Tình hình hoạt động của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến hết năm

Một phần của tài liệu Chiến lược mở rộng thị trường của công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015.doc (Trang 32 - 36)

- Khách hàng là người sản xuất nhỏ và các hộ gia đình: Nhóm khách hàng này

b) Thị trường đầu vào

2.2. Tình hình hoạt động của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến hết năm

2008

Trong nền kinh tế thị trường nói chung, các ngành công nghiệp năng lượng trong đó có ngành than được đánh giá là nhóm ngành “béo bở”. Do tầm quan trọng của năng lượng đến đời sống kinh tế và xã hội và những giới hạn về

tài nguyên thiên nhiên mà nhóm ngành này được nâng niu chiều chuộng như những đứa con cưng của nền kinh tế, mỗi sự biến động dù lớn hay nhỏ cũng có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành khác. Ngành than Việt Nam, mặc dù vẫn phải thực hiện bao cấp giá đối với một số ngành công nghiệp trọng điểm theo quy định của Nhà nước nhưng do nước ta có trữ lượng than lớn, có thể xuất khẩu ra nước ngoài với mức giá cao và sản lượng lớn( chiếm khoảng 50% sản lượng tiêu thụ hàng năm) nên lợi nhuận thu được của ngành than là rất lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP, vì vậy mà trong suốt những năm qua ngành than Việt Nam luôn được các nhà phân tích kinh tế đánh giá là một ngành thành đạt. Thế nên, trong khi hầu hết các ngành kinh tế khác đang lao đao bởi cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu năm 2008 đến nay còn chưa hồi phục thì ngành than vẫn ung dung tiến bước. Công ty kinh doanh than Hà Nội cũng là một doanh nghiệp trong ngành than, chuyên về mảng kinh doanh than, tức là cung ứng than trên thị trường. Cũng giống như bất kì doanh nghiệp nào trong ngành than, hoạt động kinh doanh của Công ty không ngừng lớn mạnh qua từng năm. Điều này được thể hiện qua các số liệu về sản lượng tiêu thụ và tổng doanh thu hàng năm trong bảng dưới đây.

Bảng 2.4: Sản lượng tiêu thụ và doanh thu của Công ty kinh doanh than Hà Nội giai đoạn 2005- 2008

Năm Sản lượng tiêu thụ (tấn) Tỷ lệ tăng sản lượng (%) Doanh thu ( tỷ) Tỷ lệ tăng doanh thu (%) 2005 220.000 117,7 86 110,8 2006 280.000 127,2 105 122,1 2007 350.000 128,6 140 133,3 2008 420.000 116,7 220 157,1

Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường

Theo dõi các số liệu trên ta thấy sản lượng tiêu thụ liên tục tăng hàng năm với tỷ lệ tăng khá ổn định, theo đó mà doanh thu hàng năm cũng tăng nhanh, điều này cho thấy Công ty kinh doanh than Hà Nội hoạt động khá hiệu quả. Mặc dù năm 2008 được đánh giá là một năm khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu nhưng kinh doanh ngành than vẫn tăng trưởng cao cho thấy ngành than không chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, vì thế mà sản lượng tiêu thụ của Công ty vẫn tăng đều theo các năm, thậm chí doanh thu than còn tăng cao hơn trước( 157,1%) nguyên nhân là do giá than tăng dưới ảnh hưởng của lạm phát và theo lộ trình tăng giá than của ngành than nhằm bù lỗ chi phí, giảm dần bao cấp giá. Chính sự tăng trưởng cao kéo theo mức doanh thu và lợi nhuận hàng năm cao trở thành động lực trong ngành than. Theo cái nhìn khách quan thì đây chính là cơ hội tốt mà ngành than mang đến cho các doanh nghiệp trong ngành trở thành thế mạnh riêng của các doanh nghiệp ngành than.

