Tƣ tƣởng “Thiên Nhân Hợp Nhất”

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch Luận văn ThS. Triết học (Trang 36)

Tư tưởng "Thiên Nhân Hợp Nhất" là tư tưởng nền tảng, chi phối toàn bộ quan niệm về thế giới; đồng thời cũng trở thành nhân sinh quan chủ yếu của người Trung Quốc trong ứng xử đạo đức. Tư tưởng này tồn tại từ lâu đời và trở thành truyền thống tư duy của người thời cổ. Tư tưởng này khẳng định rằng giữa trời và người có mối liên hệ mật thiết, không thể tách rời; giữa trời và người có sự giống nhau và tương tác lẫn nhau.

2.1.1. Thiên đạo và nhân đạo cùng cơ sở

Theo tác giả Lê Văn Quán thì Thiên và Nhân trong vũ trụ quan truyền thống được hiểu là: “Hai từ “trời” và “người” trong vũ trụ quan truyền thống đại khái có ý nghĩa như sau: Trời chỉ tự nhiên, hoặc là nói trật tự tự nhiên mặt trời, mặt trăng, bốn mùa thay đổi; có khi chỉ hiện tượng thiên văn hoặc hiện tượng sao truyền mây bay. Người là chỉ việc người (nhân sự), không thiên về cá nhân, mà chú trọng đến xã hội hoặc đất nước của bản thân con người tồn tại…Như trên đã nói, trời là chỉ tự nhiên và trật tự tự nhiên; người là chỉ cá nhân hoặc bản thân cá thể; xã hội là chỉ đoàn thể nhân quần hoặc quốc gia. Ý niệm truyền thống về vũ trụ vận hành, tác động tức là mối quan hệ nói trên, coi trời, người, xã hội là ba phạm trù đối ứng…” [40, tr. 85].

Vậy Trời và Người hay Thiên đạo thống nhất với Nhân đạo ở cơ sở nào?

Chu Dịch khẳng định Thiên đạo và Nhân đạo đều có cơ sở từ Thái Cực và

Âm Dương. Thái cực và Âm Dương là những quan niệm được đề cập đến trong Dịch Truyện. Mặc dù, Thái cực và Âm Dương có mối quan hệ không thể tách rời nhưng Dịch truyện đề cập đến Âm Dương nhiều hơn.

Dịch Truyện cho rằng Thái cực vừa biểu thị trạng thái khởi nguyên đồng

Dịch Truyện cho biết: “Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái: Dịch có thái cực, thái cực sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái” [27, tr. 563]. Dịch chính là “Sinh sinh chi vị Dịch: (Âm Dương) Sinh sinh [hóa hóa hoài] gọi là dịch” [27, tr. 542], là sự biến đổi, sinh hóa không ngừng, Dịch chính là đại lịch trình biến hóa của vạn vật. Trong đại lịch trình biến hóa đó có bao chứa khởi đầu của vạn vật và đó là Thái cực. Thái cực là khởi điểm đồng nhất của vạn vật; sau đó Thái cực sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh ra tứ tượng, tứ tượng sinh ra bát quái. Lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái không phải là những tồn tại cụ thể xác định trái lại chúng chỉ là sự mô phỏng kết quả của một chu trình biến hóa từ nhất tới đa. Nguyễn Duy Cần trong Dịch học tinh hoa khi nghiên cứu về Thái cực, đã nhận định: “Thái cực ấy, là một thứ “khí tiên thiên”, là một thứ “linh căn” bất diệt, vô cùng huyền diệu, trong đó tiềm phục hai nguyên lý Âm – Dương. Nói “Thái cực sinh lưỡng nghi”, kỳ thực chữ “sinh” có nghĩa là “ứng hiện”, vì hai nguyên lý mâu thuẫn ấy trước khi thành hình, đã tiềm ẩn trong Thái cực. Cái khí của Thái cực cũng được gọi là Hỗn nguyên khí, hoặc gọi tắt là Nguyên khí” [1, tr. 41]. Các học giả duy lý tây phương khi giải thích Thái cực và Âm Dương đã viết, như Soothill, tác giả cuốn Les trois religions de la Chine cho biết “Thuyết vũ trụ nhị nguyên hay thuyết của đôi cái chìa khóa mở kho bí mật của Vũ trụ đó là cái gì? Ta trình bày vắn tắt như sau: Lúc sơ thủy, Vũ trụ chưa có gì cả, chỉ có một khoảng trống không. Rồi một chất lỏng, không thể sờ mó được, sinh ra một cách ngẫu nhiên hoặc do sự vận dụng của một đấng Tạo hóa (?); về vấn đề này, sách nói không được rõ. Chất lỏng thun giãn ấy, người Tàu gọi là Thái cực, được dịch là “lớn đến cùng cực” hay “tố chất tối sơ”. Sau khi hoạt động theo một đường vòng trong một thời gian dài, Thái cực bèn chia thành hai: một phần gồm những phân tử đục và nặng rơi xuống rồi hợp lại thành đất, còn phần kia gồm

