiền tệ liênngân hàng Đây là thị trường cho nhau vay giữa các ngân hàng trong đó có sự thamgia của Ngân hàng nhà nước với tư cách là người điều tiết, chi phối thị trường Cácngân hàng sử dụng hình thức huy động này nhằm bổ sung khoản vốn ngắn hạn thiếuhụt tạm thời Do nguồn vay ở thị trường này có hạn nên có hiện tượng đầu cơ, tíchtrữ khiến cho lãi suất liên ngân hàng không ngừng tăng cao Nhiều ngân hàngthương mại nhỏ năng lực tài chính yếu kém khi Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dựtrữ bắt buộc lên đã rơi vào tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng, tính thanh khoản thấpsãn sàng chấp nhận các khoản vay trên thị trường liền ngân hàng với mức lãi suấtcao kỷ lục 30-40%/năm nhằm cải thiện khả năng thanh toán của mình Do vậy,Ngân hàng nhà nước luôn kiểm soát sát sao diễn biến của lãi suất liên ngân hàng vớinhiều hình thức ví dụ như đưa ra các mức lãi suất trần
2.1.3.2.Hoạt động tài trợ
Hoạt động tài trợ là hoạt động chủ thể bỏ tiền ra để nhằm đạt mục đíchnào đó Đây là hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Đối vớingân hàng thương mại sau khi huy động được tiền gửi từ nền kinh tế thì ngânhàng sẽ phải trả lãi, do đó để khỏi bị thiệt hại đồng thời có được lợi nhuận,ngân hàng sẽ phải tìm cách sử dụng những nguồn vốn đó để sinh lời Từkhoản lãi thu được ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi cho số vốn đã huy động,thanh toán các khoản chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuậnngân hàng Nói cách khác, hoạt động tài trợ cho nền kinh tế là hoạt động sửdụng vốn của ngân hàng với mục đích tìm kiếm lợi nhuận
Hoạt động cho vay
Theo quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31.12.2001 của Thống đốc Ngân
Trang 18hàng nhà nước Việt Nam về việc Ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụngđối với khách hàng thì “cho vay” được định nghĩa như sau:
“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao chokhách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất địnhtheo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”
Trong điều kiện hiện nay, cho vay là hoạt động chính của ngân hàng để tạo ralợi nhuận, danh mục cho vay chiếm khoảng trên dưới 1/2 tổng danh mục tài sản củangân hàng thương mại và mang lại thu nhập từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngânhàng nên hoạt động này có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngânhàng thương mại Tuy nhiên hoạt động cho vay luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, do vậy cácngân hàng hiện nay có xu hướng phát triển các mảng dịch vụ ngân hàng khác
Góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần
Góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần là hình thức ngân hàng góp vốncùng khách hàng để kinh doanh Phổ biến nhất hiện nay là hình thức mua cổ phiếuvới mục đích thu cổ tức hàng năm và liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, ngânhàng nước ngoài Thực hiện việc đầu tư vốn thông qua liên doanh liên kết, mua cổphần sẽ giúp các ngân hàng thương mại thực hiện được nhiều mục đích: đa dạnghoá các hình thức đầu tư để gia tăng lợi nhuận; hạn chế rủi ro cho ngân hàng và đểtận dụng các ưu thế của nhau
2.1.3.3 Các hoạt động khác
Ngoài những hoạt động trọng yếu trên, ngân hàng thương mại cũng thực hiệncác hoạt động khác như: hoạt động cho thuê, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, hoạtđộng môi giới đầu tư chứng khoán, hoạt động dịch vụ uỷ thác và tư vấn, quản lýngân quỹ, thu hộ, chi hộ…
Nhìn một cách tổng quan thì hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại lànhận tiền gửi và sử dụng tiền đó để cho vay và đầu tư vào nền kinh tế Đối với mỗikhoản vay họ đều ấn định lãi suất và thời hạn thanh toán, nghĩa là sau một thời gianxác định, người vay phải trả cho ngân hàng vốn gốc và một số lãi nào đó Phần
Trang 19chênh lệch giữa lợi tức tiền vay và chi phí được dùng để trả lãi tiền gửi được gọi làlãi ròng Để mở rộng hoạt động kinh doanh và tối đa hoá lợi nhuận, các ngân hàngthương mại thường tìm kiếm nhiều hơn các nguồn vốn với chi phí thấp và cho vaynhiều hơn Trong điều kiện hiện nay đây không phải là cách kiếm lợi duy nhấtnhưng là cách tạo ra lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng thương mại
2.2 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.2.1 Vai trò của nguồn vốn trong hoạt động của ngân hàng thương mại
Nguồn vốn trong ngân hàng thương mại là toàn bộ nguồn tiền tệ mà ngân hàngtạo lập, huy động để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với một hoạt động rất quantrọng là kinh doanh “quyền sử dụng vốn”, tức người cần vốn phải trả lãi cho người
có vốn trên thị trường một khoản phí để có được quyền sử dụng vốn trong thời gianxác định Thông qua thị trường, vốn được lưu chuyển rộng rãi, từ đó mới có thể thểhiện đủ bản chất và vai trò của mình Vốn của ngân hàng thương mại chính lànhững giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, chovay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác
Bản chất của hoạt động ngân hàng là huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh
