Khái quát về Chu Dịch

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch Luận văn ThS. Triết học (Trang 29)

Kinh Dịch là danh từ chỉ Chu Dịch, một trong Tam Dịch (Liên Sơn, Quy

TàngChu Dịch). Hai bộ kia đã thất truyền, chỉ còn lại bộ thứ ba, nên nói

Kinh Dịch chính là chỉ Chu Dịch. Do vị trí đứng đầu Lục Kinh của nho gia,

nên được gọi là Kinh Dịch. Nghiên cứu Chu Dịch đã có nhiều thành tựu, song vẫn chưa trả lời dứt khoát nhiều nghi vấn trong lịch sử. Tuy vậy, chúng ta cũng có thể khái quát cơ bản về Chu Dịch như sau.

1.2.1. Tên gọi Chu Dịch

Chữ Chu chỉ thời đại sản sinh tác phẩm. Từ Khổng Dĩnh Đạt (đời Đường) tới nay các nhà chú giải Chu Dịch chủ trương “Chu” là đời Chu. Chữ

Chu cũng được coi là chu phổ, là khắp nơi, đầy đủ; rộng khắp, phổ biến. Đó là ý kiến của Trịnh Huyền khi ông chú thích về tam Dịch trong Chu Lễ.

Chữ Dịch, có ý kiến cho rằng đó là con kỳ nhông; nó có thể thay đổi màu sắc trong mười hai giờ. Có ý kiến cho Dịch là biến dịch, biến đổi theo chu kỳ tuần hoàn. Có ý kiến khái quát: Dịch bao hàm ba nghĩa, đó là: dị, biến dịch và bất dịch. Có ý kiến lại cho rằng Dịch tượng trưng cho Âm Dương như Thuyết văn dẫn Bí thư thư: “Mặt trời, mặt trăng là Dịch”. Mao Kỳ Linh tổng kết sơ qua các thuyết của tiên nho, nói “Dịch kiểm cả năm nghĩa là: “biến dịch”, “giao dịch”, “phản dịch”, “đối dịch” và “di dịch””. Ngô Chấp Phủ soạn “Dịch thuyết” nói: “Dịch là tên gọi sự bói toán”. Dư Vĩnh Lương cho rằng phệ pháp do người đời Chu đặt ra để thay thế và bổ trợ cho bốc pháp, giản dị hơn so với bói mai rùa, cho nên đặt tên sách là “Dị”. Hoàng Chấn Hoa trong “Luận về mặt trời mọc” cho rằng tự hình chữ “Dịch” trong giáp cốt văn thời Ân tượng trưng cho “Nhật xuất”. Tóm lại, chữ “Chu” chỉ đời Chu và chữ “Dịch” nhấn mạnh sự biến đổi.

1.2.2. Kết cấu Chu Dịch

Theo Bàng Phác và Lưu Trạch Hoa, danh từ Chu Dịch phát xuất từ hai tổ hợp từ Dịch KinhDịch Truyện.

Dịch Kinh gồm hệ thống Phù hiệu và Hệ từ

- Về hệ thống Phù hiệu: Bát Quái (8 quẻ đơn) và Lục thập tứ quái (64 quẻ kép) đều được cấu tạo từ 2 phù hiệu Âm và Dương. Âm là một vạch đứt “– –” và Dương là một vạch liền “”. Các phù hiệu này trong hệ thống quẻ được gọi là Hào. Trên cơ sở này, người xưa lấy các phù hiệu Âm Dương lập thành quẻ. Cứ 3 hào làm thành một quẻ mà có Bát Quái; mỗi quẻ trong Bát Quái đều có tên gọi và hình thức khác nhau. Nói chung các quẻ trong Bát Quái được gọi là đơn quái. Sau đó, cứ hai quẻ của Bát Quái chồng lên nhau tạo thành 64 quẻ và được gọi là trùng quái.

- Về Hệ Từ: Đây là phần văn tự nêu lên ý nghĩa triết lý ngụ trong các phù hiệu quẻ.

Dịch Truyện hay Thập Dực là phần giải thích Dịch Kinh, gồm 7 truyện chia thành mười thiên. Cụ thể như sau:

- Thoán Truyện có 2 thiên (thượng và hạ); giải thích về Quái từ (Thoán

từ hay Soán từ). Thiên thượng giải thích Thoán từ của 30 quẻ đầu và thiên hạ giải thích Thoán từ của 34 quẻ sau theo đúng sự chia thiên trong phần Kinh.

- Tượng Truyện có 2 thiên (thượng và hạ); giải thích và phân tích ý nghĩa

trừu tượng của toàn Quẻ. Thiên thượng giải thích 30 quẻ đầu và thiên hạ giải thích 34 quẻ còn lại. Đại Tượng giải thích ý nghĩa trừu tượng của toàn Quẻ

còn Tiểu Tượng giải thích ý nghĩa trừu tượng của từng hào.

