1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch Luận văn ThS. Triết học

112 547 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 690,12 KB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG MẠNH TRINH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC TRONG CHU DỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG MẠNH TRINH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC TRONG CHU DỊCH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60.22.03.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Tài Đông Hà Nội - 2014 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này được thực hiện trên cở sở nghiên cứu tìm tòi độc lập của bản thân. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Mạnh Trinh 4 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ chân thành của các thầy cô giảng viên Khoa Triết học, các học viên lớp Triết học K20 (Khóa học 2012 - 2014), đơn vị công tác và người hướng dẫn khoa học. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy cô giảng viên Khoa Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn; Đến các học viên lớp Triết học K20 (Khóa học 2012 – 2014) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm tài liệu nghiên cứu; Đến đơn vị cơ quan công tác - Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Hà Giang, đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kế hoạch công tác để tôi hoàn thành đề tài luận văn; Đặc biệt đó là sự biết ơn đối với PGS.TS Nguyễn Tài Đông - người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều tâm huyết giúp đỡ tôi định hướng và hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Mạnh Trinh 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ CHO SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC TRONG CHU DỊCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ CHU DỊCH 7 1.1. Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời tƣ tƣởng đạo đức trong Chu Dịch 7 1.2. Khái quát về Chu Dịch 24 Tiểu kết chƣơng 1 28 CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN TRONG CHU DỊCH 31 2.1. Tƣ tƣởng “Thiên Nhân Hợp Nhất” 31 2.2. Tƣ tƣởng về “Trung” 52 2.3. Mối quan hệ giữa Nghĩa và Lợi 68 2.4. Quan niệm “Nội Ngoại Kiêm Tu” 82 Tiểu kết chƣơng 2 99 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn minh Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong văn minh phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Trước thời kỳ cận đại, ngoài Ấn Độ thì Việt Nam có giao lưu văn hóa và tiếp thu nhiều yếu tố của văn minh Đông Á và Đông Nam Á. Nhiều giá trị của nền văn minh Đông Á; đặc biệt văn minh Trung Quốc đã để lại những dấu ấn nhất định trong suy tư, hành xử của người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Việt Nam và Trung Quốc có quan hệ rất mật thiết về mặt lịch sử cũng như về văn hóa. Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, song không có cuộc chiến tranh nào dai dẳng bằng chiến tranh với Trung Quốc - khoảng nghìn năm Bắc thuộc. Trong nghìn năm Bắc thuộc đó, văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu đậm lên các thế hệ người Việt Nam thời phong kiến. Tuy vậy, với nền văn hóa dân gian của mình, dân tộc Việt Nam đã tinh lọc những giá trị văn hóa Trung Quốc mà phát huy làm giàu cho văn hóa truyền thống. Một trong những giá trị văn hóa nổi bật, đó là các giá trị đạo đức và ứng xử trong các Kinh điển của Nho gia, điển hình là Ngũ Kinh và Tứ Thư của Trung Quốc; nhất là tinh hoa ứng xử đạo đức trong Chu Dịch. Trong xu thế giao lưu toàn cầu hóa hiện nay, việc mở cửa ra thế giới, giao lưu văn hóa, tiếp biến văn hóa trở nên cấp thiết. Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo điều kiện cho phát triển giao lưu; đặc biệt đã hỗ trợ việc khám phá, phát triển những giá trị truyền thống. Những thành tựu trong việc nghiên cứu Chu Dịch của các học giả toàn thế giới cũng cùng dòng chảy đó. Do vậy, việc nghiên cứu Chu Dịch ở Việt Nam lúc này có nhiều thuận lợi. Mặt khác, Việt Nam thời phong kiến, cha ông ta đã đặt Ngũ Kinh và Tứ Thư vào hàng sách giáo khoa để học tập và tuyển chọn nhân tài; tuy vậy, việc nghiên cứu Ngũ Kinh, nhất là nghiên cứu Chu Dịch chỉ dừng lại ở mức độ 2 bình giảng hoặc vận dụng giải quyết những thực tiễn trực tiếp mà chưa có đủ phương tiện phục vụ việc nghiên cứu về học thuật; chỉ nhấn mạnh đến xử thế mà chưa có điều kiện khảo cứu, chú giải, luận chứng cho các nội dung đạo đức trong Chu Dịch. Nghiên cứu Ngũ Kinh và Tứ Thư là nền tảng cho nghiên cứu hệ thống tư tưởng Trung Quốc. Nhất là, nghiên cứu Chu Dịch tạo tiền đề cho nghiên cứu các tư tưởng chính trị, triết học, lịch sử, văn hóa, đạo đức của Trung Quốc. Ở Việt Nam hiện nay, nghiên cứu Chu Dịch còn là sự khẳng định giá trị đúng đắn của nó và ngăn ngừa những xu hướng lợi dụng Chu Dịch phục vụ mê tín dị đoan. Vì những lý do trên mà tác giả luân văn lựa chọn vấn đề tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu Chu Dịch ở Phương Đông (Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông) và Phương Tây phát triển rất mạnh. Nghiên cứu Chu Dịch tại Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông đương đại đã qua hai chu kỳ, tập trung vào một số mũi nhọn như: 1. Vấn đề chú thích Chu Dịch; 2. Vấn đề nghiên cứu Dịch học sử; 3. Vấn đề nghiên cứu Chu Dịch liên hợp với các môn khoa học hiện đại; 4. Nghiên cứu mô thức tư duy của Chu Dịch; 5. Nghiên cứu vấn đề Kinh, Truyện; 6. Vấn đề tính chất của Chu Dịch. Nhiều trường Đại học, Viện Nghiên cứu của Trung Quốc có các phân khoa, trung tâm nghiên cứu Dịch học; nhiều tập san chuyên về Chu Dịch ra đời từ khá sớm và tiếp tục tồn tại, như Chu Dịch nghiên cứu của Đông Sơn Đại học, Dũ Lý Dịch học, Ở Phương Tây có một số nhà nghiên cứu nổi bật, như: Gottfried Winhelm Leibniz (người Đức) phát hiện ra Nhị tiến chế nguyên lý trong Kinh Dịch (tức Nguyên lý của hệ thống nhị phân), James Legge (người Anh) với 3 tác phẩm phiên dịch Kinh Dịch nổi tiếng: The Yih-king (Dịch Kinh), Richard Winhelm (người Đức) cũng với tác phẩm phiên dịch nổi tiếng về Kinh Dịch (dịch ra tiếng Đức): I Ging, Das Buch der Wandlungen, aus dem Chinesischen verdeutscht und erlauter von Richard Wilhelm (Dịch Kinh, quyển sách về những biến dịch, R. Wilhelm dịch từ Hán văn và chú giải). Ở Việt Nam, nghiên cứu, học tập Chu Dịch có từ khá sớm, nhưng không thành trường phái và không xuất hiện các chuyên gia. Việc nghiên cứu Chu Dịch giới hạn trong một số nội dung, như: Nghiên cứu khái quát các nội dung trong Chu Dịch: Nổi bật đó là các tác giả: Nguyễn Hiến Lê với tác phẩm Kinh Dịch đạo của người quân tử, Đại cương triết học Trung Quốc; Lê