tế để cho vay nên nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng
Vốn là cơ sở của cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt với nghiệp vụ đặc trưng
là kinh doanh tiền tệ Do vậy, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính củangân hàng mà còn là đối tượng kinh doanh Đây chính là cơ sở cho các hoạt độngkinh doanh của ngân hàng
Vốn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng
Hầu hết các hoạt động của ngân hàng thương mại đều phụ thuộc vào nguồnvốn Ngân hàng kinh doanh dựa trên việc sử dụng vốn huy động để cho vay và đầu
Trang 20tư vào các lĩnh vực khác Do vậy, quy mô hoạt động và quy mô tín dụng phụ thuộcrất nhiều vào nguồn vốn Đặc biệt, hoạt động tín dụng là hoạt động chính và manglại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Quy mô hoạt động tín dụng phụ thuộc rất nhiềuvào vốn huy động, thường bị áp đặt theo một tỷ lệ nhất định trên số vốn ngân hànghuy động được
Nguồn vốn càng lớn, ngân hàng càng có nhiều điều kiện để đầu tư mở rộnghoạt động của mình về cả chiều rộng lẫn chiều sâu Ngân hàng có thể mở rộng thịphần của mình, đầu tư nhiều hơn vào các dich vụ tài chính, dịch vụ thanh toán đểtạo ra thế cạnh tranh cho riêng mình
Nguồn vốn tạo uy tín cho ngân hàng
Ngân hàng là một ngành kinh doanh dịch vụ, do vậy ngân hàng hoạt độngdựa trên uy tín là chủ yếu Khách hàng cũng dựa vào niềm tin của mình vào ngânhàng để gửi tiền, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Uy tín là một tài sản vô hình cực
kỳ quan trọng đối với ngân hàng Uy tín đó trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàngchi trả của ngân hàng đó Nguồn vốn càng lớn, vốn khả dụng càng nhiều thì khảnăng thanh toán của ngân hàng càng cao
Nguồn vốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Hiện nay với sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại, rất nhiều cácngân hàng với quy mô lớn nhỏ ra đời nên khách hàng càng nhiều sự lựa chọn Nhưngđiều họ quan tâm nhất chính là tính an toàn và chất lượng các dịch vụ mà ngân hàngcung cấp Cả hai yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và chất lượng nguồn vốncủa ngân hàng Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao sức cạnhtranh của ngân hàng thương mại là việc tăng cường khả năng huy động vốn
2.2.2 Các phương thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại, vốn chủ sở hữu chiếmmột phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, trong đó vốn huy động từ nền kinh tế chiếm
tỷ trọng cao Do vậy, trong luận văn này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu vốn huyđộng với tư cách là tài sản nợ
Trang 21Ngân hàng huy động vốn từ các nguồn chủ yếu sau:
2.2.2.1 Huy động tiền gửi
Tiền gửi không kỳ hạn:
Đây là tiền của doanh nghiệp, cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngânhàng giữ và thanh toán hộ Tiền gửi không kỳ hạn đáp ứng nhu cầu nhận cáckhoản thu về của cá nhân, tổ chức, đồng thời đáp ứng các nhu cầu thanh toántheo yêu cầu Ngân hàng trả lãi suất cho loại tiền gửi này rất thấp (hoặc bằngkhông) Đối với mỗi tài khoản tiền gửi thanh toán, số dư duy trì không ổn định.Nhưng đối với ngân hàng, với một khối lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửithanh toán khá lớn, thì số vốn huy động từ nguồn tiền gửi này khá ổn định bởi vìcác khách hàng không bao giờ rút hết tất cả tiền gửi thanh toán ở ngân hàng vàocùng một thời điểm
Tiền gửi có kỳ hạn:
Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi tiền tại ngân hàng trong một thời giannhất định, chỉ được rút ra sau thời gian đó và được hưởng lãi suất cao hơn nhiều sovới tiền gửi thanh toán Mục đích của khách hàng khi gửi kỳ hạn này là nhận lãi.Lãi suất phụ thuộc vào kỳ hạn loại tiền gửi đó Thông thường, kỳ hạn càng dài lãisuất càng cao Nhưng trong những giai đoạn đặc biệt, tình hình thị trường có nhiềubiến động khó lường về lãi suất nhu cầu về vốn tăng cao nhưng dự báo chỉ trongngắn hạn thì ngân hàng có thể áp dụng chính sách lãi suất theo chiều hướng ngượclại Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn huy động khá ổn định, có thể sử dụng cho vaytrung và dài hạn
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi tiền vào nhiều lần và rút ra bất
cứ lúc nào Phần lớn khách hàng gửi tiền không kỳ hạn là do chưa xác định đượcnhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai, nhưng lại muốn hưởng một mức lãi trongthời gian khoản tiền nhàn rỗi
Trang 22 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn thanh toán.Trên thực tế để thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút trướchạn với điều kiện hưởng lãi suất thấp (thường bằng mức tiền gửi tiết kiệm không kỳhạn, thậm chí không được hưởng lãi)
2.2.2.2 Huy động bằng hình thức đi vay
Nguồn tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, tuynhiên tại nhiều nước, ngân hàng trung ương thường quy định nguồn tiền huy động
và vốn chủ Do vậy, khi khả năng huy động bị hạn chế, ngân hàng có thể vay mượn
để đáp ứng nhu cầu chi trả
Vay ngân hàng nhà nước:
Khi thiếu hụt dự trữ bắt buộc hoặc dự trữ thanh toán, ngân hàng thương mạivay ngân hàng nhà nước Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng Nhà nước là táichiết khấu (tái cấp vốn) Cụ thể, những thương phiếu mà ngân hàng đã chiết khấu