- Hệ Từ Truyện có 2 thiên (thượng và hạ); giải thích về nghĩa lý phần

Dịch Kinh, giúp người đọc hiểu ý nghĩa của Quái từHào từ, cũng như các

vấn đề về tác giả, về thời gian hình thành Chu Dịch, về Thái Cực, về Âm Dương, về Bát Quái; đồng thời trình bày vũ trụ quan và nhận thức luận của người Trung Quốc cổ đại.

- Văn Ngôn Truyện có 2 thiên; giảng rộng ý nghĩa ẩn chứa của Quái từ,

Hào từ hai quẻ Càn, Khôn và nêu bật ý nghĩa đạo đức, triết học của chúng.

- Thuyết Quái Truyện có 1 thiên; phân tích ý nghĩa tượng trưng của Bát

Quái, đồng thời lý giải sự ra đời và phát triển của Dịch tượng.

- Tự Quái Truyện có 1 thiên, chia 2 phần. Phần đầu giải thích thứ tự 30

quẻ ở Thượng Kinh và phần sau giải thích thứ tự 34 quẻ ở Hạ Kinh.

- Tạp Quái Truyện có 1 thiên; sắp xếp 64 quẻ thành 32 đôi rồi theo đó

mà thuyết minh ý nghĩa của chúng.

1.2.3. Thời đại và tác giả sáng tác Chu Dịch

- Về Bát Quái: Về nguồn gốc Bát Quái, có 3 thuyết và đều chưa đi đến sự xác quyết. Ba thuyết đó là:

1. Thuyết “Quan tượng lập quái: Quan sát tượng để lập quẻ” cho rằng: Phục Hy ngẩng đầu quan sát thiên tượng: mặt trời, mặt trăng, tinh tú…, cúi

đầu quan sát địa hình: núi sông, ao hồ… đồng thời quan sát vạn vật, muông thú, biểu tượng hóa thành Bát Quái.

2. Thuyết Văn tự: Thuyết này cho rằng Bát Quái là sự diễn biến của quan niệm thiên, địa, phong, lôi, sơn, hỏa, thủy, trạch. Thuyết này có từ thời nhà Hán, trong tác phẩm Dịch vỹ càn tạc độ, về sau được Dương Vạn Lý thời Tống, Hoàng Tôn Viêm triều Minh kế thừa, phát triển.

3. Thuyết hoạch quái: Theo thuyết này, Bát Quái do hai ký hiệu “―” và “– –” tạo thành, theo thứ tự chồng hai ký hiệu, rồi đến chồng ba ký hiệu. Trong Hệ Từ truyện có viết “Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng” chính là miêu tả quá trình này.

- Về Quái từHào từ có hai thuyết, đó là:

1. Quái từ và Hào từ đều do Chu Văn Vương viết.

2. Chu Văn Vươn soạn Quái từ và Chu Công soạn hào từ.

Hai thuyết này đều dựa theo Chu Dịch chính nghĩa của Khổng Dĩnh Đạt. Tuy nhiên, theo tài liệu khảo cổ học, các học giả ngày nay đều cho rằng quái từ và hào từ đều do nhiều người soạn, tích lũy, nhuận sắc, gia công lâu dài, sớm nhất vào cuối thời Ân đầu thời Chu.

Tóm lại, theo quan điểm được đa số học giả đồng tình thì: Dịch Kinh

được hình thành vào đầu thời Chu; tác giả của Dịch Kinh không phải một người và cũng không phải đồng nhất về tư tưởng; trái lại có sự dung hòa giữa Nho gia, Âm Dương gia và Đạo gia.

Về Dịch Truyện, ý kiến chung cho rằng: Dịch Truyện được hình thành

vào cuối thời Chu tức là thời Xuân Thu Chiến Quốc và tác giả Dịch Truyện

cũng không phải một người. Trong số họ có người thuộc phái Nho gia, có người thuộc phái Đạo gia và có người thuộc phái Âm Dương gia.

1.2.4. Tính chất của Chu Dịch:

Đối với Dịch Kinh: Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh ghi nhận “Lúc đầu Kinh Dịch là một tác phẩm bói toán nhưng người đời sau đã nhận ra ý

nghĩa triết học của tác phẩm này, vì việc thực hành chiêm bốc đã hàm ẩn một nhân sinh quan và vũ trụ quan, mặc dù thị kiến triết học này không được trình bày một cách tường minh” [17, tr. 13].

Đối với Dịch Truyện: Ý kiến của Trương Thiện Văn và Hoàng Thọ Kỳ cho rằng: “Có thể nói, không có cơ sở triết học của “Kinh” thì không có hệ thống tư tưởng của “Truyện”; có được sự chú thích phát triển các “Truyện” thì triết học của “Kinh” lại càng nổi bật, sáng rõ. Cho nên, chúng tôi cho rằng, với tính chất của bảy loại “Dịch Truyện”, nên coi chúng là một bộ trước tác triết học có một quan điểm tư tưởng rõ ràng, phong phú, lấy việc chú giải ý nghĩa phần Kinh “Chu Dịch” làm tôn chỉ” [21, tr. 28].