trời. Phần thứ nhất gọi là Âm, và phần thứ nhì là Dương” [31, tr. 32, 33]. Theo hai quan điểm trên thì Thái cực là dạng tồn tại vô định, khó nắm bắt, không định hình được nhưng lại là bản nguyên của thế giới và là khởi đầu cho chu trình vận động của thế giới vạn vật, cho sự đa dạng của thế giới. Học giả Nguyễn Duy Cần cũng lưu ý rằng “Chữ “sinh” đây có nghĩa là “biến” (sinh giả biến dã), chứ không có nghĩa là từ cái “không” sinh ra cái “có”” [1, tr. 41]. Như vậy Thái cực mặc dù là vô định hình, nhưng có tồn tại chứ chẳng phải không tôn tại. Theo Nguyễn Duy Cần thì Thái cực ứng hiện (hoặc biến) ra Âm Dương. Theo nghĩa đó thì Âm Dương chính là biểu hiện xu hướng vận động của Thái cực, do vậy Thái cực chính là quy luật của Âm Dương hay lý Âm Dương. Gọi là Âm và Dương chẳng qua là hai nguyên lý vận động khác nhau của Thái cực mà thôi. Trong Thái cực đồ thuyết, Chu Liêm Khê đã lý giải về điều này như sau: “Thái cực động thì sinh Dương, động cực thì tĩnh, tĩnh thì sinh Âm, tĩnh cực lại động; một động một tĩnh cùng làm căn bản cho nhau; chia Âm chia Dương, Lưỡng nghi thành lập” [31, tr. 224]. Thái cực chính là quy luật Âm Dương, là lý Âm Dương và từ lý Âm Dương mà nảy sinh sự đa dạng của vạn vật.

Trong Dịch Truyện Âm Dương được đề cập nhiều và là nền tảng cho các quan niệm khác. Quan niệm về Âm, Dương theo Nguyễn Hiến Lê đã có từ thời Tây Chu: “Nguyên từ lâu, trước khi có Dịch Truyện, quan niệm Âm và Dương đã lưu hành rồi. Sách Quốc Ngữ chép “Bá Dương phủ nói rằng: … Khí dương nén không thoát ra được, khí âm bị nén không bốc ra được thế là sinh ra động đất”. Đó là lời Bá Dương Phủ đời Tây Chu giải thích việc động đất xảy ra năm thứ ba đời Chu U Vương. Tuy xét theo khoa học ngày nay, lời giải thích đó sai, nhưng nó chứng minh rằng, từ đời Tây Chu, cổ nhân đã quan niệm khí Âm, Dương như hai động lực thiên nhiên rồi” [9, tr. 215].