có thể mang tái chiết khấu tại ngân hàng nhà nước Những thương phiếu này phải lànhững thương phiếu có chất lượng và việc tái chiết khấu này được ngân hàng nhànước quản lý rất chặt chẽ
Vay các tổ chức tín dụng khác:
Các ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau hoặc vay từ các tổ chức tín dụngkhác Nguồn vay này để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả các khoản thanh toáncấp bách Quá trình vay mượn khá đơn giản, các ngân hàng trực tiếp liên hệ vớinhau hoặc qua ngân hàng đại lý, có thể thế đảm bảo bằng các chứng khoán kho bạchoặc không cần đảm bảo
Vay trên thị trường vốn:
Ngân hàng có thể vay mượn bằng cách phát hành giấy tờ có giá trên thịtrường vốn như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu trên thị trường vốn Đây là nguồnhuy động nhằm phục vụ cho vay trung và dài hạn Ngân hàng sử dụng uy tín của
Trang 23mình để phát hành các giấy tờ có giá Do vậy, các ngân hàng thương mại nhỏthường khó vay trực tiếp bằng cách này mà phải thông qua ngân hàng đại lý hoặcđược bảo lãnh của Ngân hàng đầu tư Khả năng vay mượn còn phụ thuộc vào trình
độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi các công cụ nợ dàihạn của ngân hàng Việc huy động vốn trên thị trường vốn khá phức tạp, đòi hỏicác ngân hàng phải nghiên cứu kỹ thị trường để quyết định quy mô, lãi suất, thờihạn, mệnh giá
2.2.2.3 Huy động từ các nguồn khác:
Trong quá trình làm trung gian thanh toán, các ngân hàng thương mại cũngtạo được một khoản vốn: vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản tiền séc bảochi, séc định mức và các khoản tiền phong toả do ngân hàng nhận hối phiếu thươngmại, thông qua nghiệp vụ đại lý, các ngân hàng thương mại cũng thu hút được một
số vốn đáng kể trong quá trình thu chi hộ khách hàng, làm đại lý cho một tổ chứctín dụng khác, nhận chuyển vốn cho các khách hàng hay một dự án đầu tư Vốn thuhút từ nước ngoài dưới hình thức như nhận tiền gửi ngoại tệ, chuyển ngoại tệ, kinhdoanh ngoại hối, vốn uỷ thác đầu tư, tài trợ của nhà nước
Tất cả các khoản tiền tạm thời dư thừa kia cũng được ngân hàng sử dụng chomục đích kinh doanh tiền tệ của mình
Tóm lại, vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồnvốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàngthương mại Ngân hàng thương mại tuân thủ theo luật định về mở tài khoản tiền gửitại ngân hàng Nhà nước để duy trì ở đó một khối lượng dự trữ bắt buộc Mức vốnhuy động thực chất cho các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại bịhạn chế bởi tỷ lệ dự trữ bắt buộc Song nếu một ngân hàng kinh doanh tiền tệ cóhiệu quả thì không những nguồn lợi của ngân hàng được tăng lên mà còn làm cho
uy tín của nó trên thương trường cũng tăng theo Chính vì thế mà nguồn vốn huyđộng vào ngân hàng cũng ngày một tăng, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng đểphục vụ phát triển cho nền kinh tế
Trang 242.2.3 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.2.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn:
Khi thực hiện bất cứ công việc nào, cái đáng quan tâm đó là hiệu quả củacông việc đó vì vậy các nhà quản trị ngân hàng cũng rất quan tâm đến hiệu quả huyđộng vốn của ngân hàng mình
Trong “Đại từ điển tiếng Việt”, hiệu quả là “kết quả đích thực” , chính là kếtquả thực của việc làm mang lại Kết quả thực thường được đánh giá thông qua việc
so sánh muc đích đề ra và kết quả đạt được, kết quả đạt được và chi phí bỏ ra…
Từ đó tác giả có thể đưa ra một khái niệm về hiệu quả huy động vốn nhưsau: Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại là kết quả thực mang lạicủa hoat động huy động vốn, được phản ánh qua các yếu tố như: sự so sánh giữamục tiêu đề ra và kết quả đạt được, kết quả đạt đươc và chi phí bỏ ra cho hoạtđộng huy động vốn…
Một ngân hàng muốn đạt hiệu quả huy động vốn cao thì khi thực hiện huyđộng vốn cần bám sát nhu cầu cho vay, đầu tư và các hoạt động quan trọngkhác…để số vốn huy động có thể phù hợp, tương ứng về cơ cấu kỳ hạn, loại tiền,với chi phí huy động thấp nhất song vẫn đảm bảo có nguồn vốn ổn định đáp ứngnhu cầu hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi ro từ lãi suất từ đótăng lợi nhuận và độ an toàn cho hoạt động của các ngân hàng
2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.
Công tác đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại thườngrất được chú trọng Thông thường, hiệu quả huy động vốn có thể được đánh giá quamột số tiêu chí chủ yếu sau:
Quy mô và tốc độ tăng trưởng:
Như phần trên đã phân tích, vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạtđộng kinh doanh, vốn quyết định quy mô tín dụng cũng như toàn bộ các hoạt độngkhác của ngân hàng, từ đó, vốn quyết định năng lực cạnh tranh, quy mô phát triển
Trang 25của ngân hàng Quy mô nguồn vốn huy động phải đủ lớn để tài trợ cho danh mụctài sản đa dạng và không ngừng tăng trưởng với sự ổn định cao của ngân hàng
Các ngân hàng thương mại thường sử dụng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động (TLHTKH) để đánh giá quy mô huy động vốn.
TLHTKH = Tổng vốn huy động/kế hoạch huy động ( %)Nếu tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động lớn hơn 100%, lượng vốn huy độngthực tế lớn hơn kế hoạch, ngân hàng sẽ phải cố gắng sử dụng hợp lý số vốn thừa.Bởi, nếu không chi phí sẽ tăng khi lượng vốn này không sinh lời mà vẫn phải trả lãi
và chi phí huy động khác Ngược lại, nếu không đạt chỉ tiêu để ra (TLHTKH nhỏhơn 100%), ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác nêu cần để bổ sung vốnhoạt động Còn nếu hoàn thành kế hoạch (TLHTKH bằng 100%) không có nghĩa làtốt nhất mà còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn hiện tại
Tuy nhiên, quy mô huy động vốn càng lớn không có nghĩa là hoạt động huyđộng vốn hiệu quả vì hiệu quả huy động vốn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính
an toàn của đồng vốn huy động hay chi phí vốn cao hay thấp…Đây chỉ là một chỉtiêu cần xem xét khi đánh giá hiệu quả huy động vốn
Tăng trưởng nguồn vốn là một trong những mục tiêu quan trọng củangân hàng, đặc biệt là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm Một ngân hàngthương mại cần phải xem xét đến khả năng tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt làtrên các khía cạnh chủ yếu như quy mô và tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nguồnvốn, nhóm nguồn, sự thay đổi kết cấu, kết quả thực hiện so với kế hoạch, với
kỳ trước và nhân tố ảnh hưởng, phân tích triển vọng nguồn, nhóm nguồn trongthời gian tới
Tăng trưởng nguồn vốn huy động được xem là một chỉ tiêu quan trọng phảnánh chất lượng hoạt động của các ngân hàng, từ đó ngân hàng có thể mở rộng quy
mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn
Cơ cấu vốn huy động
Trang 26Cơ cấu vốn huy động là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy động vốn.Nhìn vào cơ cấu vốn huy động của một ngân hàng cho ta thấy được mức độ ổn địnhcủa nguồn vốn huy động của ngân hàng đó Một cơ cấu vốn hợp lý là một cơ cấuvốn đa dạng, thể hiện việc duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn hạn vàvốn dài hạn, giữa vốn nội tệ và ngoại tệ.
Khi xét cơ cấu vốn huy động, các ngân hàng thương mại thường sử dụng tỷ
lệ huy động từ các nguồn
Tỷ lệ này thể hiện tỷ lệ vốn huy động từng nguồn trên tổng vốn huy động
Kỳ hạn, lãi suất, sự ổn định từng nguồn sẽ ảnh hưởng đến kỳ hạn, lãi suất, sự ổnđịnh của nguồn vốn huy động
Cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vốn huy động (lãi suất, kỳhạn, quy mô cho vay hay đầu tư của ngân hàng) Cơ cấu vốn hợp lý khi cơ cấu đóphù hợp với kế hoạch sử dụng vốn và chi phí huy động thấp
Lượng vốn huy động từ các nguồnTổng vốn huy động
Tỷ lệ huy động vốn từ các nguồn =
Trang 27chênh lệch giữa lãi suất đi vay và lãi suất cho vay thấp Thêm vào đó, mức độ đivay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng càng lớn thì rủi ro thanh khoản ở mức
độ càng cao Khi có những biến động trên thị trường tiền tệ như NHNN tăng tỷ lệ
dự trữ bắt buộc thì các NHTM khi đó sẽ phải mua một khối lượng lớn tín phiếu bắtbuộc Trong trường hợp đó, các ngân hàng thương mại đang cho vay sẽ tiến hànhthu hồi nợ và hạn chế hay ngừng cho vay ra, làm cho các ngân hàng thương mạiđang đi vay thiếu hụt tạm thời thanh khoản và có thể rơi vào tình trạng phải đi vaycác NHTM khác với bất cứ lãi suất nào hoặc tăng lãi suất huy động vốn trên thịtrường Đây cũng chính là nguyên nhân của đợt lãi suất trên thị trường liên ngânhàng tăng lên tới 30% thậm chí 40%/năm và lãi suất huy động vốn trên thị trườngtăng lên tới 19%/năm trong năm 2008 và năm 2011 với lãi suất huy động thực là18-19%/năm dù lãi suất công bố là 14% Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng thươngmại, do thiếu hụt vốn hay do muốn kéo vốn từ các ngân hàng khác đã đưa lãi suấthuy động lên rất cao và thông thường chỉ huy động ngắn hạn Do vậy, trong cơ cấuvốn huy động, tỷ lệ vốn ngắn hạn là khá cao, và được sử dụng cho vay trung dài hạnbởi tình trạng khó khăn về vốn Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanhtoán của các ngân hàng
Như vậy, cơ cấu nguồn vốn cần phải có sự phù hợp, cân đối với cơ cấu sửdụng vốn Để phục vụ cho công tác quản lý nguồn vốn, NHTM cần phải phân tíchcấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn Các nguồn vốn của ngân NHTM tại một thời điểmnào đó được phân chia thành các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào ngày đến hạn dựkiến của chúng Từ đó có thể dự báo một cách tương đối về quy mô nguồn vốn đếnhạn (có thể bị rút ra) trong khoảng thời gian tương ứng như: trả theo yêu cầu, 1- 30ngày, 1- 3 tháng, 3 - 6 tháng, 6 -12 tháng, hơn 12 tháng Báo cáo về cấu trúc kỳ hạn
là công cụ quan trọng được sủ dụng để phân tích, so sánh biến động cơ cấu kỳ hạntại các thời điểm khác nhau, phân tích sự tương thích giữa nguồn vốn và sử dụngvốn, quản lý rủi ro lãi suất Tính ổn định của nguồn vốn được phản ánh qua kỳ hạndanh nghĩa của nguồn Thông thường, các kỳ hạn danh nghĩa càng dài thì lãi suấtcàng cao Nhìn chung, khi đã lựa chọn gửi tiền theo mục đích tiết kiệm thì những
Trang 28người gửi tiền đều cố gắng duy trì kỳ hạn danh nghĩa đó để hưởng lãi suất ở mứccao nhất Nếu môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định (lạm phát cao, tỷ giá biếnđộng theo hướng không có lợi cho người gửi tiền nội tệ, thu nhập dân cư thấp, thịtrường tài chính kém phát triển…) thì việc thu hút những nguồn vốn có kỳ hạn dàirất khó khăn.
Nhìn chung, dựa vào các báo cáo về cấu trúc, kỳ hạn của nguồn huy động đểnhà quản lý ngân hàng phân tích, so sánh biến động cơ cấu kỳ hạn tại các thời điểmkhác nhau, sự tương hợp giữa các nguồn vốn và sử dụng vốn để đánh giá hiệu suất
sử dụng vốn và giúp cho việc tạo ra khe hở lãi suất tích cực để quản lý rủi ro lãisuất Các nguồn vốn huy động được phân chia đưa vào tài sản của ngân hàng nhưtiền mặt, tiền gửi ngân hàng khác, cho vay, mua chứng khoán… sao cho phù hợpvới cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng mộtphần nguồn vốn có kỳ hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưngchỉ ở một tỷ lệ nhất định vì phải chịu sức ép về khả năng thanh toán Nhưng nếu sửdụng vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì lãi thu được không đủ bù đắp chi phí huyđộng vốn Do đó, qua mô hình cấu trúc kỳ hạn ngân hàng tiến hành điều chỉnh cơcấu nguồn vốn và danh mục tài sản để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn tăng doanhlợi, duy trì khả năng thanh toán (nếu thiếu dự trữ), đầu tư thêm tài sản sinh lời (nếuthừa vốn) hoặc chuẩn bị tái đầu tư cho một số tài sản sắp đến hạn
Chi phí huy động vốn
Một NHTM sẽ không thể hoạt động được nếu không tạo được nguồn vốn.Tuy nhiên, ngân hàng cũng không thể tạo lập nguồn vốn đó bằng mọi giá mà sẽphải trả lời được hai vấn đề chủ yếu sau đây:
- Chi phí để có thể được nguồn vốn là bao nhiêu?
- Mối quan hệ phụ thuộc và rủi ro của mỗi nguồn vốn
Mỗi NHTM trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay cần phải biếtmỗi khoản mục chi phí bao gồm những gì Điều này đặc biệt chính xác đối với huyđộng vốn bởi vì đối với hầu hết các ngân hàng và tổ chức tín dụng, chi phí trả lãi
Trang 29cho nguồn vốn là cao nhất trên cả chi phí nhân viên, chi phí quản lý gián tiếp và cáckhoản chi phí nghiệp vụ khác.
Tuỳ theo phần mềm công nghệ cũng như quan điểm của từng ngân hàng màchi phí huy động vốn có thể được tính toán bằng nhiều cách khác nhau Tuy nhiên,
về cơ bản, chi phí huy động vốn của các NHTM nói chung có thể được xác định
theo những phương pháp phổ biến sau:
Phương pháp chi phí bình quân
Phương pháp chi phí bình quân là phương pháp phổ biến nhất để tính chi phíhuy động vốn của ngân hàng thương mại
Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngânhàng đã huy động trong quá khứ và xem cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi hỏingân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn đi huy động Thương số của lãi suất phải trả
và tổng mức vốn đi huy động trong quá khứ tạo thành chi phí bình quân gia quyền
Công tính chi phí lãi suất bình quân như sau:
Chi phí lãi
Tổng chi phí lãiTổng nguồn vốn huy độngPhương pháp nói trên có ích cho ngân hàng trong việc theo dõi động thái củachi phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân cung cấp mộtchuẩn mực tương đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư như thế nào Tuynhiên, việc tính toán như trên là thật sự chưa hoàn hảo bởi vì nó chỉ mới dừng lại ởmức độ xem xét giá vốn của nguồn vốn, nghĩa là vẫn còn có nhiều chi phí khác cầnphải tính thêm để thật sự có được nguồn vốn Các chi phí cấu thành này bao gồm:
Chi phí phi lãi suất:
+ Tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp
+ Mức dự trữ bắt buộc theo quy định
+ Phí bảo hiểm tiền gửi
Trang 30Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí có thể tính như sau:
Tỷ suất sinh lợi tối
thiểu để bù đắp chi
phí huy động vốn
=
Tổng chi phí trả lãi + phí lãi
Tổng mức cho vay đầu tư vào các tài sản
sinh lợi khác
Phương pháp chi phí vốn biên tế
Phương pháp bình quân tuy có ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về quákhứ để xem xét chi phí và tỷ suất sinh lợi tối thiểu đã thực hiện của ngân hàng.Trong khi đó, phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân hàng là cho hiện tại
và tương lai Vậy để được số vốn cho yêu cầu tín dụng, ngân hàng sẽ phải tốnphí bao nhiêu
Nếu lãi suất có xu hướng giảm trong tương lai thì chi phí biên của vốn huy động sẽ
có thể thấp hơn nhiều so với các nguồn vốn còn lại của ngân hàng Một số khoản cho vay
và đầu tư không có lãi khi so sánh với chi phí trung bình, sẽ có thể có mức lời đáng kể khi
so với mức chi phí biên thấp hơn vào thời điểm hiện tại để đầu tư vào những khoản vayđầu tư mới
Chi phí biên = Lãi suất x tổng vốn huy
sự tập hợp của nhiều nguồn vốn khác nhau
Như vậy, chi phí huy động vốn không thể tính riêng biệt mà cần phải đượctính trên cơ sở một hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn khác nhau Theo phương phápnày việc tính toán chi phí nguồn vốn gồm các bước như sau:
Trang 31- Bước 1: Xác định lượng vốn dự kiến huy động mỗi nguồn để đáp ứng nhucầu tài trợ.