Tóm lại, Dịch Kinh vừa là tác phẩm có tính chất bói toán vừa có tính chất triết học. Dịch Truyện là tác phẩm có tính chất triết học nổi bật. Đặc biệt, các tư tưởng triết học trong Chu Dịch (Dịch KinhDịch Truyện) cũng thống nhất với tư tưởng chính trị, tôn giáo và đạo đức.

Tiểu kết chƣơng 1

Chu Dịch ra đời là kết quả của những điều kiện xã hội cũng như của

những tiền đề về tư tưởng đương thời; do đó phản ánh nhiều nội dung như chính trị, lịch sử, văn hóa, triết học và nhất là tư tưởng đạo đức trong thời Chu.

Ở Thời Chu nhất là Xuân Thu Chiến Quốc, chế độ phong kiến và chế độ tông pháp đang suy yếu và đi đến tan dã. Về kinh tế có sự xuất hiện của sắt mà dẫn đến sự cải tạo phương thức sản xuất; đồng thời nhờ sự tác động của những biến pháp mà chế độ tỉnh điền bị bãi bỏ. Hơn nữa chế độ tôn pháp mất dần đặc quyền của nó cũng làm cho chế độ phong kiến mất dần tác dụng.

Trong xã hội xuất hiện giai cấp phú nông và phú thương nhiều đặc quyền đặc lợi, lấn át giai cấp quý tộc trước. Vì lợi ích kinh tế mà hai giai cấp này đòi hỏi thống nhất đất đai và thị trường buôn bán để phát triển sản xuất tích lũy của cải. Do sự cạnh tranh của hai giai cấp này càng ngày càng mạnh; trái lại

giai cấp quý tộc trước mỗi ngày mỗi xa sút, mất hết địa vị kinh tế mà rơi xuống địa vị thường dân hoặc tầng lớp sĩ. Mặt khác do sự tự do phát triển của phong trào tư nhân dạy học mà tầng lớp nho sĩ có học thức càng ngày càng lớn mạnh và có vai trò mỗi ngày mỗi lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Kinh tế đảo lộn, xã hội rối ren dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh với mức độ khắc nghiệt tăng dần. Thời Xuân Thu đó là sự tranh giàng ảnh hưởng của Ngũ bá. Họ mượn danh nghĩa Thiên tử để thi nhau mở mang bờ cõi, thôn tính các nước nhỏ. Đến thời Chiến Quốc chiến tranh khốc liệt hơn, nổi bật là thế cục Thất hùng. Ở giai đoạn này các nước chư hầu không biết đến Thiên tử nữa, trái lại uy hiếp cả Thiên tử để tranh bá đồ vương.

Những biến đổi về xã hội, chính trị, văn hóa, lịch sử, đạo đức trong thời kỳ này đều được phản ánh vào trong Chu Dịch. Chu Dịch như sự kết tinh nhiều tri thức đương thời, đặc biệt là những tư tưởng đạo đức được phản ánh trong Dịch Truyện. Chính những xáo động, khủng hoảng của hoàn cảnh lịch sử đã phản ánh vào trong Chu Dịch những ưu tư để từ đây xuất hiện những giải pháp, những tư tưởng của nhiều giai tầng xã hội mong thiết lập lại trật tự xã hội, chấm dứt sự loạn lạc.

Trái với những loạn xạ trong kinh tế, xã hội, chính trị, Các khoa học thời Chu như lịch sử, toán học, thiên văn, địa lý; những phát minh cải tiến công cụ sản xuất; văn học… đều đa dạng, phong phú, đồ sộ mà đời sau khó sánh kịp.

Tôn giáo để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong hệ thống tư tưởng đương thời và được phản ánh vào Chu Dịch với nhiều hình thức khác nhau. Các tư tưởng triết học thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc đặc biệt phát triển, có rất nhiều khuynh hướng tư tưởng triết học nảy nở; trong đó khuynh hướng Nho gia, Đạo gia, Âm Dương gia kết tinh đậm nét trong tư tưởng đạo đức

của Chu Dịch.

Tuy vậy chúng không đồng nhất mà bổ sung và đấu tranh với nhau. Do đó mà chúng cấu thành nội dung và hình thức phức tạp của Chu Dịch. Chu

Dịch bộc lộ sự phức tạp đó qua nhiều phương diện như: Tên gọi của Chu Dịch chỉ được công nhận một phần nào đó. Tác giả và thời đại sáng tác Chu Dịch cũng còn nhiều tồn nghi. Về tính chất của Chu Dịch thì dung hòa cả triết học, lịch sử, văn hóa, đạo đức, chính trị. Về kết cấu của Chu Dịch cũng rất đặc biệt: gồm có Dịch KinhDịch Truyện; bản thân chúng cũng không đồng nhất hoàn toàn với nhau.

CHƢƠNG 2

NHỮNG NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN TRONG CHU DỊCH

Một phần của tài liệu Tư tưởng đạo đức trong Chu Dịch Luận văn ThS. Triết học (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)