Âm, Dương được xem là hai nguyên lý tồn tại phổ biến trong vạn vật. Thoán Truyện nói: “Đại tai Càn nguyên, vạn vật tư thỉ, nãi thống thiên: Lớn

thay đức đầu Càn, muôn vật nhờ đó mà bắt đầu, đức đầu Càn thống ngự phần trời. Mây đi mưa tới, sắp đặt các vật, lưu chuyển các hình” [27, tr. 216] và “Chí tai Khôn nguyên, vạn vật tư sinh, nãi thuận thừa thiên: Rất mực thay, đức đầu Khôn, muôn vật nhờ đó mà sinh; đức đầu Khôn thuận theo trời. Sức dầy của Khôn chở được mọi vật, đức của Khôn đúng là không giới hạn. Nó bao dung, rộng rãi, sáng láng, lớn lao. Các phẩm vật đều hanh thông” [27, tr. 216]. Càn và Khôn trong Thoán Truyện thực chất là hai tên gọi khác của Dương và Âm. Ở đây Càn Khôn hay Dương Âm là hai nguyên lý phổ biến, đóng vai trò tác động cho vạn vật vận động.

Dương và Âm là hai nguyên lý cấu thành giống đực, giống cái, không thể trực quan được mà chỉ có thể nhận thức được qua tác dụng của chúng. Dương làm chủ tác động lúc mới đầu và Âm làm cho vạn vật ngưng kết mà thành hình, Hệ từ thượng truyện viết: “Thành tượng chi vị càn, hiệu pháp chi vị khôn: Tạo nên tượng (mờ mờ, còn phôi thai) là cái khí Càn; trình bày (hiệu) cái hình thức (pháp) đầy đủ, là khí Khôn” [27, tr. 542], “Càn đạo thành nam, Khôn đạo thành nữ: Có đạo Càn (tức khí dương) nên thành giống đực, có đạo Khôn (tức khí Âm) nên thành giống cái” [27, tr. 531]; “Càn tri thái (có người đọc là đại), thủy, Khôn tác thành vật: Đạo Càn làm chủ (tác động) lúc mới đầu (lúc chưa thành hình); rồi sau đạo Khôn làm cho (vạn vật) ngưng kết mà thành hình” [27, tr. 531, 532], “Càn dĩ dị tri, Khôn dĩ giản năng: Càn [nhờ đức cương kiện mà động nên] dễ dàng, không tốn sức mà làm chủ tác động lúc mới đầu; Khôn (nhờ đức nhu thuận mà) đơn giản, không rối ren mà tác thành vạn vật” [27, tr. 532].

Âm Dương không thể tách rời, tuy hai mà một. Do đó, đã không có Âm, Dương, tất nhiên cũng không có sự biến hóa; hoặc “cô Dương” không thể sinh, “độc Âm” cũng không thể thành và Âm Dương trong điều kiện đó sẽ bị tiêu diệt; từ đó mà tuyệt diệt vạn vật cũng như sự sinh hóa. Tự Quái Truyện

được sinh ra” [33, tr. 237] hay Hệ Từ Hạ truyện viết: “Càn, Khôn, Kì Dịch chi môn da? Càn dương vật dã, Khôn âm vật dã. Âm dương hợp đức nhi cương nhu hữu thể, dĩ thể thiên địa chi soạn, dĩ thông thần minh chi đức: Càn, Khôn là cửa của Dịch chăng? Càn đại biểu những vật thuộc về dương, Khôn đại biểu những vật thuộc về âm. Đức (tính cách) của âm dương hợp với nhau mà hào cương và hào nhu mới có thực thể, nhân đó mà suy trắc được công việc của trời đất và thông cảm được đức của thần minh!” [27, tr. 588].

Trong Dịch Kinh Dương và Âm được minh họa bằng các phù hiệu quẻ và khi vị trí của chúng thay đổi sẽ làm xuất hiện những biến cố nhất định. Hai quẻ Thái và Bĩ chứng minh cho điều này. Quẻ Địa Thiên Thái có cấu tạo gồm một đơn quái ở trên là ba vạch đứt tượng trưng cho Địa (Khôn, Đất, khí Âm) và một đơn quái ở dưới là ba vạch liền tượng trưng cho Thiên (Càn, Trời, khí Dương); mà Dương có xu hướng vận động lên trên, Âm có xu hướng vận động xuống dưới. Và khi chúng hòa hợp với nhau, tương tác với nhau thì mọi thứ được sinh ra, được tốt đẹp do đó mà có sự thuận lợi, thái bình nên tên quẻ là Thái. Ngược lại nếu là Thiên trên Địa, tức là Dương ở trên Âm ở dưới thì Dương và Âm không thể giao hòa được, không thể tương tác được với nhau do đó mà phát sinh sự khó khăn, bĩ cực, nên tên quẻ đặt là Bĩ.