Văn Quán với các tác phẩm Chu Dịch vũ trụ quan, Khảo luận tư tưởng Chu Dịch. Hai tác giả trên đã nghiên cứu Chu Dịch ở nhiều khía cạnh, song cũng chỉ ở mức độ đại cương. Đặc biệt vấn đề đạo đức trong Chu Dịch được đặt ra song chỉ là liệt kê một số phẩm chất đạo đức mà chưa có lý giải hệ thống về cơ sở và nội dung của chúng. Tác giả Lê Văn Quán đã đặt ra vấn đề cơ sở xã hội cho sự tồn tại các tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ gợi ý nghiên cứu. Chú giải và bình luận Chu Dịch: Nổi bật nhất đó là các tác giả, như: Sào Nam Phan Bội Châu với tác phẩm Chu Dịch, Thu Giang Nguyễn Duy Cần với tác phẩm Dịch Kinh tường giải. Tác giả Phan Bội Châu và Nguyễn Duy Cần thường bám sát nội dung Dịch Kinh khi chú giải và bình luận Chu Dịch mà dịch, chú giải khiêm tốn về Dịch Truyện. Tác giả Phan Bội Châu hầu như chỉ chú ý đến Hệ Từ truyện song cũng chỉ dịch và chú giải một phần của Hệ Từ truyện. Tác giả Nguyễn Duy Cần không dịch phần Dịch Truyện trong tác phẩm nói trên cũng như trong nhiều tác phẩm khác. Tác giả này cũng chỉ xen kẽ vào Dịch Kinh khi luận giải các quẻ. Nghiên cứu về Hà Đồ, Lạc Thư, Bạch thư Chu Dịch, Cấu hình tư duy Trung Quốc gồm một số tác giả như: Thu Giang Nguyễn Duy Cần với tác 4 phẩm Dịch học tinh hoa, Nguyễn Hữu Lương với tác phẩm Kinh Dịch với vũ trụ quan đông phương, Nguyễn Duy Hinh với tác phẩm Dịch học văn hóa dự báo cổ truyền, Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh với tác phẩm Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc. Ở lĩnh vực này, các tác giả chỉ đề cập đến các khía cạnh riêng biệt liên quan đến tác giả Hà Đồ, Lạc Thư; văn bản Bạch thư Chu Dịch, vũ trụ quan phản ánh trong Chu Dịch, tính chất dự báo của Chu Dịch, cấu hình tư tưởng Trung Quốc nói chung mà chưa quan tâm đúng mức, cũng như lý giải hệ thống về các vần đề trong Dịch Truyện, đặc biệt vấn đề đạo đức phản ánh trong Dịch Truyện gần như ít bàn tới. Các tác phẩm phiên dịch Chu Dịch: Đây là loại phổ biến ở Việt Nam; có thể kể đến như: Chu Dịch dịch chú của Hoàng Thọ Kỳ và Trương Thiện Văn (Vương Mộng Bưu và Hoàng Trung Thuần dịch), Kinh Chu Dịch bản nghĩa (Nguyễn Duy Tinh dịch), Kinh Dịch trọn bộ (Ngô Tất Tố dịch), Chu Dịch và Đông y học của Dương Lực (Lê Quý Ngưu và Lương Tú Vân dịch), Dịch học toàn tập của Chu Bá Côn (Nguyễn Viết Dần dịch và Nguyễn Bích Hằng hiệu đính), Bí ẩn của Bát Quái của Vương Ngọc Đức, Diệu Vĩ Quân, Trịnh Vĩnh Tường (Trần Đình Hiếu dịch). Nhìn chung, đối với các tác phẩm phiên dịch, các tác giả chỉ dịch phần Dịch Kinh mà ít chú trọng phần Dịch Truyện. Trong số tác phẩm dịch kể trên, bản dịch Chu Dịch dịch chú của Hoàng Thọ Kỳ và Trương Thiện Văn được xem là cập nhật nhất nhưng dịch phẩm này cũng chỉ có phiên âm Hán Việt mà không có nguyên tác Hán văn phần Dịch Truyện. Luận văn sau đại học nghiên cứu về Chu Dịch còn khiêm tốn, có một số tác giả như: Vũ Phú Dưỡng với đề tài Triết học Kinh Dịch trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Văn Nguyên với tác phẩm Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch. Trong hai luận văn trên, các tác giả cũng chỉ nhắc đến vấn đề đạo đức với tư cách những phẩm chất đạo đức riêng lẻ mà chưa lý giải cơ sở, nguồn gốc cho sự tồn tại của chúng. 