- Bước 2: Xác định mức khả dụng mỗi nguồn
- Bước 3: Xác định chi phí lãi và phi lãi của mỗi nguồn vốn
- Bước 4: Tập hợp chi phí lãi của tất cả nguồn vốn xác định tương quan vớitổng nguồn vốn huy động
Việc lựa chọn nguồn tiền gửi hoặc phi tiền gửi của ngân hàng tuỳ thuộckhông chỉ vào chi phí (giá) tương đối của mỗi nguồn mà còn phụ thuộc rủi ro củachúng đối với ngân hàng Những nguồn vốn có chi phí thấp có thể có rủi ro cao chongân hàng và do vậy, sẽ tạo khả năng thiệt hại nghiêm trọng hơn Nhà quản trị phảiđương đầu với việc lựa chọn giữa chi phí và rủi ro, tức là việc đánh đổi giữa rủi ro
và chi phí huy động vốn Nguồn vốn chi phí thấp có thể phải chịu rủi ro cao về lãisuất, thanh khoản hay là vốn sở hữu Như thế, mỗi khi phải huy động vốn mới, nhàquản trị phải lựa chọn một vị trí về tương quan ưu tiên giữa rủi ro và lợi nhuận trênbảng đối chiếu giữa rủi ro và chi phí theo từng cách phối hợp giữa các nguồn vốn
Như vậy, nhà quản trị có thể kết luận rằng nguồn vốn hiện đang sử dụng cóchi phí trên một đồng vốn huy động là bao nhiêu, mối tương quan với lợi nhuậnthuần của ngân hàng như thế nào, ngân hàng có cần phải có một hỗn hợp nguồn vốnkiểu khác hay không Từ đó, ngân hàng có thể thay đổi lối kết cấu nguồn vốn vớicác mức chi phí và rủi ro khác nhau Nhà quản trị phải quyết định vị trí rủi ro, chiphí thích hợp nhất với mục tiêu của ngân hàng và mong muốn cổ đông góp vốn
Như vậy, sau khi cân nhắc tác động cũng như chi phí của từng loại nguồnvốn khác nhau dựa trên chi phí huy động vốn hay chính sách huy động vốn thì ngânhàng mới xác định được định hướng cụ thể cho công tác huy động vốn của mình.Nói cách khác, ngân hàng cần phải sử dụng quan điểm marketing để xác định nhucầu của khách hàng và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngânhàng Như vậy, một chiến lược huy động vốn thành công (huy động được mộtlượng vốn cần thiết cho hoạt động của đơn vị mình) khi nó thu hút sự quan tâm củakhách hàng
Trang 32Theo truyền thống, một ngân hàng có hai lãnh vực kinh doanh nòng cốt: huyđộng vốn và lựa chọn tài sản sinh lời để đầu tư các nguồn vốn huy động được Các
ngân hàng luôn nỗ lực để tạo ra lợi nhuận từ hai lĩnh vực này Do đó, Ngân hàng
luôn cần phải tính toán chi phí huy động vốn để xây dựng chính sách kinh doanh cóhiệu quả Khi xác định chi phí huy động vốn, Ngân hàng cần quan tâm đến hai khíacạnh chủ yếu sau:
- Tính toán tương đối chính xác chi phí huy động vốn là yếu tố cơ bản để xácđịnh mức lợi nhuận mà ngân hàng cần thu được từ các tài sản có sinh lời
- Loại hình nguồn vốn mà ngân hàng huy động được và việc sử dụng nguồnvốn này ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro vốn
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.3.1 Chính sách huy động vốn của ngân hàng
Chính sách huy động vốn có tác động rất lớn hiệu quả huy động vốn Cácngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu từ dân cư hay các tổ chức trong nềnkinh tế Do đó, các ngân hàng cùng có chung một thị trường để khai thác Để tạo ra
sự khác biệt, sức hút riêng của mình thì chính sách kinh tế của mỗi ngân hàng đóngmột vai trò cực kỳ quan trọng
Lãi suất là một chính sách quan trọng của ngân hàng Chính sách về lãi suấtphải thể hiện được tính linh hoạt, hấp dẫn cho khách hàng và đem lại lợi nhuận chongân hàng Đây là một công cụ mà rất nhiều ngân hàng sử dụng để cạnh tranh, thuhút tiền gửi Lãi suất là mối quan tâm hàng đầu khi một cá nhân hoặc tổ chức kinh
tế nào đó muốn gửi tiền vào ngân hàng Ngày nay, có rất nhiều sự lựa chọn cho mọingười vì thế họ sẽ ưu tiên cho yếu tố lãi suất cao nếu như các ngân hàng có cùngcác hệ số an toàn cũng như các tiện ích mà ngân hàng đó cung cấp Điều này hoàntoàn hợp lý vì nhà đầu tư nào cũng muốn khoản đầu tư của mình sẽ đem lại lợinhuận cao nhất
Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn , thường nhạy cảm với các biến động vềlãi suất, tỷ giá, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác Lãi suất cao là một nhân tốkích thích các doanh nghiệp và dân cư gửi và cho vay
Trang 33Hơn nữa, lãi suất còn là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô của nguồnvốn huy động Tuy nhiên, không phải loại lãi suất huy động nào cũng giống nhau,thông thường lãi suất tiết kiệm có ảnh hưởng nhiều hơn cả Người dân thường quantâm tới lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năngsinh lợi của dòng tiền đầu tư vào tiết kiệm so với đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bấtđộng sản… từ đó đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không, gửibao nhiêu và gửi theo hình thức nào.
Bên cạnh đó, các chính sách về các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huyđộng tăng tiện ích cho khách hàng đồng thời đảm bảo mang lại lợi nhuận cho ngânhàng cũng sẽ huy động nhiều vốn hơn
2.3.2 Uy tín của ngân hàng
Ngân hàng kinh doanh dựa vào uy tín là rất lớn Khách hàng đến với ngânhàng đầu tiên là dựa vào lòng tin Do vậy, uy tín ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vàhiệu quả huy động của ngân hàng Uy tín thể hiện qua quá trình hoạt động, quy môvốn, trình độ cán bộ ngân hàng, giá trị thương hiệu, kết quả kinh doanh
Chiến lược quảng bá sẽ gây dựng hình ảnh ngân hàng, mang các sản phẩm,dịch vụ đến với khách hàng Đây cũng là một chính sách để tiếp cận, tạo dựng hìnhảnh và niềm tin của khách hàng, từ đó thu hút vốn huy động nhiều hơn
Các mối quan hệ mà ngân hàng tạo dựng được với khách hàng hiện có,khách hàng tiềm năng, các trung gian tài chính và các cơ quan nhà nước cũng làmột loại tài sản vô hình của ngân hàng Ngày nay, loại tài sản này có ảnh hưởng sâusắc tới sự thành công hay thất bại của ngân hàng
2.3.3 Tính đa dạng của các dịch vụ ngân hàng cung cấp
Ngân hàng nhanh nhạy nhận biết các nhu cầu của khách hàng, đưa ra các sảnphẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú Đó cũng là một sức hút để khách hàngđến với ngân hàng
Các sản phẩm huy động vốn đa dạng, cũng là một chính sách để cạnh tranhvới các ngân hàng khác, thu hút nhiều hơn vốn tiền gửi tại ngân hàng
2.3.4 Vị trí địa lý và cơ cấu dân cư
Trang 34Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng Tạinơi dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao, kinh tế phát triển, tập trung nhiều doanhnghiệp thì khả năng huy động vốn cao hơn rất nhiều và ngược lại
Thói quen tiêu dùng và tâm lý của người gửi tiền cũng ảnh hưởng đến hiệuquả huy động vốn của ngân hàng Ở vùng dân cư quen cất trữ tài sản dưới dạng:vàng, đá quý, hay bất động sản mà chưa quen đầu tư vào chứng khoán hay ngânhàng thì việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn Còn khi người dân có nhu cầu hưởnglãi và sử dụng các dịch vụ tiện ích từ ngân hàng thì cơ hội huy động vốn của ngânhàng cũng tăng lên
2.3.5 Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
Hệ thống các ngân hàng thương mại ngày càng phát triển về cả chiều rộnglẫn chiều sâu Kèm theo đó, sự canh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, thịphần của các ngân hàng bị chia sẻ, các ngân hàng sẽ huy động vốn khó khăn hơn
Sự chia sẻ về nguồn lực vốn sẽ là một cản trở lớn trong việc huy động vốn của cácngân hàng thương mại
2.3.6 Yếu tố vĩ mô
Hiệu quả huy động của ngân hàng còn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế vĩ
mô trong nền kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát hợp lý, các doanh nghiệp mở rộngsản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn cao, từ đó lãi suất cho vay cao, ngân hàng dễ dànghuy động vốn với chi phí thấp Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, lạm pháttăng cao Lãi suất ngân hàng không bù đắp được lạm phát, do đó khách hàng sẽ tìmkiếm hình thức đầu tư, hay cất giữ nào an toàn và có lợi hơn thay vì gửi tiền ngânhàng Hiệu quả huy động sẽ giảm sút
Khi một số yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế thay đổi, như thị trường chứngkhoán khởi sắc, giá vàng tăng cao Khi đó xu hướng sử dụng khoản tiền nhàn rỗicủa khách hàng sẽ thay đổi, họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào các thị trường có mức sinhlời cao hơn ( đầu tư chứng khoán, hay cất giữ vàng), khi đó, thị phần huy động vốn
Trang 35của ngân hàng sẽ bị co hẹp lại.
2.3.7 Chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
Mọi tổ chức, cá nhân đều phải tuân theo các quy định của pháp luật Như cácdoanh nghiệp khác khi thành lập, ngân hàng phải được sự cấp phép của cơ quanchuyên trách của Ngân hàng Nhà nước Trong suốt quá trình hoạt động, ngân hàngkhông chỉ chịu sự tác động của các văn bản pháp luật liên qua đến lĩnh vực ngânhàng mà còn chịu tác động của nhiều bộ luật khác liên quan
Ngoài ra, các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước cũng ảnh hưởng tớihoạt động của các ngân hàng Khi nền kinh tế phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phátcao, nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắtbuộc để giảm lượng tiền lưu thông thì sẽ đẩy các ngân hàng thương mại phải đỗimặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền Điều này dẫn đến tình trạng lãi suấtcho vay qua đêm của các ngân hàng tăng cao, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất,cạnh tranh ngày càng gay gắt và việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn nhiều Nhưvậy, các chính sách điều tiết của Nhà nước tác động trực tiếp đến các mảng hoạtđộng của các ngân hàng thương mại
Trang 36CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HIỆU QỦA HUY ĐỘNG VÔN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH THĂNG LONG
3.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương mại Việt Nam Chi nhánhThăng Long (VCB Thăng Long) là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Vietcombank Ngânhàng đã trải qua một chặng đường phát triển với các mốc chủ yếu sau:
VCB Thăng Long được thành lập ngày 13/02/2006 trên cơ sở nâng cấpChi nhánh cấp 2 Cầu Giấy trực thuộc Chi nhánh ngân hàng ngoại thương HàNội trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Vietcombank Vào thời điểm thànhlập, VCB Thăng Long có tên giao dịch là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Cầu Giấy Ngày 11/07/2007, chi nhánh được đổi tên thành Ngânhàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long Cùng với quá trình cổphần hoá Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam - Chi nhánh Thăng Long đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam Chi nhánh Thăng Long (VCB Thăng Long) từ ngày02/06/2008 cho đến nay Mô hình tổ chức của VCB Thăng Long thể hiện qua
sơ đồ sau:
Trang 37
Theo mô hình này, tổ chức hoạt động của Ngân hàng VCB Thăng Long đượcđiều hành bởi Ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các phòng ban khác hoạt độngdưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc.