Âm Dương có xu hướng thu hút nhau, giao cảm với nhau: “Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa thuần; nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh…: Trời đất (tức âm dương) giao cảm mà vạn vật hóa ra có đủ hình, giống đực giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở biến hóa” [27, tr. 586]. Phan Bội Châu bình luận về Thoán Truyện quẻ Quy Muội viết: “Quy muội, Thiên địa chi đại nghĩa dã; Thiên địa bất giao, nhi vạn vật bất hưng; quy muội nhân chi chung thỉ dã: Soán truyện ở đây lại lấy chữ Quy Muội, mà kể cho hết nghĩa rất to lớn. Nguyên lai, sở dĩ có tạo hóa chỉ vì nhất Âm nhất Dương chi vị đạo mà thôi. Vì Âm Dương giao cảm mà có nam nữ, vì nam nữ phối hợp mà loài người mới sinh ra bất cùng. Vậy nên, Quy Muội là nghĩa lớn của trời đất.

Nhất Dương là khí của trời, nhất Âm là khí của đất. Nên Âm Dương cách tuyệt, thế là Thiên địa bất giao, mà vạn vật không bao giờ sinh dục được. Vì Thiên địa giao mà Âm Dương hiệp tác, Âm Dương hiệp tác mới có nam nữ phối hiệp nhau, đương lúc con gái gả đi lấy chồng, chính là kết quả của công việc con gái, mà lại bắt đầu làm việc sinh dục, nữ chi chung ở đó, mà nhân chi thỉ cũng từ đó. Nên nói rằng: Quy Muội, nhân chi chung thỉ dã” [8, tr. 562, 563].

Âm Dương giao cảm song tuân theo một hạn lượng nhất định: “Nhất âm nhất dương chi vị đạo: Một âm một dương gọi là Đạo” [27, tr. 541] và “Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa thuần; nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh. Dịch viết: “Tam nhân hành tắc tổn nhất nhân, nhất nhân hành tắc đắc kì hữu. Ngôn trí nhất dã: Trời đất (tức âm dương) giao cảm mà vạn vật hóa ra có đủ hình, giống đực giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở biến hóa. Kinh Dịch nói: “Ba người cùng đi thì bớt đi một người, một người đi (một mình) thì được thêm bạn”. Đó là nói về lẽ duy nhất” [27, tr. 586]. Đó chính là giao hòa giữa Âm và Dương. Bình luận về Thoán Truyện quẻ Trạch Sơn Hàm Phan Bôi Châu viết: “Thiên địa cảm, nhi vạn vật hóa sinh, thánh nhân cảm nhân tâm, nhi thiên hạ hòa bình, quan kì sở cảm, nhi thiên địa vạn vật chi tình khả kiến hĩ: Đây nói rộng hết lí cảm ứng, cảm rất to không gì bằng trời đất, trời lấy khí Dương mà hạ cảm với đất, đất lấy khí Âm mà thượng cảm với trời. Âm Dương giao cảm với nhau, mà vạn vật thảy được hóa sinh. Chữ Hóa thuộc về phần khí, chữ Sinh thuộc về phần hình. Tỉ như: Con tước hóa ra được con cáp, cỏ hủ hóa ra được con đóm, v.v… đó là Hóa. Có giống sinh bằng thai, có giống sinh bằng trứng, v.v… đó là Sinh. Đạo cảm của Thánh nhân, cũng in như đạo cảm của trời đất, Thánh nhân khuếch sung đức chí thành, phát triển đạo đại công, cảm động được lòng ức triệu người, mà thiên hạ được đến hòa bình. Xem ở nơi những cách sở cảm, mà chân tình của Thiên địa vạn vật có thể thấy được. Chữ tình, gốc ở chữ Tính mà ra, nhưng tính thời

tịch nhiên bất động thuộc về phần thể, tình thời cảm nhi toại thông, thuộc về phần dụng, nên tính thời khó thấy mà tình thời có thể thấy được. Tình Thiên địa cốt ở nơi sinh vạn vật; mà tình ở vạn vật cốt ở nơi ứng với Thiên địa. Tỉ như: Gặp Xuân, Hạ thời vật gì cũng sinh trưởng; gặp Thu, Đông thời vật gì cũng thu tàng. Đó chính là tình cảm ứng Thiên địa vạn vật. Thấy được tình Thiên địa thời thấy được tình Thánh nhân, nên không cần nói đến Thánh nhân chi tình. Thánh nhân với thiên hạ cũng như Thiên địa với vạn vật. Duy người học triết học mới nhận ra được.” [8, tr. 347].

Sự tương tác của Âm với Dương cũng chính là Đạo Dịch, là đạo biến hóa huyền vi trong vũ trụ: “Càn, Khôn, kì Dịch chi uẩn da? Càn, Khôn thành liệt nhi Dịch lập kì hồ trung hĩ. Càn, Khôn hủy tắc vô dĩ kiến dịch. Dịch bất khả kiến tắc Càn, Khôn hoặc cơ hồ tức hĩ: Càn, Khôn là cái sâu kín của đạo Dịch chăng? Càn, Khôn thành hàng rồi mà đạo Dịch lập nên ở trong. Càn, Khôn bị phá thì còn gì để thấy đạo Dịch nữa. Dịch không thấy được thì cơ hồ Càn, Khôn không thi hành được” [27, tr. 566]; “Càn, Khôn, kì Dịch chi môn da? Càn dương vật dã, Khôn âm vật dã. Âm dương hợp đức nhi cương nhu hữu thể, dĩ thể thiên địa chi soạn, dĩ thông thần minh chi đức: Càn, Khôn là cửa của Dịch chăng? Càn đại biểu những vật thuộc về dương, Khôn đại biểu những vật thuộc về âm. Đức (tính cách) của âm dương hợp với nhau mà hào cương và hào nhu mới có thực thể, nhân đó mà suy trắc được công việc của trời đất và thông cảm được đức của thần minh!” [27, tr. 588].

Sự giao cảm Âm Dương là Dịch: “Sinh sinh chi vị dịch: (Âm dương) Sinh sinh [hóa hóa hoài] gọi là dịch” [27, tr. 542]; “Dịch chi vi thư dã bất khả viễn. Vi đạo dã lũ thiên biến động bất cứ, chu lưu lục hư, thượng hạ vô thường, cương nhu tương dịch bất khả vi điển yếu, duy biến sở thích: Sách Dịch không thể quên Đạo Dịch thường biến thiên biến động không ngừng, xoay quanh sáu cõi thăng giáng không nhất định, cương nhu (dương âm) thay nhau không dùng làm khuôn mẫu bất dịch được, có biến hóa mới thích hợp” [27, tr. 592].

Dịch mà cùng cực thì biến thông: “…Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu. Thị dĩ tự nhiên hựu chi cát, vô bất lợi. Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn thùy y thường nhi thiên hạ trị, cái thủ chư Càn, Khôn: Đạo Dịch là đến lúc cùng tất phải biến, đã biến thì thông, nhờ thông mà được lâu dài. Thế là tự trời giúp cho, tốt không có gì là chẳng lợi. Vua Hoàng Đế, vua Nghiêu, vua Thuấn rũ áo (ngồi yên trên ngôi, không làm gì cả) mà thiên hạ được trị, là lấy tượng ở quẻ Càn, Khôn” [27, tr. 572]; “Thị cố hạp hộ vị chi Khôn, tịch hộ vị chi Càn. Nhất hạp nhất tịch vị chi biến, vãng lai bất cùng vị chi thông, hiện

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch Luận văn ThS. Triết học (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)