Với mức sản lượng tiêu thụ hàng năm như trên, hiện nay Công ty là doanh nghiệp cung ứng than lớn nhất trong vùng thị trường này, thị phần của Công ty chiếm khoảng 70%( đây là con số được đưa ra theo điều tra của Công ty), 30% thị phần còn lại do các đối thủ khác nắm giữ, đó là các doanh nghiệp cùng ngành mới xâm nhập vào vùng thị trường này như Công ty than Nội Địa, Công ty than Đông Bắc… Trước kia, khi nền kinh tế còn bao cấp, Công ty còn là một doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ cung ứng than cho vùng thị trường Hà Nội

và một số tỉnh lân cận là Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Tây…, sau khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, thuộc quyền quản lý của TKV, Công ty lại tiếp tục đượ giao cho phát triển vùng thị trường đó, nên ban đầu Công ty gần như là đơn vị cung ứng than độc quyền cho vùng thị trường này. Nhưng vài năm gần đây, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới như đã kể ở trên đã làm cho thị phần của Công ty giảm tương đối so với trước, không những thế thị phần của các đối thủ còn có khả năng tăng cao hơn trong những năm tiếp theo do công nghiệp trong vùng thị trường này đang được đầu tư phát triển mạnh mở ra cơ hội thị trường cho tất cả các doanh nghiệp, nhưng cơ hội chỉ thật sự trở thành cơ hội đối cới những doanh nghiệp nào nhanh nhạy và biết cách nắm bắt thời cơ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và có cái nhìn chiến lược về thị trường. Đây cũng là một điểm yếu của Công ty kinh doanh than Hà Nội mà Công ty đang nỗ lực khắc phục.

Không những chỉ phải đối phó với các doanh nghiệp trong ngành than, Công ty kinh doanh than Hà Nội nói riêng và ngành than nói chung đang phải đối mặt với một đối thủ được coi là đáng gườm nữa đó là “than thổ phỉ” hay là than lậu. Do lợi nhuận từ than mang lại quá lớn mà việc khai thác than trái phép tại các mỏ than lộ thiên nhỏ ở Quảng Ninh sau đó đem bán với giá thành rẻ trên thị trường đang ngày càng phát triển. Do việc khai thác không có sự đồng ý và các cơ quan nhà nước không biết đến nên không phải đóng thuế, bên cạnh đó phương thức khai thác thô sơ(chủ yếu là thủ công) nên chi phí khai thác thấp, giá thành than rẻ, rất dễ được khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên do khai thác và chế biến đơn giản, thô sơ nên chất lượng than không cao, chỉ có thể bán cho các khách hàng tiêu dùng với số lượng ít. Hiện nay than lậu cũng đã có mặt trên khu vực thị trường của Công ty và đã nắm giữ được một số lượng khách hàng nhỏ. Số lượng khách hàng này cũng có khả năng tăng nên do nhu cầu than ngày một gia tăng trong khi cung than hạn hẹp. Vì vậy mà đây cũng được coi là một đối thủ mà sự phát triển rộng rãi của nó uy hiếp không nhỏ đến thị phần của Công ty kinh doanh than Hà Nội.

Những năm gần đây, tuy thị phần của Công ty có giảm đi nhưng mạng lưới phân phối của Công ty thì ngày càng được mở rộng. Cụ thể, trước năm 2006 hệ thống phân phối của Công ty chỉ bao gồm bốn trạm chế biến và kinh doanh than phân bổ xung quanh khu vực Hà Nội là Vĩnh Tuy, Cổ Loa, Ô Cách và Giáp Nhị chủ yếu cung ứng than cho khu vực thị trường Hà Nội, nhưng đến năm 2006, Công ty được sáp nhập thêm trạm than Sơn Tây, năm 2007 sáp nhập thêm trạm Hòa Bình, có khả năng cung ứng than trên diện rộng hơn, điều này cho thấy Công ty đã nỗ lực vì mục tiêu cung ứng đúng và đủ than cho tất cả các khách hàng trong vùng thị trường của mình.

Những kết quả đạt được trong những năm vừa qua đánh giá sự hoạt động hiệu quả của Công ty kinh doanh than Hà Nội và sự phấn đấu không ngừng nghỉ vì sự sống còn còn và triển của Công ty cũng như vì mục tiêu chung của toàn ngành than.

Một phần của tài liệu Chiến lược mở rộng thị trường của công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015.doc (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w