Hoà cùng vào tốc độ phát triển chung của toàn hệ thống, Ngân hàng VCBThăng Long đã từng bước vươn lên, khẳng định vị trí của mình trong quá trình pháthuy các nguồn nội lực nhằm thúc đẩy kinh tế địa bàn Thủ đô Hà Nội phát triển
VCB Thăng Long đã thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, mở rộng mạnglưới hoạt động, ứng dụng công nghệ hiện đại của ngành ngân hàng để nâng cao chấtlượng các dịch vụ ngân hàng và đáp ứng yêu cầu phục vụ của khách hàng Cho tớinay, ngoài trụ sở chính tại 98 Hoàng Quốc Việt, VCB Thăng Long đã mở rộng thêm
06 phòng giao dịch: Kim Liên Ô Chợ dừa, Phạm Hùng, Lạc Long Quân, Phố Vọng,
Phó Giám đốc Giám đốc
Phòng
Kế toán
Phòng Ngân Quỹ
Phòng Khách hàng
Phòng hành chính Nhân sự
Tổ kiểm tra nội bộ
PGD Kim Liên Ô Chợ dừa
PGD
Lê Văn Lương
PGD Lạc Long Quân
PGD Phố Lương Vọng
PGD
Phạm
Hùng
PGD Xuân Thuỷ
Phòng dịch vụ
Tổ
Tổng
hợp
Trang 38Xuân Thủy, Lê Văn Lương Có thể khẳng định, các phòng giao dịch đóng vai trò làcác “cánh tay dài” của VCB Thăng Long và đã góp phần rất tích cực vào công táchuy động vốn của chi nhánh trong quá trình hoạt động Việc phát triển các phònggiao dịch không chỉ đem hình ảnh và dịch vụ của VCB Thăng Long đến gần kháchhàng hơn mà còn là giúp VCB Thăng Long tăng trưởng bền vững và tạo nền tảngchắc chắn cho hoạt động kinh doanh vốn của chi nhánh.
3.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh
3.1.2.1 Tổng quan ngành ngân hàng năm 2010
Năm 2010 đã qua, đánh dấu một năm thế giới tiếp tục những nỗ lực phụchồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Một năm diễn biến bất thường về
tỷ giá của USD, Euro, Yên Nhật – những đồng tiền quan trọng trên thế giới Khuvực đồng Euro lâm vào cuộc khủng hoảng nợ nần Nền kinh tế Việt Nam khéplại năm 2010 với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,78%, vượt kế hoạch đề ra; songchứa đựng đầy bất ổn: lạm phát so với cùng kỳ năm trước lên tới 11,75% bỏ xamục tiêu ban đầu do Quốc hội thông qua là 7%, nhập siêu (không kể vàng) xấp
xỉ 15 tỉ đô la, dự trữ ngoại hối đã giảm xuống mức thấp, thâm hụt ngân sách vẫnvượt ngưỡng an toàn…
Có thể nói rằng năm 2010 cũng là một năm đầy thử thách với ngành ngânhàng Các ngân hàng thương mại phải đối mặt với các áp lực về huy động vốn, tăngvốn điều lệ, lãi suất, hay tỷ giá biến động…
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng số dư tiền gửi của khách hàngtại các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 12.2010 ước tăng 27,2% so với cuối năm
2009, vượt mức tăng trưởng mục tiêu 20% mà Chính phủ để ra đầu năm Lãi suấthuy động VND tăng vọt lên 18-20%
Trong năm 2010, tăng trưởng tín dụng tăng 27,65% vượt qua mức 25% nhưmục tiêu ban đầu của ngân hàng Nhà nước Song sự tăng trưởng này không đều dẫnđến những khó khăn mang tính chất cục bộ, thời điểm làm giảm hiệu quả và ý nghĩa
Trang 39của mục tiêu đề ra Lãi suất cho vay duy trì ở mức cao khiến cho các doanh nghiệp,
cá nhân rất khó tiếp cận các khoản vay
Diễn biến tỷ giá năm 2010 khá phức tạp Ngân hàng Nhà nước đã thực hiệnđiều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng 2 lần trong năm vào tháng 2 và tháng 10 Tuyvậy khoảng cách giữa tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường tự do luôn ởmức cao, có lúc tỷ giá chính thức thấp hơn so với tỷ giá thị trường tự do 10%
Cũng trong năm 2010, Chính phủ cũng đưa ra các giải pháp và chính sáchnhằm điều chỉnh thị trường Cụ thể, gói kích cầu thứ 2 được đưa vào áp dụng vàođầu năm 2010 nhằm đảm bảo giữ cho thị trường phát triển đúng nhịp và gói kíchcầu này đã dừng triển khai vào nửa cuối năm, thay vào đó các chính sách ổn địnhkinh tế vĩ mô Còn áp lực về vốn điều lệ đối với các ngân hàng giải tỏa được phầnnào khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý gia hạn thời gian hiệu lực áp dụng vốn điều lệđến 31.12.2011
3.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB Thăng Long
VCB Thăng Long trong những năm qua đã có những bước chuyển mìnhđáng kể và ngày càng khẳng định được năng lực của mình và khả năng cạnh tranhvới các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội Điều đó được cụ thể qua những kếtquả đạt được ở tất cả mảng kinh doanh
Về công tác huy động vốn:
Tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Thăng Longđạt 3.630 tỷ đồng tăng 24,31% so với 31/12/2009, đạt 95,53% kế hoạch trung ươnggiao, song tốc độ tăng trưởng bình quân tương đồng các Chi nhánh trên địa bàn
Trang 40Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh qua các năm 2008 – 2010.
Đơn vị: triệu VND, nghìn USD
Phân theo đối tượng