5 Đặc biệt những sách báo mạo danh Chu Dịch có tính chất mê tín dị đoan tràn ngập thị trường Việt Nam. Những loại tài liệu này đặc biệt nhấn mạnh tính chất chiêm bốc trong Chu Dịch; thậm chí làm sai lệch những nội dung về đạo đức, chính trị, văn hóa được đề cập trong Chu Dịch. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích: Khái quát, hệ thống hóa về tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch. - Nhiệm vụ: + Phân tích, khái quát về bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời các tư tưởng đạo đức cơ bản trong Chu Dịch . + Phân tích và tổng hợp nội dung các tư tưởng đạo đức cơ bản trong Chu Dịch. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn - Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: Phân tích và tổng hợp, Lôgic và lịch sử, so sánh văn bản. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn - Đối tượng: Lĩnh vực đạo đức trong Chu Dịch. - Phạm vi: Lĩnh vực đạo đức trong Chu Dich, đặc biệt là trong Dịch Truyện. - Văn bản: Tác giả luận văn chủ yếu sử dụng bản dịch Kinh Dịch đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê; vì bản dịch này được phiên dịch “…nhẹ, thoáng mà chính xác, phong phú sáng sủa, thuần khiết; phần biên khảo, chú thích rõ ràng, khoa học” - như trong phần “Lời nhà xuất bản” của nhà xuất bản Văn học ghi nhận. Bản thứ hai, đó là Chu Dịch của Sào Nam Phan Bội Châu. Tác giả Sào Nam Phan Bội Châu đã bình luận và phân tích sâu sắc, tinh tế về Dịch Kinh và Dịch Truyện. Bản thứ ba, đó là Chu Dịch đại truyện – tức phần Dịch Truyện - của Lê Anh Minh. Tác giả Lê Anh Minh đã đưa vào tác phẩm này nhiều tư liệu tham khảo hiện đại khi chú giải cũng như bổ sung đầy đủ nguyên văn chữ Hán vào bản dịch (bản của Phan Bội Châu và Nguyễn [...]... của Luận văn - Ý nghĩa lý luận: Khái quát, hệ thống hóa một số tư tưởng đạo đức cơ bản trong Chu Dịch - Ý nghĩa thực tiễn: Tăng cường nhận thức về Chu Dịch; ngăn chặn xu hướng lợi dụng Chu Dịch vào mục đích mê tín dị đoan; thúc đẩy nghiên cứu vấn đề đạo đức trong Chu Dịch và cung cấp cơ sở cho việc tìm hiểu những nội dung tư tưởng khác trong lịch sử tư tưởng triết học Trung Quốc 8 Kết cấu của Luận văn: ... nguyên văn chữ Hán trong phần Dịch Truyện) Bản thứ tư, đó là Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc của Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh Hai tác giả đã dịch và chú thích chi tiết về Dịch Kinh (bản dịch này không có phần Dịch Truyện) dựa trên nhiều tư liệu hiện đại 6 Đóng góp của Luận văn: Nghiên cứu hệ thống một số tư tưởng đạo đức cơ bản trong Chu Dịch, nhất là trong Dịch Truyện 7 Ý nghĩa lý luận và... tr 28] Tóm lại, Dịch Kinh vừa là tác phẩm có tính chất bói toán vừa có tính chất triết học Dịch Truyện là tác phẩm có tính chất triết học nổi bật Đặc biệt, các tư tưởng triết học trong Chu Dịch (Dịch Kinh và Dịch Truyện) cũng thống nhất với tư tưởng chính trị, tôn giáo và đạo đức Tiểu kết chƣơng 1 Chu Dịch ra đời là kết quả của những điều kiện xã hội cũng như của những tiền đề về tư tưởng đương thời;... trong Kinh Thư tất cả 104 lần, đặc biệt trong bối cảnh thảo luận việc chuyển mệnh trời từ nhà Hạ sang nhà Thương và từ nhà Thương sang nhà Chu có lẽ hệ tư tưởng Thiên mệnh mới là tư tưởng căn bản trong thời Tây Chu và cũng chính nó là cơ sở cho Kinh Dịch cũng như hầu hết các hệ tư tưởng chính trị tại Trung Quốc thời cổ… Hệ tư tưởng “Thiên mệnh” này gắn liền với sự ra đời của hệ tư tưởng nhân bản trong. .. sáng tác Chu Dịch cũng còn nhiều tồn nghi Về tính chất của Chu Dịch thì dung hòa cả triết học, lịch sử, văn hóa, đạo đức, chính trị Về kết cấu của Chu Dịch cũng rất đặc biệt: gồm có Dịch Kinh và Dịch Truyện; bản thân chúng cũng không đồng nhất hoàn toàn với nhau 30 CHƢƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN TRONG CHU DỊCH 2.1 Tƣ tƣởng “Thiên Nhân Hợp Nhất” Tư tưởng "Thiên Nhân Hợp Nhất" là tư tưởng nền... biến đổi về xã hội, chính trị, văn hóa, lịch sử, đạo đức trong thời kỳ này đều được phản ánh vào trong Chu Dịch Chu Dịch như sự kết tinh nhiều tri thức đương thời, đặc biệt là những tư tưởng đạo đức được phản ánh trong Dịch Truyện Chính những xáo động, khủng hoảng của hoàn cảnh lịch sử đã phản ánh vào trong Chu Dịch những ưu tư để từ đây xuất hiện những giải pháp, những tư tưởng của nhiều giai tầng xã... triển, có rất nhiều khuynh hướng tư tưởng triết học nảy nở; trong đó khuynh hướng Nho gia, Đạo gia, Âm Dương gia kết tinh đậm nét trong tư tưởng đạo đức của Chu Dịch Tuy vậy chúng không đồng nhất mà bổ sung và đấu tranh với nhau Do đó mà chúng cấu thành nội dung và hình thức phức tạp của Chu Dịch Chu 29 Dịch bộc lộ sự phức tạp đó qua nhiều phương diện như: Tên gọi của Chu Dịch chỉ được công nhận một phần... tư ng mỹ học thời Chu đặc biệt thể hiện đậm nét ở giai đoạn Xuân Thu Chiến Quốc; và hai lực lượng mỹ học chủ yếu giao hòa nhau là Nho và Đạo học Các nhà tư tưởng vận dụng học thuyết Âm - Dương, Ngũ Hành soi rọi vào nghệ thuật và quan điểm thẩm mỹ; đề xuất thuyết “Hòa” thành tư tưởng mỹ học thời Tiên Tần Đặc biệt đó là tư tưởng mỹ học trong Dịch Truyện Dịch Truyện giải thích và bao quát toàn vũ trụ Dịch. .. 21 Tư tưởng của Đạo gia: Những khái niệm cơ bản của Đạo gia là Đạo và Đức Đại biểu cho triết học Đạo gia là Lão Tử (604 - 517 TCN) và Trang Tử (sinh khoảng năm 370 TCN) Theo Đạo gia thì Đạo là khái niệm, là sự khái quát cao nhất triết học của Lão Trang Đạo là bản nguyên thế giới, có trước trời đất; rất huyền vi, biến hóa vô cùng Quy luật biến hóa tự thân của sự vật gọi là Đức Đạo Đức ở Đạo. .. Trái với những loạn xạ trong kinh tế, xã hội, chính trị, Các khoa học thời Chu như lịch sử, toán học, thiên văn, địa lý; những phát minh cải tiến công cụ sản xuất; văn học đều đa dạng, phong phú, đồ sộ mà đời sau khó sánh kịp Tôn giáo để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong hệ thống tư tưởng đương thời và được phản ánh vào Chu Dịch với nhiều hình thức khác nhau Các tư tưởng triết học thời kỳ Xuân Thu Chiến . Phú Dưỡng với đề tài Triết học Kinh Dịch trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Văn Nguyên với tác phẩm Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch. Trong hai luận văn trên, các tác giả. đức cơ bản trong Chu Dịch, nhất là trong Dịch Truyện. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn - Ý nghĩa lý luận: Khái quát, hệ thống hóa một số tư tưởng đạo đức cơ bản trong Chu Dịch. -. sánh văn bản. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn - Đối tư ng: Lĩnh vực đạo đức trong Chu Dịch. - Phạm vi: Lĩnh vực đạo đức trong Chu Dich, đặc biệt là trong Dịch Truyện. - Văn

Ngày đăng: 07/07/2015, 01:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN